Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 (Cánh diều) - Tuần 34 - Bài: Ôn tập cuối học kì II (Bản 4 cột)
I.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh đạt được các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng, thái độ về các chuẩn mực hành vi: bảo quản đồ dùng cá nhân, bảo quản đồ dùng gia đình, thể hiện cảm xúc bản thân, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, tuân thủ quy định nơi công cộng, yêu quê hương.
- Thực hiện được các hành vi theo các chuẩn mực đã học phù hợp với lứa tuổi.
2. Năng lực:
- Phát triển 3 năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: Phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
3. Phẩm chất:
- Hình thành và phát triển phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ
II. Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên: SGK, SGV, VBT Đạo đức 2, Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu, các hình vẽ cho trò chơi Đuổi hình bắt chữ (Hoạt động 1); áo HS (mỗi HS mang theo 1 cái áo đến lớp) (hoặc chăn đơn – mỗi đội chơi 1 cái) (Hoạt động 2);giấy vẽ, bút màu,. (Hoạt động 3); câu hỏi, hình vẽ dành cho trò chơi BINGO (Hoạt động 4).
2.Học sinh: SGK,VBT Đạo đức 2, đồ dùng học tập,
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 (Cánh diều) - Tuần 34 - Bài: Ôn tập cuối học kì II (Bản 4 cột)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Đạo đức Bài: Ôn tập cuối học kì II I.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh đạt được các yêu cầu sau: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng, thái độ về các chuẩn mực hành vi: bảo quản đồ dùng cá nhân, bảo quản đồ dùng gia đình, thể hiện cảm xúc bản thân, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, tuân thủ quy định nơi công cộng, yêu quê hương. - Thực hiện được các hành vi theo các chuẩn mực đã học phù hợp với lứa tuổi. 2. Năng lực: - Phát triển 3 năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực đặc thù: Phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi. 3. Phẩm chất: - Hình thành và phát triển phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ II. Đồ dùng dạy học: 1.Giáo viên: SGK, SGV, VBT Đạo đức 2, Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu, các hình vẽ cho trò chơi Đuổi hình bắt chữ (Hoạt động 1); áo HS (mỗi HS mang theo 1 cái áo đến lớp) (hoặc chăn đơn – mỗi đội chơi 1 cái) (Hoạt động 2);giấy vẽ, bút màu,... (Hoạt động 3); câu hỏi, hình vẽ dành cho trò chơi BINGO (Hoạt động 4). 2.Học sinh: SGK,VBT Đạo đức 2, đồ dùng học tập, III. Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức lớp học: Nhắc HS ổn định nền nếp, chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập. 2. Tiến trình tiết dạy: TG Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 3’ I.Khởi động: Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. GV nêu tên trò chơi - HĐ1 : Chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”: Nhắc lại tên các bài Đạo đức đã học. -HS múa hát theo – Cách chơi như sau: GV đưa ra các hình vẽ gắn liền với nội dung các bài đã học (có thể lấy hình vẽ từ các bài học trong SGK). Dựa vào hình vẽ, HS đoán tên bài học được nói đến. GV có thể chia lớp thành 2 đội chơi để tạo sự cạnh tranh sôi nổi. Đội nào đoán đúng nhiều hơn là đội chiến thắng. -Dẫn chuyển vào bài mới: Ôn tập cuối học kì II -HS lắng nghe và ghi nhớ. -HS tham gia chơi -Dẫn chuyển vào bài mới: Ôn tập cuối học kì II - GV nêu, ghi tên bài lên bảng. -HS nêu lại tên bài, ghi bài vào vở 25’ II. Luyện tập, thực hành HĐ2. Trò chơi: “Thi thể hiện kĩ năng bảo quản đồ dùng, thể hiện cảm xúc tích cực và kiểm soát cảm xúc tiêu cực” Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức, kĩ năng, hành vi bảo quản đồ dùng cá nhân và đồ dùng gia đình và kiểm soát cảm xúc. -Cách chơi: Chia lớp thành 4 đội. Mỗi đội thực hiện các nhiệm vụ sau: + Gấp gọn áo/chăn đơn. + Xếp gọn sách vở, đồ dùng học tập tại bàn học của khu vực đội mình. + Viết từ/vẽ khuôn mặt chỉ cảm xúc của mình khi tham gia trò chơi. + Viết từ/vẽ khuôn mặt chỉ cảm xúc của bạn khi tham gia trò chơi. (thực hiện sau khi chơi xong). - Cách đánh giá: Đội nào làm tốt hơn là đội chiến thắng. GV có thể cho HS đánh giá bằng cách thả tim vào sản phẩm làm tốt của mỗi đội. Đội nào được nhiều tim hơn là đội chiến thắng - HS lắng nghe - GV nêu cách chơi, cách đánh giá. - GV yêu cầu mỗi HS viết từ/vẽ khuôn mặt thể hiện cảm xúc khi tham gia nhiệm vụ của mình ra giấy. -GV tổ chức trò chơi -HS thực hiện theo yêu cầu của GV -HS tham gia trò chơi Đánh giá: - Em đã làm như thế nào (gấp áo/chăn, sắp xếp sách vở,...)