Giáo án điện tử Lớp 2 (Cánh diều) - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 - Thạch Ngọc Mỹ Duy

CHỦ ĐỀ 3: BỐ MẸ YÊU THƯƠNG

BÀI : BỌ RÙA TÌM MẸ

Ngày soạn: 2 /11 /2021 Ngày dạy: 29/11/2021

I. MỤC TIÊU:

- Chia sẻ với bạn về các hình ảnh em thấy trong bức tranh, nêu được phỏng đoán của bản thân về nhân vật chính qua tên bài học, tên bài đọc và tranh minh hoạ.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lượt lời của các nhân vật, lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Mọi người cần quan tâm, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác; biết liên hệ với bản thân: cần quan tâm, giúp đỡ bạn bè; bước đầu biết đọc phân vai.

* Phẩm chất, năng lực

- Phát triển năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ và phán đoán

- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm

 

docx 56 trang canhdieu 15/08/2022 7900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 (Cánh diều) - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 - Thạch Ngọc Mỹ Duy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 2 (Cánh diều) - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 - Thạch Ngọc Mỹ Duy

Giáo án điện tử Lớp 2 (Cánh diều) - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 - Thạch Ngọc Mỹ Duy
TUẦN 5
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TIẾNG VIỆT.
CHỦ ĐỀ 3: BỐ MẸ YÊU THƯƠNG
BÀI : BỌ RÙA TÌM MẸ
Ngày soạn: 2 /11 /2021 Ngày dạy: 29/11/2021
I. MỤC TIÊU:
- Chia sẻ với bạn về các hình ảnh em thấy trong bức tranh, nêu được phỏng đoán của bản thân về nhân vật chính qua tên bài học, tên bài đọc và tranh minh hoạ. 
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lượt lời của các nhân vật, lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Mọi người cần quan tâm, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác; biết liên hệ với bản thân: cần quan tâm, giúp đỡ bạn bè; bước đầu biết đọc phân vai. 
* Phẩm chất, năng lực
- Phát triển năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ và phán đoán
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm 
II. CHUẨN BỊ: 
-SHS, VTV, VBT, SGV. 
-Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ở SHS phóng to (nếu được).
 -Tranh, ảnh các con vật: bọ rùa, rái cá, (nếu có). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
T/L 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
5’
1.Khởi động:
-GV giới thiệu tên chủ điểm: Bố mẹ yêu thương
-Yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm Bố mẹ yêu thương.
-HD HS quan sát tranh, chia sẻ với bạn về các hình ảnh em thấy trong tranh và phỏng đoán nội dung câu chuyện Bọ rùa tìm mẹ. 
+ Có những con vật nào trong bức tranh?
+ Mỗi con vật có hành động, thái độ như thế nào?
- GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Bọ rùa tìm mẹ. 
 - HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm Bồi
- HS quan sát tranh, chia sẻ với bạn về các hình ảnh em thấy trong tranh và phỏng đoán nội dung câu chuyện Bọ rùa tìm mẹ.
- HS nêu tự bài.
2. Khám phá và luyện tập
Tiết 1. Đọc
10’
*Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng 
* Mục tiêu: Giúp đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu.
* Cách tiến hành: 
 - GV đọc mẫu ( Lời của nhân vật bọ rùa: giọng và thái độ lo lắng; lời của nhân vật kiến: ôn tồn, cảm thông; lời của bọ rùa mẹ: trìu mến; lời người dẫn chuyện: từ tốn, chậm rãi có thay đổi nhịp điệu, tốc độ theo diễn tiến của câu chuyện, nhấn mạnh ở những từ ngữ, câu biểu thị ý chính của bài đọc, VD: Mẹ em / rất đẹp / ạ.; Bọ rùa / lấy bút / vẽ mẹ, kiến / xem rồi / bảo,).
 - GV hướng dẫn đọc và đọc một số từ khó do ảnh hưởng của biến thể phương ngữ.
 -Yêu cầu HS đọc thành tiếng bài đọc.
