Giáo án Toán 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương II: Số thực - Bài 5: Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn - Năm học 2022-2023
BÀI 5 - LÀM QUEN VỚI SỐ THẬP PHÂN
VÔ HẠN TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được số thập phân vô hạn tuần hoàn, chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn.
- Nhận biết được cách làm tròn số thập phân (hữu hạn hoặc vô hạn) đến một hàng nào đó.
- Nhận biết về độ chính xác 50; 5; 0,5; 0,05;. của kết quả phép làm tròn số.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS thảo luận, thống nhất ý kiến, tổng hợp kiến thức giải quyết nhiệm vụ học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương II: Số thực - Bài 5: Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn - Năm học 2022-2023
Ngày soạn: 25 / 9/ 2022 Ngày dạy: 8, 11/ 10/ 2022 CHƯƠNG II: SỐ THỰC Tuần 5, 6 Tiết 15, 16 BÀI 5 - LÀM QUEN VỚI SỐ THẬP PHÂN VÔ HẠN TUẦN HOÀN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết được số thập phân vô hạn tuần hoàn, chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn. - Nhận biết được cách làm tròn số thập phân (hữu hạn hoặc vô hạn) đến một hàng nào đó. - Nhận biết về độ chính xác 50; 5; 0,5; 0,05;... của kết quả phép làm tròn số. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:ID2223 GA GV164 HS thảo luận, thống nhất ý kiến, tổng hợp kiến thức giải quyết nhiệm vụ học tập. *Năng lực đặc thù: - Tư duy và lập luận toán học: Học sinh nhận biết được số thập phân vô hạn tuần hoàn, phát hiện được chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn, giải thích được vì sao số thập phân này nhỏ hơn số thập phân kia. - Năng lực giải quyết vấn đề toán học: HS biết viết một phân số dưới dạng số thập phân; biết làm tròn số thập phân đến một hàng tùy ý, biết làm tròn số thập phân căn cứ vào độ chính xác 50; 5; 0,5; 0,05;... 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: KHBD, SGK 2. Học sinh: Ôn lại cách viết phân số về dạng số thập phân. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 1 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: Bước đầu thấy được một dạng mới của số hữu tỉ. b) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Sản phẩm * GV giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân thực hiện phép chia * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, trợ giúp HS nếu cần * Báo cáo, thảo luận: - GV gọi 2 HS lên bảng trình bày tương ứng 2 phép tính - Các HS khác quan sát, nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét hoạt động của các HS. - GV chuẩn hóa kết quả và đặt vấn đề vào bài - Thực hiện phép chia ; 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Số thập phân vô hạn tuần hoàn a) Mục tiêu: - Nhận biết thế nào là số thập phân vô hạn tuần hoàn. - Nhận biết chu kì và biết cách viết gọn một số thập phân vô hạn tuần hoàn. - Biết cách viết một phân số dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn. b) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm * GV giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân: viết phân số 15 và 518 về dạng số thập phân. - GV cho HS đọc Ví dụ 1, hoạt động nhóm áp dụng làm Luyện tập 1/SGK * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động cá nhân thực hiện các nhiệm vụ trên - HS trao đổi với các bạn trong nhóm về Luyện tập 1/SGK và thống nhất kết quả chung - GV quan sát, hướng dẫn HS: + Số 15 có thể có 2 cách để viết là đưa về dạng phân số thập phân hoặc đặt tính chia. + Số 518 không đưa được về dạng phân số thập phân nên để viết kết quả dưới dạng số thập phân chỉ có một cách là đặt tính chia. + Đối với phép tính 5: 18 thì hãy dự đoán số lặp lại sau dấu phẩy? + vậy có cách nào để nhận biết một phân số ab là số thập phân vô hạn khi nào? * Báo cáo, thảo luận: - GV gọi 2 HS lên bảng làm và gọi đại diện 1 nhóm nhanh nhất trình bày kết quả của nhóm mình - Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét chung về hoạt động của các HS - GV chốt lại kết quả đúng - GV chốt lại kiến thức về số thập phận vô hạn tuần hoàn 0,277777; chu kì của số thập phân 0,27777 ; về số thập phân hữu hạn. - GV nêu nhận xét cho HS 1. Số thập phân vô hạn tuần hoàn Ví dụ: 15 = 0,2 là số thập phân hữu hạn. 518=0,2777..