Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 (Cánh diều) - Bài 9: Bảo quản đồ dùng gia đình (Bản 4 cột)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình.

¬- Nếu được vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình.

- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng gia đình.

- Nhắc nhở người thân thực hiện bảo quản tra đình.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

3. Phẩm chất:

Chủ động được việc sử dụng các đồ dùng gia đình cẩn thận.

 

docx 11 trang canhdieu 18/08/2022 7722
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 (Cánh diều) - Bài 9: Bảo quản đồ dùng gia đình (Bản 4 cột)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 (Cánh diều) - Bài 9: Bảo quản đồ dùng gia đình (Bản 4 cột)

Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 (Cánh diều) - Bài 9: Bảo quản đồ dùng gia đình (Bản 4 cột)
Trường Tiểu học 
Giáo viên: .
Lớp : 2..
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Đạo đức – Tuần 21
Ngày ... tháng .năm 
Chủ đề: Quý trọng thời gian
Bài 9: Bảo quản đồ dùng gia đình (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình.
- Nếu được vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình.
- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng gia đình.
- Nhắc nhở người thân thực hiện bảo quản tra đình.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
3. Phẩm chất:
Chủ động được việc sử dụng các đồ dùng gia đình cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, phiếu thảo luận nhóm (phần Khám phá)
Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1. Khởi động 
Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện để “Thi kể tên các đồ dùng trong gia đình”
*Cách chơi: HS nêu tên nối tiếp các đồ dùng trong gia đình, bạn nào kể sai/trùng thì bị điện giật.
- GV cho HS nêu các đồ dùng trong gia đình quan sát trên màn hình chiếu và TLCH:
+ Đồ dùng đó được làm bằng gì?
+ Gia đình em có những đồ dùng nào?
- GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài.
HS tham gia chơi: kể tên các đồ dùng gia đình: bàn, ghế, quạt, cốc chén, bát dĩa, tủ, nồi cơm điện,
-HS quan sát
- 2-3 HS nêu
1-2 HS kể
HS lắng nghe
6’
2. Khám phá 
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
*Mục tiêu: HS nêu được một số việc làm thể hiện việc không biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng gia đình và tác hại của những việc làm đó.
GV chia lớp thành nhóm 2, thực hiện các nhiệm vụ sau:
*Nhiệm vụ 1: HS thảo luận nhóm 2, quan sát tranh vẽ căn phòng trang 48/SGK và trả lời câu hỏi:
+ Có những đồ dùng nào trong căn phòng?
+ Các đồ dùng đó được bảo quản như thế nào?
*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự hoạt động của bạn theo tiêu chí sau:
+ Trả lời: Trả lời rõ ràng, hợp lí
+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc.
- GV quan sát các nhóm làm việc, hỗ trợ khi cần thiết.
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
- GV tổng kết và kết luận:
+ Các đồ dùng trong căn phòng là ti vi, kệ để ti bi, bàn, ghế, lọ hoa, gối ôm, 
- Các đồ dùng chưa được bảo quản cẩn thận: Bạn nhỏ nhảy trên ghế, cốc nước bị đổ trên bàn cốc nước đổ trên bàn, lọ hoa bị đổ, gối ôm thì rơi xuống đất, ghế bị đổ,
- GV đánh giá hoạt động 1, chuyển sang hoạt động tiếp theo
HS hoạt động nhóm 2, thực hiện các nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của giáo viên.
VD:
- Các đồ dùng trong căn phòng là ti vi, kệ để ti bi, bàn, ghế, lọ hoa, gối ôm, 
- Các đồ dùng chưa được bảo quản cẩn thận: Bạn nhỏ nhảy trên ghế, cốc nước bị đổ trên bàn,
- Đại diện các nhóm trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