HS nghe đọc
- HS nghe đọc một số từ khó do ảnh hưởng của biến thể phương ngữ, như: rùa, rất, vẽ, quay, lạc, lao,...; hướng dẫn cách ngắt nghỉ theo logic ngữ nghĩa, như Chờ / một lúc lần /, nhiệt quá /, bọ rùa / ngồi phịch xuống , khóc., Bọ rùa chạy ào tới, mẹ / ôm chặt / bọ rùa/ và bảo,...
- HS đọc thành tiếng bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
20’
*Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nội dung bài.
* Cách tiến hành: 
 -Yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, 
-GV hướng dẫn đọc thầm lại bài đọc và tìm hiểu nội dung bài.
-Yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi . 
-Yêu cầu HS nêu nội dung.
 -Yêu cầu HS liên hệ với bản thân: cần quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
-HS giải nghĩa: bọ rùa, rái cá,...
-HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp nhóm nhỏ để trả lời các câu hỏi trong SHS.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi. 
+Vì sao bọ rùa bị lạc mẹ?
+Những việc làm nào cho thấy kiến biết chia sẻ với bọ rùa?
+ Bọ rùa đã làm gì để tìm mẹ?
+Nhờ đâu các bạn tìm được mẹ cho bọ rùa?
 - HS nêu nội dung: Mọi người cần quan tâm, chia sẻ, yêu trong giúp đỡ người khác
- HS liên hệ với bản thân cần quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
Tiết 2
15’
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
* Mục tiêu: Giúp HS đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
* Cách tiến hành: 
 -Yêu cầu HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài 
- GV đọc lại đoạn từ đầu đến Mẹ em rất đẹp ạ; 
-Yêu cầu HS luyện đọc lời người dẫn chuyện, lời bọ rùa, lời anh kiến và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ đầu đến Mẹ em rất đẹp. 
- HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS nghe GV đọc lại đoạn từ đầu đến Mẹ em rất đẹp , nghe GV hướng dẫn luyện đọc lại.
- HS luyện đọc lời người dẫn chuyện, lời bọ rùa, lời anh kiến và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ đầu đến Mẹ em rất đẹp ạ.
-HS đọc cả bài.. 
17’
*Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng 
* Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo -Giọng ai cũng hay.
* Cách tiến hành: 
 -Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo -Giọng ai cũng hay. 
-Yêu cầu HS đọc phân vai trong nhóm 4
 (HS có thể đổi vai, lưu ý: HS khá giỏi đọc theo vai người dẫn chuyện )
-Yêu cầu một vài nhóm đọc phân vai trước lớp 
GV nhận xét kết quả
-HS đọc yêu cầu và xác định được yêu cầu của bài tập.
HS tiến hành đọc phân vai: dẫn chuyện, bọ rùa,kiến, bọ rùa mẹ.
- HS nghe một vài nhóm đọc phân vai trước lớp 
3’
3.Củng cố và nối tiếp:
- Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nêu lại nội dung bài.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
* Điều chỉnh sau bài dạy:..
.. .
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
MÔN: TOÁN - TIẾT 21
BÀI 14: LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày soạn: 2 /11 /2021 Ngày dạy: 29/11/2021
I. MỤC TIÊU:
 - Giúp HS nhận biết được phép cộng trong phạm vi 20. Tính được phép công bằng cách nhẩm hoặc tách số.
- Hình thành bảng cộng vận dụng vào giải các bài toán thực tế có liên quan.
*Năng lực, phẩm chất:
- Phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề toán học.
 - Chăm chỉ , trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
 - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ.
- Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Slide minh họa...
- SGK, vở bài tập , vở nháp...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
T/L 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
1. Khởi động 
GV cho HS chơi trò chơi “ Truyền bóng”
HS nêu một phép cộng trong phạm vi 20 và đố bạn thưc hiện
-Nhận xét, đánh giá HS làm bài.
GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới
-HS chơi trò chơi
-Lắng nghe
-HS lắng nghe
22’
2. Thực hành, luyện tập 
* Mục tiêu :Giúp HS thực hiện được phép tính trong phạm vi 20 
* Cách tiến hành: 
Bài tập 1:
- GV cho HS đọc YC bài
 - Yêu cầu HS tự làm bài tập 1
 -Gọi HS nêu bất kì
 -Nhận xét (GV lưu ý kĩ thuật tính với các dạng cộng lặp, ví dụ 6+6,7+7 , 8+8 
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc YC bài
GV lưu ý : Dạng toán cộng lặp và tính trường hợp có hai dấu cộng ( tính từ trái qua phải)
-Yêu cầu HS nêu cách tính
-Nhận xét
- Gọi 1 số HS lần lượt lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn
-GV sửa bài tập 
-Nhận xét bài làm của cả lớp, chấm bài ở vở.
Bài 3 :
- GV cho HS đọc bài 3
+ Bài 3 yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Ở mỗi bên đã có kết quả cụ thể chưa?
-Yêu cầu HS làm theo nhóm đôi tìm ra cách làm nhanh và chính xác nhất
-Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả và nêu cách làm của nhóm mình.
-GV nhận xét và tuyên dương những nhóm có cách làm hay ( không thực hiện tính kết quả từng bên nhưng vẫn so sánh được) Ví dụ 9 + 7 .... 9 + 9
Lần lượt so sánh hai bên đều có số 9 , còn lại 7 thì bé hơn 9 nên điền dấu <
-1 HS đọc YC bài
-HS làm cá nhân
-HS nêu
- Lắng nghe
1 HS đọc yêu cầu đề bài
4+ 4 + 3
3 + 3+ 6
7 + 1+ 8
5 + 4+ 5
-HS nêu cách tính
-Lắng nghe
- 4 HS lần lượt lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
-HS nhận xét
-Quan sát, lắng nghe
-Lắng nghe
-HS đọc yêu cầu bài tập 3
-Điền dầu > , < , = 
-HS trả lời
-HS làm nhóm đôi
-Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả và nêu cách làm của nhóm mình
-Nhóm khác nhận xét
-HS quan sát và lắng nghe
6’
Vận dụng 
- Yêu cầu HS đọc bài 4
+ Đề bài hỏi gì? 
+ Muốn biết hai hàng có tất cả bao nhiêu bạn thì phải làm thể nào?...
- Yêu cầu HS làm cá nhân vào vở..
- GV cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn
- GV đánh giá HS làm bài
Phép tính 8 + 8 = 16
Hai hàng có tất cả 16 bạn
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS nêu để phân tích đề
-HS nêu
-HS làm cá nhân vào vở
-HS kiểm tra chéo vở và báo cáo kết quả.
-HS lắng nghe
2’
3. Củng cố - dặn dò 
+ Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?
GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
HS nêu ý kiến 
HS lắng nghe
 * Điều chỉnh sau bài dạy:..
.. .
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGIỆM
CHỦ ĐỀ 2: EM LÀ AI?
 TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
THAM GIA PHÁT ĐỘNG TÌM KIẾM TÀI NĂNG NHÍ
Ngày soạn: 2 /11 /2021 Ngày dạy: 29/11/2021
I. MỤC TIÊU
HS nắm được yêu cầu phong trào Tìm kiếm tài năng nhí và sẵn sàng tham gia.
Định hướng cho HS chuẩn bị các hoạt động đầu tháng 10 với nội dung hướng đến bản thân. 
* Năng lực, phẩm chất
Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. 
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. CHUẨN BỊ
 - Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn. 
Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
T/L
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.
* Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. 
2. Hình thành kiến thức
* Mục tiêu: HS tham gia phong trào Tìm kiếm tài năng nhí. 
* Cách tiến hành: 
- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. 
- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới. 
- Nhà trường triển khai một số nội dung phát động phong trào Tìm kiếm tài năng nhí theo gợi ý:
+ Ý nghĩa của phong trào: Giúp HS tự tin thể hiện bản thân, bộc lộ và phát huy tài năng của mình. 