= 0,2(7) là số thập phân vô hạn tuần hoàn chu kì 7. 1711 = 1,545454. = 1,(54) là số thập phân vô hạn tuần hoàn chu kì 54. Nhận xét: Các phân số ab, trong đó b có chứa thừa số nguyên tố khác 2 và 5 đều không viết được dưới dạng thập phân hữu hạn. Ví dụ 1/SGK Luyện tập 1/SGK 14=0,25 là số thập phân hữu hạn. -211= -0,181818=-0,18là số thập phân vô hận tuần hoàn với chu kì là 18. Chú ý: Mọi số hữu tỉ đều viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn. Tiết 2 Hoạt động 2: Làm tròn số thập phân căn cứ vào độ chính xác cho trước a) Mục tiêu: - Nhắc lại cách làm tròn số đến một hàng nào đấy - Biết độ chính xác của kết quả làm tròn. - HS biết làm tròn số thập phân với độ chính xác cho trước. b) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm * GV giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS làm tròn số: + Số thập phân 0,31818... đến hàng phần chục, phần trăm, phần nghìn. + Số thập phân 46,3333 đến hàng đơn vị. - GV cho HS đọc Ví dụ 2, hoạt động cá nhân áp dụng làm Luyện tập 2/SGK * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động cá nhân thực hiện các nhiệm vụ trên - GV bao quát lớp và trợ giúp HS: + Nếu hàng làm tròn là hàng trăm thì một nửa đơn vị của hàng làm tròn là bao nhiêu? + Với độ chính xác 0,005 thì ta phải làm tròn đến hàng nào? + Áp dụng quy tắc làm tròn hãy thực hiện việc làm tròn * Báo cáo, thảo luận: - GV gọi 1 số HS đúng tại chỗ trả lời - Các HS khác nhận xét, bổ sung * Kết luận, nhận định - GV nhận xét chung về hoạt động của các HS - GV chốt lại kết quả đúng và nhấn mạnh kiến thức - GV giới thiệu bảng xác định độ chính xác của hàng làm tròn 2. Làm tròn số thập phân căn cứ vào độ chính xác cho trước Làm tròn số 46,3333... đến hàng đơn vị. Ta có 46,3333... 46; vì từ điểm 46 đến điểm a là 0,333..<0,5 . Ta nói rằng 46 là kết quả làm tròn của 46,333...đến độ chính xác 0,5(đơn vị) * Tổng quát/SGK: Khi làm tròn số đến một hàng nào đó, kết quả làm tròn có độ chính xác bằng một nửa đơn vị hàng làm tròn. Chú ý: Muốn làm tròn số thập phân với độ chính xác cho trước, ta có thể xác định hàng làm tròn thích hợp bằng cách sử dụng bảng Ví dụ 2/SGK Luyện tâp 2/SGK 3,14159 » 3,14 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về làm tròn số đến hàng cho trước, làm tròn số với độ chính xác cho trước. b) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm * GV giao nhiệm vụ học tập - Hoạt động theo nhóm đôi như sau : Dãy 1: Làm bài 2.1/SGK Dãy 2: Làm bài 2.2/SGK Dãy 3: Làm bài 2.3/SGK * HS thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân thực hiện các nhiệm vụ trên - GV bao quát lớp, trợ giúp HS nếu cần * Báo cáo, thảo luận - Mỗi bài tập GV mời đại diện 3 nhóm trình bày. - Các HS khác theo dõi, nhận xét * Kết luận, nhận định - GV nhận xét chung về hoạt động của các nhóm HS - GV chốt lại kết quả đúng Bài 2.1/SGK 0,1 và -6,725 là những số thập phân hữu hạn. -1,(23) và 11,2(3) là những số thập phân vô hạn tuần hoàn. Bài 2.2/SGK 0,010101 = 0,(01) Bài 2.3/SGK Có 3,2(31) = 0,2313131 nên chữ số thập phân thứ năm của số này là 1 và làm tròn đến chữ số thập phân thứ năm ta có 3,2(31) ≈ 3,23131. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức bài học vào thực tế. b) Tổ chức thực hiện * Giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS về nhà: - Tìm hiểu mục “Em có biết” và báo cáo vào tiết học sau - Làm bài tập ở Vận dụng/SGK: 31,(81). 4,9 ≈ 32. 5 = 160. * Hướng dẫn về nhà - Học bài và ghi nhớ cách làm tròn số hữu tỉ theo độ chính xác cho trước. - Xem lại các ví dụ và bài tập đã giải, làm các bài tập còn lại/SGK - Đọc trước bài 6: “Số vô tỉ - Căn bậc hai số học”
File đính kèm:
- giao_an_toan_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuong_ii_so_t.docx