Giáo án môn Toán học 1 (Cánh diều) - Chương trình cả năm

Bài 1. TRÊN - DƯỚI, PHẢI - TRÁI

TRƯỚC – SAU. Ở GIỮA

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Xác định được các vị trí: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa trong tình huống cụ thế và có thế diễn đạt được bằng ngôn ngữ.

- Thực hành trải nghiệm sử dụng các từ ngữ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau,ở giữa để mô tả vị trí các đối tượng cụ thể trong các tình huống thực tế.

- Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh tình huống.

- Bộ đồ dùng Toán 1.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Hoạt động khởi động

- GV giới thiệu: Học toán lớp 1, chúng ta sẽ được học số, học các phép tính, các hình đơn giản và thực hành lắp ghép, đo độ dài, xem đồng hồ, xem lịch HS làm quen với bộ đồ dùng để học toán.

- GV hướng dẫn HS các hoạt động cá nhân, nhóm, cặp, cách phát biểu,.

- HS xem tranh khởi động, chia sẻ theo nhóm bàn về những gì các em nhìn thấy.

 

docx 190 trang canhdieu 19/08/2022 8280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán học 1 (Cánh diều) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Toán học 1 (Cánh diều) - Chương trình cả năm

Giáo án môn Toán học 1 (Cánh diều) - Chương trình cả năm
TOÁN 1
BỘ CÁNH DIỀU
Bài 1. TRÊN - DƯỚI, PHẢI - TRÁI
TRƯỚC – SAU. Ở GIỮA
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Xác định được các vị trí: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa trong tình huống cụ thế và có thế diễn đạt được bằng ngôn ngữ.
- Thực hành trải nghiệm sử dụng các từ ngữ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau,ở giữa để mô tả vị trí các đối tượng cụ thể trong các tình huống thực tế.
Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học.
II. CHUẨN BỊ
Tranh tình huống.
Bộ đồ dùng Toán 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Hoạt động khởi động
GV giới thiệu: Học toán lớp 1, chúng ta sẽ được học số, học các phép tính, các hình đơn giản và thực hành lắp ghép, đo độ dài, xem đồng hồ, xem lịch HS làm quen với bộ đồ dùng để học toán.
GV hướng dẫn HS các hoạt động cá nhân, nhóm, cặp, cách phát biểu,...
HS xem tranh khởi động, chia sẻ theo nhóm bàn về những gì các em nhìn thấy.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HS quan sát tranh trong khung kiến thức và trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.
HS sử dụng các từ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các sự vật trong bức tranh theo cách quan sát và cách diễn đạt của các em.
Ví dụ: Bạn gái đứng sau cây, ...
GV chỉ vào từng bức tranh nhỏ trong khung kiến thức và nhấn mạnh các thuật ngữ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa.
Lưu ý: Để HS hứng thú, sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên, GV có thể kể chuyện hoặc tạo bối cảnh cho tình huống bức tranh. Vì quan hệ vị trí có tính tương đối nên khi mô tả vị trí của đồ vật, sự vật, cần xác định rõ vị trí của đối tượng nào so với đối tượng nào.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS quan sát tranh và trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.
HS sử dụng các từ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các đồ vật trong bức tranh. Chẳng hạn: Hộp bút ở trên mặt bàn, ...
GV có thể đặt thêm các câu hỏi liên quan đến bức tranh:
+ Kể tên những vật ở dưới gầm bàn.
+ Kể tên những vật ở trên mặt bàn.
+ Trên bàn có vật nào ở bên tay trái bạn gái?
+ Trên bàn có vật nào ở bên tay phải bạn gái?
GV có thể hướng dẫn để HS thao tác: Lấy bút chì, tẩy, hộp bút rồi đặt chúng sao cho bút chì ở giữa, hộp bút ở bên phải bút chì, tẩy ở bên trái bút chì,...
Bài 2. HS quan sát tranh và trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.
HS sử dụng các từ: bên phải, bên trái để nói chỉ dẫn cho bạn nhỏ trong bức tranh muốn đến trường học thì rẽ sang bên nào, muốn đến bưu điện thì rẽ sang bên nào.