+ Các lớp sẽ tổ chức và trình diễn tài năng của các bạn trong lớp vào tiết Sinh hoạt lớp trong tuần. 
+ Nội dung trình diễn tài năng: hát, múa, đóng kịch, nhảy,...có thể biểu diễn theo cá nhân hoặc nhóm. 
- HS chào cờ. 
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe để thực hiện. 
* Điều chỉnh sau bài dạy:..
.. .
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
MÔN: TOÁN - TIẾT 22
BÀI 15: LUYỆN TẬP VỀ PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 20
Ngày soạn: 2 /11 /2021 Ngày dạy: 30/11/2021
I. MỤC TIÊU:
- HS nhận biết được phép trừ trong phạm vi 20, dạng 10 trừ đi một số và “ trừ đi một số để có kết quả là 10”, 
- Giúp HS chuẩn bị cho việc học về phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 20
*Năng lực ,phẩm chất:
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
 - Chăm chỉ , trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy tính, tivi chiếu nội dung bài,slide, tấm thẻ
- SGK, vở bài tập , vở nháp...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
T/L
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5'
1. Khởi động .
Yêu cầu HS chơi trò chơi “ Đố bạn”
-GV nêu luật chơi
-Lượt 1: HS nêu một phép trừ trong phạm vi 10 đố bạn thực hiện.
- Lượt 2 : HS nêu một phép trừ( không nhớ) trong phạm vi 20 và đố bạn thưc hiện
-Nhận xét, đánh giá HS 
GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới
HS chơi trò chơi
-Lắng nghe
-HS chơi trò chơi
-HS tham gia chơi
-HS lắng nghe
22’
2. Thực hành -Luyện tập 
* Mục tiêu: HS ôn luyện kĩ năng “ 10 trừ đi một số” 
* Cách tiến hành: 
 Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc YC bài
- GV tổ chức cho HS chơi theo cặp ( sử dụng tấm thẻ đã chuẩn bị)
-Mời các nhóm tham gia chơi
-Nhận xét,củng cố lại nội dung bài 
 Bài 2
- GV cho HS đọc YC bài
-Cho HS nhận xét về cách tính  ... 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TIẾNG VIỆT.
CHỦ ĐỀ 3:BỐ MẸ YÊU THƯƠNG
 VIẾT TIN NHẮN
Ngày soạn: 2 /11 /2021 Ngày dạy: 03/12/2021
I. MỤC TIÊU: 
- Viết được tin nhắn cho người thân theo gợi ý và tình huống đã cho. 
 - Yêu thích môn học
* Phẩm chất, năng lực
 - Phát triển năng lực tự học, hợp tác và chia sẻ
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm 
 II. CHUẨN BỊ: 
-SHS, VTV, VBT, SGV. 
-Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ở SHS phóng to (nếu được). 
 HS mang tới lớp tranh/ ảnh gia đình, người thân; sách/ báo có bài thơ về gia đình đã tìm đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:
T/L 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
3’
1.Khởi động:
- Lớp phó văn nghệ điều khiến các bạn hát vui.
- GV giới thiệu bài
- GV ghi bảng tên bài
Hs hát
HS lắng nghe
 2. Khám phá, luyện tập
15’
 *Hoạt động 1: Nói theo gợi ý 
* Mục tiêu: Giúp HS nói đợc câu theo gợi ý.
* Cách tiến hành: 
 -Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 6a, quan sát mẫu.
 -HD HS thảo luận trong nhóm đôi theo nội dung các câu hỏi (nhắn tin cho ai, nhắn những nội dung gì?) 
+Tin nhắn của ai gửi cho ai?
+ Tin nhắn có những nội dung gì?
-GV gợi ý về các phần của tin nhắn: ngày tháng từ, ngữ xưng hô.
- GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của BT 6a, quan sát mẫu.
