Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 (Cánh diều) - Bài 3: Yêu quý bạn bè (Bản 4 cột)

Bài 3: Yêu quý bạn bè (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nêu được một số biểu hiện yêu quý bạn bè

-Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự yêu quý bạn bè

-Sẵn sàng tham gia hoạt dộng phù hợp để giúp đỡ bạn gặp khó khăn

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Nhận ra được một số biểu hiện của việc yêu quý bạn bè

- Thể hiện được sự yêu quý bạn bè qua các hành động cụ thể

- Biết được vì sao phải yêu quý bạn bè

3. Phẩm chất:

Chủ động được thể hiện sự yêu quý bạn bè qua các việc làm cụ thể

 

docx 11 trang canhdieu 18/08/2022 20181
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 (Cánh diều) - Bài 3: Yêu quý bạn bè (Bản 4 cột)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 (Cánh diều) - Bài 3: Yêu quý bạn bè (Bản 4 cột)

Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 (Cánh diều) - Bài 3: Yêu quý bạn bè (Bản 4 cột)
Ttrường Tiểu học 
Giáo viên: .
Lớp : 2..
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Đạo đức – Tuần 6
Ngày ... tháng .năm 
Chủ đề: Kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè
Bài 3: Yêu quý bạn bè (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nêu được một số biểu hiện yêu quý bạn bè
-Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự yêu quý bạn bè
-Sẵn sàng tham gia hoạt dộng phù hợp để giúp đỡ bạn gặp khó khăn
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Nhận ra được một số biểu hiện của việc yêu quý bạn bè
- Thể hiện được sự yêu quý bạn bè qua các hành động cụ thể
- Biết được vì sao phải yêu quý bạn bè
3. Phẩm chất:
Chủ động được thể hiện sự yêu quý bạn bè qua các việc làm cụ thể
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, Tranh phóng to (dùng cho hoạt động 2 phần Khám phá, hoạt động 1 phần Luyện tập, một số đạo cụ đóng vai, giấy vẽ, bút màu, lợn đất
Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Khởi động 
Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đoán xem ai?”
*Cách chơi: Quản trò (một học sinh) lên trước lớp nêu một số đặc điểm về người bạn của mình và đố cả lớp đoán xem đó là bạn nào. Ví dụ: “ Bạn ấy có má lúm đồng tiền, da hơi nâu. Đố các bạn là ai?” . Dưới lớp các bạn sẽ đoán tên một người bạn trong lớp. Nếu đoán đúng thì bạn vừa được đoán sẽ lên thay bạn quản trò, nêu một số đặc điểm của một bạn khác trong lớp để cả lớp đoán. Trò chơi cứ thế tiếp tục
- GV cho Hs tham gia chơi
- GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài.
-Học sinh lắng nghe cách chơi
HS tham gia chơi
HS lắng nghe
9’
2. Khám phá 
Hoạt động 1: Kể về người bạn mà em yêu quý
*Mục tiêu: Hs kể được về một người bạn của mình
GV chia lớp thành nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau:
*Nhiệm vụ 1: Hs chia sẻ trong nhóm về một người bạn mà em yêu quý theo các gợi ý sau: 
a. Bạn tên là gì?
b. Bạn có những đặc điểm gì?
c. Vì sao lại yêu quý bạn?
d. Em ấn tượng nhất về điều gì ở bạn?
*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá hoạt động của các bạn theo tiêu chí sau:
+ Trình bày: nói to, rõ ràng
+ Nội dung: đầy đủ, hợp lí
+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- GV mời một nhóm HS chia sẻ về người bạn của mình trước lớp 
-Gv yêu cầu HS nhận xét phần trình bày bạn, góp ý, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho bạn
