Giáo án Toán 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương II: Số thực - Bài 7: Tập hợp các số thực - Năm học 2022-2023

BÀI 7: TẬP HỢP CÁC SỐ THỰC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được số thực và thứ tự trên trục số.

- Nhận biết được biểu diễn số thực trên trục số.

- Nhận biết được giá trị tuyệt đối của số thực.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

* Năng lực đặc thù:

- Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học về số thực từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán.

- Năng lực giao tiếp toán học: nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông tin liên quan đến các khái niệm số: số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số vô tỉ, số thực.

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Biểu diễn được số thực trên trục số trong nhửng trường hợp thuận lợi; so sánh được hai số thực tuỳ ý đã cho; Tính được giá trị tuyệt đối của một số thực bất kì.

 

docx 8 trang Đức Bình 25/12/2023 2080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương II: Số thực - Bài 7: Tập hợp các số thực - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương II: Số thực - Bài 7: Tập hợp các số thực - Năm học 2022-2023

Giáo án Toán 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương II: Số thực - Bài 7: Tập hợp các số thực - Năm học 2022-2023
Ngày soạn: 10/ 10/ 2022	Ngày dạy: 18, 20, 22/ 10/ 2022
Tuần 7
Tiết 19, 20, 21
BÀI 7: TẬP HỢP CÁC SỐ THỰC 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được số thực và thứ tự trên trục số.
- Nhận biết được biểu diễn số thực trên trục số.
- Nhận biết được giá trị tuyệt đối của số thực.
2. Năng lực 
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
* Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học về số thực từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán.
- Năng lực giao tiếp toán học: nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông tin liên quan đến các khái niệm số: số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số vô tỉ, số thực.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Biểu diễn được số thực trên trục số trong nhửng trường hợp thuận lợi; so sánh được hai số thực tuỳ ý đã cho; Tính được giá trị tuyệt đối của một số thực bất kì.
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên: SGK, KHBD, tìm hiểu thêm về số π.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, mong muốn khám phá bài học mới
b) Tổ chức thực hiện: 
* GV giao nhiệm vụ học tập: 
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
1) Hãy kể tên các tập hợp số mà em biết? Lấy ví dụ minh họa?
2) Em hãy dự đoán số thực giống và khác gì với các tập hợp đã học?
* HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát HS
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi một số HS trả lời
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét về hoạt động của các HS
- GV chốt lại kết quả đúng và đặt vấn đề vào bài
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Khái niệm số thực và trục số thực
a) Mục tiêu: 
- Nhận biết được số thực, khái niệm số đối và các phép toán trong tập hợp số thực.
- Nhận biết được mọi số thực đều biểu diễn được trên trục số.
- Nhận biết ý nghĩa hình học hai số đối nhau.
b) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
- GV giới thiệu khái niệm số thực, yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi và trả lời các câu hỏi sau: 
+ cho ví dụ về số thực.
+ Với các số đã chọn thì số nào là số tự nhiên, hữu tỉ, vô tỉ.
+ Các em đã biết những loại số thập phân nào?
+ Dựa vào cách viết số đối của một số hữu tỉ, em hãy viết số đối của các số thực đã chọn ở trên, viết các phép toán tổng, hiệu, tích, thương của hai số thực
* HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi với các bạn cùng bàn và thống nhất kết quả chung
- GV bao quát lớp và trợ giúp HS
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi đại diện lần lượt các nhóm đôi trả lời
- Các nhóm HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét chung về hoạt động của các nhóm HS
