Giáo án Toán học 1 (Cánh diều) - Bài 9: Nhiều hơn-ít hơn-bằng nhau

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.

- HS biết sử dụng các từ: nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau khi so sánh về số lượng.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất

2.1. Phẩm chất

- HS chăm chỉ, trách nhiệm, tích cực trong học tập, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao (PC chăm chỉ, trách nhiệm)

2.2. Năng lực

- HS đặt được tương ứng 1 - 1 để so sánh số lượng của hai nhóm đối tượng (NL mô hình hoá toán học, NL tư duy và lập luận toán học)

- HS biết quan sát tranh tình huống, trao đổi, nhận xét, chia sẻ ý kiến, sử dụng các từ ngừ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau để mô tả, diễn đạt so sánh số lượng của hai nhóm đối tượng (NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học)

3. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

 

doc 4 trang canhdieu 16/08/2022 9560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 1 (Cánh diều) - Bài 9: Nhiều hơn-ít hơn-bằng nhau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán học 1 (Cánh diều) - Bài 9: Nhiều hơn-ít hơn-bằng nhau

Giáo án Toán học 1 (Cánh diều) - Bài 9: Nhiều hơn-ít hơn-bằng nhau
Bài 9. NHIỀU HƠN - ÍT HƠN – BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
- HS biết sử dụng các từ: nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau khi so sánh về số lượng.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất
2.1. Phẩm chất 
- HS chăm chỉ, trách nhiệm, tích cực trong học tập, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao (PC chăm chỉ, trách nhiệm)
2.2. Năng lực 
- HS đặt được tương ứng 1 - 1 để so sánh số lượng của hai nhóm đối tượng (NL mô hình hoá toán học, NL tư duy và lập luận toán học)
- HS biết quan sát tranh tình huống, trao đổi, nhận xét, chia sẻ ý kiến, sử dụng các từ ngừ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau để mô tả, diễn đạt so sánh số lượng của hai nhóm đối tượng (NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học)
3. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- SGK, SGV, giáo án.
- Tranh tình huống: Một số tình huống đơn giản liên quan đến: nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
- Bộ đồ dùng môn Toán:
- Các thẻ bìa: 7 cái cốc, 6 cái đĩa, 5 cái thìa, 6 cái bát; thẻ đúng, thẻ sai.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, VBT Toán 1
- Bộ đồ dùng môn Toán.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức (1p)
Kiểm tra sĩ số lớp + Đồ dùng sách vở của HS
2. Tiến trình bài dạy
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
A. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: 
Giúp HS tạo hứng thú khi bắt đầu tiết học.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS xem tranh, chia sẻ theo cặp đôi những gì các em quan sát được từ bức tranh. 
- GV yêu cầu HS nhận xét về số bạn gấu so với số bát, số cốc hay số thìa có trên bàn.
Lưu ý: GV khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngữ của các em. HS có thể đưa ra những nhận xét trực giác như: số cốc nhiều hơn số gấu, số thìa ít hơn số bát, ... 
GV dẫn dắt: Nhưng làm thế nào để biết được điều đó, chúng ta tìm hiếu bài hôm nay.
- HS quan sát, chia sẻ (Chẳng hạn: Bức tranh vẽ 6 bạn gấu đang ngồi ở bàn ăn, trên bàn có 6 cái bát, có 7 cái cốc, ...)
- HS nhận xét
HS nghe
7’
B. Hoạt đông hình thành kiến thức
* Mục tiêu 
- HS biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
* Cách tiến hành 
1. GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các thao tác sau:
- Quan sát hình vẽ, rồi nói:
+ Có một số bát (GV gắn các thẻ bát lên bảng)
 + Có một số chiếc cốc (GV gắn các thẻ cốc lên bảng)
- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp, nói cho nhau nghe số bát nhiều hơn hay số cốc nhiều hơn.
- GV hướng dẫn cách xác định số cốc nhiều hơn (GV vẽ đường nối tương ứng thẻ bát và cốc, HS làm tương tự).
- GV nhận xét: Thừa ra một chiếc cốc. Vậy: số cốc nhiều hơn số bát; số bát ít hơn số cốc.
2. Tương tự như trên, GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm với các bát và thìa. Đặt tương ứng mỗi bát với một thìa, rút ra nhận xét: số bát nhiều hơn số thìa hay số thìa ít hơn số bát.
- HS thực hiện
+ HS đặt các thẻ bát trước mặt.
+ HS đặt các thẻ cốc trước mặt.
- HS trao đổi theo cặp
- HS quan sát và lắng nghe
- HS nhắc lại: số cốc nhiều hơn số bát; số bát ít hơn số cốc.
- HS thực hiện tương tự với số bát và số thìa, số bát và số đĩa. Qua đó rút ra
nhận xét:
+ Số thìa ít hơn số bát; số bát nhiều hơn số thìa.
+ Số bát bằng số đĩa; số đĩa và số bát bằng nhau.
- HS thực hiện
C. Hoạt động thực hành, luyện tập.
* Mục tiêu 
- HS biết sử dụng các từ: nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau khi so sánh về số lượng.
* Cách tiến hành 
5’
Bài 1
- GV yêu cầu cá nhân HS làm bài 1: Quan sát tranh, sử dụng các từ: nhiều hơn, ít hơn,bằng nhau để nói về bức tranh....
- GV yêu cầu HS đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau nghe nhận xét về số cốc, số thìa, số đĩa trong bức tranh rồi chia sẻ kết quả trước lóp.
- HS làm bài (Chắng hạn: Số cốc ít hơn số thìa; số thìa và số đĩa bằng nhau)
- HS chia sẻ kết quả trước lớp
5’
Bài 2. 
- GV cho cá nhân HS tự làm bài 2: Quan sát tranh, nói và chỉ vào cây có nhiều quả hơn.
- GV khuyến khích HS nói, diễn đạt cách các em xác định cây bên nào có nhiều quả hơn.
- HS làm bài
5’
D. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu 
- HS được vận dụng các từ ngữ: nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau để so sánh về số lượng trong cuộc sống.
* Cách tiến hành 
Bài 3
- GV cho HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì?
- GV đọc từng câu hỏi, HS giơ thẻ đúng hoặc thẻ sai.
- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. Khuyến khích HS quan sát tranh đặt các câu hỏi liên quan đến bức tranh sử dụng các từ: nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau rồi mời bạn khác trả lời.
-
 HS trả lời
- HS làm bài
- HS giải thích tại sao lại chọn đúng hoặc chọn sai.
2’
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
- Về nhà, em hãy tìm tinh huống thực tế liên quan đến so sánh số lượng sừ dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau để hôm sau chia sẻ với các bạn.
Lưu ý
- Nếu còn thời gian, GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
Cách chơi: 
 + Chọn một số bạn, một số ghế (số người nhiều hơn số ghế). Cả lớp hát một bài, trong khi 4 bạn đi vòng quanh ghế. Khi hát hết bài, chủ trò ra hiệu mỗi bạn phai ngồi vào một ghế. Ai nhanh (có ghế ngồi) sẽ được khen,...
 + GV nêu nhận xét: Một bạn không có ghế ngồi vi số ghế ít hơn số người. Như vậy, chúng ta có thể so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật bằng cách ghép tương ứng mỗi đồ vật của nhóm này với một và chỉ một đồ vật của nhóm kia.

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_hoc_1_canh_dieu_bai_9_nhieu_hon_it_hon_bang_nha.doc