GV kết luận: Chúng ta ai cũng có bạn thân. Có bạn cùng học, cùng chơi sẽ vui hơn.
- GV nhận xét sự tham gia của học sinh trong hoạt động này và chuyển sang hoạt động tiếp theo
-Học sinh lắng nghe nhiệm vụ của nhóm
-Học sinh lắng nghe nhiệm vụ của nhóm
- Hs chia sẻ trong nhóm
- Đại diện các nhóm chia sẻ về người bạn của mình trước lớp
HS nhận xét phần trình bày của bạn, góp ý, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho bạn
Học sinh lắng nghe
Học sinh lắng nghe
9’
Hoạt động 2: Tìm hiểu lời nói, hành động thể hiện sự yêu quý bạn bè
Mục tiêu:
Thông qua hoạt động, HS nêu được một số biểu hiện yêu quý bạn bè
- GV yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ sau: 
*Nhiệm vụ 1: Quan sát tranh mục 2, trang 15 sgk Đạo đức 2 và thực hiện các nhiệm vụ sau:
a. Bạn trong tranh đã có lời nói, việc làm gì với bạn của mình?
b. Lời nói và việc làm đó thể hiện điều gì?
*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá hoạt động của các bạn theo các tiêu chí sau: 
+ Trình bày: nói to, rõ ràng
+ Câu trả lời: đầy đủ, hợp lí
+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc
-Gv quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết
-Gv chiếu tranh mục 2 phóng to ( hoặc treo tranh phóng to lên bảng) và mời đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày về một tranh
-Gv yêu cầu HS nhận xét phần trình bày của bạn, góp ý, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho bạn
-Gv nêu câu hỏi mở rộng: Em còn biết những việc làm nào khác thể hiện sự yêu quý bạn bè?
-GV tổng kết (theo từng tranh):
+ Tranh Giúp bạn đeo cặp: thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè
+Tranh An ủi khi bạn có chuyện buồn: Thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, động viên bạn
+Tranh Chúc mừng sinh nhật bạn: Thể hiện sự quan tâm, chia sẻ niềm vui với bạn
+Tranh Cho bạn mượn truyện tranh: thể hiện sự chia sẻ với bạn
+Tranh Ủng hộ sách vở, đồ dùng cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn: thể hiện sự chia sẻ khi bạn gặp khó khăn.
+Tranh Các bạn nắm tay nhau múa hát vui vẻ: Thể hiện sự đoàn kết không phân biết giới tính, dân tộc, khuyết tật.
+Tranh Hai bạn đang khoác vai nhau vui vẻ: thể hiện sự hòa thuận với bạn bè.
-GV kết luận: Sự quan tâm, giúp đỡ chia sẻ đoàn kết với bạn là những biểu hiện của sự yêu quý bạn bè
- GV nhận xét sự tham gia của học sinh trong hoạt động này và chuyển sang hoạt động tiếp theo 
- HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
-HS thực hiện nhiệm vụ
-Đại diện từng nhóm lên trình bày
-Các nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn, góp ý, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn
Học sinh chia sẻ trước lớp
Học sinh lắng nghe
Học sinh lắng nghe
Học sinh lắng nghe
9’
Hoạt động 3: Thảo luận về cách ứng sử thể hiện sự yêu quý bạn bè
Mục tiêu:
HS nêu được một số cách ứng xử thể hiện sự yêu quý bạn bè
GV chia lớp thành nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau:
*Nhiệm vụ 1: HS thảo luận nhóm 4” về một trong các cách sau:
a. Cách nói xưng hô thể hiện sự yêu quý bạn bè?
b. Cách thể hiện thái độ, cử chỉ thể hiện sự yêu quý bạn bè.
c. Cách thực hiện hành động thể hiện sự yêu quý bạn bè?
*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của các bạn theo tiêu chí sau:
+ Trình bày: nói to, rõ ràng
+ Nội dung: đầy đủ, hợp lí
+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc
-Gv quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