- GV chốt lại kết quả đúng và nhấn mạnh kiến thức
*GV giao nhiệm vụ học tập 2:
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm Luyện tập 1/SGK
- GV cho HS đọc và tìm hiểu về trục số thực
- GV giới thiệu về trục số thực và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
?Làm thế nào để biểu diễn 2 trên trục số?
* HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ
- GV bao quát lớp và hướng dẫn HS:
+ vẽ hình vuông MNPQ cạnh bằng 2 thì độ dài đường chéo là bao nhiêu? 22.
+ E là giao điểm của hai đường chéo. Độ dài của ME là bao nhiêu? 
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi các HS lần lượt trả lời
- Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét chung về hoạt động của các HS
- GV chốt lại kết quả đúng và nhấn mạnh kiến thức
*GV giao nhiệm vụ học tập 3:
- GV cho HS trả lời ?/SGK
- GV cho HS hoạt động nhóm làm bài tập ở Luyện tập 2/SGK
* HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi với các bạn trong nhóm và thống nhất kết quả chung của nhóm về Luyện tập 2
- GV bao quát lớp và trợ giúp HS
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi 1HS trả lời ?/SGK 
- GV gọi đại diện 1 nhóm HS lên bảng trình bày Luyện tập 2/SGK
- Các nhóm HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét chung về hoạt động của các nhóm HS
- GV chốt lại kết quả đúng 
1. Khái niệm số thực và trục số thực
- Số hữu tỉ và số vô tỉ được gọi chung là số thực.
- Tập hợp các số thực được kí hiệu là R.
Chú ý:
- Cũng như số hữu tỉ, mỗi số thực a đều có một số đối kí hiệu là – a.
- Trong tập hợp số thực cũng có các phép toán với các tính chất như trong tập số hữu tỉ.
Luyện tập 1/SGK
a) π∈I;15∈R đúng.
b) -5,08(299); 5.
Trục số thực:
Mỗi số thực đều được biểu diễn bởi một điểm trên trục số.
Mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn một số thực.
Chú ý:
Mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn một số thực nên các số thực lấp đầy trục số.
Câu hỏi:
Điểm N. Điểm biểu diễn hai số đối nhau cách đều gốc O.
Luyện tập 2:
Cách vẽ: 
- Trên tia số Ox, vẽ điểm A biểu diễn số 3.
- Vẽ đường thẳng vuông góc với Ox tại A.
- Trên đường thẳng này lấy điểm B sao cho AB = 1. 
- Vẽ hình chữ nhật OABC rồi vẽ đường tròn tâm O, bán kính OB. 
- Giao điểm của đường tròn với tia đối của tia Ox (điểm D) là điểm biểu diễn số -10.
Tiết 2
Hoạt động 2.2: Thứ tự trong tập hợp các số thực
a) Mục tiêu: 
- Nhận biết cách so sánh hai số thực.
- Áp dụng so sánh hai số thực.
b) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm
* GV giao nhiệm vụ học tập 4: 
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sau:
+ Có thể viết được số thực thành các số thập phân như thế nào? Giải thích?
+ Nhắc lại cách so sánh hai số thập phân.
* HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ
- GV bao quát lớp và trợ giúp HS
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi 2HS trả lời
- Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét chung về hoạt động của các HS
- GV chốt lại kiến thức 
- GV giới thiệu: Hai số thực bất kì có thể so sánh bằng cách viết dưới dạng số thập phân.
* GV giao nhiệm vụ học tập 5: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại các tính chất để so sánh hai số hữu tỉ, từ đó suy ra tính chất so sánh hai số a và b là số thực.
- GV hỏi: Nếu 0 < a < b thì nhận xét gì về a;b.
- GV cho HS làm Luyện tập 3 theo nhóm đôi.
* HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi với các bạn trong nhóm và thống nhất kết quả chung của nhóm về Luyện tập 3
- GV bao quát lớp và trợ giúp HS
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi 2HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên 
- GV gọi đại diện 1 nhóm HS lên bảng trình bày Luyện tập 3/SGK
- Các nhóm HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét chung về hoạt động của các nhóm HS
- GV nhấn mạnh kiến thức và chốt lại kết quả đúng 
2. Thứ tự trong tập hợp các số thực
- Ta có thể so sánh hai số thực bằng cách so sánh hai số thập phân (hữu hạn hoặc vô hạn) biểu diễn chúng.
Chú ý:
Nếu 0 < a < b thì a<b.
Luyện tập 3:
a) 1,3132(3) < 1,(32)
