Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 (Cánh diều) - Bài 13: Em yêu quê hương (Bản 4 cột)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS cảm nhận được quê hương là gì.
¬- HS nêu được quê hương mình ở đâu, nêu được vẻ đẹp thiên nhiên và con người ở quê hương mình.
- HS nêu được những việc làm phù hợp với lứa tuổi, thể hiện tình yêu quê hương.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
3. Phẩm chất: Yêu quê hương của mình.
1. Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, Phiếu thảo luận nhóm,
2. Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy, bút màu,.
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 (Cánh diều) - Bài 13: Em yêu quê hương (Bản 4 cột)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 (Cánh diều) - Bài 13: Em yêu quê hương (Bản 4 cột)
Trường Tiểu học Giáo viên: . Lớp : 2.. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Đạo đức – Tuần 31 Ngày ... tháng .năm Chủ đề: Quý trọng thời gian Bài 13: Em yêu quê hương (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được: 1. Kiến thức, kĩ năng - HS cảm nhận được quê hương là gì. - HS nêu được quê hương mình ở đâu, nêu được vẻ đẹp thiên nhiên và con người ở quê hương mình. - HS nêu được những việc làm phù hợp với lứa tuổi, thể hiện tình yêu quê hương. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. 3. Phẩm chất: Yêu quê hương của mình. Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, Phiếu thảo luận nhóm, Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy, bút màu,.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TG Nội dung và mục tiêu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học. - GV cho HS hát bài “Quê hương tươi đẹp” - GV hỏi: Bài hát nói về điều gì? - GV đánh giá , giới thiệu bài. HS hát tập thể HS nêu ý kiến HS lắng nghe 8’ 2. Khám phá Hoạt động 1: Đọc thơ và trả lời câu hỏi *Mục tiêu: HS cảm nhận được quê hương là gì. - GV cho HS đọc các khổ thơ trong SKG trang 65,66 và trả lời câu hỏi: + Quê hương trong các khổ thơ trên là những gì? + Tình cảm của tác giả đối với quê hương mình như thế nào? - GV gọi HS trình bày ý kiến cá nhân - GV mời HS nhận xét - GV kết luận: Trong các khổ thơ trên, quê hương được miêu tả là tiếng ve, là lời ru của mẹ, là dáng mẹ, là dòng sông, là góc trời tuổi thơ, là cánh đồng lúa chín vàng, là dáng mẹ yêu, là nơi chôn rau cắt rốn. Tác giả có tình cảm sâu nặng với quê hương. - GV đánh giá hoạt động 1, chuyển sang hoạt động tiếp theo - 1 HS đọc to các khổ thơ, lớp đọc thầm - 2-3 HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe - HS lắng nghe 10’ Hoạt động 2: Kể về quê hương Mục tiêu: HS nêu được quê hương mình ở đâu, nêu được vẻ đẹp thiên nhiên và con người ở quê hương mình. - GV cho HS thảo luận nhóm 2, thực hiện 2 nhiệm vụ sau: *Nhiệm vụ 1: Kể cho bạn nghe về quê mình theo giọi ý sau: + Quê em ở đâu? + Quê em có cảnh đẹp gì? + Người dân quê em có những đức tính tốt nào? + Em thích nhất điều gì ở quê hương mình? *Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự hoạt động của bạn theo tiêu chí sau: + Trình bày: Nói to, rõ ràng. + Nội dung: đầy đủ, hợp lí + Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc. - GV quan sát các nhóm làm việc, hỗ trợ khi cần thiết. - GV chia sẻ về quê hương mình để làm mẫu cho HS. - GV HS chia sẻ về quê hương mình theo câu hỏi gọi ý. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung - GV tổng kết và kết luận: Chúng ta, ai cũng có một quê hương. Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên hoặc là nơi ông, bà, bố mẹ đã từng sống. - GV đánh giá hoạt động 2, chuyển sang hoạt động tiếp theo. HS hoạt động nhóm 2, thực hiện các nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của giáo viên. - HS lắng nghe - 3-4 HS chia sẻ về quê hương mình - HS khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe - HS lắng nghe 10’ Hoạt động 3: Thảo luận về các việc làm thể hiện tình yêu thương Mục tiêu: - HS nêu được những việc làm phù hợp với lứa tuổi, thể hiện tình yêu quê hương. GV cho HS thảo luận nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau: *Nhiệm vụ 1: Quan sát tranh ở mục 3, trang 67/SGK và thảo luận về những việc làm thể hiện tình yêu quê hương. *Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau: + Trình bày: nói to, rõ ràng + Trả lời: đầy đủ, hợp lí + Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc. - GV quan sát các nhóm làm việc, hỗ trợ khi cần thiết. - GV gọi đại diện các nhóm trả lời. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Những việc các em có thể làm để thể hiện tình yêu quê hương đó là: Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, chăm sóc cây cối ở đường làng, ngõ phố, dọn vệ sinh đường làng, ngõ phố, thăm và giúp đỡ mẹ Việt Anh anh hừng, tìm hiểu về truyền thống quê hương, giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử,. - GV đánh giá, chuyển sang hoạt động tiếp theo. - HS thảo luận nhóm 4 theo sự hướng dẫn của GV, kể những việc làm thể hiện tình yêu quê hương của mình vào phiếu thảo luận của nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm nhóm. - Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý - HS lắng nghe - HS lắng nghe 2’ 3. Củng cố - dặn dò Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học GV cho HS nêu 2 việc em làm thể hiện tình yêu quê hương mình. GV nhận xét, đánh giá tiết học 2-3 HS nêu HS lắng nghe Trường Tiểu học Giáo viên: . Lớp : 2.. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Đạo đức – Tuần 32 Ngày ... tháng .năm Chủ đề: Quý trọng thời gian Bài 13: Em yêu quê hương (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được: 1. Kiến thức, kĩ năng - Bày tỏ được thái độ đồng tình/ không đồng tình trước các thái độ, việc làm đối với quê hương. - HS thực hiện được cách ứng xử phù hợp thể hiện tình yêu quê hương trong một số tình huống cụ thể. - HS giới thiệu được quê hương của mình. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. 3. Phẩm chất: Yêu quê hương của mình. Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, Thẻ bày tỏ quan điểm đúng sai (thẻ xanh/ đỏ), Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy, bút màu,.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TG Nội dung và mục tiêu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 6’ 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, bày tỏ được thái độ đồng tình/ không đồng tình trước các thái độ, việc làm đối với quê hương. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đèn xanh/ đèn đỏ” (bài 1 trang 67) *Cách chơi: GV đưa ra những thái độ, việc làm đối với quê hương, HS xác định xem thái độ, việc làm đó có đồng tình hay không. Nếu đồng tình thì giơ thẻ xanh, không đồng tình thì giơ thẻ đỏ. - GV đánh giá HS chơi, cho HS đọc lại đáp án A, B, D. - GV hỏi thêm: Vì sao em lại đồng tình với ý A/B/D? Vì sao em không đồng tình với ý C? - GV chốt, nhấn mạnh những thái độ đúng, việc làm đúng thể hiện tình yêu quê hương. HS tham gia chơi: + Thẻ xanh: A,B,D + Thẻ đỏ: C - HS lắng nghe, đọc lại - 2-3 HS chi sẻ ý kiến - HS lắng nghe 15’ 2. Luyện tập Hoạt động 1: Xử lí tình huống Mục tiêu: - HS thực hiện được cách ứng xử phù hợp thể hiện tình yêu quê hương trong một số tình huống cụ thể. GV thảo luận nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau: *Nhiệm vụ 1: Đóng vai và xử lí tình huống trong SGK/trang 68. *Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau: + Phương án xử lí: Hợp lí + Đóng vai: sinh động, hấp dẫn + Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc. - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm - GV gọi đại diện các nhóm đóng vai xử lí tình huống - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá chốt cách xử lí tình huống hợp lí, chuyển ý sang hoạt động tiếp theo. - HS thảo luận nhóm 4 và hoạt động theo sự hướng dẫn của GV: + TH 1: Em nên đóng góp một số sách cho thư viện thôn. + TH2: Em nên tham gia quét dọn, tổng vệ sinh khu phố. - Đại diện các nhóm lên đóng vai, xử lí tình huống. - Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý - HS lắng nghe 10’ Hoạt động 3: Đóng vai Mục tiêu: - HS giới thiệu được quê hương của mình GV thảo luận nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau: *Nhiệm vụ 1: Giới thiệu về những nội dung giới thiệu về quê hương và chuẩn bị đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về quê hương của mình. *Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau: + Trình bày: Nói to, rõ ràng + Nội dung: đầy đủ, hợp lí, sinh động, hấp dẫn + Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc. - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm - GV HS lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về quê hương của mình. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá, khen HS có phần giới thiệu hay, hấp dẫn.. - HS thảo luận nhóm 4 và hoạt động theo sự hướng dẫn của GV, giới thiệu cho bạn trong nhóm nghe về quê hương mình khi đóng vai làm hướng dẫn viên dụ lịch. - 3-4 HS lên giới thiệu - HS khác lắng nghe, bổ sung, góp ý - HS lắng nghe 4’ 3. Củng cố - dặn dò Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học *Liên hệ: GV hỏi: Nêu việc em đã làm và việc em sẽ làm thể hiện em yêu quê hương của mình. - GV dặn HS về sưu tầm tranh ảnh, bài viết về quê hương theo các nội dung sau: + Cảnh đẹp của quê hương + Lễ hội truyền thống của quê hương + Sản vật của quê hương GV nhận xét, đánh giá tiết học - 2-3 HS nêu, HS khác nhận xét - HS lắng nghe, thực hiện cá nhân - HS lắng nghe Ttrường Tiểu học Giáo viên: . Lớp : 2.. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Đạo đức – Tuần 33 Ngày ... tháng .năm Chủ đề: Quý trọng thời gian Bài 13: Em yêu quê hương (Tiết 3) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được: 1. Kiến thức, kĩ năng - HS vẽ được những bức tranh thể hiện tình yêu quê hương. - HS sưu tầm và chia sẻ những hình ảnh, bài viết về quê hương qua đó thể hiện sự thấu hiểu, tình yêu đối với quê hương. - HS biết chơi, yêu thích các trò chơi dân gian. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. 3. Phẩm chất: Yêu quê hương của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu, tranh ảnh/ bài viết về quê hương. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TG Nội dung và mục tiêu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trước khi vào học. GV tổ chức cho HS hát, múa bài “Quê hương tươi đẹp” GV đánh giá, chuyển sang bài mới HS múa hát theo nhạc HS lắng nghe 10’ 2. Vận dụng Hoạt động 1: Thử tài hoạ sĩ *Mục tiêu: HS vẽ được những bức tranh thể hiện tình yêu quê hương. - GV nêu yêu cầu: Vẽ 1 bức tranh về chủ đề quê hương của mình: Có thể vẽ về những danh lam thắng cảnh quê hương, vẽ hoạt động giúp cho quê hương sạch, đẹp, vẽ tranh nói lên quê hương tươi đẹp mà em muốn có, - GV quan sát, giúp đỡ HS - GV cho HS trưng bày và giới thiệu về bức tranh quê hương của mình. - GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. - GV đánh giá, nhận xét, khen HS có những sản phẩm đẹp, ý nghĩa. - HS lắng nghe GV hưỡng dẫn chủ đề vẽ tranh - HS vẽ tranh theo hình thức cá nhân - HS trưng bày và giới thiệu tranh của mình: Tranh vẽ gì? Quan tranh thể hiện mong muốn gì? - HS khác nhận xét. - HS lắng nghe 12’ Hoạt động 2: Triển lãm các hình ảnh, bài viết về quê hương. Mục tiêu: HS sưu tầm và chia sẻ những hình ảnh, bài viết về quê hương qua đó thể hiện sự thấu hiểu, tình yêu đối với quê hương. - GV yêu cầu HS trưng bày tranh ảnh, bài viết cá nhân sưu tầm được về quê hương. - GV đánh giá sự chuẩn bị của GV. - GV cho HS thảo luận nhóm 4, chia sẻ cho bạn về tranh ảnh/ bài viết mình sưu tầm được. - GV chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm tập hợp tranh ảnh, bài viết cảu thành viên nhóm và trưng bày thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh theo 3 mảng: + Nhóm 1: Cảnh đẹp quê hương. + Nhóm 2: Lễ hội truyền thống của quê hương + Nhóm 3: Sản vật quê hương. - GV quan sát, giúp đỡ HS - GV cho HS trưng bày và giới thiệu về sản phẩm của nhóm. - GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. - GV đánh giá, nhận xét, khen những sản phẩm đẹp, ý nghĩa. - HS trưng bày tranh ảnh, bài viết về quê hương mà cá nhân sưu tầm được. - HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm 4, chia sẻ với bạn trong nhóm về tranh ảnh/ bài viết về quê hương. - HS hoạt động theo nhóm, tập hợp tranh ảnh, bài viết và sáng tạo trung bày sản phẩm nhóm: có thể theo sơ đồ tư duy/ có thể theo nhóm(nhóm tranh ảnh, nhóm bài viết),. - HS trưng bày và giới thiệu sản phẩm sưu tầm của nhóm, các nhóm cùng chia sẻ thông tin với nhau (Tương tác giữa các nhóm) - HS lắng nghe 2’ Hoạt động 3: Chơi trò chơi dân gian Mục tiêu: - HS biết chơi, yêu thích các trò chơi dân gian - GV cho HS nêu tên các trò chơi dân gian mà em biết/ - GV chốt, giới thiệu các trò chơi bằng hình ảnh - GV nhắc HS về tìm hiểu cách chơi để chơi trong các giờ hoạt động tập thể, sinh hoạt lớp, giờ ra chơi, - HS nêu - HS lắng nghe, quan sát - HS lắng nghe, thực hiện. 5’ 3. Củng cố - dặn dò Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học - GV hỏi: + Nêu 3 điều em học được qua bài học? + Nêu 3 điều em thích ở bài học? + Nêu 3 điều em cần làm sau bài học? - GV tóm tắt nội dung chính của bài học. - GV cho HS đọc lời khuyên trong sách. - GV nhận xét, đánh giá tiết học - HS nêu - HS lắng nghe - 1 HS đọc, lớp đọc thầm - HS lắng nghe
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_mon_dao_duc_2_canh_dieu_bai_13_em_yeu_que_h.docx