GV đặt câu hỏi giúp HS sử dụng các từ “phải, trái” để định hướng không gian. Ví dụ: Nếu muốn đi bộ về nhà, khi ra khỏi cổng trường em rẽ sang bên nào?
Bài 3
HS thực hiện lần lượt các động tác theo yêu cầu của bài toán dưới sự chỉ dẫn của GV.
HS trả lời câu hỏi: Phía trước, phía sau, bên trái, bên phải em là bạn nào?
Lưu ý: GV có thế tổ chức thành trò chơi “Làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm” cho HS hoạt động. Chẳng hạn: GV (hoặc chủ trò) giơ tay phải nhưng hô thành: “Các em hãy giơ tay trái.”, HS giơ tay trái theo lời GV (hoặc chủ trò) nói, ai làm sai thì bị phạt.
D. Hoạt động vận dụng
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
Khi tham gia giao thông em đi đường bên nào?
Khi lên xuống cầu thang em đi bên nào?
Sự khác nhau của hai biển báo giao thông này là gì?
E. Củng cố, dặn dò
Có rất nhiều quy tắc trong cuộc sống được xây dựng liên quan đến “phải - trái”, khi mọi người làm việc theo các quy tắc thì cuộc sống trở nên có trật tự. về nhà, các em tìm hiểu thêm những quy định liên quan đến “phải - trái”.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc quan sát tranh và sử dụng các từ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các sự vật trong bức tranh; thảo luận, đặt câu hỏi cho nhau về vị trí của những đồ vật, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc thao tác: lấy bút chì, tẩy, hộp bút rồi đặt chúng sao cho bút chì ở giữa, hộp bút ở bên phải bút chì, tẩy ở bên trái bút chì,...; liên hệ những quy tắc trong cuộc sông liên quan đến “phải - trái”,..., HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học.
Bài 2. HÌNH VUÔNG - HÌNH TRÒN
HÌNH TAM GIÁC - HÌNH CHỮ NHẬT
MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Gọi đúng tên các hình đó.
Nhận ra hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật từ các vật thật.
Ghép được các hình đã biết thành hình mới.
Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
Các thẻ hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật có kích thước, màu sắc khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Hoạt động khởi động
HS xem tranh khởi động chia sẻ theo cặp đôi về hình dạng của những đồ vật trong bức tranh. Chẳng hạn: mặt đồng hồ có dạng hình tròn, lá cờ có dạng hình tam giác.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
GV yêu cầu HS thực hiện các hoạt động sau:
HS lấy ra một nhóm các đồ vật có hình dạng và màu sắc khác nhau: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
GV hướng dần HS quan sát lần lượt từng tấm bìa hình vuông (có màu sắc, kích thước khác nhau) và nói: “Hình vuông”.
HS lấy ra một số hình vuông khác có trong bộ đồ dùng, nói: “Hình vuông”.
Thực hiện tương tự với hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
HS thảo luận nhóm: Kể tên các đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Sau đó, các nhóm chia sẻ trước lớp.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện theo cặp:
HS xem hình vẽ và nói cho bạn nghe đồ vật nào có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
GV hướng dẫn HS cách nói đủ câu, cách nói cho bạn nghe và lắng nghe bạn nói.
Bài 2. HS thực hiện theo cặp:
HS quan sát hình vẽ, chỉ vào hình vẽ và nói: hình tam giác có màu vàng, hình vuông có màu xanh, hình tròn và hình chữ nhật có màu đỏ, ...
GV khuyến khích HS diễn đạt bằng ngôn ngữ của các em; rèn cho HS cách đặt câu hỏi, cách trả lời, cách quan sát và phân loại hình theo màu sắc, theo hình dạng.
Bài 3. HS thực hiện theo nhóm:
Các nhóm HS suy nghĩ, sử dụng các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật đế ghép thành các hình như gợi ý hoặc các hình theo ý thích.
HS chia sẻ với bạn hình mới ghép được và ý tưởng ghép hình của mình. GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.
Hoạt động vận dụng
