Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 (Cánh diều) - Tuần 35 - Bài: Ôn tập cuối học kì II (Bản 4 cột)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Củng cố, khắc sâu kiến thức, kỹ năng, thái độ về các chuẩn mực hành vi: bảo quản đồ dùng cá nhân, bảo quản đồ dùng gia đình, thể hiện cảm xúc bản thân, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, tuân thủ quy định nơi công cộng, yêu quê hương.
- Thực hiện được các hành vi theo chuẩn mực đã học phù hợp với lứa tuổi.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
3. Phẩm chất:
Chủ động được việc thực hiện các hành vi theo các chuẩn mực đã học.
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 (Cánh diều) - Tuần 35 - Bài: Ôn tập cuối học kì II (Bản 4 cột)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 (Cánh diều) - Tuần 35 - Bài: Ôn tập cuối học kì II (Bản 4 cột)
Trường Tiểu học Giáo viên: . Lớp : 2.. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Đạo đức – Tuần 35 Ngày ... tháng .năm ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được: 1. Kiến thức, kĩ năng - Củng cố, khắc sâu kiến thức, kỹ năng, thái độ về các chuẩn mực hành vi: bảo quản đồ dùng cá nhân, bảo quản đồ dùng gia đình, thể hiện cảm xúc bản thân, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, tuân thủ quy định nơi công cộng, yêu quê hương. - Thực hiện được các hành vi theo chuẩn mực đã học phù hợp với lứa tuổi. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. 3. Phẩm chất: Chủ động được việc thực hiện các hành vi theo các chuẩn mực đã học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, các hình vẽ (cho trò chơi đuổi hình bắt chữ),thiết kế trò chơi: Mảnh ghép bí mật, bông hoa Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, áo/chăn (mỗi đội đưa mỗi cái), bút màu,.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TG Nội dung và mục tiêu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” *Cách chơi: - GV đưa ra các hình vẽ gắn với nội dung từng bài học (có thể lấy các hình vẽ trong SGK). Dựa vào hình vẽ, HS đoán tên bài học được nói đến. - GV chia lớp làm hai đội, cử thi kí dán bông hoa (mỗi câu trả lời đúng tặng 1 bông hoa) - GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương sự tham gia của HS trong trò chơi. - HS tham gia chơi - HS nêu tên bài học. - HS lắng nghe. 9’ 2. Luyện tập *HĐ 1: Trò chơi “Thi thể hiện kĩ năng bảo quản đồ dùng, thể hiện cảm xúc tích cực và kiểm soát cảm xúc tiêu cực” *Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức, kỹ năng, hành vi bảo quản đồ dùng cá nhân và đồ dùng gia đình và kiểm soát cảm xúc. Cách chơi: - GV chia lớp làm các đội (tương ứng các tổ). - Mỗi đội thực hiện các nhiệm vụ sau: + Gấp gọn áo/ chăn. + Xếp gọn đồ dùng sách vở, đồ dùng học tập tại khu vực của đội mình. + Vẽ khuôn mặt chỉ cảm xúc của mình khi chơi (mỗi HS chỉ vẽ 1 khuôn mặt). + Vẽ khuôn mặt chỉ cảm xúc của bạn khi chơi xong (mỗi HS chỉ vẽ 1 khuôn mặt). - Thời gian: 5 phút - Sau thời gian quy định, các đội trưng bày sản phẩm, các bạn đi quan sát. - Cách đánh giá: Gv có thể cho HS đánh giá bằng cách thả tim. Đội nào có nhiều bạn thả tim thì đội đó chiến thắng. - Nhận xét, tuyên dương các bạn tham gia trò chơi. - GV khen những bạn thực hiện tốt các hành vi giữ gìn và bảo quản đồ dùng. - HS tham gia trò chơi - Thả tim - Lắng nghe 10’ * HĐ 2: Vẽ tranh thể hiện quy định nơi công cộng *Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, kỹ năng, hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng. Cách tiến hành: - Gv chia lớp thành 6 nhóm. - Yêu cầu HS nêu một số quy định nơi công cộng. - Mỗi nhóm lựa chọn 2 trong các quy định đã nêu rồi vẽ tranh minh họa quy định đó. - Các nhóm cử một bạn lên, trình bày chia sẻ. - Gv nhận xét thái độ làm việc của các nhóm, tuyên dương nhóm tích cực. - Gv chốt: Tuân thủ quy định nơi công cộng ở quê hương cũng là một việc làm thể hiện tình yêu quê hương. -HS nêu một số quy định - Vẽ theo nhóm - Nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho nhóm bạn. - Lắng nghe - HS lắng nghe 8’ * HĐ 3: Trò chơi “Mảnh ghép bí mật” *Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức, hành vi thể hiện tình yêu nơi mình đang sống, học tập. *Chuẩn bị: - Gv thiết kế 8 mảnh ghép, mỗi mảnh ghép tương ứng chứa các câu hỏi và bức tranh( vẽ hoặc chụp ) về quê hương; nơi bạn đang sống. *Cách chơi: - Chia lớp làm hai đội - Mỗi đội sẽ lựa chọn một ô bất kỳ, mở ô đó ra chứa đựng một câu hỏi (nội dung câu hỏi có liên qua đến bức tranh, đến quê hương), mỗi bức tranh chứa đựng một chữ cái. Nếu đội nào trả lời đúng câu hỏi sẽ nhận được một bông hoa. - Sau khi mở các mảnh ghép trả lời đúng từ khóa: Quê hương; hát được bài hát về quê hương sẽ được nhận 5 bông hoa. - Đội nào nhận được nhiều hoa là đội chiến thắng. - Câu hỏi có thể là; + Tên con đường là gì? + Người này có công lao gì đối với quê hương? + Tên người này là gì? + Nghề nghiệp chính của người dân ở quê hương là gì? + Nêu việc làm (thể hiện tình yêu quê hương) trong bức tranh? +. - Nhận xét, tuyên dương đội chiến thắng. - Gv chốt kiến thức về thể hiện tình yêu quê hương. - HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe, trả lời câu hỏi, hát, - Lắng nghe. 3’ 3. Củng cố - dặn dò - Nêu tên các bài đạo đức đã học? H: Em học được gì trong tiết học hôm nay? H: Em thích điều gì nhất trong tiết học nay? - GV nhận xét, đánh giá tiết học - Tặng hoa, phần thưởng cho HS học tốt. 2-3 HS nêu - HS trả lời - Lắng nghe.
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_mon_dao_duc_2_canh_dieu_tuan_35_bai_on_tap.docx