- HS thảo luận trong nhóm đối theo nội dung các câu hỏi 
- HS trả lời câu hỏi gợi ý của GV về các phần của tin nhắn: ngày tháng” từ ngữ xưng hô (với người mình sẽ gửi tin nhắn) nội dung tin nhắn + tên của mình (người nhắn tin). 
- Một số HS nói trước lớp về nội dung và trình tự các phần của một tin nhắn 
-HS nhận xét
12’
*Hoạt động 2: Viết tin nhắn 
* Mục tiêu: Giúp HS viết được tin nhắn
* Cách tiến hành: 
 -Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 6b, nhớ lại nội dung đã nói ở BT 6a.
 -HD HS viết bài vào VBT. 
–GV nhận xét
- HS xác định yêu cầu của BT 6b, nhớ lại nội dung đã nói ở BT 6a. --HS viết bài vào VBT.
-Một số HS đọc và thuốc lá 
3’
3.Củng cố và nối tiếp:
- Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nêu lại nội dung bài.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
* Điều chỉnh sau bài dạy:..
.. .
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TIẾNG VIỆT.
CHỦ ĐỀ 3:BỐ MẸ YÊU THƯƠNG
 ĐỌC MỘT TRUYỆN VỀ GIA ĐÌNH
Ngày soạn: 2 /11 /2021 Ngày dạy: 03/12/2021
I. MỤC TIÊU: 
- Chia sẻ một truyện đã đọc về gia đình. 
 -Nói được 1 -2 câu thể hiện tình cảm với bố mẹ hoặc người thân.
 - Yêu thích môn học
* Phẩm chất, năng lực
 - Phát triển năng lực ngôn ngữ, giáo tiếp và hợp tác
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm 
 II. CHUẨN BỊ: 
-SHS, VTV, VBT, SGV. 
-Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ở SHS phóng to (nếu được). 
 HS mang tới lớp tranh/ ảnh gia đình, người thân; sách/ báo có bài thơ về gia đình đã tìm đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
T/L 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
3’
1.Khởi động:
- Lớp phó văn nghệ điều khiến các bạn hát vui.
- GV giới thiệu bài
- GV ghi bảng tên bài
Hs hát
HS lắng nghe
 2. Khám phá, luyện tập
 Vận dụng
15’
1. Đọc mở rộng 
*Hoạt động 1: Chia sẻ một một truyện đã đọc về gia đình 
* Mục tiêu: Giúp HS chia sẻ một một truyện đã đọc về gia đình
* Cách tiến hành: 
-Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1a. 
-Yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm .
–GV nhận xét
-HS xác định yêu cầu của BT la
- HS chia sẻ trong nhóm nhỏ một truyện về gia đình mà mình đã tìm đọc: tên tên tác giả, tên sách báo có truyện đó, tên nhân vật,..
- Một vài HS chia sẻ trước lớp.
-HS nghe bạn và GV nhận xét.
*Hoạt động 2: Viết Phiếu đọc sách (VBT) 
* Mục tiêu: Giúp HS viết được phiếu đọc sách.
* Cách tiến hành: 
 -Yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài thơ em đã đọc, tác giả, khổ thơ em thích. 
–GV nhận xét.
- HS viết vào Phiếu đọc sách tên truyện, nhân vật, đặc điển. 
-Một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp.
- HS nhận xét.
17’
2. Nói câu thể hiện tình cảm của em với bố mẹ hoặc người thân
* Mục tiêu: Giúp HS nói câu thể hiện tình cảm của em với bố mẹ hoặc người thân
* Cách tiến hành: 
- GV hướng dẫn một vài điều em có thể chia sẻ với người thân: 
+ Em muốn nói với ai?
+ Em muốn nói điều gì?
+ Em cần lưu ý điều gì khi nói với người thân
?
 Yêu cầu HS thảo luận nói câu của mình trong nhóm. Trước lớp.
-HS nghe GV hướng dẫn một vài điều em có thể chia sẻ với người thân
 - Bố me; ông bà và anh chị.
- Những việc mà người thân đã làm cho em, những cảm xúc mà người thân đem lại cho em.
