Giáo án Toán học 1 (Cánh diều) - Bài 14: Làm quen với phép cộng-dấu cộng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết làm quen với phép cộng qua các tình huống có thao tác gộp, nhận biết cách sử dụng các dấu (+, =).

- HS nhận biết được ý nghĩa của phép cộng (với nghĩa gộp) trong một số tình huống gắn với thực tiễn.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất

2.1. Phẩm chất

- HS chăm chỉ, trách nhiệm, tích cực trong học tập, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao (PC chăm chỉ, trách nhiệm)

2.2. Năng lực

- HS tiếp cận được một số tình huống đơn giản nêu lên nhận biết về phép cộng (với nghĩa gộp), cách sử dụng các dấu (+, =) (NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học)

- HS biết diễn tả tình huống thực tế bằng phép cộng hai số (NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học)

- HS biết thao tác với các que tính hoặc các chấm tròn, biểu điền quá trình thực hiện phép tính cộng hai số (NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán)

3. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

 

doc 4 trang canhdieu 16/08/2022 12420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 1 (Cánh diều) - Bài 14: Làm quen với phép cộng-dấu cộng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán học 1 (Cánh diều) - Bài 14: Làm quen với phép cộng-dấu cộng

Giáo án Toán học 1 (Cánh diều) - Bài 14: Làm quen với phép cộng-dấu cộng
Bài 14. LÀM QUEN VỚI PHÉP CỘNG – DẤU CỘNG
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS biết làm quen với phép cộng qua các tình huống có thao tác gộp, nhận biết cách sử dụng các dấu (+, =).
- HS nhận biết được ý nghĩa của phép cộng (với nghĩa gộp) trong một số tình huống gắn với thực tiễn.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất
2.1. Phẩm chất 
- HS chăm chỉ, trách nhiệm, tích cực trong học tập, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao (PC chăm chỉ, trách nhiệm)
2.2. Năng lực 
- HS tiếp cận được một số tình huống đơn giản nêu lên nhận biết về phép cộng (với nghĩa gộp), cách sử dụng các dấu (+, =) (NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học)
- HS biết diễn tả tình huống thực tế bằng phép cộng hai số (NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học)
- HS biết thao tác với các que tính hoặc các chấm tròn, biểu điền quá trình thực hiện phép tính cộng hai số (NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán)
3. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- SGK, SGV, giáo án.
- Bộ đồ dùng môn Toán: Các que tính, các chấm tròn, các thẻ số, các thẻ dấu (+, =), thanh gài phép tính.
- Tranh tình huống: Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng (với nghĩa gộp).
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, VBT Toán 1
- Bộ đồ dùng môn Toán.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức (1p)
Kiểm tra sĩ số lớp + Đồ dùng sách vở của HS
2. Tiến trình bài dạy
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
A. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: 
Giúp HS tạo hứng thú khi bắt đầu tiết học.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp (nhóm bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động:
 + Quan sát hai bức tranh trong SGK.
 + Nói với bạn về những điều quan sát được từ mỗi bức tranh
- GV hướng dần HS xem tranh, giao nhiệm vụ và gợi ý để HS chia sẻ những gì các em quan sát được.
- HS hoạt động nhóm
 + HS quan sát
 + HS nói, chẳng hạn: Có 3 quả bóng màu xanh; Có 2 quả bóng màu đỏ; Có tất cả 5 quả bóng được ném vào rổ.
- HS xem tranh và chia sẻ
7’
B. Hoạt đông hình thành kiến thức
* Mục tiêu 
- Làm quen với phép cộng qua các tình huống có thao tác gộp, nhận biết cách sử dụng các dấu (+, =).
* Cách tiến hành 
1. GV yêu cầu HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
- Tay phải cầm 3 que tính. Tay trái cầm 2 que tính. Gộp lại (cả hai tay) và đếm xem có tất cả bao nhiêu que tính.
- HS nói, chia sẻ với các bạn.
2. GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng mẫu câu khi nói: Có... Có... Có tất cả...
3. Hoạt động cả lớp:
- GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác HS vừa thực hiện trên que tính.
- GV giới thiệu phép cộng, dấu +, dấu =: HS nhìn 3 + 2 = 5 và đọc ba cộng hai băng năm.
- GV giới thiệu cách diễn đạt bằng kí hiệu toán học 3 + 2 = 5.
4. Củng cố kiến thức mới:
- GV nêu tình huống khác, HS đặt phép cộng tương ứng rồi gài phép tính vào thanh gài. Chăng hạn: GV nêu: “Bên trái có 1 chấm tròn, bên phải có 4 chấm tròn, gộp lại có tất cả mấy chấm tròn? Bạn nào nêu được phép cộng?”;
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bàn, tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép cộng.
- HS thực hiện
- HS nói chẳng hạn: “Tay phải có 3 que tính. Tay trái có 2 que tính. Có tất cả 5 que tính”.
- HS nghe
- HS quan sát
- HS nghe
- HS nghe
- HS gài phép tính 1 +4 = 5 vào thanh gài.
- HS đố nhau
C. Hoạt động thực hành, luyện tập.
* Mục tiêu 
- Làm quen với phép cộng qua các tình huống có thao tác gộp, nhận biết cách sử dụng các dấu (+, =).
- Nhận biết ý nghĩa của phép cộng (với nghĩa gộp) trong một số tình huống gắn với thực tiễn.
* Cách tiến hành 
5’
Bài 1
- GV yêu cầu cá nhân HS làm bài 1: HS quan sát tranh, chẳng hạn:
 + Bên trái có 2 quả bóng vàng. Bên phải có 1 quả bóng xanh. Có tất cả bao nhiêu quả bóng?
 + Đọc phép tính và nêu số thích hợp ở ô dấu ? rồi viết phép tính 2+1 = 3 vào vở.
- GV yêu cầu HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về tình huống trong bức tranh và phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lóp.
- GV chốt lại cách làm bài, gợi ý đê HS sử dụng mầu câu khi nói về bức tranh: Có...Có...Có tất cả...
- HS làm bài
- HS đổi vở cho bạn cùng bàn.
 1HS đặt câu hỏi, HS còn lại trả lời.
- HS nghe
5’
Bài 2
- GV yêu cầu cá nhân HS quan sát tranh vẽ, nhận biết phép tính thích hợp với từng tranh vẽ; Thảo luận với bạn về chọn phép tính thích họp cho từng tranh vẽ, lí giải bằng ngôn ngữ cá nhân. Chia sẻ trước lớp.
- GV chốt lại cách làm bài.
- HS quan sát, thảo luận nhóm.
- HS nghe
5’
Bài 3. 
- GV yêu cầu cá nhân HS quan sát tranh, đọc phép tính tương ứng đã cho, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe một tình huống theo bức tranh. Chia sẻ trước lớp. GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng mẫu câu khi nói: Có... Có... Có tất cả...
- HS quan sát và làm bài
5’
D. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu 
- HS được vận dụng phép cộng để giải quyết các tình huống cụ thể trong cuộc sống.
* Cách tiến hành 
GV yêu cầu HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng (với nghĩa gộp) rồi chia sẻ với bạn, chẳng hạn: An có 5 cái kẹo. Bình có 1 cái kẹo. Hỏi cả hai bạn có tất cả mấy cái kẹo?
- HS suy nghĩ, tìm ra các tình huống.
2’
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng để hôm sau chia sẻ với các bạn.

File đính kèm:

  • docbai_14_lam_quen_voi_phep_cong_dau_cong.doc