Giáo án môn Toán học 6 (Cánh diều) - Hoạt động thực hành và trải nghiệm - Chủ đề 3: Sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học xong bài này, HS đạt được các yêu cầu sau:

- Nhận biết được một số hình ảnh về sắp xếp thẳng hàng trong thực tiễn cuộc sống.

- Biết được ý nghĩa của việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong thiên nhiên, nghệ thuật, kiến trúc.

2. Năng lực

Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số NL toán học như: NL tư duy và lập luận toán học; NL giải quyết vấn đề toán học; NL giao tiếp toán học

Năng lực riêng:

- Nhận biết được các vật được sắp xếp thẳng hàng; chỉ ra được các hình ảnh về sắp xếp thẳng hàng trong thực tiễn; giải thích được một số hiện tượng trong khoa học,

- Trình bày cách thức để trồng các cây thẳng hàng, chôn các cọc thẳng hàng; sắp đội hình thẳng hàng và treo các vật thẳng hàng, .

- Chuyển đổi ngôn ngữ như các điểm thẳng hàng thành các phát biểu tương đương như: các điểm nằm trên một đường thẳng; các vị trí trên một sợi dây được kéo căng, các vị trí nằm trên tia sáng được chiếu từ đèn laze, .

 

docx 7 trang canhdieu 19/08/2022 28941
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán học 6 (Cánh diều) - Hoạt động thực hành và trải nghiệm - Chủ đề 3: Sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Toán học 6 (Cánh diều) - Hoạt động thực hành và trải nghiệm - Chủ đề 3: Sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng

Giáo án môn Toán học 6 (Cánh diều) - Hoạt động thực hành và trải nghiệm - Chủ đề 3: Sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng
Ngày soạn://
Ngày dạy://
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 3: SẮP XẾP THÀNH CÁC VỊ TRÍ THẲNG HÀNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học xong bài này, HS đạt được các yêu cầu sau:
- Nhận biết được một số hình ảnh về sắp xếp thẳng hàng trong thực tiễn cuộc sống.
- Biết được ý nghĩa của việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong thiên nhiên, nghệ thuật, kiến trúc.
2. Năng lực
Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số NL toán học như: NL tư duy và lập luận toán học; NL giải quyết vấn đề toán học; NL giao tiếp toán học
Năng lực riêng: 
- Nhận biết được các vật được sắp xếp thẳng hàng; chỉ ra được các hình ảnh về sắp xếp thẳng hàng trong thực tiễn; giải thích được một số hiện tượng trong khoa học,
- Trình bày cách thức để trồng các cây thẳng hàng, chôn các cọc thẳng hàng; sắp đội hình thẳng hàng và treo các vật thẳng hàng,.
- Chuyển đổi ngôn ngữ như các điểm thẳng hàng thành các phát biểu tương đương như: các điểm nằm trên một đường thẳng; các vị trí trên một sợi dây được kéo căng, các vị trí nằm trên tia sáng được chiếu từ đèn laze,.
3. Phẩm chất
Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
- Giáo án, SGK, SGV,...
- Một số cọc thẳng, dây (hoặc chiếu tia laze).
- Phần mềm trình chiếu về hình ảnh sắp xếp các vị trí thẳng hàng.
2. Đối với học sinh: 
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Một số kiến thức toán học và kĩ năng liên quan đến chủ đề
a. Mục tiêu: HS nắm được một số kiếc thức và kĩ năng liên quan đến chủ đề
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV giới thiệu, làm rõ các kiến thức cần thiết được sử dụng trong chủ đề: kiến thức toán học về ba điểm thẳng hàng
- GV hướng dẫn HS kĩ năng tìm kiếm thông tin và trình bày kết quả học tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
+ HS theo dõi, lắng nghe GV hướng dẫn
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS ghi nhớ kiến thức
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chốt kiến thức
I. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHỦ ĐỀ
1. Một số kiến thức toán học về ba điểm thẳng hàng
Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng ta nói chúng thắng hàng.
Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
A
B
C
d
2. Kĩ năng tìm kiếm thông tin và trình bày kết quả hoạt động học tập
Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động học tập
2.1. Các hoạt động học tập cá nhân
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu về các hình ảnh về sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong cuộc sống
b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân hoàn thành nhiệm vụ
c. Sản phẩm học tập: Kết quả hoạt động của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV chiếu những hình ảnh về sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong cuộc sống cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS tìm kiến những hình ảnh về sắp xếp các vị trí thẳng hàng trong thực tiễn khác.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về ý nghĩa và ứng dụng của việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong thực tiễn
+ GV giải thích một số hiện tượng trong khoa học ví dụ về hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực từ đó yêu cầu HS sưu tầm những hiện tượng trong khoa học được giải thích bằng việc vận dụng những hiểu biết về việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng.
+ GV chiếu cho HS quan sát các hình ảnh về việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng giữ vai trò quan trọng trong nghệ thuật, kiến trúc. Từ đó yêu cầu HS sưu tầm những hình ảnh về việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong nghệ thuật, kiến trúc.
+ GV giới thiệu cho HS ý nghĩa của việc sắp xếp thẳng hàng trong các hoat động hàng ngày như xếp hàng khi mua sắm, làm thủ tục ở sân bay,.... cho thấy ững dụng của toán học trong cuộc sống. Từ đó GV nhấn mạnh tính giáo dục như: rèn luyện thói quen tôn trọng việc xếp hàng trật tự nơi công cộng, đảm bảo tính công bằng trong cuộc sống.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
+ GV quan sát, lắng nghe GV hướng dẫn.
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện theo các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, kết luận
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Các hoạt động học tập cá nhân
Có nhiều hình ảnh về việc sắp xếp thẳng hàng trong cuộc sống.
Ví dụ:
Hàng rào sắt
Trồng cây
- Ý nghĩa và ứng dụng của việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong thực tiễn.
+ Những hiểu biết về việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng góp phần giải thích một số hiện tượng trong khoa học.
+ Việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng giữ vai trò quan trọng trong nghệ thuật, kiến trúc.
+ Trong cuộc sống hàng ngày, việc xếp hàng khi mua sắm, thanh toán ở siêu thị, hoặc làm thủ tục lên máy bay ở sân bay,..... đảm bảo người đến trước sẽ được giải quyết trước, người đến sau được giải quyết sau. Do đó, đảm bảo tính công bằng cho mọi người.
2.2. Các hoạt động học tập theo nhóm
a. Mục tiêu: Tạo cơ hội để HS trải nghiệm, củng cố các kiến thức, lí thuyết được học
b. Nội dung: HS hoạt động theo nhóm hoàn thành nhiệm vụ
c. Sản phẩm học tập: Kết quả hoạt động của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV chia lớp thành các nhóm để thực hành tạo các vị trí thẳng hàng.
- GV nêu vấn đề, khuyến khích hỗ trợ các nhóm đề xuất ý tưởng và cách thực hiện hoạt động:
VD2. HS thực hành treo các vật thẳng hàng, cắm cọc thẳng hàng.
+ GV đặt câu hỏi: Làm thế nào để treo các vật thẳng hàng, cắm các cọc thẳng hàng?
+ Khuyến khích HS đưa ra các ý tưởng để thực hiện
VD3. HS thực hành sắp xếp đội hình thẳng hàng
+ GV hướng dẫn giúp HS liên hệ, vận dụng những kinh nghiệm từ thực tiễn khi các em sắp xếp đội hình từ tiểu học
- GV yêu cầu các nhóm trình bày những hình ảnh mà nhóm sưu tầm được về sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong thực tiễn cũng như nêu ý nghĩa và ứng dụng của chúng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
+ GV quan sát, lắng nghe GV hướng dẫn.
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận thực hành theo nhóm
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ Các nhóm báo cáo kết quả thực hành các hoạt động
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
2. Các hoạt động học tập theo nhóm
- Thực hành treo các vật thẳng hàng, cắm cọc thẳng hàng.
- Thực hành sắp xếp đội hình thẳng hàng.
- Các nhóm trình bày những hình ảnh mà nhóm sưu tầm được về sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong thực tiễn cũng như nêu ý nghĩa và ứng dụng của chúng.
2.3. Tổng kết, rút kinh nghiệm và đánh giá
a. Mục tiêu: HS đánh giá được các các hoạt động cá nhân, nhóm và sản phẩm của nhóm
b. Nội dung: GV và HS đánh giá
c. Sản phẩm học tập: Kết quả hoạt động của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hình thức đánh giá: theo hình thức đánh giá của học tập dự án.
Đánh giá hoạt động cá nhân:
+ Mỗi cá nhân tự đánh giá vào phiếu đánh giá cá nhân.
+ Nhóm đánh giá từng thành viên trong nhóm vào phiếu đánh giá cá nhân.
Đánh giá hoạt động và sản phẩm của nhóm:
+ Nhóm tự đánh giá lại hoạt động của nhóm và cho điểm vào phiêu đánh giá hoạt động của nhóm.
+ Thầy, cô giáo và các nhóm bạn đánh giá và cho điểm phần trình bày của từng nhóm vào phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV giúp HS củng cố ba ý nghĩa chính của kiến thức các điểm thẳng hàng
- GV củng cố các bước khi thực hành thông qua các ví dụ 2, 3

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_hoc_6_canh_dieu_hoat_dong_thuc_hanh_va_trai.docx