Kế hoạch bài dạy Đại số 8 (Cánh diều) - Bài tập cuối chương I - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Ngọc Lan

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Tính được giá trị của một đa thức nhiều biến khi biết giá trị cụ thể của các biến.

- Thực hiện được phép tính cộng, trừ hai đa thức; chia đơn thức, đa thức cho đơn thức.

- Vận dụng được hằng đẳng thức đáng nhớ để phân tích đa thức thành nhân tử.

- Vận dụng được kiến thức về đa thức vào bài toán thực tế.

2. Năng lực

• Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

• Năng lực riêng:

- Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số NL toán học như: NL tư duy và lập luận toán học; NL giải quyết vấn đề toán học.

- Lựa chọn được phương pháp thu thập dữ liệu phù hợp và thực hiện thu thập dữ liệu theo phương pháp đã lựa chọn.

- Xác định được số liệu rời rạc và số liệu liên tục trong một số trường hợp đơn giản.

3. Phẩm chất

- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước.), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

 

docx 7 trang Đức Bình 26/12/2023 5920
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Đại số 8 (Cánh diều) - Bài tập cuối chương I - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Ngọc Lan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Đại số 8 (Cánh diều) - Bài tập cuối chương I - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Ngọc Lan

Kế hoạch bài dạy Đại số 8 (Cánh diều) - Bài tập cuối chương I - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Ngọc Lan
Ngày 18 tháng 06 năm 2023
Họ và tên giáo viên: Lê Thị Ngọc Lan 
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG I
Môn học: Toán - Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Tính được giá trị của một đa thức nhiều biến khi biết giá trị cụ thể của các biến.
Thực hiện được phép tính cộng, trừ hai đa thức; chia đơn thức, đa thức cho đơn thức.
Vận dụng được hằng đẳng thức đáng nhớ để phân tích đa thức thành nhân tử.
Vận dụng được kiến thức về đa thức vào bài toán thực tế.
2. Năng lực 
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: 
Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số NL toán học như: NL tư duy và lập luận toán học; NL giải quyết vấn đề toán học.
Lựa chọn được phương pháp thu thập dữ liệu phù hợp và thực hiện thu thập dữ liệu theo phương pháp đã lựa chọn.
Xác định được số liệu rời rạc và số liệu liên tục trong một số trường hợp đơn giản.
3. Phẩm chất
Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) + B. ÔN TẬP KIẾN THỨC 
a) Mục tiêu: 
- HS nhắc lại được quy tắc cộng, trừ, nhân, chia đa thức nhiều biến.
- HS áp dụng được quy tắc cộng, trừ, nhân, chia đa thức nhiều biến vào bài tập tính toán cơ bản.
- HS nhắc lại được các hằng đẳng thức đáng nhớ.
b) Nội dung: HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ôn tập kiến thức.
c) Sản phẩm: Câu trả lời trắc nghiệm và kiến thức cần nhớ.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm và cho HS làm việc nhóm đôi để tìm đáp án.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS làm việc nhóm đôi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời HS phát biểu câu trả lời, HS khác so đáp án
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chốt kiến thức cần nhớ
TRẮC NGHIỆM ĐẦU GIỜ
Câu 1. Mỗi khẳng định dưới đây đúng hay sai?
Đúng
Sai
a) Thương của các đơn thức cũng là một đa thức.
b) Bậc của đa thức là tổng bậc của các hạng tử.
c) Số 0 được gọi là đa thức không và nó có bậc 0.
d) Mỗi đơn thức được coi là một đa thức.
Câu 2. Điền số thích hợp vào ô trống
-5x3 có bậc là: ..; 	 xy2z3 có bậc là: ..; 	-5x3+xy2z3 có bậc là: ..
Câu 3. Đa thức có bậc là:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 4. Thu gọn đa thức A = x3+2x-5xy+3x2-x3 ta được
A. x3+5xy
C. x3+3xy
B. 3x2-2xy
D. 3x3+3xy
Câu 5. Thu gọn đa thức A=2x3-2xy-x2+5xy-x2-x3 ta được
A. 3x3+2x2
C. 3x3-7xy
