Giáo án Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Chủ đề 5: Em yêu tổ quốc Việt Nam - Tuần 34, Bài 34: Thiếu nhi đất việt

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

(10 phút)

- GV gắn lên bảng các tranh minh họa, mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 1, 2:

+ Bài tập 1: Nhìn tranh, cho biết các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?

+ Bài tập 2: Em biết gì về người anh hùng nhỏ tuổi trong những truyện dưới đây:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Bài tập 1:

Tranh 1: Các bạn nhỏ đang tung tăng tới trường.

Tranh 2: Các bạn nhỏ mặc áo quốc kì, đang đặt lên ngực, hát quốc ca Việt Nam.

Tranh 3: Các bạn nhỏ đang chơi tro tập tầm vông.

+ Bài tập 2: Người anh hùng trong 2 truyện này là Trần Quốc Toản, đã lập được nhiều chiên công đánh giặc.

- GV giới thiệu chủ điểm: Chủ điểm này sẽ có thêm nhiều hiểu biết về thiếu nhi Việt Nam: Thiếu nhi Việt Nam chăm ngoan, học giỏi, dũng cảm, thông minh và đầy sang tạo

 

docx 31 trang canhdieu 18/08/2022 7421
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Chủ đề 5: Em yêu tổ quốc Việt Nam - Tuần 34, Bài 34: Thiếu nhi đất việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Chủ đề 5: Em yêu tổ quốc Việt Nam - Tuần 34, Bài 34: Thiếu nhi đất việt