6’
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng gia đình.
Mục tiêu:
HS nêu được một số việc làm cụ thể thể hiện việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng gia đình.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4, thực hiện 2 nhiệm vụ sau:
*Nhiệm vụ 1: Quan sát tranh và TLCH:
+ Những việc làm nào thể hiện việc bảo quản, giữ gìn đồ dùng gia đình?
+ Em còn biết những việc làm nào khác thể hiện việc bảo quản, giữ gìn đồ dùng gia đình?
*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự hoạt động của bạn theo tiêu chí sau:
+ Trả lời: Trả lời rõ ràng, hợp lí
+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc.
- GV quan sát các nhóm làm việc, hỗ trợ khi cần thiết.
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
- GV tổng kết và kết luận một số việc làm cụ thể thể hiện việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng gia đình: Lau dọn tủ lạnh, xếp ghế vào bàn gọn gàng, tắt quạt khi không sử dụng,..
- GV đánh giá hoạt động 2, chuyển sang hoạt động tiếp theo
HS hoạt động nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
8’
Hoạt động 3: Trao đổi về sự cần thiết bảo quản đồ dùng gia đình
Mục tiêu:
- HS nêu được vì sao cần bảo quản đồ dùng trong gia đình.
GV chia lớp thành 6 nhóm, thực hiện các nhiệm vụ sau:
*Nhiệm vụ 1: HS thảo luận nhóm và hoàn thiện 1 PHT sau:
+ Nêu tên một số đồ dùng gia đình làm bằng gỗ/ nhựa/ gốm, sứ/ kim loại/ vải/ đồ điện.
+ Việc bảo quản, giữ gìn các đồ dùng đó mang đến những lợi ích gì?
+ Việc không bảo quản, giữ gìn các đồ dùng đó có thể dẫn đến những hậu quả gì?
*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:
+ Trả lời: Trả lời rõ ràng, hợp lí
+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc.
- GV quan sát các nhóm làm việc, hỗ trợ khi cần thiết.
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
- GV hỏi:
+ Em thường làm việc gì trong những việc trên?
+ Việc làm đó mang đến điều gì?
- GV đánh giá, chuyển sang hoạt động tiếp theo.
- HS chia thành 6 nhóm và hoạt động theo sự hướng dẫn của GV:
+ Nhóm 1: Các đồ dùng gia đình làm bằng gỗ.
+ Nhóm 2: Các đồ dùng gia đình làm bằng nhựa.
+ Nhóm 3: Các đồ dùng gia đình làm bằng gốm, sứ.
+ Nhóm 4: Các đồ dùng gia đình làm bằng kim loại.
+ Nhóm 5: Các đồ dùng gia đình làm bằng vải.
+ Nhóm 6: Các đồ dùng gia đình là đồ điện.
- Đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm nhóm.
- Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý
- 2-3 HS chia sẻ
- HS lắng nghe
8’
Hoạt động 4: Thảo luận về cách bảo quản đồ dùng gia đình
*Mục tiêu:
HS nêu được một số cách để bảo quản đồ dùng gia đình
GV chia lớp thành 6 nhóm, thực hiện các nhiệm vụ sau:
*Nhiệm vụ 1: HS thảo luận nhóm và hoàn thiện 1 PHT sau:
Thiết kế sơ đồ từ duy thể hiện cách bảo quản đồ dùng gia đình làm bằng gỗ/ nhựa/ gốm, sứ/ kim loại/ vải/ đồ điện.
*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:
+ Sơ đồ: Đẹp mắt, hợp lí
+ Trình bày: Rõ ràng, hợp lí
+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc.
- GV quan sát các nhóm làm việc, hỗ trợ khi cần thiết.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
- GV đánh giá, kết luận một số việc làm để bảo quản các đồ dùng trong gia đình chuyển sang hoạt động tiếp theo.
- HS chia thành 6 nhóm và hoạt động theo sự hướng dẫn của GV:
+ Nhóm 1: Cách bảo quản các đồ dùng gia đình làm bằng gỗ.
+ Nhóm 2: Cách bảo quản các đồ dùng gia đình làm bằng nhựa.
+ Nhóm 3: Cách bảo quản các đồ dùng gia đình làm bằng gốm, sứ.
+ Nhóm 4: Cách bảo quản các đồ dùng gia đình làm bằng kim loại.
+ Nhóm 5: Cách bảo quản các đồ dùng gia đình làm bằng vải.
