Giáo án Toán 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương I: Số hữu tỉ - Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc dấu ngoặc - Năm học 2022-2023

BÀI 4: THỨ TỰ THỰC HIỆN PHÉP TÍNH. QUY TẮC CHUYỂN VẾ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Mô tả thứ tự thực hiện các phép tính

- Mô tả quy tắc chuyển vế

- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với các phép tính về số hữu tỉ.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS thảo luận, thống nhất ý kiến, tổng hợp kiến thức giải quyết nhiệm vụ học tập.

* Năng lực đặc thù:

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Từ các ví dụ cụ thể rút ra được các công thức tổng quát

- Năng lực giao tiếp toán học: Mô tả được thứ tự thực hiện các phép tính, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế trong tập hợp số hữu tỉ.

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với các phép tính về số hữu tỉ.

 

docx 5 trang Đức Bình 25/12/2023 3040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương I: Số hữu tỉ - Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc dấu ngoặc - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương I: Số hữu tỉ - Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc dấu ngoặc - Năm học 2022-2023

Giáo án Toán 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương I: Số hữu tỉ - Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc dấu ngoặc - Năm học 2022-2023
Ngày soạn: 19/ 9/ 2022	Ngày dạy: / 9/ 2022
Tuần 4
Tiết 10, 11
BÀI 4: THỨ TỰ THỰC HIỆN PHÉP TÍNH. QUY TẮC CHUYỂN VẾ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả thứ tự thực hiện các phép tính
- Mô tả quy tắc chuyển vế
- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với các phép tính về số hữu tỉ.
2. Năng lực:
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:ID2223 GA GV164 HS thảo luận, thống nhất ý kiến, tổng hợp kiến thức giải quyết nhiệm vụ học tập. 
* Năng lực đặc thù: 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Từ các ví dụ cụ thể rút ra được các công thức tổng quát
- Năng lực giao tiếp toán học: Mô tả được thứ tự thực hiện các phép tính, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế trong tập hợp số hữu tỉ.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với các phép tính về số hữu tỉ.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu phong tục truyền thống quê hương đất nước thông qua bài tập về thành phần nguyên liệu của bánh chưng
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên: SGK, Kế hoạch dạy học, thước kẻ, phấn màu.
2. Học sinh: Ôn tập về thứ tự thực hiện hiện phép tính, SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với bài học.
b) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm
*GV giao nhiệm vụ học tập: 
- GV cho HS đọc tình huống mở đầu và yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sau:
+ Cân ở trạng thái cân bằng, vậy đĩa bên trái phải nặng bao nhiêu kg?
+ Từ đó hãy tính khối lượng quả bưởi?
* HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ
- GV bao quát lớp, hướng dẫn HS
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi một số HS trả lời
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định: 
- GV đánh giá kết quả của HS
- GV đặt vấn đề vào bài học mới
- Vì cân ở trạng thái thăng bằng nên đĩa cân bên trái nặng 7kg
- Khối lượng quả bưởi là:
7 – 5,1 = 1,9 (kg)
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Thứ tự thực hiện các phép tính.
a) Mục tiêu: 
- Mô tả thứ tự thực hiện phép tính đối với số hữu tỉ
- Tính được giá trị của các biểu thức với số hữu tỉ
b) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm
*GV giao nhiệm vụ học tập 1:
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính đối với các số tự nhiên
- Hoạt động nhóm đôi làm bài tập ở HĐ/SGK
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- HS hoạt động cá nhân thực hiện các nhiệm vụ trên
- HS trao đổi với các bạn cùng bàn về bài tập ở HĐ/SGK
- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần
* Báo cáo, thảo luận 1
- GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời thứ tự thực hiện các phép tính đối với số tự nhiên
- GV gọi đại diện 2 nhóm đôi lên bảng trình bày
- Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định 1
- GV nhận xét về hoạt động của các HS