Giáo án Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Chủ đề 5: Em yêu tổ quốc Việt Nam - Tuần 34, Bài 34: Thiếu nhi đất việt
Ngày soạn://
Ngày dạy://: 
BÀI 34: THIẾU NHI ĐẤT VIỆT 
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM
(10 phút)
- GV gắn lên bảng các tranh minh họa, mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 1, 2:
+ Bài tập 1: Nhìn tranh, cho biết các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+ Bài tập 2: Em biết gì về người anh hùng nhỏ tuổi trong những truyện dưới đây: 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận:
+ Bài tập 1: 
Tranh 1: Các bạn nhỏ đang tung tăng tới trường.
Tranh 2: Các bạn nhỏ mặc áo quốc kì, đang đặt lên ngực, hát quốc ca Việt Nam. 
Tranh 3: Các bạn nhỏ đang chơi tro tập tầm vông.
+ Bài tập 2: Người anh hùng trong 2 truyện này là Trần Quốc Toản, đã lập được nhiều chiên công đánh giặc. 
- GV giới thiệu chủ điểm: Chủ điểm này sẽ có thêm nhiều hiểu biết về thiếu nhi Việt Nam: Thiếu nhi Việt Nam chăm ngoan, học giỏi, dũng cảm, thông minh và đầy sang tạo
BÀI ĐỌC 1: BÓP NÁT QUẢ CAM
(60 phút)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Đọc trơn bài, phát âm đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện, lời các nhân vật. 
Hiểu nghĩa các từ trong bài. Nắm được diễn biến câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. 
Củng cố kĩ năng sử dụng câu hỏi Ở đâu? Bao giờ?.
Củng cố kĩ năng nói lời ngạc nhiên, thán phục. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Năng lực riêng: Bày tỏ sự yêu thích với hình ảnh đẹp đẽ của nhân vật người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản. 
3. Phẩm chất
Tự hào về người anh hùng nhỏ tuổi của đất nước Việt Nam. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu để chiếu. 
Giáo án. 
2. Đối với học sinh
SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu bài học: Truyện Bóp nát quả cam kể về một anh hùng thiếu niên đánh giặc cứu nước. Đó là Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản sống cách chúng ta hơn 700 năm. Là em của Trần Nhân Tông, khi đất nước có giặc, Quốc Toản còn nhỏ tuổi nhưng đã lập được một đội quân, dũng cảm tham gia trận chiến, laaoj nhiều chiến công, góp phần cùng quân và dân nhà Trần chiến thắng giặc Nguyên. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: HS đọc trơn truyện Bóp nát quả cam. Đọc trơn bài, phát âm đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện, lời các nhân vật. 
b. Cách tiến hành : 
- GV đọc mẫu bài đọc: 
+ Đọc trơn bài, phát âm đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
+ Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện, lời các nhân vật. 
- GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: giặc Nguyên, Trần Quốc Toản, vương hầu. 
- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 4 đoạn như SGK đã đánh số. 
- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: xâm chiếm, căm giận, thuyền rồng, xăm xăm, lăm le,
- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 4 đoạn trong bài đọc.
- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ). 
- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. 
Hoạt động 2: Đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 132.
b. Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu 4 HS đọc 4 câu hỏi trong SGK:
+ HS1 (Câu 1): Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
+ HS2 (Câu 2): Quốc Toản quyết gặp vua để làm gì?
+ HS3 (Câu 3): Nhà vua khen và ban thưởng cho Quốc Toản như thê nào?
+ HS4 (Câu 4): Chi tiết Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam nói lên điêu gì?
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- GV yêu cầu HS trả lời: Qua câu chuyện, các em hiểu gì về Trần Quốc Toản? 
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK 132.
b. Cách tiên hành: 
- GV mời 2 HS đọc yêu cầu 2 bài tập: 
+ HS1 (Câu 1): Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:
a. Nhà vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng.
b. Sáng nay, Trần Quốc Toản quyết đến gặp vua.
c. Vừa lúc ấy, vua cùng các vương hầu bước ra. 
+ HS2 (Câu 2): Hãy nói lời ngạc nhiên, thán phục của em khi đọc câu chuyện trên. 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi. 
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS đọc phần chú giải:
+ Giặc Nguyên: nhà Nguyên – triều đình do người Mông Cổ lập ra ở Trung Quốc, bấy giờ đang âm mưu xâm lược nước ta.
+ Trần Quốc Toản: Em của vua Trần Nhân Tông, tuổi còn trẻ đã lập nhiều công lớn trong kháng chiến chống giặc Nguyên.
+ Vương hầu: người có tước vị cao do vua ban. 
- HS đọc bài. 
- HS luyện phát âm. 
- HS luyện đọc. 
- HS thi đọc. 
- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS trình bày: 
+ Câu 1: Giặc Nguyên cho sứ thân sang nước ta, giả vờ mượn đường để xâm chiếm.
+ Câu 2: Quốc Toản quyết gặp vua đe xin vua cho đánh vì cho giặc mượn đường là mất nước.
+ Câu 3: Nhà vua khen Quốc Toản còn trẻ đã biết lo việc lớn, rồi ban cho Quốc Toản một quả cam.
+ Câu 4: Chi tiết đó nói lên lòng căm giận quân giặc của Quốc Toản. Quốc Toản chỉ nghĩ đến đất nước đang bị quân giặc giày xéo, lòng đầy căm hận, vô tình bóp nát quả cam.
- HS trả lời: Qua câu chuyện, các em hiểu Trần Quốc Toản là một thiếu niên yêu nước. Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà đã biêt lo cho dân cho nước. 
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS thảo luận. 
- HS trình bày: 
+ Câu 1: 
• HS 1: - Nhà vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng.
HS 2: - Nhà vua họp bàn việc nước ở đâu?
• HS 1: - Sáng nay, Quốc Toản quyết đến gặp vua.
HS 2: - Khi nào Quốc Toản quyết đến gặp vua?
• HS 1: - Vừa lúc ấy, vua cùng các vương hầu bước ra.
HS 2: - Khi nào / Bao giờ / Lúc nào vua cùng các vương hầu bước ra?
+ Câu 2: Câu nói hay quá! Quốc Toản thật đáng khâm phục!
Ngày soạn://
Ngày dạy://: 
BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT
( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Nghe – viết đúng trích đoạn bài thơ Bé chơi (42 chữ). Qua bài viết, củng cố cách trình bày một bài thơ 5 chữ. 
Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ ch, tr; dấu hỏi, dấu ngã. 
Ôn lại các chữ A, M, N, Q, V viết hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết hoa các tên riêng, từ ứng dụng (Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đầu nét, nối chữ đúng quy định. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản. 
3. Phẩm chất
Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu để chiếu. 
Giáo án. 
2. Đối với học sinh
SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ: Nghe - viết đúng trích đoạn bài thơ Bé chơi (42 chữ). Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ ch, tr; dấu hỏi, dấu ngã. Ôn lại các chữ A, M, N, Q, V viết hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết hoa các tên riêng, từ ứng dụng (Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) cỡ nhỏ. Chúng ta cùng vào bài học. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nghe – viết
a. Mục tiêu: Nghe – viết đúng trích đoạn bài thơ Bé chơi (42 chữ). Qua bài viết, củng cố cách trình bày một bài thơ 5 chữ. 
b. Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu: Nghe – viết đúng trích đoạn bài thơ Bé chơi (42 chữ). 
- GV đọc mẫu 8 dòng thơ. 
- GV mời 1 HS đọc lại 8 dòng thơ. 
- GV hướng dẫn thêm HS: 
+ Về nội dung: Bài thơ nói về các bạn nhỏ chơi trò chơi nghề nghiệp ( làm thợ nề, thợ mỏ, thợ hàn, thầy thuốc,)
+ Về hình thức hình thức, bài thơ có 8 dòng. Chữ đầu tiên và đầu mỗi dòng viết hoa. Chữ từ đầu tên bài có thể viết từ ô thứ 4 tính từ lề vở. Chữ đầu mỗi dòng viết từ ô 3. 
- GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: đào lên, nối nhịp cầu, thầy thuốc,
- GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng, viết vào vở Luyện viết 2. 
- GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại.
- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng. 
- GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày. 
Hoạt động 2: Điền chữ ch,tr; dấu hỏi, dấu ngã 
a. Mục tiêu: HS ch,tr; dấu hỏi, dấu ngã 
b. Cách tiến hành: 
- GV chọn cho HS làm Bài tập 2a và nêu yêu câu bài tập: Chọn chữ ch hay tr: 
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở Luyện viết 2, mời 2 HS lên bảng làm bài. 
- GV yêu cầu HS đọc lại câu văn thơ khi đã điền chữ hoàn chỉnh. 
Hoạt động 3: Tìm tiếng bắt đầu bằng chữ ch,tr; có dấu hỏi, dấu ngã
a. Mục tiêu: HS tìm tiếng bắt đầu bằng chữ ch,tr; có dấu hỏi, dấu ngã
b. Cách tiến hành: 
- GV chọn cho HS làm Bài tập 3b và nêu yêu câu bài tập: Tìm tiếng có dấu hỏi hay dấu ngã có nghĩa như sau: 
