Kế hoạch bài dạy Toán 7 (Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Tuyên

CHƯƠNG I. SỐ HỮU TỈ

Tiết 1-2 -3 BÀI 1: TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được số hữu tỉ và lấy được ví dụ về số hữu tỉ.

- Nhận biết được tập hợp các số hữu tỉ.

- Nhận biết được số đối của một số hữu tỉ.

- Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ.

- Biểu diễn được số hữu tỉ trên trục số.

- So sánh được hai số hữu tỉ.

- Viết được một số hữu tỉ bằng nhiều phân số bằng nhau.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

- Thông qua các thao tác đọc số, viết số thành phân số, so sánh các số, . HS có cơ hội để hình thành NL tư duy và lập luận toán học.

- Thông qua các thao tác biểu diễn số trên trục số, tìm số đổi của một số hữu tỉ, HS có cơ hội để hình thành NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

 

docx 199 trang Đức Bình 25/12/2023 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán 7 (Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Tuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Toán 7 (Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Tuyên

Kế hoạch bài dạy Toán 7 (Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Tuyên
soạn: 05.09.2022	Ngày giảng: 07.09.2022
CHƯƠNG I. SỐ HỮU TỈ
TIẾT 1-2 -3 BÀI 1: TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được số hữu tỉ và lấy được ví dụ về số hữu tỉ.
- Nhận biết được tập hợp các số hữu tỉ.
- Nhận biết được số đối của một số hữu tỉ.
- Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ. 
- Biểu diễn được số hữu tỉ trên trục số.
- So sánh được hai số hữu tỉ.
- Viết được một số hữu tỉ bằng nhiều phân số bằng nhau.
2. Năng lực 
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: 
- Thông qua các thao tác đọc số, viết số thành phân số, so sánh các số, ... HS có cơ hội để hình thành NL tư duy và lập luận toán học. 
- Thông qua các thao tác biểu diễn số trên trục số, tìm số đổi của một số hữu tỉ, HS có cơ hội để hình thành NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 
- Thông qua các thao tác như chuyển đổi ngôn ngữ từ đọc, viết số sang kí hiệu số, đọc hiểu thông tin từ bảng, hình ảnh, ... HS có cơ hội để hình thành NL giao tiếp toán học. 
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước thẳng có chia khoảng, một số hình ảnh có xuất hiện các số hữu tỉ; Trục số biểu diễn số nguyên; trục số có chia sẵn vạch; Phiếu học tập.
2 - HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- HS thấy được sự tồn tại của các con số quen thuộc trong cuộc sống, thấy được mối liên hệ chung của các con số đó.
- Gợi tâm thế, tạo hứng thú học tập.
b) Nội dung: HS thực hiện các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV dẫn dắt, đặt vấn đề: 
+ GV chiếu và yêu cầu HS quan sát bảng nhiệt độ lúc 13h ngày 24/01/2016 tại 1 số trạm đo: 
Trạm đo
Nhiệt độ (oC)
Pha Đin (Điện Biên)
-1,3
Mộc Châu (Sơn La)
-0,5
Đồng Văn (Hà Giang)
0,3
Sa Pa (Lào Cai)
-3,1
GV đặt và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: “Các số chỉ nhiệt độ nêu trên có viết được dưới dạng phân số không?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để trả lời được câu hỏi tên, cũng như hiểu rõ hơn về tập hợp các số hữu tỉ, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay”.
⇒Bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Số hữu tỉ
a) Mục tiêu: 
- Nhận biết được số hữu tỉ và lấy được ví dụ về số hữu tỉ
- Vận dụng kiến thức để viết các số dưới dạng phân số.
b) Nội dung:
- HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức về số hữu tỉ theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS ghi nhớ khái niệm số hữu tỉ, nhận dạng được số hữu tỉ, giải được các bài tập HĐ1, Luyện tập 1. 
