Giáo án Toán 7 (Cánh diều) - Chương 5: Một số yếu tố thống kê và xác suất - Bài 4: Biểu đồ hình quạt tròn

I Biểu đồ hình quạt tròn

- Biểu đồ hình quạt là biểu đồ dùng để so sánh các phần trong toàn bộ dữ liệu cụ thể. Trong một biểu đồ hình quạt tròn, phần chính là hình tròn biểu diễn các dữ liệu của bài toán được chia thành nhiều phần nhỏ khác nhau (tương ứng với hình quạt được tô màu riêng).

- Biểu đồ hình quạt tròn có các yếu tố sau:

+ Đối tượng thống kê được biểu diễn bằng các hình quạt tròn.

+ Số liệu thống kê theo tiêu chí thống kê của mỗi đối tượng (thống kê) được ghi ở hình quạt tròn tương ứng. Số liệu thống kê đó được tính theo tỉ số phần trăm.

+ Tổng các tỉ số phần trăm ghi ở các hình quạt tròn là 100%, nghĩa là tổng các tỉ số phần trăm của các số liệu thành phần phải bằng 100% (của tổng thể thống kê).

Để dễ hình dung, ta phân tích hoạt động 1 trong SGK trang 20

Hoạt động 1: Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 22 biểu diễn kết quả phân loại học tập (tính theo tỉ số phần trăm) của 200 học sinh lớp 7 ở một trường trung học cơ sở.

 

docx 5 trang Đức Bình 26/12/2023 2500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 7 (Cánh diều) - Chương 5: Một số yếu tố thống kê và xác suất - Bài 4: Biểu đồ hình quạt tròn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 7 (Cánh diều) - Chương 5: Một số yếu tố thống kê và xác suất - Bài 4: Biểu đồ hình quạt tròn

Giáo án Toán 7 (Cánh diều) - Chương 5: Một số yếu tố thống kê và xác suất - Bài 4: Biểu đồ hình quạt tròn
BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT TRÒN
I Biểu đồ hình quạt tròn	
- Biểu đồ hình quạt là biểu đồ dùng để so sánh các phần trong toàn bộ dữ liệu cụ thể. Trong một biểu đồ hình quạt tròn, phần chính là hình tròn biểu diễn các dữ liệu của bài toán được chia thành nhiều phần nhỏ khác nhau (tương ứng với hình quạt được tô màu riêng).
- Biểu đồ hình quạt tròn có các yếu tố sau:
+ Đối tượng thống kê được biểu diễn bằng các hình quạt tròn.
+ Số liệu thống kê theo tiêu chí thống kê của mỗi đối tượng (thống kê) được ghi ở hình quạt tròn tương ứng. Số liệu thống kê đó được tính theo tỉ số phần trăm.
+ Tổng các tỉ số phần trăm ghi ở các hình quạt tròn là 100%, nghĩa là tổng các tỉ số phần trăm của các số liệu thành phần phải bằng 100% (của tổng thể thống kê).
Để dễ hình dung, ta phân tích hoạt động 1 trong SGK trang 20
Hoạt động 1: Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 22 biểu diễn kết quả phân loại học tập (tính theo tỉ số phần trăm) của 200 học sinh lớp 7 ở một trường trung học cơ sở.
Quan sát biểu đồ ở hình 22, ta thấy:
- Đối tướng thống kê ở đây là kết quả phân loại kết quả học tập của học sinh lần lượt là tốt, khá và đạt với mức tốt thì được chú thích bằng màu xanh nước biển, mức khá được biểu diễn bằng màu cam và mức đạt được biểu diễn bằng xanh lá cây.
- Số liệu thống kê theo tiêu chí thống kê của mỗi đối tượng (thống kê): biểu diễn bởi tỉ số phần trăm ghi ở mỗi hình quạt tròn, tương ứng với kết quả phân loại học tập của học tập của học sinh cụ thể:
+ Học sinh ở mức tốt chiếm 22,5 %
+ Học sinh ở mức khá chiếm 60 %
+ Học sinh ở mức đạt chiếm 17,5%
- Tổng ba tỉ số phân trăm được ghi ở ba hình quạt tròn: 22,5 % + 60 % + 17,5% = 100 % nghĩa là tổng các tỉ số phần trăm của các số liệu thành phần phải bằng 100% (của tổng thể thống kê). 
Tiếp ta phân tích ví dụ 1 trang 21
Đối với câu a, thì các bạn quan sát biểu đồ hình quạt trong đó hình 23 sau đó đọc số liệu.
Đối với câu b:
- Để biết số học sinh chọn môn cầu lông và môn bóng bàn chiếm bao nhiêu % thì ta lấy % môn câu lông + % môn bóng bàn
- Để biết số học sinh chọn môn bóng đá gấp bao nhiêu % số học sinh chọn môn bóng chuyền thì ta lấy % môn bóng đá chia % môn bóng chuyền.
- Giả sử bây giờ đề hỏi thêm số lượng học sinh chọn môn bóng đá là bao nhiêu thì các bạn lấy tổng số học sinh khối 7 nhân cho % trăm học sinh chọn môn bóng đá có trong biểu đồ nghĩa là lấy 300.40% = 120 học sinh
Tương vậy để tính số lượng học sinh chọn môn cầu lông, bóng bàn và bóng chuyền thì các bạn cũng làm giống như vậy.
Tiếp ta phân tích ví dụ 2 trang 21
Hình 24
Để làm câu này, ta căn cứ vào giải thiết của đề bài như sau
- Đề cho thành phần của chai nước ép hoa quả này có 3 nguyên liệu thì tương ta chia hình tròn này ra thành ba hình quạt tròn như vậy ta đã loại được hinh d.
- Đề cho nguyên liệu việt quốc chiếm 60% nghĩa là chiếm hơn nửa hình tròn như vậy ta quan sát thấy:
+ Biểu đồ ở hình a không thấy có màu sắc nào hơn nữa hình tròn
+ Biểu đồ hình b cũng vậy
Nên ta loại hình a, hình b
+ Cuối cùng ta quan hình c thấy có màu xanh nước biển chiếm hơn nữa hình tròn nên ta chọn hình c.
 II Phân tích và xử lí dữ liệu biểu diễn bằng biểu đồ hình quạt tròn
Dựa trên việc biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ hình quạt tròn, ta có thể phân tích và xử lí các dữ liệu đó để tìm ra những thông tin hữu ích và rút ra kết luận.
Để dễ hình dung, ta phân tích ví dụ 4 trong SGK trang 23
- Đối với câu a thì bạn quan sát thấy năng lượng tái tạo là cái màu tím trong biểu đồ chiếm bao nhiêu % ? (5%)
- Đối với câu b để biết năng lượng hoá thạch gồm than, dầu và khí tiêu dùng bao nhiêu % thì ta lấy % của than + % của dầu + % của khí 
- Đối với câu c để biết năng lượng hoá thạch tiêu dùng gấp khoảng bao nhiêu lần so với năng lượng tái tạo thì ta lây % năng lượng hoá thạch tiêu dùng chia cho % năng lượng tái tạo
- Đối với câu d để nêu hậu quả xấu cho môi trường do nhân loại tiếp tục sử dụng quá nhiều năng lượng hoá thạch thì ta căn cứ vào kiến thức đã học ở môn khoa học tự nhiên và địa lí

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_7_canh_dieu_chuong_5_mot_so_yeu_to_thong_ke_va.docx