+ Nhóm 6: Cách bảo quản các đồ dùng gia đình là đồ điện.
- Đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm nhóm.
- Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý
- HS lắng nghe
3’
3. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học
GV cho HS nêu 2 việc của em thể hiện em biết giữ gìn đồ dùng gia đình.
GV nhận xét, đánh giá tiết học
2-3 HS nêu
HS lắng nghe
Trường Tiểu học 
Giáo viên: .
Lớp : 2..
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Đạo đức – Tuần 22
Ngày ... tháng .năm 
Chủ đề: Quý trọng thời gian
Bài 9: Bảo quản đồ dùng gia đình (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nhận định được một số biểu hiện của việc biết và không biết bảo quản đồ dùng gia đình.
- HS đưa ra được cách ứng xử phù hợp liên quan đến việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng gia đình.
- HS nêu được các việc làm và các thực hiện phù hợp giúp bảo quản, giữ gìn đồ dùng gia đình từ trải nghiệm thực tế của bản thân.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
3. Phẩm chất:
Chủ động được việc sử dụng các đồ dùng gia đình cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, đạo cụ đóng vai (phần Luyện tập)
Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
6’
1. Khởi động 
Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kéo co” (bài 1 trang 50)
*Cách chơi: GV đưa ra các hành vi sau: và cho HS nêu nhận định hành vi đúng/sai trong bảo quản đồ dùng gia đình.
- GV đánh giá HS chơi, kết luận những hành vi đúng/ sai và giới thiệu bài.
HS tham gia chơi:
+ Đồng ý với các ý kiến: B, E
+ Không đồng ý với các ý kiến: A,C,D
- HS lắng nghe
18’
2. Luyện tập 
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
Mục tiêu:
- HS đưa ra được cách ứng xử phù hợp liên quan đến việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng gia đình.
GV thảo luận nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau:
*Nhiệm vụ 1: Đóng vai và xử lí tình huống trong SGK/trang 50.
*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:
+ Phương án xử lí: Hợp lí
+ Đóng vai: sinh động, hấp dẫn
+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm
- GV gọi đại diện các nhóm đóng vai xử lí tình huống
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
- GV đánh giá, chuyển sang hoạt động tiếp theo.
- HS thảo luận nhóm 4 và hoạt động theo sự hướng dẫn của GV:
+ TH 1: Bạn nữ nên lau bàn ăn theo lời bố. Khi lau bàn, bạn nên nhặt hết thức ăn còn vương trên bàn ăn, giặt khăn lau dưới vòi nước, rồi từ lau bàn. Khi lau, không nhấc giẻ lau lên qus nhiều lần. Lau từ trên tiến dần xuống dưới và lau hết bề mặt của bàn. Nếu lau một lần chưa sạch, thi có thể lau thêm cho đến khi bàn sạch mới thôi. Lau xong, giặt giẻ lau và phơi phô.
+TH 2: Anh trai nên nói với em ra ngoài sân chơi đã bóng, chơi trong nhà rất có thể làm vỡ các đồ vạt trong nhà, có thể gây tai nạn đáng tiếc cho cả hai anh em và những người khác trong gia đình. (Hoặc anh trai rủ em chơi trò khác).
- Đại diện các nhóm lên đóng vai, xử lí tình huống.
- Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý
- HS lắng nghe
9’
Hoạt động 2: Liên hệ
Mục tiêu:
HS nêu được các việc làm và các thực hiện phù hợp giúp bảo quản, giữ gìn đồ dùng gia đình từ trải nghiệm thực tế của bản thân.
GV cho HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi:
+ Em đã biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng của gia đình mình chưa?
+ Em đã làm gì và làm như thế nào với những đồ dùng trong gia đình của mình? Đó là những đồ dùng nào?
+ Em sẽ làm gì để bảo quản tốt hơn các đồ dùng trong gia đình?