b) 5=2,23606...<2,36
Cách 2: 
Tính 2,362 = 5,5696 >5.
⇒2,36=2,362>5.
Tiết 3
Hoạt động 2.3: Giá trị tuyệt đối của một số thực
a) Mục tiêu: 
- Hiểu khái niệm giá trị tuyệt đối.
- Nhận biết công thức tính giá trị tuyệt đối của một số.
- Tính được giá trị tuyệt đối của số thực đã cho.
- Nhận biết ý nghĩa hình học của giá trị tuyệt đối.
b) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm
* GV giao nhiệm vụ học tập 6: 
- GV cho HS làm nhóm đôi các HĐ1, HĐ2.
- Từ đó giới thiệu về khái niệm giá trị tuyệt đối của số thực a. Cho HS rút ra tính chất |a| ≥0.
* HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi với bạn cùng bàn và thống nhất kết quả chung
- GV bao quát lớp và trợ giúp HS
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi đại diện 2 nhóm HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên 
- Các nhóm HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét chung về hoạt động của các nhóm HS
- GV chốt lại kết quả đúng 
- GV nhấn mạnh khái niệm GTTĐ của một số thực a
*GV giao nhiệm vụ học tập 7:
- GV cho HS hoạt động cá nhân trả lời ?/SGK
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Trả lời các câu hỏi sau:
?Khi a = 0 thì giá trị tuyệt đối của a là bao nhiêu?
?Khi a > 0 thì giá trị tuyệt đối của nó có quan hệ gì với a?
?Khi a < 0 thì giá trị tuyệt đối của nó có quan hệ gì với a?
+ Từ đó dẫn đến nhận xét về công thức tính |a|.
+ Làm bài tập ở ?, Luyện tập 4/SGK
* HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi với các bạn trong nhóm và thống nhất kết quả chung
- GV bao quát lớp và trợ giúp HS
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi các HS trả lời ?/SGK
- GV gọi đại diện 3 nhóm HS lần lượt lên bảng trình bày các nhiệm vụ 
- Các nhóm HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét chung về hoạt động của các nhóm HS
- GV chốt lại kết quả đúng 
- GV nhấn mạnh công thức tính |a|.
3. Giá trị tuyệt đối của một số thực:
HĐ 1:
HĐ 2:
-4 và 4 cùng cách O là 4 đơn vị.
-1 và 1 cùng cách O là 1 đơn vị.
Khái niệm:
Khoảng cách từ điểm a trên trục số đến góc O là giá trị tuyệt đối của số a, kí hiệu là |a|.
Tính chất: |a| ≥0.
Câu hỏi:
|3| = 3; |-2| = 2; |0| = 0; |4| = 4; |-4| = 4.
Nhận xét:
a=a khi a>0-a khi a<00 khi a=0.
Câu hỏi:
Minh viết sai. Vì giá trị tuyệt đối của một số khác 0 bất kì luôn dương.
Viết đúng: |-2,5| = 2,5.
Luyện tập 4:
a) 2,3
b) 75
c) 11
d) 8.
Thử thách nhỏ:
A = {-4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4}.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về số thực và giá trị tuyệt đối của số thực.
b) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm
* GV giao nhiệm vụ học tập: 
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy về kiến thức trọng tâm trong bài 7
- Hoạt động cá nhân làm bài tập 2.13, 2.14; 2.15, 2.16, Thử thách nhỏ
* HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ
- GV bao quát lớp và trợ giúp HS
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi lần lượt các HS trình bày 
- Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét chung về hoạt động của các HS
- GV chốt lại kết quả đúng 
Bài 2.13:
B={7,1;-2,61;0;5,14;47}
C={15;-81}
Bài 2.14:
A'={-7,1;2,(61);-0,5;-14;-47;-15;81}
Bài 2.15: 
a) A(0,65) và B(0,95)
b) C(4,615) và B(4,65).
Bài 2.16:
a) 3,5
b) 49
c) 0
d) 2,0(3).
Thử thách nhỏ:
A = {-4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4}.
4. Hoạt động 4 : Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán
b) Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập 2.17, 2.18/SGK và nộp kết quả vào tiết học sau
Bài 2.17.
a) a có dấu "+" và a=1,25;
b) b có dấu “–" và b=4,1;
c) c có dấu “ - ” và c=1,414213562
Bài 2.18. x∈2,5;-2,5.
* Hướng dẫn về nhà
- Ghi nhớ kiến thức trong bài. 
- Hoàn thành các bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài “Luyện tập chung”.
- Thực hiện theo tổ, mỗi tổ chuẩn bị giấy màu: 1 hình vuông cạnh bằng 1 cm và 2 hình chữ nhật kích thước 2 cm x 1 cm, cắt hai hình chữ nhật theo đường chéo để nhận được bốn hình tam giác vuông bằng nhau.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuong_ii_so_t.docx