Giáo án môn Toán học 6 (Cánh diều) - Chương VI: Hình học phẳng - Bài 5: Góc
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được khái niệm góc, điểm trong của góc (không đề cập đến góc lõm).
- Nhận biết được góc đặc biệt (góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt).
- Nhận biết được khái niệm số đo góc, đo được góc; biết so sánh hai góc.
2. Năng lực
Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
Năng lực riêng:
- Quan sát hình và đọc được tên góc, nhận biết được điểm trong của góc.
- Vận dụng được khái niệm góc vào một số tình huống trong thực tế.
- Biết đo một góc bằng thước đo góc.
- Kiểm tra được góc vuông, góc nhọn, góc tù bằng thước đo góc hoặc ê ke.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Toán học 6 (Cánh diều) - Chương VI: Hình học phẳng - Bài 5: Góc
Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... BÀI 5: GÓC (4 TIẾT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Nhận biết được khái niệm góc, điểm trong của góc (không đề cập đến góc lõm). - Nhận biết được góc đặc biệt (góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt). - Nhận biết được khái niệm số đo góc, đo được góc; biết so sánh hai góc. 2. Năng lực Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Năng lực riêng: - Quan sát hình và đọc được tên góc, nhận biết được điểm trong của góc. - Vận dụng được khái niệm góc vào một số tình huống trong thực tế. - Biết đo một góc bằng thước đo góc. - Kiểm tra được góc vuông, góc nhọn, góc tù bằng thước đo góc hoặc ê ke. 3. Phẩm chất - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống. - Chăm chỉ tích cực xây dựng bài. - Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV - Giáo án, SGK, SGV - Các dụng cụ vẽ hình trên bảng: thước, compa, ê ke, thước đo độ,... - Một số hình ảnh hoặc video (nếu có điều kiện) gợi nên góc để minh họa cho bài sinh động. 2 - HS - SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, thước kẻ, conpa, ê ke, thước đo độ,.... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh từng bước làm quen bài học. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe c) Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: - GV cho HS quan sát hình ảnh chiếc compa và trả lời câu hỏi: Hai thân của chiếc compa có thể xem là hai tia chung gốc. Độ mở của compa gợi cho ta hình ảnh gì? - GV gọi 1 HS trình bày câu trả lời (không giải thích) + Hai thân compa gợi nên hình ảnh hai tia chung gốc, độ mở compa gợi nên độ lớn của góc. => GV nhận xét và dẫn dắt vào bài. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Khái niệm góc a) Mục tiêu: - HS nhận biết và nêu được khái niệm góc - HS đọc được tên các góc và các thành phần của góc - Biết cách vẽ góc b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS vẽ hai tia chung gốc như hình 67 trong SGK - Từ đó GV hình thành khái niệm góc và yêu cầu HS đọc và ghi nhớ khái niệm góc trong khung kiến thức trọng tâm. - GV nhắc cho HS cách gọi thứ hai của một góc, đỉnh của góc, hai cạnh của góc ở chú ý. - GV hướng dẫn HS thực hiện VD1, yêu cầu HS phải viết được tên góc, cạnh của góc. - GV hướng dẫn HS thực hiện VD2, yêu cầu HS vẽ được góc khi biết đỉnh và hai điểm khác lần lượt thuộc cạnh của góc. - Áp dụng làm bài Luyện tập 1 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. - GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 1 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS báo cáo kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ - Gọi 1 HS đọc khái niệm góc trong SGK. - Gọi 1 HS đứng tại chỗ thực hiện bài Luyện tập 1 - GV gọi HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh. - GV chốt kiến thức khái niệm góc I. KHÁI NIỆM GÓC O x y Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Hình 67 * Chú ý: - Góc xOy (hoặc góc yOx) được kí hiệu là xOy (hoặc yOx). - Hai tia Ox và Oy được gọi là hai cạnh của góc. Gốc chung O của hai tia được gọi là đỉnh của góc. A C B x Luyện tập 1 - Góc BAx có hai cạnh AB và Ax. - Góc CAx có hai cạnh AC và Ax. - Góc BAC có hai cạnh AB và AC. Hoạt động 2: Điểm nằm trong góc a) Mục tiêu: - HS hiểu và nhận biết được điểm trong của góc - HS biết được điểm trong của góc trong thực tế b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc và thực hiện các yêu cầu trong HĐ2. a) Hãy vẽ góc xOy. Lấy điểm A thuộc tia Ox, điếm B thuộc tia Oy (A, B khác O). Sau đó, tô màu phần mặt phẳng giới hạn bởi hai tia Ox và Oy mà chứa đoạn thẳng AB như Hình 72. b) Vẽ một điểm M nằm trong phần được tô màu. - Từ đó GV hình thành khái niệm điểm nằm trong góc và yêu cầu HS đọc và ghi nhớ khái niệm điểm nằm trong góc trong SGK. - GV hướng dẫn HS thực hiện VD3, yêu cầu HS nhận biết được điểm nằm trong góc, điểm nằm ngoài góc. - GV hướng dẫn HS thực hiện VD2, yêu cầu HS nhận biết được liên hệ giữa điểm nằm trong góc và điểm nằm trên đoạn thẳng có hai đầu mút ở trên các cạnh của góc. - Áp dụng, thảo luận nhóm đôi làm bài Luyện tập 2 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát, lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao. - GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS báo cáo kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ - Gọi 1 HS đọc khái niệm góc trong SGK. - Gọi 1 HS lên bảng thực hiện bài Luyện tập 2. - GV gọi HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh. - GV chốt kiến thức về điểm nằm trong góc. O x y M II. ĐIỂM NẰM TRONG GÓC Hình 73 Điếm M như trong Hình 73 (không thuộc tia Ox, Oy) được gọi là điểm nằm trong góc xOy hay điểm trong của góc xOy. Luyện tập 2 O x y b D C N Ba điểm D, C, N thẳng hàng và điểm N không nằm giữa hai điểm D và C. Hoạt động 3: Số đo của góc a) Mục tiêu: - HS biết cách sử dụng thước đo góc để đo góc cho trước b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK, thực hiện. c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS quan sát thước đo góc và yêu cầu HS tiến hành đo góc như Hình 77. - GV hướng dẫn HS ghi nhớ hai bước đo góc trong bóng nói khám phá kiến thức. - Từ đó yêu cầu HS đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm. - GV hướng dẫn HS thực hiện VD5, yêu cầu HS thực hiện được hai bước trong quy trình đo góc. - GV hướng dẫn HS thực hiện VD6, yêu cầu HS thực hiện được ba bước trong quy trình vẽ một góc khi đã biết số đo. - GV nhắc HS chú ý về kí hiệu góc. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi thực hiện bài Luyện tập 3. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát, lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. - GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 3. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS báo cáo kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ - Gọi 1 HS đọc khung kiến thức trọng tâm và chú ý trong SGK - Gọi 1 HS đứng tại chỗ báo cáo kết quả bài Luyện tập 3. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét thái độ làm việc và phương án trả lời của HS. - GV chốt kiến thức về số đo của góc III. SỐ ĐO CỦA GÓC 1. Đo góc - Thước đo góc có dạng nửa hình tròn và được chia đều thành 180 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1°. - Dùng thước đo góc để xác định số đo của góc xOy. + Bước 1: Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh của góc. Vạch 0 của thước nằm trên cạnh Ox. + Bước 2: Xác định xem cạnh Oy đi qua vạch chia độ nào thì đó chính là số đo của góc. Kết luận: Mỗi góc một số đo Chú ý: + Nếu số đo của góc xOy là n0 thì ta kí hiệu xOy = n0 hoặc yOx = n0 + Trong hình 77b, số đo góc xOy là 400 nên ta viết xOy = 400 + Chúng ta chỉ xét các góc có số đo không vượt quá 1800. Luyện tập 3 Chú ý: Trong một hình có nhiều góc, người ta thường vẽ thêm một hay nhiều vòng cung nhỏ nối hai cạnh của góc đó để dễ thấy góc mà ta đang xét tới. Khi cần phân biệt các góc có chung một đỉnh, chẳng hạn chung đỉnh O trong Hình 79, ta dùng kí hiệu O1, O2. Hoạt động 4: So sánh hai góc a) Mục tiêu: - HS biết cách so sánh các góc thông qua số đo của chúng. b) Nội dung: HS quan sát, sử dụng SGK, vận dụng kiến thức để áp dụng. c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đo độ lớn của góc trong Hình 80 và so sánh số đo của chúng. - Từ việc só sánh số đo của góc GV dẫn HS đến so sánh hai góc, GV chỉ ra cho HS cách kí hiệu khi so sánh hai góc. - GV hướng dẫn HS thực hiện VD7, yêu cầu HS so sánh hai góc thông qua số đo. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi áp dụng làm bài Luyện tập 4 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần. - Theo dõi, tiếp thu và ghi nhớ kiến thức. A C B H D Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ + Gọi 1 HS đứng tại chỗ báo cáo kết quả bài Luyện tập 4 + GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có cầu trả lời tốt nhất. - GV chốt kiến thức về so sánh hai góc. 2. So sánh hai góc Ta có thể so sánh hai góc dựa vào số đo của chúng. + Nếu số đo cùa góc xOy bằng số đo của góc uPv thì góc xOy bằng góc uPv và được kí hiệu là xOy = uPv . + Nếu số đo của góc xOy lớn hơn số đo của góc uPv thì góc xOy lớn hơn góc uPv và được kí hiệu là xOy > uPv . + Nếu số đo của góc xOy nhỏ hơn số đo của góc uPv thì góc xOy nhỏ hơn góc uPv và được kí hiệu là xOy < uPv Luyện tập 4 Hình 81 a) ABC = ACB b) ACB > ADB Hoạt động 5: Góc vuông – góc nhọn – góc tù – góc bẹt a) Mục tiêu: - Phân biệt được các các góc: góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt - Sắp xếp được số đo của các góc trên. Đo góc trên hình thực tế b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK, tìm hiểu kiến thức và áp dụng. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS quan sát các góc tạo bởi kim phút và kim giờ trong các chiếc đồng hồ và liên hệ với những loại góc mà em biết. - GV yêu cầu HS thực hành đo các góc ở Hình 82. - Từ đó GV yêu cầu HS nêu hiểu biết về khái niệm các góc: góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt. - GV minh họa các loại góc cho HS. - GV hướng dẫn HS thực hiện VD8, yêu cầu HS nhận biết được một góc cho trước là góc vuông, góc nhọn, góc tù. - GV hướng dẫn HS thực hiện VD9, yêu cầu HS vẽ được tất cả các loại góc đã học. - Yêu cầu HS áp dụng làm Luyện tập 5 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ - GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 5. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ + GV gọi 1 HS đọc khung kiến thức trọng tâm trong SGK + Gọi 1 HS đứng tại chỗ báo cáo kết quả bài Luyện tập 5. + GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo. - GV chốt kiến thức IV. GÓC VUÔNG, GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT - Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0° và nhỏ hơn 90°. - Góc vuông là góc có số đo bằng 90°. - Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90° và nhỏ hơn 180°. - Góc bẹt là góc có số đo bằng 180°. - Trong Hình 82b, ta có: + xOy là góc nhọn; + xOz là góc vuông; + xOt là góc tù; + xOm là góc bẹt. Luyện tập 5 1 - c ; 2 - a ; 3 - b C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài bập 1, 2, 3, 5 trong SGK trang 100, 101 - HS thảo luận hoàn thành bài toán dưới sự hướng dẫn của GV - GV gọi lần lượt 4 HS thực hiện các bài tập Bài 1: Hình 85: Góc mOn, đỉnh O, cạnh Om và On Hình 86: Góc PNM, đỉnh N, cạnh NP và NM Bài 2: Điểm nằm trong góc xOy là điểm D và G Bài 3: Bước 1: Đặt thước do góc sao cho tâm của thước trùng với O, vạch 0 của thước nằm trên tia Om Bước 2: Đánh dấu một điểm trên vạch chia độ của thước tương ứng với chỉ số 50 độ, kẻ tia On đi qua điểm đã đánh dấu. Ta có mOn = 500 đã được vẽ. Bài 5: DEG = 1450 > PQT = 1400 > BAC = 1300 > HKI = 1200 - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: HS nắm kĩ nội dung vừa được học b) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành c) Sản phẩm: KQ của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi sau: Câu 1: Cho số đo các góc sau: 1350; 500; 100; 900; 1650; 1310; 150; 650. Trong đó có bao nhiêu góc nhọn? A. 5 B. 4 C. 6 D. 7 Câu 2: Cho hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O. Khi đó, hình tạo thành có bao nhiêu góc bẹt? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3: Chọn các góc đỉnh D có trong hình vẽ sau: C B D A A. BDC, CDA, BDA B. CDA, BDA, BCA C. ACD, CBD, CDA D. CBA, BDA, BCD Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Góc có số đo 600 là góc vuông. B. Góc có số đo 800 là góc tù. C. Góc có số đo 1000 là góc nhọn. D. Góc có số đo 1500 là góc tù. C Câu 5: Cho hình vẽ sau: O Góc bẹt trong hình là: A. AOB B. AOC C. BOC D. ABC - HS thảo luận trả lời các câu hỏi của GV - GV gọi lần lượt 5 HS trả lời các câu hỏi - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Dặn dò HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học - Hoàn thành bài tập còn lại trong SGK và các bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài “Bài tập cuối chương VI”.
File đính kèm:
- giao_an_mon_toan_hoc_6_canh_dieu_chuong_vi_hinh_hoc_phang_ba.docx