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS tự thực hiện HĐ1 vào vở cá nhân, sau đó thảo luận cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- GV mời 1-2 HS trả lời, cả lớp nhận xét. GV chốt đáp án, đánh giá, dẫn dắt:
 “Cách viết các phân số trên được gọi là số hữu tỉ. Vậy, em hiểu thế nào là số hữu tỉ?”
→GV mời 1-2 HS phát biểu, sau đó chốt lại kiến thức khái niệm và kí hiệu số hữu tỉ.
→1-2 HS đọc phần kiến thức trọng tâm.
- GV lưu ý HS kí hiệu tập hợp số hữu tỉ là Q.
- GV yêu cầu đọc Ví dụ 1, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Các số -5; 0; -0,41; 259 có là số hữu tỉ?Vì sao?
- GV dẫn dắt để HS rút ra Chú ý: 
Mỗi số nguyên là một số hữu tỉ
Các phân số bằng nhau là các cách viết khác nhau của cùng một số hữu tỉ.
- GV cho ví dụ về nhận xét trên và yêu cầu HS lấy ví dụ tương tự.
- GV cho HS làm Luyện tập 1 để áp dụng chú ý vừa rút ra.
(HS viết được các số đã cho dưới dạng phân số và giải thích được vì sao các số đó là các số hữu tỉ)
→HS nhận xét, GV đánh giá
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu, thảo luận, trao đổi và hoàn thành các yêu cầu.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Hoạt động nhóm đôi: Hai bạn cùng bạn giơ tay phát biểu, trình bày miệng. Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân: giơ tay phát biểu trình bày bảng. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại các khái niệm số hữu tỉ, kí hiệu và lưu ý.
I. Số hữu tỉ
HĐ1:
-3=-31; 0,5=12;237=177.
⇒Kết luận:
Số hữu tỉ là số được viết dưới dạng phân số ab, với a,b∈Zb ≠0.
Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là Q.
Chú ý:
- Mỗi số nguyên là một số hữu tỉ.
- Các phân số bằng nhau là các cách viết khác nhau của cùng một số hữu tỉ.
Luyện tập 1: 
21=211 -12=-121 
-7-9=79;-4,7=-4710 
-3,05=-305100 
⇒Các số 21;-12;-79;-4,7;-3,05 là các số hữu tỉ.
Hoạt động 2: Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số
a) Mục tiêu: 
- Qua việc ôn lại cách biểu diễn số nguyên trên trục số, HS có cơ hội trải nghiệm để biết cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số. 
- HS kết nối giữa kiến thức biểu diễn số nguyên trên trục số đã biết và kiến thức mới: biểu diễn số hữu tỉ trên trục số.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức về biểu diễn số hữu tỉ trên trục số theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS biểu diễn số nguyên 1 trên trục số. Sau khi chữa bài, GV chia đoạn từ điểm 0 đến điểm 1 thành hai phần bằng nhau và kết luận: điểm chia đôi đó biểu diễn số 12 
→ GV khẳng định: Tương tự như đối với số nguyên, ta có thể biểu diễn mọi số hữu tỉ trên trục số, điểm biểu diễn số hữu tỉ a được gọi là điểm a. 
- GV yêu cầu HS đọc, thảo luận nhóm đôi về cách biểu diễn số hữu tỉ 710trên trục số và biểu diễn theo các bước hoàn thành HĐ2. 
→GV ghi lên bảng, thực hiện theo từng bước, viết đến đâu giải thích đến đó. HS quan sát GV thực hiện rồi ghi vào vở.
- GV yêu cầu HS đọc, thảo luận, trao đổi hỏi đáp nhóm Ví dụ 2, Ví dụ 3 để hiểu kiến thức.
- HS trao đổi nhóm thực hành nhận biết các điểm đã cho trên trục số biểu diễn các số hữu tỉ nào và mỗi HS tự thực hiện việc biểu diển các số hữu tỉ trên trục số thông qua việc hoàn thành Luyện tập 2.
- HS phát biểu, các HS khác nghe, nhận xét; GV đánh giá mức độ hiểu bài của HS.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
II. Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số
HĐ2:
Biểu diễn số hữu tỉ 710trên trục số
- Nhận xét: 
Do 1420=710 nên điểm A cũng là điểm biểu diễn số hữu tỉ1420trên trục số.
