Giáo án Toán 7 (Cánh diều) - Chương 5: Một số yếu tố thống kê và xác suất - Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản

I Xác suất của biến cố trong trò chơi gieo xúc xắc

Để tính xác suất của biến cố trong trò chơi gieo xúc xắc, ta làm như sau:

B1: Tính số kết quả thuận lợi của biến cố

B2: Tính xác suất của biến cố bằng cách lấy số kết quả thuận lợi của biến cố chia cho 6.

Luyện tập 1 trang 31

Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Tính xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là hợp số”.

Phương pháp: Để làm bài thì:

B1: Tính số kết quả thuận lợi của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là hợp số” bằng cách liệt kê các số từ 1 đến 6 ở ngoài nháp:

1; 2; 3; 4; 5; 6

Tiếp theo ta kiểm tra xem trong các số vừa liệt kê thì số nào là hợp số thì ta gạch dưới

1; 2; 3; 4; 5; 6

Cuối cùng đếm xem có bao nhiêu số gạch dưới thì tương ứng có bấy nhiêu kết quả thuận lợi của biến cố.Ở đây có 2 số gạch dưới thì tương ứng ta có 2 kết quả thuận lợi của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là hợp số” là mặt 4 chấm và mặt 6 chấm.

 

docx 2 trang Đức Bình 26/12/2023 3240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 7 (Cánh diều) - Chương 5: Một số yếu tố thống kê và xác suất - Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 7 (Cánh diều) - Chương 5: Một số yếu tố thống kê và xác suất - Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản

Giáo án Toán 7 (Cánh diều) - Chương 5: Một số yếu tố thống kê và xác suất - Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản
XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ NGẪU NHIÊN TRONG MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐƠN GIẢN
I Xác suất của biến cố trong trò chơi gieo xúc xắc
Để tính xác suất của biến cố trong trò chơi gieo xúc xắc, ta làm như sau:
B1: Tính số kết quả thuận lợi của biến cố
B2: Tính xác suất của biến cố bằng cách lấy số kết quả thuận lợi của biến cố chia cho 6.
Luyện tập 1 trang 31
Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Tính xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là hợp số”.
Phương pháp: Để làm bài thì:
B1: Tính số kết quả thuận lợi của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là hợp số” bằng cách liệt kê các số từ 1 đến 6 ở ngoài nháp: 
1; 2; 3; 4; 5; 6
Tiếp theo ta kiểm tra xem trong các số vừa liệt kê thì số nào là hợp số thì ta gạch dưới
1; 2; 3; 4; 5; 6
Cuối cùng đếm xem có bao nhiêu số gạch dưới thì tương ứng có bấy nhiêu kết quả thuận lợi của biến cố.Ở đây có 2 số gạch dưới thì tương ứng ta có 2 kết quả thuận lợi của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là hợp số” là mặt 4 chấm và mặt 6 chấm.
B2: Tính xác suất của biến cố bằng cách lấy số kết quả thuận lợi của biến cố chia cho 6 nghĩa là lấy 2 : 6 = .
Giải
Có hai kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là hợp số” là: mặt 4 chấm, mặt 6 chấm.
Vì thế, xác suất của biến cố trên là 2 : 6 = .
II Xác suất của biến cố trong trò chơi rút thẻ từ trong hộp
Để tính xác suất của biến cố trong trò chơi rút thẻ từ trong hộp, ta làm như sau:
B1: Tính số kết quả thuận lợi của biến cố
B2: Tính xác suất của biến cố bằng cách lấy số kết quả thuận lợi của biến cố chia cho tổng số thẻ trong hộp.
Luyện tập 2 trang 32
Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp có 12 chiếc thẻ đã nêu ở Ví dụ 2. Tính xác suất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số không chia hết cho 3”.
Phương pháp: Để làm bài thì:
B1: Tính số kết quả thuận lợi của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số không chia hết cho 3” bằng cách liệt kê các số từ 1 đến 12 ở ngoài nháp: 
1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12
Tiếp theo ta kiểm tra xem trong các số vừa liệt kê thì số nào không chia hết cho 3 thì ta gạch dưới
1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12
Cuối cùng đếm xem có bao nhiêu số gạch dưới thì tương ứng có bấy nhiêu kết quả thuận lợi của biến cố. Ở đây có 8 số gạch dưới thì tương ứng ta có 8 kết quả thuận lợi của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số không chia hết cho 3” là các số 1; 2; 4; 5; 7; 8; 10; 11
B2: Tính xác suất của biến cố bằng cách lấy số kết quả thuận lợi của biến cố chia cho tổng số thẻ trong hộp nghĩa là lấy 8 : 12= .
Giải
Có tám kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ rút ra là số không chia hết cho 3” là: 1, 2, 4, 5, 7, 8, 10, 11.
Vì thế, xác suất của biến cố trên là: 8 : 12= .

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_7_canh_dieu_chuong_5_mot_so_yeu_to_thong_ke_va.docx