B. 3x3-3xy
D. x3+7xy.
Câu 6. Kết quả của phép nhân hai đa thức x-4 và x-3 là:
A. x2+7x-12	 B. x2-7x+12
C. x2-x+12	 D. x2+x-12
Câu 1. S – S – S – Đ	Câu 2. 3 – 6 – 6 
Câu 3. B	Câu 4. C
Câu 5. C	Câu 6. B
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm bài tập Bài 1, 2, 3, 4, 5 (SGK – 28).
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS trong bài tập 1, 2, 3, 4, 5 (SGK – 28).
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV tổ chức cho HS hoạt động thực hiện Bài 1, 2, 3, 4, 5 (SGK – 52).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chữa bài, chốt đáp án.
Kết quả: 
Bài 1. 
a) Giá trị của đa thức A tại x=-1;y=1 là:
4⋅(-1)6-2⋅(-1)2⋅13-5⋅(-1)⋅1+2 =4-2+5+2=9.
Giá trị của đa thức B tại x=-1;y=1 là:
3⋅(-1)2⋅13+5⋅(-1)⋅1-7 =3-5-7=-9.
b) Ta có: 
A+B=4x6-2x2y3-5xy+2+3x2y3+5xy-7
 =4x6-2x2y3-5xy+2+3x2y3+5xy-7
 =4x6+3x2y3-2x2y3+(5xy-5xy)+(2-7)
 =4x6+x2y3-5
A-B=4x6-2x2y3-5xy+2-3x2y3+5xy-7
 =4x6-2x2y3-5xy+2-3x2y3-5xy+7
 =4x6-3x2y3+2x2y3-(5xy+5xy)+(2+7)
 =4x6-5x2y3-10xy+9
Bài 2. 
a) -13a2b-6ab2-3a+9b3
=-13a2b⋅-6ab2--13a2b⋅3a+-13a2b⋅9b3
=13a2b⋅6ab2+13a2b⋅3a-13a2b.9b3
=2a3b3+a3b-3a2b4
b) a2+b2a4-a2b2+b4
=a2+b2a22-a2b2+b22
=a6+b6
 c) -5x3y2z:152xy2z
=(-5):152x3:xy2:y2(z:z)
=-23x2
d) 8x4y2-10x2y4+12x3y5:-2x2y2
=8x4y2:-2x2y2-10x2y4:-2x2y2+12x3y5:-2x2y2
 =-4x2+5y2-6xy3. 
Bài 3. 
a) x2+12x+116=x2+2⋅14x+142=x+142;
b) 25x2-10xy+y2=(5x)2-2⋅5x⋅y+y2=(5x-y)2;
c) x3+9x2y+27xy2+27y3
=x3+3⋅x2⋅3y+3⋅x⋅(3y)2+(3y)3=(x+3y)3
d) 64x3-48x2y+12xy2-y3
=(4x)3-3⋅(4x)2⋅y+3⋅4x⋅y2-y3=(4x-y)3
Bài 4. 
a) A=0,2(5x-1)-1223x+4+23(3-x)
 =x-0,2-13x-2+2-23x
=x-13x-23x+2-0,2-2
=-0,2  
Vậy biểu thức A không phụ thuộc vào giá trị của biến.
 b) B=(x-2y)x2+2xy+4y2-x3-8y3+10
=x3-(2y)3-x3+8y3-10
=-8y3+8y3-10
=-10
Vậy biểu thức B không phụ thuộc vào giá trị của biến.
c) C=4(x+1)2+(2x-1)2-8(x-1)(x+1)-4x
=[2(x+1)]2+(2x-1)2-8x2-1-4x
=[2(x+1)]2+(2x-1)2-8x2+8-4x
=[2(x+1)]2+(2x-1)2-8x2-8x+4x+4+4
=[2(x+1)]2+(2x-1)2-8x(x+1)+4(x+1)+4
=[2(x+1)]2+(2x-1)2+(x+1)(4-8x)+4
=[2(x+1)]2+(2x-1)2-4(x+1)(2x-1)+4
=[2(x+1)]2+(2x-1)2-2⋅2(x+1)(2x-1)+4
=[2(x+1)-(2x-1)]2+4
=(2x+2-2x+1)2+4
=32+4=9+4
=13.
Vậy biểu thức B không phụ thuộc vào giá trị của biến.
Bài 5. 
a) (x+2y)2-(x-y)2=[(x+2y)+(x-y)][(x+2y)-(x-y)= x+2y+x-yx+2y-x+y= 2x+y3y=3y2x+y
b) (x+1)3+(x-1)3=x3+3x2+3x+1+x3-3x2+3x-1=x3+x3+3x2-3x2+(3x+3x)+(1-1)=2x3+6x=2xx2+3
c) 9x2-3x+2y-4y2
= 9x2-4y2+2y-3x
= (3x)2-(2y)2+(2y-3x)
= 3x-2y3x+2y-(3x-2y)
= 3x-2y3x+2y-1
d) 4x2-4xy+2x-y+y2
= (2x)2-2.(2x)y+y2+2x-y
= (2x-y)2+(2x-y)
= 2x-y.(2x-y+1)
e) x3+3x2+3x+1-y3=(x+1)3-y3
=(x+1-y)(x+1)2+(x+1)y+y2
=(x-y+1)x2+2x+1+xy+y+y2
g) x3-2x2y+xy2-4x=xx2-2xy+y2-4
=x(x-y)2-22
=x(x-y+2)(x-y-2)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
c) Sản phẩm: kết quả thực hiện các bài 6 (SGK – tr28).
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS hoạt động hoàn thành bài tập 6 (SGK – tr28).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận thực hiện nhiệm vụ.
GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Câu hỏi trắc nghiệm: HS trả lời nhanh, giải thích, các HS chú ý lắng nghe sửa lỗi sai.
Bài tập: đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, các HS khác theo dõi, đưa ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải.
Đáp án:
Bài 6. a) Đa thức biểu thị diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật là xy.
b) Chiều rộng mảnh vườn sau khi tăng là: x + 2 (m);
Chiều dài mảnh vườn sau khi giảm là: y – 3 (m);
Đa thức biểu thị diện tích của mảnh vườn mới là:
(x + 2)(y – 3) = xy – 3x + 2y – 6.
c) Đa thức biểu thị phần diện tích lớn hơn của mảnh vườn mới so với mảnh vườn ban đầu là: (xy – 3x + 2y – 6) – xy = 2y – 3x – 6.
* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ
Ghi nhớ kiến thức trong bài. 
Hoàn thành các bài tập trong SBT
Chuẩn bị bài mới: "Phân thức đại số".

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_dai_so_8_canh_dieu_bai_tap_cuoi_chuong_i_na.docx