Bài 4. HS quan sát xung quanh lớp học, chỉ ra các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc quan sát, nhận dạng và phân loại hình, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc lắp ghép tạo hình mới từ các hình đã học, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
Thông qua việc trình bày ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời về các hình đã học, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.
Bài 3. CÁC SỐ 1, 2, 3
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 3. Thông qua đó, HS nhận
biết được số lượng, hình thành biểu tượng về các số 1, 2, 3.
Đọc, viết được các số 1, 2, 3.
Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 1, 2, 3.
Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ	
Tranh tình huống.
Một số chấm tròn; thẻ số 1, 2, 3 (trong bộ đồ dùng Toán 1).
Một số đồ vật quen thuộc với HS: 1 bút chì, 3 que tính, 2 quyển vở, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Hoạt động khởi động
HS quan sát tranh khởi động, nói cho bạn nghe những gì mình quan sát được.
HS chia sẻ trong nhóm học tập (hoặc cặp đôi).
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hình thành các số 1, 2, 3
HS quan sát khung kiến thức:
HS đếm số con vật và số chấm tròn tương ứng.
HS nói, chẳng hạn: “Có 1 con mèo. Có 1 chấm tròn. Số 1”.
Tương tự với các số 2, 3.
HS tự lấy ra các đồ vật (chấm tròn hoặc que tính, ...) rồi đếm (1, 2, 3 đồ vật).
HS giơ ngón tay hoặc lấy ra các chấm tròn đúng số lượng GV yêu cầu.
HS lấy đúng thẻ số phù hợp với tiếng vồ tay của GV (ví dụ: GV vỗ tay 3 cái, HS lấy thẻ số 3).
Viết các số 1, 2, 3
HS nghe GV hướng dẫn cách viết số 1 rồi thực hành viết số 1 vào bảng con.
Tương tự với các số 2, 3.
Lưu ý: GV nên đưa ra một số trường hợp viết sai, viết ngược để nhắc nhở HS tránh những lỗi sai đó.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
Đếm số lượng các con vật, đọc số tương ứng.
Trao đổi, nói với bạn về số lượng các con vật vừa đếm được. Chẳng hạn: HS chỉ vào hai con mèo rồi nói: “Có 2 con mèo”; đặt thẻ số 2.
Bài 2. HS thực hiện các thao tác:
Quan sát hình vẽ bên trái có 1 chấm tròn và ở dưới ghi số 1.
Đọc số ghi dưới mỗi hình, xác định số lượng chấm tròn cần lấy cho phù hợp.
Lấy số chấm tròn cho đủ số lượng, đếm để kiểm tra lại.
Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe kết quả.
Bài 3
HS đếm các khối lập phương, rồi đọc số tương ứng.
HS đếm tiếp từ 1 đến 3 và tập đếm lùi từ 3 đến 1.
D. Hoạt động vận dụng
Mỗi HS quan sát tranh, suy nghĩ, nói cho bạn nghe số lượng đồ vật theo mỗi tình huống yêu cầu. Chia sẻ trước lớp. GV lưu ý hướng dẫn HS cách đếm và dùng mẫu câu khi nói. Chẳng hạn: Có 3 quyến vở.
GV khuyến khích HS đếm các đồ dùng học tập trên bàn của mình, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp. Chẳng hạn: Trên bàn có mấy quyển vở?
E. Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua các hoạt động: quan sát tranh, đếm số lượng, nêu số tưcmg ứng; đọc sổ, xác định số lượng hình cần lấy, HS có cơ hội được phát triển một số NL: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn về số lượng đồ vật, sự vật trong từng tình huống, HS có cơ hội được phát triên
NL giao tiếp toán học.
LƯU Ý 
Đây là bài đầu tiên trong chuỗi bài về các số trong phạm vi 10. Vì vậy, bên cạnh các nội dung kiến thức, GV cần chú ý rèn cho HS các kĩ năng học tập môn Toán như: làm việc nhóm đôi, quan sát tranh khởi động thảo luận với bạn, cách đếm số lượng của sự vật trong tranh. GV cũng cần chú ý khai thác những kinh nghiệm, trải nghiệm về số lượng mà HS đã biết khi học ở Mầu giáo và trong cuộc sống.
Bài 4. CÁC SỐ 4, 5, 6
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 6. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về các số 4, 5, 6.
Đọc, viết được các số 4, 5, 6.
Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 4, 5, 6.
Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
Tranh tình huống.
Một số chấm tròn, hình vuông; các thẻ số từ 1 đến 6, ... (trong bộ đồ dùng Toán 1).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
HS quan sát tranh khởi động, nói cho bạn nghe những gì mình quan sát được.
HS chia sẻ trong nhóm học tập (hoặc cặp đôi).
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hình thành các số 4, 5, 6
HS quan sát khung kiến thức:
HS đếm số bông hoa và số chấm tròn.
HS nói, chẳng hạn: “Có 4 bông hoa. Có 4 chấm tròn, số 4”.
 ... Hoạt động khởi động
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bí ẩn mỗi con số” theo nhóm hoặc cả lớp:
- Một HS viết ra 5 số (mỗi số chứa một thông tin bí mật và có ý nghĩa nào đó liên quan đến ngươi viết) rồi đưa cho các bạn trong nhóm xem.
- Các HS khác đọc số, suy nghĩ, dự đoán và đặt câu hỏi để biết những số bạn viết ra có bí ẩn gì. Mỗi số được đoán 3 lần, ai giải mã được nhiều số bí ẩn nhất người đó thắng cuộc.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: 
HS quan sát tranh đếm số lượng mỗi loại quả rồi đọc kết quả cho bạn nghe.
HS nhận xét cách đếm của bạn và chia sẻ cách đếm khác nếu có.
Bài 2
a) HS thực hiện theo cặp: Cùng nhau rút ra một thẻ số bất kì, rồi đọc mỗi số đó.
b)HS thực hiện tìm sô thích họp trong ô ? rồi ghi kết quả vào vở:
25 gồm 2 chục và 5 đơn vị, ta viết 25 = 20 + 5;
64 gồm 6 chục và 4 đơn vị, ta viết 64 = 60 + 4;
80 gồm 8 chục và 0 đơn vị, ta viết 80 = 80 + 0. HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau, nói kết quả.
Bài 3
Cá nhân HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dấu (>, <, =) và viết kết quả vào vở.
Đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm. GV đặt câu hỏi để HS giải thích cách so sánh của các em.
Bài 4
HS quan sát các số 67, 49, 85, 38 để tìm số bé nhất, số lớn nhất rồi sắp xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
Có thể thay bằng các thẻ số khác và thực hiện tương tự như trên.
C. Hoạt động vận dụng
Bài 5
HS quan sát hình và dự đoán trong hình có bao nhiêu chiếc cốc. Sau đó, đếm để kiểm tra lại dự đoán của mình.
GV nhận xét: Trong cuộc sống không phải lúc nào người ta cũng đếm chính xác được mọi thứ mà dùng nhiều kĩ năng ước lượng. Em đã bao giờ ước lượng số 
lượng chưa? Kể cho bạn nghe những tình huống em thấy người ta dùng ước lượng trong cuộc sống.
D. Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Để có thể đếm đúng số lượng, so sánh chính xác hai số em nhấn bạn điều gi?
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua các hoạt động: đểm số lượng, nêu số tương ứng, sử dụng các dấu (>, <, =) để so sánh hai số, ước lượng số lượng đồ vật H.S có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Bài 74. ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ
TRONG PHẠM VI 100
MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Củng cố kĩ năng cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100.
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
Phát triển các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Một số tình huống đơn giản dần tới phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.
 CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Hoạt động khởi động
HS chia sẻ các tình huống có phép cộng, phép trừ trong thực tế gắn với gia đình em.
Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” để ôn tập các phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 đã học.
HS chia sẻ trước lóp: Đại diện một số bàn, đứng tại chồ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng, phép trừ mà mình quan sát được.
GV hướng dẫn HS chơi trò chơi, chia sẻ trước lớp, khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngữ của các em.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài (HS có thể đặt tính ra nháp để tìm kết quả hoặc tính theo cách riêng nhanh hơn của mình).