⇒Kết luận:
+ Trên trục số, điểm biểu diễn số hữu tỉ a được gọi là điểm a
+ Các phân số bằng nhau cùng biểu diễn một số hữu tỉ nên khi biểu diễn số hữu tỉ trên trục số, ta có thể chọn một trong những phân số đó để biểu diễn số hữu tỉ trên trục số. Thông thường ta chọn phân số tối giản để biểu diễn số hữu tỉ đó.
Luyện tập 2:
 Biểu diễn các số hữu tỉ: -0,3 trên trục số
Hoạt động 3: Số đối của một số hữu tỉ
a) Mục tiêu: 
- Có hình ảnh trực quan về số đối.
- Giúp HS có cơ hội trải nghiệm nhận biết số đối của một số hữu tỉ.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS quan sát trục số, trao đổi cặp đôi, trả lời câu hỏi hoàn thành HĐ3.
→HS trả lời, lớp nhận xét, GV đánh giá:
- GV dẫn dắt, chốt kiến thức, HS phát biểu khung kiến thức trọng tâm.
- GV cho học sinh đọc và thảo luận Ví dụ 4 → GV nhấn mạnh cho HS ghi nhớ nội dung nhận xét: số đối của số -a là số a, tức là -(-a)=a
- HS thực hành tìm số đối của mỗi số hữu tỉ và vận dụng kĩ năng tổng hợp để giải quyết vấn để thực tiễn liên quan đến số hữu tỉ thông qua việc hoàn thành Luyện tập 3.
- HS phát biểu, các HS khác nghe, nhận xét; GV đánh giá mức độ hiểu bài của HS.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
III. Số đối của một số hữu tỉ
HĐ3:
Điểm -54và 54trên trục số cách đều và nằm về hai phía điểm gốc O.
⇒Kết luận:
+ Hai số hữu tỉ có điểm biểu diễn trên trục số và cách đều và nằm về hai phía điểm gốc O là hai số đối nhau, số này là số đối của số kia.
+ Số đối của số hữu tỉ a kí hiệu là -a.
+ Số đối của số 0 là 0 
Nhận xét: 
Số đối của số -a là số a, tức là -(-a)=a
Luyện tập 3.
Số đối của các số 29; -0,5 lần lượt là:
-29; 0,5;
Hoạt động 4: So sánh các số hữu tỉ
a) Mục tiêu: 
- Giúp HS biết so sánh hai số hữu tỉ thông qua hoạt động đưa hai số đó về cùng dạng phân số, cùng dạng số thập phân. 
- HS biết cách so sánh 2 số hữu tỉ thông qua dùng hình ảnh vị trí của hai số trên trục số.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt tình huống: Số nào nhỏ hơn trong hai số 7 và -9?
→ GV khẳng định: Trong hai số hữu tỉ khác nhau, có một số nhỏ hơn số kia và nhắc lại kí hiệu ">", nhỏ hơn "<.
- GV cho HS nhắc lại khái niệm về số nguyên dương, số nguyên âm, sau đó hướng dẫn HS ghi nhớ khái niệm số hữu tỉ dương, số hữu tỉ âm.
GV nhấn mạnh thêm: Số hữu tỉ 0 không là số hữu tỉ dương, cũng không là số hữu tỉ âm và tính chất nếu a < b, b < c thì a < c.
- GV yêu cầu học sinh đọc phần so sánh hai số hữu tỉ trong SGK ra kết luận về so sánh 2 số hữu tỉ.
(Trên cơ sở HS đã biết so sánh hai phân số, hai số thập phân, GV hướng dẫn HS: Để so sánh hai số hữu tỉ, ta viết chúng về cùng dạng phân số (hoặc cùng dạng số thập phân) rồi so sánh chúng.)
GV phân tích, lấy VD để HS hiểu rõ hơn sau đó yêu cầu HS lấy VD tương tự để kiểm tra mức độ hiểu bài của HS.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại cách so sánh hai phân số và cách so sánh 2 số thập phân. 
→HS trả lời, lớp nhận xét, GV đánh giá.
- GV cho học sinh đọc và thảo luận HĐ4 để rút ra cách so sánh 2 số hữu tỉ .
→HS trả lời, lớp nhận xét, GV đánh giá và rút ra nhận xét.
- GV cho h ... ọng trong cơ thể con người. Phổi phải làm việc miệt mài, không ngừng nghỉ từ khi chúng ta sinh ra đến khi trút hơi thở cuối cùng. Bài học hôm chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chức năng của phổi, dung tích phổi và cùng nhau thực hành tính dung tích toàn phổi chuẩn.”
⇒ Chủ đề 3: Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Dung tích phổi
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Nội dung chính của chủ đề 
Hoạt động 1. Giới thiệu về chức năng phổi, dung tích toàn phổi 