+ Cây nhỏ, thân mềm, làm thức ăn cho trâu, bò, ngựa,...
+ Đập nhẹ vào vật cứng cho kêu thành tiếng. 
+ Vật dùng để quét nhà. 
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở Luyện viết 2, mời 2 HS lên bảng làm bài. 
Hoạt động 4: Ôn tập, củng cố cách viết các chữ hoa A, M, N, Q, V (kiểu 2)
a. Mục tiêu: Ôn lại các chữ A, M, N, Q, V viết hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết hoa các tên riêng, từ ứng dụng (Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đầu nét, nối chữ đúng quy định. 
b. Cách tiến hành: 
* Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
- GV chỉ các chữ mẫu viết hoa A, M, N, Q, V (kiểu 2) trong khung chữ và nêu yêu cầu bài tập: Ôn các chữ hoa kiểu 2; Viết câu ứng dụng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.
- GV chỉ từng chữ mẫu, miêu tả nhanh theo chiều chuyển độn của mũi tên các chữ A, M, N, Q, V (kiểu 2). 
- GV yêu cầu HS viế các chữ A, M, N, Q, V (kiểu 2) vào vở Luyện viết 2. 
* Hướng dẫn viết tên riêng – từ ứng dụng:
- GV mời 1 HS đọc từ ứng dụng: Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.
- GV giải thích cho HS: Nguyễn Ái Quốc là tên bí danh của Bác Hồ khi hoạt động ở nước ngoài.
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: 
+ Độ cao của các chữ cái: Chữ A, M, N, Q, V (kiểu 2), H, C (cỡ nhỏ) và các chữ g, y, h cao 2.5 li. Chữ t cao 1.5 li. Những chữ còn lại cao 1 li. 
+ Cách đặt dấu thanh: Dấu nặng đặt dưới ê (Việt), dấu ngã đặt trên ê (Nguyễn),...
- GV yêu cầu HS viết vào vở Luyện viết 2. 
- GV nhận xét, đánh giá nhanh 5-7 bài. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS luyện phát âm, viết nháp các từ dễ viết sai. 
- HS viết bài. 
- HS soát bài. 
- HS tự chữa lỗi. 
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS làm bài vào vở, lên bảng làm bài. 
- HS trình bày: trăng, trở, chân, trời, trăng.
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS làm bài vào vở, lên bảng làm bài. 
- HS trình bày:
+ Cây nhỏ, thân mềm, làm thức ăn cho trâu, bò, ngựa,...: cỏ. 
+ Đập nhẹ  ...  sách toán của ông được dạy trong nhà trường Việt Nam gần 400 năm.
Theo Chuyện hay nhớ mãi (Thái Vũ Chủ biên)
* Trả lời câu hỏi:
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời 4 câu hỏi.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu chuyện này nói điêu gì? 
* Kể chuyện trong nhóm
- GV yêu cầu từng cặp HS dựa vào tranh minh hoạ và 4 CH gợi ý, kể lai mẩu chuyện trên. 
- GV khuyến khích HS kể sinh động, biểu cảm, kết hợp lời kể với cử chỉ, động tác.
* Kể chuyện trước lớp
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi,thi kể lại mẩu chuyện.
 - GV khen ngợi những HS nhớ câu chuyện, kể đúng nội dung, kể tự nhiên, lưu loát, biểu cảm.
- Cả lớp bình chọn những HS thể hiện mình xuất sắc trong tiết học.
Hoạt động 2: Thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú hoặc thán phục
a. Mục tiêu: Nói 1-2 câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú hoặc thán phục của em khi nghe câu chuyện trên. 
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu 1 HS đọc trước lớp nội dung BT 2: Nói 1-2 câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú hoặc thán phục của em khi nghe câu chuyện trên. 
- GV yêu cầu HS suy nghĩ, tiếp nối nhau nói 1-2 câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú hoặc thán phục nhân vật của câu chuyện. 
- GV mời một số HS nói trước lớp. 
Hoạt động 3: Chuẩn bị trước cho Bài tập: Kể về một thiếu nhi ở tiết sau
a. Mục tiêu: HS chuẩn bị để nói về nhân vật thiếu nhi mình chọn.
b. Cách tiến hành
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của Bài viết 2 (tiết sau).
- GV hướng dẫn HS nói về nhân vật thiếu nhi mình chọn: bạn HS biết chia sẻ với bác làm đồ chơi (Người làm đồ chơi); nhân vật anh hùng Trần Quốc Toản (truyện Bóp nát quả cam), là người anh hung Thánh Gióng;...
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS quan sát hình minh họa. 
- HS đọc 4 câu hỏi gợi ý: 
+ Câu 1: Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng vì điều gì?
+ Câu 2: Trong câu chuyện, có sự việc gì đặc biệ xảy ra?
+ Câu 3: Câu bé Vinh đã thể hiện trí thông minh như thế nào?
+ Câu 4: Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?
- HS trả lời: Tranh vẽ mấy trái bưởi lăn xuống hố. Một bà cụ cùng mấy bạn nhỏ nhìn xuống hố. Trên đầu các bạn nhỏ là những câu hỏi: “Làm thê nào đây?”. Các bạn nhỏ lấy nước đổ vào hố. Chắc là để cho bưởi nổi lên. Thật thông minh!