- GV HS chia sẻ trước lớp
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
- GV đánh giá, chuyển sang hoạt động tiếp theo.
- HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ với bạn theo những câu hỏi của GV.
- 3-4 HS chia sẻ, HS khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
3’
3. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học
GV hỏi: Nêu 2 việc thể hiện em biết bảo quản đồ dùng gia đình rất tốt.
GV nhận xét, đánh giá tiết học
2-3 HS nêu
HS lắng nghe
Ttrường Tiểu học 
Giáo viên: .
Lớp : 2..
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Đạo đức – Tuần 23
Ngày ... tháng .năm 
Chủ đề: Quý trọng thời gian
Bài 9: Bảo quản đồ dùng trong gia đình (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS thực hiện được việc rửa, cất gọn bát đĩa.
- HS biết cùng người thân trong gia đình bảo quản các đồ dùng trong nhà.
- Có thói quen bảo quản đồ dùng gia đình và nhắc nhở mọi người bảo quản đồ dùng gia đình.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
3. Phẩm chất:
Chủ động được việc sử dụng các đồ dùng gia đình cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, phiếu thực hành (phần Vận dụng)
Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Khởi động 
Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.
GV tổ chức cho HS hát, múa vũ điệu “Lau bàn”
GV đánh giá, giới thiệu bài mới.
HS múa hát theo nhạc
HS lắng nghe
12’
2. Vận dụng 
Hoạt động 1: Thực hành rửa và cất gọn bát đĩa 
*Mục tiêu: HS thực hiện được việc rửa, cất gọn bát đĩa.
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:
+ Điều gì có thể xảy ra nếu bát đĩa bẩn?
+ Điều gì có thể xảy ra nếu bát đĩa vỡ?
+ Rửa bát đĩa nên được thực hiện như thế nào?
+ Cất bát đĩa nên được thực hiện như thế nào?
- GV mời HS chia sẻ ý kiến
- GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Bát đĩa bẩn thì ăn thức ăn đựng ở bát đĩa đó sẽ bị đau bụng,
+ Các mảnh vỡ có thể khiến chúng ta bị thương
+ Bỏ thức ăn thừa/ tráng bát đĩa qua nước/ Rửa xà phòng/ tráng sạch bát đĩa/ phơi khô bát đĩa.
+ Cất nơi khô ráo, bát riêng, đĩa riêng,..
- Nhiều HS chia sẻ ý kiến cá nhân, lớp nhận xét, góp ý.
- HS lắng nghe
10’
Hoạt động 2: Cùng người thân lau dọn, xếp lại các đồ dùng trong gia đình.
Mục tiêu:
HS biết cùng người thân trong gia đình bảo quản các đồ dùng trong nhà.
- GV hỏi: 
+ Gia đình em có cùng nhau dọn dẹp, sắp xếp các đồ dùng trong gia đình không?
+ Khi đó, em đã làm những việc gì?
+ Kết quả thực hiện như thế nào? 
+ Thái độ của mọi người khi em cùng tham gia dọn dẹp như thế nào?
- GV đánh giá, nhận xét
- GV yêu cầu HS về nhà cùng người thân lau dọn, sắp xếp các đồ dùng trong gia đình, lấy phiếu các nhận và nhận xét từ phía gia đình cho việc thực hành của cá nhân.
-5-6 HS chia sẻ ý kiến cá nhân theo những câu hỏi GV đưa ra
- HS nhận xét, lắng nghe
- HS lắng nghe, thực hiện
Phiếu thực hành
1. Những việc em đã làm
2. Kết quả những việc làm đó
3. Ý kiến của người thân
3’
Hoạt động 3:
Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình 
Mục tiêu:
- Có thói quen bảo quản đồ dùng gia đình svà nhắc nhở mọi người bảo quản đồ dùng gia đình.
- GV yêu cầu HS về nhắc nhở bạn bè và người thân bảo quản đồ dùng gia đình và chia sẻ lại những việc đã thực hiện đó.
- HS lắng nghe, thực hiện.
5’
3. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học
- GV hỏi: 
+ Em học được gì từ bài này?
- GV tóm tắt nội dung chính của bài học.
- GV cho HS đọc lời khuyên trong sách.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học
- HS nêu
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_dao_duc_2_canh_dieu_bai_9_bao_quan_do_d.docx