- Xưng hô cho đúng vai ngữ điệu nói, nét mặt, ánh mắt, điệu bộ.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Chia sẻ trước lớp.
3’
3.Củng cố và nối tiếp:
- Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nêu lại nội dung bài.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
* Điều chỉnh sau bài dạy:..
.. .
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
MÔN: TOÁN - TIẾT 25
BÀI 18: LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 2 /11 /2021 Ngày dạy: 03/12/2021
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố về các cách làm tính trừ (có nhớ) đã học trong phạm vi 20 bằng cách “đếm lùi” và “làm cho tròn 10”.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
Năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực phân tích và tổng hợp, tư duy và lập luận toán học, vận dụng các phép tính đã học vào giải quyết một số vấn đề thực tế. 
 - Cẩn thận, chăm chỉ, trách nhiệm, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ 
- SGK, vở, đồ dùng học tập,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
T/L 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
1. Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” theo cặp. 
- Luật chơi: Bạn A viết một phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 ra nháp hoặc ra bảng con đố bạn B tìm kết quả và nói cách tính. Đổi vai cùng thực hiện.
- GV cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”
- GV đánh giá HS chơi
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới
- HS lắng nghe luật chơi
- HS chơi
- HS lắng nghe
22’
2. Thực hành -Luyện tập 
* Mục tiêu: Củng cố về các cách làm tính trừ (có nhớ) đã học trong phạm vi 20.
* Cách tiến hành: 
 Bài 1 (trang 34)
- GV chiếu bài trên màn hình
- GV cho HS đọc YC bài
- Cá nhân HS quan sát số ghi trên mỗi ô cửa sổ của ngôi nhà; Quan sát phép trừ ghi trên mỗi tấm thẻ mà các con vật đang cầm trên tay rồi lựa chọn số thích hợp với kết quả của từng phép tính.
- Yêu cầu HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau, đọc phép tính và nói kết quả tương ứng vói mỗi phép tính.
- Cho HS nhận xét
 - GV nhấn mạnh kiến thức bài 1.
Bài 2 (trang 34)
- GV chiếu bài, cho HS đọc và xác định YC bài.
- Cá nhân HS tự làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài.
- Yêu cầu HS thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.
- GV hướng dẫn HS cách làm các bài tập có hai phép trừ liên tiếp thì thực hiện lần lượt từ trái qua phải. Ví dụ: 15-5-2=10-2 = 8.
- Hỏi: Bài tập 2 củng cố kiến thức gì?
- - GV nhấn mạnh kiến thức bài 2.
Bài 3 (trang 34)
- GV cho HS đọc bài 3
- Yêu cầu HS tìm kết quả các phép cộng và trừ nêu trong bài.
- GV hướng dẫn HS sử dụng quan hệ giữa các phép tính cộng và trừ để thực hiện các phép tính. Ví dụ: 9 + 4 = 13 thì 13-4 = 9.
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 4 (trang 35)
- GV cho HS đọc bài 4
- GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Hỏi:Vậy mẹ còn lại bao nhiêu quả trứng?
- HS kiểm tra.
- - GV nhấn mạnh kiến thức bài 2.
- HS quan sát
- 1 HS đọc YC bài
- HS làm bài cá nhân
- Mời 2-3 nhóm trình Bày trước lớp.
- HS đối chiếu, nhận xét
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm
- HS làm cá nhân
- HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau
- HS lắng nghe
- HS nêu ý kiến cá nhân
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
Cá nhân HS tự làm bài 3: Tìm kết quả các phép cộng và trừ nêu trong bài.
- HS thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.
- HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS chữa bài
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS trả lời
- HS suy nghĩ về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép tính nào để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra và giải thích tại sao).
- HS viết phép tính thích hợp và trả lời:
Phép tính: 15-8 = 7.
- 2 HS trả lời. Cả lớp nhận xét.
- Trả lời: Mẹ còn lại 7 quả trứng.