- HS nghe kể chuyện. 
- HS thảo luận theo nhóm. 
- HS trình bày: 
a. Từ nhỏ, Lương Thế Vinh đã nổi tiếng thông minh.
b. Lương Thế Vinh đang chơi cùng các bạn thì có một bà gánh bưởi đi qua. Bà vấp ngã, bưởi lăn tung toé dưới đât. Có mấy trái lăn xuống một cái hố sâu bên đường. Bà bán bưởi lo lắng, không biết làm cách nào lấy bưởi lên.
c. Lương Thế Vinh bảo các bạn cùng đi lấy nước đổ vào hố. Nước dâng lên đến đâu, bưởi nổi lên đến đó. Chỉ một chốc, bà gánh bưởi đã thu lại được đủ số bưởi. Mọi người xuýt xoa khen cậu bé Vinh thông minh.
4. Lương Thế Vinh được gọi là “Trạng Lường” vì ông đỗ trạng nguyên và rât giỏi đo lường, tính toán. Ông đã tìm ra nhiều quy tắc tính toán, phương pháp đo lường, hệ thông đo lường, viết thành một quyển sách được dạy trong nhà trường Việt Nam gần 400 năm.
- HS trả lời: Câu chuyện này ca ngợi trí thông minh của “Trạng Lường” Lương Thế Vinh đã bộc lộ từ khi ông còn nhỏ tuổi.
- HS kể chuyện theo nhóm.
- HS kể chuyện trước lớp. 
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS suy nghĩ, thảo luận. 
- HS nói trước lớp:
+ Cậu bé Vinh còn nhỏ mà đã nghĩ ra cách làm thông minh quá!
+ Lương Thế Vinh thông minh quá!
+ Cậu bé Vinh nghĩ ra cách lấy bưởi thật đơn giản!
+ Thật đáng thán phục!
+ Hay quá! Cậu bé giỏi quá! 
- HS chuẩn bị ở nhà. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://: 
BÀI VIẾT 2: VIẾT VỀ MỘT THIẾU NHI VIỆT NAM
( 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Biết kể rõ ràng, khá mạch lạc về một thiếu nhi mình yêu mến dựa theo gợi ý.
Dựa vào kết quả vừa luyện nói, viết được một đoạn văn về thiếu nhi đó.
2. Năng lực
Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Năng lực riêng: Biết trao đổi cùng các bạn về nhân vật mình kể.
3. Phẩm chất
Thể hiện sự thán phục và tự hào về bạn thiếu nhi. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu để chiếu. 
Giáo án. 
2. Đối với học sinh
SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay các em sẽ: Kể rõ ràng, khá mạch lạc về một thiếu nhi mình yêu mến dựa theo gợi ý. Dựa vào kết quả vừa luyện nói, viết được một đoạn văn về thiếu nhi đó.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Kể về 1 nhân vật thiếu nhi trong các truyện đã học đã đọc, đã xem qua phim ảnh,.../ Hoặc kể về một bạn cùng xóm, phố
a. Mục tiêu: HS kể về 1 nhân vật thiếu nhi trong các truyện đã học đã đọc, đã xem qua phim ảnh,.../ Hoặc kể về một bạn cùng xóm, phố theo gợi ý SGK.
b. Cách tiến hành: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 và các gợi ý: Chọn một trong hai đề:
a. Kể về 1 nhân vật thiếu nhi trong các truyện đã học đã đọc, đã xem qua phim ản.
b. Kể về một bạn cùng xóm phố. 
Gợi ý:
- Nhân vật đó (bạn đó) là ai?
- Nhân vật đó (bạn đó) có gì đáng yêu, đáng quý?
- Nêu một hành động cụ thể của nhân vật đó (bạn đó) khiến em nhớ mãi. 
- Tình cảm của em đói với nhân vật đó (bạn đó)
- GV hướng dẫn HS: 
+ HS có thể kể về một nhân vật trong truyện: Thánh Gióng (Cậu bé Thánh Gióng 3 tuổi chưa biết nói cười, nghe tin có giặc bỗng lớn vụt thành một tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt phun lửa, cầm vũ khí xông ra trận...).
+ 1 siêu trí tuệ nhí: Quang Bình, 6 tuổi tham gia chương trình Siêu trí tuệ Việt Nam.
+ 1 người bạn có những phẩm chất tốt.
- GV mời 1 HS khá, giỏi kể làm mẫu về một thiếu nhi mình yêu mến (có thể kèm tranh ảnh sưu tầm).
Hoạt động 2: Viết đoạn văn (4 - 5 câu) về nhân vật thiếu nhi hoặc người bạn dựa vào những gì vừa kể
a. Mục tiêu: HS dựa vào những gì vừa kể, viết đoạn văn (4 - 5 câu) về nhân vật thiếu nhi hoặc người bạn.
b. Cách tiến hành:
- GV mời1 HS đọc yêu cầu của Bài tập 2: Dựa vào những gì vừa kể, viết đoạn văn (4 - 5 câu) về nhân vật thiếu nhi hoặc người bạn.
- GV giới thiệu một đoạn viết đầy đủ của 1 HS: Quỳnh Anh ở gần nhà tôi. Chủ nhật nào chúng tôi cũng đến nhà nhau. Quỳnh Anh múa dẻo và có tài bắt chước. Bạn bắt chước dáng đi của ngườỉ mẫu rất buồn cười. Chơi với Quỳnh Anh, tôi luôn rất vui. Chúng tôi sẽ thân nhau mãi. (Ngọc Mai).
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn.
- GV giúp đỡ những HS yếu kém; khuyến khích HS khá, giỏi có thể viết nhiều hơn 5 câu.
- GV mời một số HS đọc bài trước lớp.