a) Mục tiêu: 
- HS nhận biết được chức năng của phổi 
- HS biết cách để bảo vệ phổi 
b) Nội dung: HS thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm học tập: HS ghi nhớ được phổi là gì, chức năng của phổi và lấy được ví dụ về cách để bảo vệ phổi. 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chiếu video giới thiệu về chức năng của phổi cho HS quan sát (link video)
- GV yêu cầu HS nhắc lại các chức năng của phổi để thấy được tầm quan trọng của phổi
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, nêu các cách để bảo vệ phổi. 
- GV dẫn dắt chuyển sang nội dung tiếp theo: Để bảo vệ và duy trì hoạt động của phổi thì việc kiểm tra phổi đóng vai trò rất quan trọng. Trong đó đo dung tích toàn phổi là một trong các cách giúp ta kiểm tra chức năng của phổi và khả năng hô hấp. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thực hiện hoạt động theo yêu cầu và chỉ dẫn của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV mời một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của GV.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV tổng kết kiến thức, đánh giá quá trình hoạt động của HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.
I. Nội dung chính của chủ đề 
1. Giới thiệu về chức năng phổi 
- Chức năng của phổi: 
+ Cung cấp oxygen cho cơ thể (chức năng chính)
+ Vân chuyển khí carbonic ra bên ngoài
- Cách bảo vệ phổi 
+ tập thể dục, tập thở thường xuyên 
+ Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm
+ Ngăn ngừa nhiễm trùng 
+ Có chế độ sinh hoạt, làm việc và dinh dưỡng hợp lí 
+ Kiểm tra chức năng của phổi và khả năng hô hấp 
Hoạt động 2. Giới thiệu về dung tích toàn phổi 
a) Mục tiêu: 
- HS nhận biết được dung tích toàn phổi là gì 
- HS nhận biết được các phương pháp chính để đo dung tích toàn phổi 
b) Nội dung: HS thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm học tập: HS ghi nhớ các kiến thức về dung tích toàn phổi 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu về dung tích toàn phổi 
- GV giới thiệu cho HS quy định trong y học về cách tính dung tích toàn phổi của một người
- GV nhấn mạnh : Việc đo dung tích toàn phổi thường chỉ được tiến hành ở các cơ sở y tế với những máy móc chuyên dụng. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thực hiện hoạt động theo yêu cầu và chỉ dẫn của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV mời một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của GV.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS, yêu cầu HS ghi các nội dung trọng tâm vào vở và dẫn dắt chuyển sang nội dung tiếp theo : Để có thể chuẩn đoán về khả năng hoạt động của phổi từ số đo dung tích toàn phổi, người ta tiến hành xây dựng các dung tích toàn phổi chuẩn đối với nam, nữ cho từng độ tuổi, đặc biệt là xây dựng các công thức tính dung tích toàn phổi chuẩn. 
2. Giới thiệu về dung tích toàn phổi 
- Dung tích toàn phổi có thể hiểu đơn giản là tổng lượng khí mà phổi của một người có thể chứa được.
à Đo dung tích toàn phổi là một trong những cách tốt nhất để đo lường chức năng của phổi.
- Để tính dung tích toàn phổi của một người, trong y học, người ta quy định như sau: 
• Dung tích toàn phổi (Total lung capacity, TLC) là tổng toàn bộ thể tích của các khí trong phổi sau khi đã hít vào tối đa; 
• Dung tích sống (Vital capacity, VC) là lượng khí thở ra tối đa sau khi đã hít vào tối đa;
• Thể tích cặn (Residual volume, RV) là lượng khí còn lại trong phổi sau khi thở ra tối đa. Khi đó, dung tích toàn phổi được tính theo công thức sau: TLC = VC + RV. 
- Hiện nay trong y học, để đo dung tích toàn phổi người ta có thể thực hiện như sau: 