- GV chốt lại kết quả đúng và kiến thức
- GV giới thiệu thứ tự thực hiện phép tính trên vẫn đúng với số hữu tỉ và yêu cầu HS nhắc lại
1. Thứ tự thực hiện các phép tính
HĐ:Thực hiện phép tính
10 + 36:2.3
= 10 + 18.3
= 10 + 54
= 64
[5 +2.(9 – 23)]:7
= ( 5 +2.1):7
= 7:7
= 1
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
- Hoạt động cá nhân tìm hiểu ví dụ 1 và làm bài tập ở Luyện tập 1/SGK 
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- HS hoạt động cá nhân lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên.
- GV hướng dẫn HS 
* Báo cáo, thảo luận 2: 
- GV gọi 2 HS lên bảng trình bày
- Các HS khác theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.
* Kết luận, nhận định 2: 
- GV nhận xét về hoạt động của các HS
- GV chốt lại kết quả đúng
Ví dụ 1 :Tính giá trị của biểu thức:
a) 1,2 – 32 + 7,5 :3
b) 9,8 + 1,5.6 + (6,8 - 2):3
Luyện tập 1/SGK:
Tính giá trị của biểu thức 
a) 
 b) 
Tiết 2
Hoạt động 2.2. Quy tắc chuyển vế
a) Mục tiêu: Mô tả được quy tắc chuyển vế.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm
* GV giao nhiệm vụ học tập 3: 
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc và tìm hiểu về đẳng thức, đưa ra một ví dụ về đẳng thức và làm bài tập ở ?/SGK.
* HS thực hiện nhiệm vụ 3:
- Cá nhân HS thực hiện các nhiệm vụ trên
- GV trợ giúp HS nếu cần
* Báo cáo, thảo luận 3: 
- GV gọi 1HS đứng tại chỗ trả lời
- GV cho 1 HS lên bảng trình bày bài tập ở ?/SGK 
- Các HS khác quan sát, nhận xét.
* Kết luận, nhận định 3: 
- GV nhận xét chung về hoạt động của các HS 
- GV giới thiệu về đẳng thức và các tính chất của đẳng thức
- GV chốt lại kết quả đúng
2. Quy tắc chuyển vế
 a) Đẳng thức
A = B 
A là vế trái
B là vế phải
?/SGK
2. (b + 1) = 2b + 2
Vế trái : 2.(b + 1)
Vế phải: 2b + 2
Ví dụ 2/SGK
a) a + 6 = - 9
a + 6 + ( - 6) = - 9 + ( - 6)
a = - 9 + (- 6)
a = - 15
b) b – 8 = - 3
b – 8 + 8 = - 3 + 8
b = - 3 + 8
b = 5
* GV giao nhiệm vụ học tập 4: 
- Hoạt động nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:
+ Đọc ví dụ 2/SGK, nêu nhận xét về dấu của số hạng 6 trong a + 6 = - 9 và dấu của số hạng 6 trong a = - 9 – 6 ?
+ Từ đó, cho biết nếu muốn chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia ta làm như thế nào? 
- Hoạt động cá nhân đọc ví dụ 3/SGK, làm bài tập ở Luyện tập 2/SGK
* HS thực hiện nhiệm vụ 4:
- HS hoạt động cá nhân thực hiện các nhiệm vụ trên
- HS trao đổi với bạn cùng bàn về quy tác chuyển vế
- GV quan sát lớp, trợ giúp HS
* Báo cáo, thảo luận 4: 
- Với mỗi câu hỏi, GV yêu cầu đại diện 1 cặp HS trả lời 
- GV gọi 2HS lên bảng trình bày luyện tập 2/SGK
- Các HS khác theo dõi, nhận xét.
* Kết luận, nhận định 4: 
- GV nhận xét chung về hoạt động của các HS
- GV chốt lại kiến thức và kết quả đúng
b) Quy tắc chuyển vế
* Quy tắc chuyển vế/SGK
Nếu A + B = C thì A = C – B
Nếu A – B = C thi A = C + B
Ví dụ 3/SGK
*Luyện tập 2/SGK
a) x + 7,25 = 15,75
 x = 15,75 – 7, 
Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Vận dụng được thứ tự thực hiện các phép tính, quy tắc chuyển vế để thực hiện được các bài tập
b) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm
* GV giao nhiệm vụ học tập: 
- Hoạt động cá nhân làm các bài tập 1. 26, 1.29/SGK
* HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoạt động cá nhân thực hiện các nhiệm vụ trên
- GV quan sát lớp, trợ giúp HS
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi lần lượt 4HS lên bảng trình bày
- Các HS khác theo dõi, nhận xét.
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét chung về hoạt động của các HS
- GV chốt lại kết quả đúng
Bài 1.26 /SGK 
Bài 1.29/SGK
a) 1711-65-1611+265=1711-65+1611+265=1711+1611+265-65=3+4=7
b) 395+94-95-54+67=395+94-95-54-67
=395-95+94-54-67=6+1-67=437.
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức về quy tắc chuyển vế và thực hiện phép tính, giải quyết các bài tập thực tiễn có liên quan.
d) Tổ chức thực hiện: 
*Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập vận dụng/SGK và báo cáo ở tiết học sau
* Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các bài tập đã chữa trong tiết học.
- Học thuộc: thứ tự thực hiện phép tính và quy tắc chuyển vế 
- Làm các bài tập còn lại trong SGK: 1.27; 1.28, 1.30/SGK
- Chuẩn bị trước bài: Luyện tập chung

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_7_canh_dieu_chuong_1_so_huu_ti_bai_4_thu_tu_thu.docx