- GV khen ngợi những HS viết hay, sáng tạo. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS đọc yêu cầu câu hỏi và gợi ý.
- HS lắng nghe, tham khảo. 
- HS khá, giỏi làm mẫu trước lớp. 
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS lắng nghe. 
- HS viết bài. 
- HS đọc bài. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://: 
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ THIẾU NHI VIỆT NAM
( 60 phút)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo mình mang tới lớp.
Đọc (kể) trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc.
2. Năng lực
Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Năng lực riêng: Biết ghi lại một số câu văn hay, hình ảnh đẹp; bày tỏ tình cảm với nhân vật trong sách báo.
3. Phẩm chất
Yêu mến, thán phục và tự hào về thiếu nhi Việt Nam.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu để chiếu. 
Giáo án. 
2. Đối với học sinh
SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ mang đến lớp sách báo viêt vê thiếu nhi Việt Nam. Các em sẽ tự đọc và đọc lại cho các bạn nghe những gì vừa đọc, trao đổi với các bạn về nhân vật trong sách báo.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học
a. Mục tiêu: HS đọc yêu cầu của bài học, chuẩn bị sách báo.
b. Cách tiến hành:
- GV mời 3 bạn tiếp nối nhau đọc 3 yêu cầu của tiết học.
- HS1 (Câu 1): Mỗi học sinh mang đến lớp quyển sách hoặc bài báo về thiếu nhi Việt Nam. Giới thiệu với các bạn quyển sách của em: tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản, tranh bìa. 
+ HS đọc tên một số đầu sách được giới thiệu: Thánh Gióng, Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Nguyên Huy Tưởng, Trẻ con hát trẻ con chơi, Những truyện hay viết cho thiếu nhỉ của Võ Quảng.
+ GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Mỗi HS bày trước mặt quyển sách mình mang đến lớp. HS có thể mang đến sách báo viết về thiếu nhi nước ngoài hoặc về nội dung khác, không đúng chủ điểm, miễn là phù hợp với tuổi thiếu nhi.
- GV yêu cầu một vài HS giới thiệu quyển sách của mình. 
- HS2 (Câu 2): Tự đọc tin tức trên báo, đọc truyện hoặc bài thơ em yêu thích. 
+ GV giới thiệu bài thơ Đi tàu hoả (M) nhà thơ Trần Đăng Khoa viết khi còn là một thiếu nhi. Ngồi trên tàu hoả, anh Khoa mơ ước con tàu đưa mình đi khắp đất nước Việt Nam tươi đẹp. 
+ GV phân công 2 bạn đọc bài thơ.
- HS3 (Câu 3): Đọc lại (hoặc kể lại) cho các bạn nghe một truyện (bài thơ, bài báo) em vừa đọc. 
Hoạt động 2: Tự đọc sách báo
a. Mục tiêu: HS tự đọc sách báo mình đã mang đến lớp. 
b. Cách tiến hành:
- GV giữ cho lớp học yên tĩnh để HS đọc. HS đọc sách (đến hết tiết 1).
Hoạt động 3: Đọc những điểu đã đọc cho các bạn nghe
a. Mục tiêu: HS đọc bài trước lớp cho các bạn cùng nghe. 
b. Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS đọc lại cho các bạn cùng nhóm nghe những gì vừa đọc. 
- GV yêu cầu lần lượt từng HS đứng trước lớp, đọc lại to, rõ những gì mình vừa đọc. Các HS khác có thể hỏi thêm câu hỏi. 
- GV khen ngợi HS đọc to, rõ ràng, cung cấp những thông tin, mẩu chuyện có ích và thú vị. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS chuẩn bị sách báo. 
- HS giới thiệu sách mình mang đến lớp. 
- HS lắng nghe. 
- HS đọc bài thơ mẫu. 
- HS đọc sách. 
- HS đọc trong nhóm. 
- HS đọc trước lớp. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://: 
TỰ ĐÁNH GIÁ
(10 phút)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Hoàn chỉnh bảng tự đánh giá .
Biết đánh dấu trong bảng tự đánh giá những điều mình đã biết, đã làm được sau Bài 32, 33, 34. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Năng lực riêng: Biết tự đánh giá theo các đề mục cho sẵn. Trung thực trong đánh giá. 
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu để chiếu. 
Giáo án. 
2. Đối với học sinh
SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu bài học: Các em sẽ làm ở nhà, hoàn chỉnh bảng tự đánh giá những điều mình đã biết, đã làm được sau Bài 32, 33, 34. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- GV nhắc HS: HS điền nội dung còn thiếu trong Bảng tổng kết. 
- GV yêu cầu HS tự đánh dấu (v) vào Vở bài tập những việc mình đã biết và đã làm được. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS làm bài đánh giá. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_2_canh_dieu_chu_de_5_em_yeu_to_quoc_viet.docx