? - Em nghĩ thế nào về sự thực hiện của nhóm mình? Các em đã làm tốt những việc gì? Việc gì làm chưa tốt? - Vì sao em đánh giá như vậy? -GV nêu câu hỏi - GV yêu cầu mỗi HS viết từ/vẽ khuôn mặt của bạn khi tham gia trò chơi. ( Lưu ý,GV phân công để không bị trùng lặp) *Đánh giá: - Em đã làm như thế nào (gấp áo/chăn, sắp xếp sách vở,...)? - Em nghĩ thế nào về sự thực hiện của nhóm mình? Các em đã làm tốt những việc gì? Việc gì làm chưa tốt? - Vì sao em đánh giá như vậy? -Trưng bày theo nhóm các từ/hình vẽ thể hiện cảm xúc của bản thân khi tham gia trò chơi và các từ/hình vẽ thể hiện cảm xúc của bạn khi tham gia trò chơi *Đánh giá: - Em thấy thế nào khi tham gia trò chơi? - Em thấy bạn tham gia trò chơi như thế nào? - Bạn nào thể hiện cảm xúc tích cực? - Bạn nào thể hiện cảm xúc tiêu cực? - Bạn nào kiềm chế được cảm xúc tiêu cực tốt? - Có lúc nào em thấy bực bội, giận dữ trong lúc tham gia trò chơi không? Em đã làm gì để kiềm chế được cảm xúc tiêu cực lúc ấy? -HS trả lời -HS thực hiện nhiệm vụ HĐ3. Vẽ tranh thể hiện quy định nơi công cộng Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức, kĩ năng, hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng. - GV nêu yêu cầu Cách tiến hành: GV chia lớp thành các nhóm 6.GV yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn một nơi công cộng và đưa ra 2 – 3 quy định cần tuân thủ khi đến nơi công cộng đó, vẽ hình minh hoạ dấu hiệu các quy định cần thực hiện (GV có thể cho HS xem một số hình minh hoạ như trong SGK, bài 12 “Em với quy định nơi công cộng”). Tuân thủ quy định nơi công cộng ở quê hương cũng là một việc làm thể hiện tình yêu với quê hương. - HS thực hiện nhiệm vụ - - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi những HS thực hiện tốt các hành vi thể hiện cảm xúc tích cực và kiềm chế cảm xúc tiêu cực. HĐ 4. Trò chơi BINGO tìm hiểu về quê hương em Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức, hành vi thể hiện tình yêu đối với nơi mình đang sinh sống, học tập. -GV nêu yêu cầu, hướng dẫn hoạt động nhóm. -Cách tiến hành: +GV thiết kế một bảng hỏi 16 ô (4x4) ẩn chứa 16 câu hỏi và các bức tranh, ảnh về quê hương. + GV chia lớp thành các đội chơi (2 hoặc 4 đội chơi). +Cách chơi: Người chơi ở mỗi đội sẽ lựa chọn một ô bất kì và mở ô đó ra. Mỗi ở mở ra sẽ chứa đựng một câu hỏi hoặc một bức hình ảnh liên quan đến quê hương. Người chơi phải trả lời các câu hỏi được đặt ra hoặc liên quan đến bức tranh đó. Thời gian để suy nghĩ và trả lời là 15 giây. Ví dụ: + Tên con đường này là gì? + Tên ngôi chùa này là gì? + Tên người này là gì? + Người này (tên cụ thể) có công lao gì với quê hương? +Nghề nghiệp chính của người dân ở quê hương là gì? + Cây nào được trồng nhiều nhất ở quê hương? + Nêu tên chợ trong hình. + Nêu tên việc làm (thể hiện tình yêu quê hương) trong bức hình. + Bạn nào trong bức hình có hành vi không phù hợp? +Cách đánh giá: Người chơi nào trả lời sai sẽ mất lượt, nhường phần trả lời cho đội bên kia. Đội nào trả lời đúng và mở được 2 hàng ô giao nhau (hàng ngang, hàng dọc) thì sẽ dành được BINGO và là đội chiến thắng. -GV hỗ trợ các nhóm -GV điều kiển các nhóm báo cáo. - HS làm việc nhóm. – HS trưng bày sản phẩm và thuyết trình về các quy định, giải thích vì sao phải tuân thủ các quy định khi đến nơi công cộng đó. – HS trao đổi, nhận xét. III. Củng cố, dặn dò Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài -GV đánh giá, nhận xét và chia sẻ với HS. - Hôm nay học bài gì? - Con thích nhất điều gì ở tiết học này? -HS lắng nghe -GV phổ biến cách chơi -GV tổ chức HS chơi - GV tổng kết trò chơi, nội dung chơi và tuyên dương đội chiến thắng . -HS lắng nghe -HS tham gia chơi. - HS lắng nghe IV: Một số lưu ý của giáo viên:.........................
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_mon_dao_duc_2_canh_dieu_tuan_34_bai_on_tap.doc