Đổi chéo vở, kiểm tra bài và cùng nhau chừa lỗi sai nếu có.
HS nêu lại cách thực hiện phép tính mỗi dạng có trong bài 1. Đặc biệt, ở câu b): Ta cần thực hiện mỗi phép tính lần lượt trừ trái qua phải.
Bài 2
HS đặt tính vào vở hoặc bảng con rồi tính.
Đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.
GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.
HS nhắc lại cách đặt tính thẳng cột và tính từ phải sang trái, những lưu ý khi thực hiện tính từng dạng bài.
Bài 3
HS thảo luận tìm lỗi sai trong mỗi phép tính, cùng nhau sửa lại cho đúng 
Liên hệ bản thân trong quá trình tính toán có gặp những lỗi sai kể trên không. Còn những lỗi sai nào nữa?
GV hỏi HS: Để tránh những lồi sai trong tính toán chúng ta phải làm gì? Đe kiểm tra lại kết quả phép tính em làm như thế nào?
Bài 4
HS quan sát hình vẽ, suy nghĩ tìm số bị vết mực che đi.
- HS chia sẻ với bạn cách suy nghĩ để tìm số bị che khuất. Ghi lại kết quả.
- Liên hệ, nhắc bạn sắp xếp đồ dùng gọn gàng để tránh xãy ra nhừm i đáng tiếc.
C. Hoạt động vận dụng
Bài 5
HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gi.
HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, tại sao).
HS viết phép tính thích họp và trả lời:
Phép tính: 32 + 47 = 79.
Trả lời: Cả hai anh chị bẻ được 79 bắp ngô.
HS kiểm tra lại phép tính và kết quả.
Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
Em thích nhất bài nào? Vì sao?
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sình
Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đon giản, biết vận dụng phép cộng, phép trừ đê giải quyết vấn đề, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.
Bài 75. ÔN TẬP VÊ THỜI GIAN
MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Củng cố kĩ năng xem lịch, xem đồng hồ chỉ giờ đúng, nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày.
Phát triên các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Mặt đồng hồ có thể quay được kim dài và kim ngắn.
Phiếu bài tập, tranh tình huống như trong SGK.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
Chơi trò chơi “Đố bạn”. HS quay kim đồng hồ và đố bạn đọc giờ.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp/nhóm bàn: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.
GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ: Làm thế nào em đọc được giờ trên đồng hồ?
Bài 2. HS thực hiện các thao tác sau:
Đọc giờ đúng trên mỗi đồng hồ.
Đọc thông tin dưới bức tranh để chọn đồng hồ thích họp với mỗi tranh vẽ.
Nói cho bạn nghe kết quả.
GV khuyến khích HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp:
+ Sắp xếp lại thứ tự hoạt động theo thời gian cho hợp lí.
+ Nổi về hoạt động của bản thân tại thời điểm trên mỗi đồng hồ đó.
Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.
Bài 3
HS quan sát tranh, quay kim ngắn trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng với hoạt động trong tranh, chẳng hạn: Buổi chiều, Mai giúp mẹ nấu cơm lúc 6 giờ nên quay kim ngắn chỉ số 6.
Chia sẻ với bạn: Buổi chiều, em thường làm gì lúc 6 giờ?
Nếu có thời gian, HS có thể nêu tình huống đố bạn quay kim đồng hồ chỉ giờ tương ứng, chẳng hạn: Buổi tối, tớ đi ngủ lúc 9 giờ.
Bài 4
HS chỉ vào từng tờ lịch đọc cho bạn nghe.
HS quan sát các tờ lịch trong bài, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp:
+ Ngày 2 tháng 9 là thứ năm;
+ Ngày 8 tháng 3 là thứ hai;
+ Ngày 19 tháng 5 là thứ tư;
+ Ngày 10 tháng 10 là chủ nhật.
Nói với bạn về những sự kiện em biết gắn với những ngày nói trên.
C. Hoạt động vận dụng
HS có thể liên hệ với bản thân và trả lời một trong những câu hỏi sau: Nếu không có lịch và không có đồng hồ thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao? Em biết những loại lịch nào? Những loại đồng hồ nào? Ngày xưa khi chưa có lịch và đồng hồ, người ta làm gì để nhận biết thời gian?
D. Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Điều đó giúp ích gì trong cuộc sống?
Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua các hoạt động thực hành quan sát, trao đổi, chia sẻ ý kiến về xem lịch, xem đồng ho vào các thời điểm gắn với sinh hoạt hằng ngày, HS có cơ hội được phát triẻn NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán; kích thích trí tò mò của HS về toán học, tăng cường sằn sàng hợp tác, giao tiếp với người khác, cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.
Bài 76. ÔN TẬP
MỤC TIÊU
Học xong bài này. HS đạt các yêu cầu sau:
Củng có kĩ năng đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100.
Củng cô kĩ năng cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100 và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tế.
- Củng cô kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
Biết sử dụng đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét đê đo độ dài.
Phát triển các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Phiếu học tập.
Mặt đồng hồ có thể quay được kim ngắn, kim dài.
Trò chơi, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước khi vào giờ học, giữa giờ học.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
Chơi trò chơi “Đố bạn” cả lóp hoặc theo nhóm. HS nêu yêu cầu và mời bạn đếm theo yêu cầu, chăng hạn: Đem từ 10 đến 18; Đem các số tròn chục; Đem tiếp 5; đếm lùi từ 20 về 10; ...
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
HS quan sát đoàn tàu, tìm số còn thiếu. Đọc các số và ghi vào phiếu học tập các số còn thiếu trên các toa tàu.
Nêu số lớn nhất, số bé nhất trong các số trên.
Bài 2
Cá nhân HS làm bài: Tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài. Đổi chéo vở, kiếm tra bài và cùng nhau chữa lỗi sai nếu có.
HS đặt tính rồi tính. Đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.
Bài 3
Cá nhân HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh được ghép thành từ những loại hình nào. Có bao nhiêu hình mỗi loại? (HS đếm từng loại hình trong tranh vẽ rồi ghi kết quả vào vở)
HS chỉ vào tranh vẽ diễn đạt theo ngôn ngữ cá nhân, chẳng hạn: Để lắp ghép được ô tô cần có 2 hình tròn, 2 hình chữ nhật, 2 hình tam giác và 1 hình vuông.
Bài 4
HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.
HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hòi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, tại sao).
HS viết phép tính thích hợp và trả lời:
Phép tính: 30 + 35 = 65.
Trả lời: Cả hai bạn sưu tầm được 65 bức ảnh.
Phép tính: 65 – 13 = 52.
Trả lời: Cả hai bạn sưu tầm được 52 bức ảnh màu.
HS kiểm tra phép tính và kết quả. Nêu câu trả lời.
GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, lưu ý HS tính ra nháp rồi kiểm tra kết quả.
C. Hoạt động vận dụng
Bài 5
HS quan sát tranh, nêu độ dài của mỗi vật.
HS quan sát mỗi đồng hồ, đọc giờ đúng trên mỗi đồng hồ.
HS quay kim đồng hồ chỉ giờ đúng theo yêu cầu của GV hoặc của bạn. Chẳng hạn: 3 giờ, 12 giờ.
Khuyến khích HS tìm một bài toán thực tế liên quan đến độ dài hoặc liên quan đến thời gian.
Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Để có thể làm tốt các bài trên em nhắn bạn điều gì?
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua các hoạt động: đọc, viết các số trong phạm vi 100; giải quyết bài toán găn với tình huông thực tiên và đo độ dài, HS có cơ hội được phát triên NL giải quyêt vân đê toán học, NL mô hình hoá toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
	- Thông qua các chia sẻ, trao đổi nhóm đặt câu hỏi phản biện, HS có cơ hội
phát triển NL họp tác, NL giao tiếp toán học.
LƯU Ý 
Bài này được thiết kế cho 2 tiết học, GV có thể căn cứ vào đối tượng HS để đúc ra các bài ôn tập và đánh giá cho phù hợp sao cho đánh giá được các yêu cầu quy định hay không.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_hoc_1_canh_dieu_chuong_trinh_ca_nam.docx