- GV tổng kết và kết luận:
+Cách xưng hô với bạn:”bạn – tôi”, “cậu – tớ”, “bạn – mình”; Tránh xưng hô “mày – tao” hoặc gọi bạn bằng những từ không lịch sự.
+Cách thể hiện thái độ, cử chỉ với bạn: nên có thái độ chân thành, tôn trọng quan tâm đến bạn; cử chỉ thể hiện sự thân thiện, đồng cảm với bạn như khoác vai, nắm tay, chạm tay, Không nên có những thái độ, cử chỉ thể hiện sự coi thường, xúc phạm bạn như: giơ nắm tay, lườm nguýt, lè lưỡi trêu bạn,
+ Cách thực hiện hành động: để thể hiện sự yêu quý bạn bè có thể thực hiện những việc làm như: chia sẻ buồn vui với bạn, chia sẻ sách, truyện, đồ chơi với bạn; giảng bài cho bạn khi bạn chưa hiểu bài; giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn; Thực hiện các hành động cần gắn liền với thái độ, cử chỉ thể hiện sự chân thành, tôn trọng bạn.
Gv nhận xét sự tham gia của học sinh trong hoạt động này và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
- HS thảo luận nhóm 4 thực hiện nhiệm vụ
-Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
- 2-3 nhóm trình bày
- Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
3’
3. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học
GV hỏi: 
+ Nêu cách xưng hô của em với bạn?.
+ Em đã làm gì để thể hiện sự yêu quý bạn?
GV nhận xét, đánh giá tiết học
-Học sinh trả lời
HS lắng nghe
Trường Tiểu học 
Giáo viên: .
Lớp : 2..
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Đạo đức – Tuần 7
Ngày ... tháng .năm 
Chủ đề: Kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè
Bài 3: Yêu quý bạn bè (Tiết 2) 
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Kể được về một số người bạn của mình
- Nêu được một số biểu hiện yêu quý bạn bè.
- Nêu được một số cách ứng xử thể hiện sự yêu quý bạn bè.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Nhận ra được một số biểu hiện của việc yêu quý bạn bè
- Thể hiện được sự yêu quý bạn bè hợp lí.
- Sẵn sàng tham gia hoạt động phù hợp để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn.
3. Phẩm chất:
- HS chăm chú lắng nghe, yêu thích môn học.
-Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống: biết yêu quý bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: máy chiếu, máy tính, KHBH, SGV, SGK, hình minh họa phóng to, một số đạo cụ, giấy vẽ, bút màu, lợn đất
Học sinh: SGK, VBT Đạo đức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3p
1. Khởi động 
Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.
*GV tổ chức cho HS chơi trò “Đoán xem ai”
Cách chơi: 
- Quản trò ( một HS) lên trước lớp nêu một số đặc điểm về người bạn của mình và đố cả lớp đoán xem bạn đó là bạn nào? Dưới lớp các bạn sẽ đoán tên một người bạn trong lớp. Nếu đoán đúng thì bạn vừa đoán đúng sẽ lên thay bạn quản trò tiếp tục đố các bạn trong lớp.
- GV đánh giá, chuyển giới thiệu bài: Yêu quý bạn bè ( Tiết 2) Chúng ta cùng tìm hiểu điều đó trong bài hôm nay!
- GV ghi tên bài.
-Hs thực hiện trò chơi
-HS nêu ý kiến
- HS ghi bài vào vở.
10p
2. Luyện tập 
Hoạt động 1: Nhận xét hành vi
Mục tiêu: HS nhận xét, đánh giá được các hành vi, việc làm thể hiện hoặc chưa thể hiện sự quý mến bạn bè
*GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân với các nhiệm vụ:
1)Quan sát tranh mục 1 trang 16 SGK để TLCH:Em có nhận xét gì về các hành vi của mỗi bạn trong tranh dưới đây?
(GV có thể gợi ý: Em đồng tình hay không đồng tình?Vì sao?)
2)Nhận xét đánh giá hoạt động của các bạn theo các tiêu chí:
-Trình bày: nói to, rõ ràng
-Nội dung: đầy đủ, hợp lý
-Thái độ làm việc nhóm: tập trung, nghiêm túc
(GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết)
-GV mời HS lên bảng trình bày (mỗi HS trình bày 1 tranh)
-Gọi HS nhận xét, góp ý, bổ sung, hoặc đặt câu hỏi nếu thắc mắc.
-GV nhận xét
-GVKL: Nội dung các tranh
-HS thực hiện
-HS trình bày
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
10p
Hoạt động 2: Xử lí tình huống 
Mục tiêu: HS đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện sự yêu quý bạn bè trong một số tình huống cụ thể.
*GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 với nhiệm vụ:
1)Quan sát tranh mục 2 trang 17 SGK và TLCH:
- Nêu nội dung mỗi tình huống trong tranh.
- Đưa ra cách ứng xử trong mỗi tình huống.
2)Nhận xét đánh giá hoạt động của các bạn theo các tiêu chí:
-Trình bày: nói to, rõ ràng
-Nội dung: đầy đủ, hợp lý
-Thái độ làm việc nhóm: tập trung, nghiêm túc
(GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết)
-GV mời đại diện các nhóm lên bảng trình bày 
(Lưu ý: có thể tổ chức cho HS đóng vai để thể hiện các ứng xử.)
- Gọi HS nhận xét, góp ý, bổ sung, hoặc đặt câu hỏi nếu thắc mắc.
-GV nhận xét
-GVKL: Nội dung các tình huống
-HS thực hiện
-Đại diện các nhóm trình bày
Tranh1: Các con có thể hỏi thăm sức khoẻ của bạn, giúp bạn chép bài khi bạn nghỉ học hoặc giảng bài cho bạn nếu bạn chưa hiểu.
Tranh2: Em có thể làm quen kết bạn với bạn mới và giúp bạn hoà nhập với cả lớp.
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
10p
Hoạt động 3: Liên hệ
Mục tiêu: HS nêu được những hành vi, việc là của bản thân thể hiện sự yêu quý bạn bè.
-GV hỏi: Em đã và sẽ làm gì để thể hiện sự yêu quý bạn bè?
-Gọi HS chia sẻ ý kiến.
-GV nhận xét, khen và động viên HS
-GVKL: Chúng ta nên biết giúp đỡ, đoàn kết, thân ái với bạn bè.
00.23
-HS nêu ý kiến
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
5p
3.Vận dụng
*VD trong giờ học
Hoạt động 1: Thực hành
*VD sau giờ học
Hoạt động 2:
Viết lời yêu thương gửi tặng cho bạn 
Hoạt động 3: 
Nuôi lợn đất để giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn
-GV chia HS thành các cặp, yêu cầu HS thực hành đóng vai theo một trong các tình huống ở mục 1, trang 18 SGK Đạo đức 2
- HS thảo luận, phân vai thể hiện các ứng ứng xử-Gọi HS nhận xét, đánh giá phần thực hành của bạn.
- GV mời 1 số cặp lên đóng vai xử lí tình huống.
-GV mời các HS nhận xét về mỗi phần đóng vai theo các yêu cầu sau:
+ Các cư xử của bạn đã phù hợp chưa? Vì sao?
+ Nếu em là bạn, em sẽ cư xử như thế nào?
- GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
 - Gv yêu cầu HS viết lời yêu thương gửi tặng cho bạn.
- Gợi ý :GV gợi ý, hướng dẫn thực hành viết lời yêu thương vào giấy và gửi tặng cho bạn mình vag giấy, thiệp 
( GV có thể giao về nhà cho HS thực hiện.)
- Gv nêu 1 số tấm gương tốt biết giúp đỡ các hs có hoàn cảnh khó khăn.
- Gv khuyến khích HS dành tiền tiết kiệm để nuôi lợn đất, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
-HS thực hiện
-HS nhận xét
-
HS lắng nghe.
-HS về nhà thực hiện yêu cầu.
-HS về nhà thực hiện yêu cầu theo sở thích.
2p
4. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học
-GV hỏi: Hôm nay, đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS nêu nội dung đã học.
- HS nêu cảm nhận sau tiết học.
- HS lắng nghe.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_dao_duc_2_canh_dieu_bai_3_yeu_quy_ban_b.docx