+ Sử dụng máy đo có tên gọi là máy thể tích kí thân (Body plethysmography); 
+ Sử dụng phương pháp pha loãng khí helium.
à Việc đo dung tích toàn phổi thường chỉ được tiến hành ở các cơ sở y tế với những máy móc chuyên dụng.
Hoạt động 3. Công thức tính dung tích toàn phổi chuẩn 
a) Mục tiêu: 
- HS nhận biết được công thức tính dung tích toàn phổi chuẩn 
b) Nội dung: HS thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm học tập: HS biết cách sử dụng công thức để tính dung tích phổi chuẩn của HS nam và nữ ở lứa tuổi 13 (với chiều cao và cân nặng cụ thể) 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV giới thiệu với HS về công thức tính dung tích toàn phổi chuẩn đối với nam và nữ trong độ tuổi từ 6 đến 14 (từ năm 1962)
- GV nhấm mạnh đơn vị tính của các đại lượng trong công thức 
- GV yêu cầu HS vận dụng công thức tính dung tích toàn phổi chuẩn của HS nam, nữa ở độ tuổi 13 (chỉ số chuẩn của độ tuổi theo thông tin của WHO) 
Giới tính
Chiều cao (H:cm)
Cân nặng (W:kg)
Dung tích toàn phổi chuẩn (ml)
Nam
156,2
45,3
?
Nữ
156,7
45,8
?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thực hiện hoạt động theo yêu cầu và chỉ dẫn của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV mời đại diện HS trình bày/báo cáo kết quả thảo luận 
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, yêu cầu HS nhắc lại công thức tính dung tích toàn phổi chuẩn. 
3. Công thức tính dung tích toàn phổi chuẩn 
- Công thức tính dung tích toàn phổi chuẩn (đơn vị tính: mi – li – lít) đối với nam và nữ trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi 
Dung tích toàn phổi chuẩn đối với nam: 30,71H + 29,35WW – 2 545
Dung tích toàn phổi chuẩn đối với nữ: 30H + 31,31W – 2 536 
Trong đó: 
H: chiều cao (cm)
W: cân nặng (kg)
Hoạt động 4. Ý nghĩa của đo dung tích toàn phổi 
a) Mục tiêu: 
- HS thấy được sự cần thiết của việc đo dung tích toàn phổi 
b) Nội dung: HS thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm học tập: HS nêu được ý nghĩa của đo dung tích toàn phổi ; những giải pháp để cải thiện sức khỏe phổi, giữ cho phổi khỏe mạnh 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV cung cấp cho HS thông tin : Theo thời gian, dung tích toàn phổi và chức năng phổi của chúng ta sẽ giảm dần kể từ sau 20 tuổi. 
- GV chiếu video về bênh xơ phổi hậu Covid 19 cho HS (link video)
- Từ những thông tin GV cung cấp, HS thảo luận nhóm đôi và nêu ý nghĩa của việc đo dung tích toàn phổi. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thực hiện hoạt động theo yêu cầu và chỉ dẫn của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV mời đại diện HS trình bày/báo cáo kết quả thảo luận 
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV phân tích, đánh giá câu trả lời của HS, nhấn mạnh lại ý nghĩa của việc đo dung tích toàn phổi. 
4. Ý nghĩa của đo dung tích toàn phổi 
- Theo thời gian, dung tích toàn phổi và chức năng phổi của chúng ta sẽ giảm dần kể từ sau 20 tuổi
- Đo dung tích toàn phổi là một trong những cách tốt để theo dõi sức khoẻ phổi. Thông qua số đo đó, chúng ta có giải pháp kịp thời bảo vệ sức khoẻ phổi, giữ cho phổi khoẻ mạnh và cung cấp đủ lượng khí oxygen cần thiết cho cơ thể.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: 
- HS sử dụng được công thức đã nêu để thực hành tính được dung tích toàn phổi chuẩn 
b) Nội dung: HS thảo luận nhóm thực hành tính dung tích toàn phổi chuẩn 
c) Sản phẩm học tập: Bảng kết quả tính dung tích toàn phổi chuẩn của từng cá nhân trong nhóm 
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV chia HS thành 4 nhóm theo 4 tổ 