5’
*Vận dụng
 Bài 5 (trang 35)
- Gọi HS đọc bài 5
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi về hai cách làm tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 bằng cách “đếm lùi” và “làm cho tròn 10”, phân tích ưu và nhược điểm của từng cách. Rút ra kết luận cho bản thân.
- GV mời HS trình bày lựa chọn của mình và phân tích. 
- GV chốt
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Thảo luận nhóm đôi
- Cả lớp lắng nghe
3’
3. Củng cố - dặn dò 
-Yêu cầu HS nêu cảm nhận hôm nay biết thêm được điều gì.
+ Em thích nhất hoạt động nào?
-Yêu cầuHS liên hệ, tìm tòi một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.
- Về nhà, tìm hỏi ông bà, cha mẹ, người thân xem có còn cách nào khác để thực hiện phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 hay không. Tiết sau chia sẻ với cả lớp.
- HS nêu ý kiến 
- HS lắng nghe
* Điều chỉnh sau bài dạy:..
.. .
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGIỆM
CHỦ ĐỀ 2: EM LÀ AI?
 TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP -TÌM KIẾM TÀI NĂNG CỦA LỚP
Ngày soạn: 2 /11 /2021 Ngày dạy: 03/12/2021
I. MỤC TIÊU
Thể hiện được năng khiếu, sở thích của bản thân thông qua hoạt động trình diễn tài năng. 
Xây dựng mối quan hệ thân thiện, vui vẻ với bạn bè. 
* Năng lực,phẩm chất
Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. 
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. CHUẨN BỊ
Giáo án. SGK Hoạt động trải nghiệm. 
SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC 
T/L
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1. Khởi động
* Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.
* Cách tiến hành: GV điều hành lớp và nêu hoạt động Tìm kiếm tài năng của lớp. 
2. Hình thành kiến thức
* Mục tiêu: Từng tổ thể hiện tài năng trước lớp. 
*Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS: Trên cơ sở phong trào Tìm kiếm tài năng nhí của trường phát động vào đầu tuần, mỗi tổ sẽ chọn một tiết mục biểu diễn trước lớp theo chủ đề tự chọn.
- Từng tổ thể hiện tài năng trước lớp.
- GV khen ngợi và cả lớp cùng bình chọn tiết mục sẽ tham gia biếu diễn trước toàn trường. 
- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS về nhà kể cho bố mẹ, người thân nghe về những tài năng nhí của lớp. 
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trình diễn trước lớp. 
* Điều chỉnh sau bài dạy:..
.. .
SINH HOẠT TẬP THỂ
Thứ sáu ngày . tháng .. năm 2021
I - MỤC TIÊU: 
- Rèn cho HS biết định hướng các nội dung cần thực hiện khi hoạt động tập thể
- Giúp HS biết quan tâm tình hình lớp, biết đề nghị hoặc bày tỏ ý kiến của mình
- Giáo dục HS các kĩ năng xây dựng nề nếp học tập đúng đắn. Biết đề nghị hoặc khen thưởng bạn có thành tích
II- NỘI DUNG:
1.Ổn định: Hát tập thể
a.GVCN nhận xét, đánh giá tình hình chung của lớp
+ Học tập:.
.. 
.
..
.. 
..
.
..
.. 
 + Nề nếp:
.
..
.. 
.. 
.
..
.. 
 b. Tuyên dương- Khen ngợi
.
..
.. 
 2. Một số nội dung hoạt động phong trào cần thực hiện trong tuần sau : 
	- Nhiệm vụ
+ Học tập:.
.. 
.
..
.. 
 + Nề nếp:
..
.
..
.. 
.
..
.. 3 . Phong trào:
 - Tham gia phong trào đội và các phong trào khác.
	- Sinh hoạt giáo dục tuyên truyền ý nghĩa ngày lễ trong tháng.
.
..
.. 
.
..
.. 
.
..
.. 
KHỐI TRƯỞNG DUYỆT
Ngày/../..
 Lữ Thị Xuân Mai 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_2_canh_dieu_tuan_5_nam_hoc_2021_2022_tha.docx