+ GV hướng dẫn HS thực hành nhóm, thực hiện các yêu cầu của HĐ1. 
Từng HS trong nhóm sử dụng công thức đã nêu ở mục I.3 tính dung tích toàn phổi chuẩn của bản thân 
Các nhóm tổng hợp và điền kết quả vào mẫu bảng 2 
Họ và tên
Giới tính
Chiều cao
Cân nặng
Dung tích toàn phổi chuẩn
?
?
?
?
?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thực hiện hoạt động theo yêu cầu và chỉ dẫn của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV mời một số nhóm trình bày/báo cáo kết quả thực hành của nhóm. 
- GV tập hợp kết quả, tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả thực hành của các nhóm.
Lưu ý : GV không phổ biến chung các số liệu liên quan đến cá nhân từng HS 
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của HS trên thực tế tổ chức dạy học).
- Làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để HS ghi nhận, thực hiện.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
- Giúp HS có ý thức cải thiện thể trạng 
b) Nội dung: HS đề xuất biện phát để cải thiện kết quả thể trạng 
c) Sản phẩm: Kết quả thảo luận, đề xuất của HS 
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS các nhóm các nhóm quan sát kết quả tính dung tích phổi chuẩn của nhóm mình, chỉ ra những kết quả thể trạng chưa tốt 
- HS thảo luận đề xuất biện pháp để cải thiện kết quả thể trạng đối với các kết quả thể trạng chưa tốt.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thực hiện hoạt động, đề xuất giải pháp cải thiện sức khỏe phổi. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV mời một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của GV.
- GV tổng kết, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả thực hành 
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành theo yêu cầu 
- HS đánh giá hoạt động cá nhân và đánh giá hoạt động và sản phẩm của nhóm theo mẫu báo cáo 
Mẫu 1
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN
Họ và tên: 	
Nhóm:	
Điểm đánh giá:	
STT
Ý thức trách nhiệm
Ý thức hợp tác, tôn trọng, lắng nghe
Ý thức tổ chức, kỉ luật
Khả năng lãnh đạo nhóm
Khả năng sáng tạo trong công việc
Kết quả thực hiện công việc được giao
Tổng điểm
Điểm 
 Tốt: 3 điểm 
 Khá: 2 điểm
 Trung bình: 1 điểm
 Yếu: 0 điểm
Mẫu 2
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN THEO NHÓM
Tên nhóm:	
Điểm đánh giá: 	
STT
Họ và tên
Ý thức trách nhiệm
Ý thức hợp tác, tôn trọng, lắng nghe
Ý thức tổ chức, kỉ luật
Khả năng lãnh đạo nhóm
Khả năng sáng tạo trong công việc
Kết quả thực hiện công việc được giao
Tổng điểm
1
2
 Tốt: 3 điểm 
 Khá: 2 điểm
 Trung bình: 1 điểm
 Yếu: 0 điểm
Mẫu 3
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm:  
Lớp: 
Tên hoạt động: 
Mục đánh giá
Tiêu chí
Chi tiết
Điểm tối đa
Kết quả
1.Đánh giá quá trình hoạt động của nhóm
 (Điểm tối đa 30)
1. Sự tham gia của các thành viên: tham gia đầy đủ
10
2. Sự hợp tác của các thanh viên: tinh thần hợp tác tốt
10
3. Sự sắp xếp thời gian hoạt động: nhanh, hợp lí
10
2. Đánh giá bài thuyết trình kế hoạch của nhóm
(Điểm tối đa 30)
1. Ý tưởng: thu hút, sáng tạo, khả thi
10
2. Nội dung: kế hoạch rõ ràng, chi tiết, cụ thể, tính toán chính xác
10
3. Trình bày: mạch lạc, cuốn hút, thuyết phục
10
3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 
(Điểm tối đa 40)
1.Marketing
20
2. Lợi nhuận
20
TỔNG ĐIỂM 
100
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn và ghi nhớ lại các kiến thức đã học về dung tích phổi 
- Hoàn thành phần HĐ2 trong SGK – tr39 
- Chuẩn bị bài mới “Chương VI, Biểu thức đại số - Bài 1. Biểu thức số, biểu thức đại số”.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_7_canh_dieu_nam_hoc_2022_2023_nguyen_v.docx