Giáo án Toán 8 (Cánh diều) - Bài 2: Hình chóp tứ giác đều - Quỳnh Như
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức:
- Mô tả được đỉnh, mặt đáy, mặt bên, cạnh bên hình chóp tứ giác đều.
- Tạo lập được hình chóp tứ giác đều.
- Tính được diện tích xung quanh, thể tích của một hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều.
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều (ví dụ: tính thể tích hoặc diện tích xung quanh của một số đồ vật quen thuộc có dạng hình chóp tứ giác đều,.).
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp toán học: Nêu được các đặc điểm của hình chóp tứ giác đều
- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Sử dụng được giấy bìa cứng để tạo lập được hình chóp tứ giác đều, dùng được thước thẳng để vẽ hình.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: Thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, để nêu được các đặc điểm của hình chóp tứ giác đều; vận dụng được tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình chóp tứ giác đều và giải bài tập một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 8 (Cánh diều) - Bài 2: Hình chóp tứ giác đều - Quỳnh Như
Tuần: Tiết: Bài 2: HÌNH CHÓP TỨ GIÁC ĐỀU Môn TOÁN lớp: 8 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức: - Mô tả được đỉnh, mặt đáy, mặt bên, cạnh bên hình chóp tứ giác đều. - Tạo lập được hình chóp tứ giác đều. - Tính được diện tích xung quanh, thể tích của một hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều. - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều (ví dụ: tính thể tích hoặc diện tích xung quanh của một số đồ vật quen thuộc có dạng hình chóp tứ giác đều,...). 2. Về năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. * Năng lực đặc thù: - Năng lực giao tiếp toán học: Nêu được các đặc điểm của hình chóp tứ giác đều - Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Sử dụng được giấy bìa cứng để tạo lập được hình chóp tứ giác đều, dùng được thước thẳng để vẽ hình. - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: Thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, để nêu được các đặc điểm của hình chóp tứ giác đều; vận dụng được tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình chóp tứ giác đều và giải bài tập một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, tài liệu giảng dạy, máy chiếu, máy tính, SGK, bảng phụ, thước thẳng. 2. Học sinh: SGK, vở học, thước thẳng, bảng nhóm, giấy bìa màu, 1 sợi dây dài tầm 15cm, kéo, dụng cụ bấm lỗ (nếu có). III. Tiến trình dạy học Tiết 1 1. Hoạt động 1: Khởi động (8 phút) a) Mục tiêu: Gợi động cơ vào bài mới b) Nội dung: Thực hiện trả lời một số câu hỏi về những hiểu biết của bản thân về Kim Tự Tháp Ai Cập và tìm một số hình khối theo yêu cầu. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mà GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Đây là hình ảnh gì? Sau khi HS trả lời, GV chia lớp thành 3-4 nhóm rồi yêu cầu HS thảo luận trong 5 phút tìm vật thể trong thực tiễn có dạng hình khối như kim tự tháp Ai Cập và nộp lên Padlet (mỗi nhóm 1 vật thể). * HS thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát và xung phong trả lời câu hỏi dựa trên vốn hiểu biết của mình. - HS hoạt động nhóm, tìm các vật thể trong thực tiễn theo yêu cầu và nộp lên đường link Padlet mà GV cung cấp. * Báo cáo, thảo luận - Các nhóm tiến hành nhận xét chéo. - HS cả lớp lắng nghe, nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét các câu trả lời của HS và chuẩn hóa câu trả lời. - GV cho HS quan sát một số vật thể và đặt vấn đề vào bài mới: Những vật thể trên có dạng hình chóp tứ giác đều. Vậy thế nào là hình chóp tứ giác đều, chúng có những đặc điểm gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Kim tự tháp Ai Cập 3 – 4 vật thể hình chóp tứ giác đều 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (15 phút) Hoạt động 2.1: Hình chóp tứ giác đều a) Mục tiêu: - Học sinh tạo lập được hình chóp tứ giác đều. - HS mô tả được đỉnh, mặt đáy, mặt bên, cạnh bên hình chóp tứ giác đều. b) Nội dung: - Thực hiện hoạt động 1 và hoạt động 2 SGK - Giới thiệu hình chóp tứ giác đều. c) Sản phẩm: - HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1 - GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 1 SGK: Thực hiện các hoạt động sau: a) Vẽ trên giấy (hay bìa mỏng) 1 hình vuông và 4 hình tam giác với các cạnh và vị trí như ở hình bên; b) Cắt rời theo đường viền (màu đỏ) của hình vừa vẽ (phần tô màu) và gấp lại để được hình chóp tứ giác đều; c) Quan sát hình chóp tứ giác đều ở trên và nêu số mặt, số cạnh của hình chóp tứ giác đều. * HS thực hiện nhiệm vụ 1 - HS Hoạt động cá nhân để thực hiện hoạt động 1 trong SGK. - Hướng dẫn hỗ trợ: GV quan sát hỗ trợ HS thực hiện chính xác các thao tác cắt – gấp giấy. * Báo cáo, thảo luận 1 - GV trưng bày một số sản phẩm đẹp của HS và yêu cầu HS trả lời miệng hoạt động 1c. - HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét. * Kết luận, nhận định 1 - GV chính xác hóa kết quả hoạt động 1 I. Hình chóp tứ giác đều: * GV giao nhiệm vụ học tập 2 - GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoạt động cá nhân thực hiện yêu cầu: Quan sát hình chóp tứ giác đều dưới đây và đọc tên các mặt, các cạnh, đỉnh của hình chóp tứ giác đều đó. - GV tiếp tục yêu cầu HS xác định mặt bên, mặt đáy, cạnh bên, cạnh đáy của hình chóp tứ giác đều. - GV đặt câu hỏi: + Em hãy nêu nhận xét về mặt bên và mặt đáy của hình chóp tứ giác đều S.ABCD? + Có nhận xét gì về các cạnh bên và các cạnh đáy của hình chóp tứ giác đều S.ABCD? * HS thực hiện nhiệm vụ 2 - HS hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập. - HS thảo luận theo cặp đôi xác định mặt bên, mặt đáy, cạnh bên, cạnh đáy của hình chóp tứ giác đều. - HS nêu nhận xét về mặt bên và mặt đáy; các cạnh bên và các cạnh đáy của hình chóp tứ giác đều S.ABCD. * Báo cáo, thảo luận 2 - HS xung phong nêu đáp án. - HS lắng nghe, nhận xét câu trả lời của bạn. * Kết luận, nhận định 2 - GV chính xác hóa các kết quả và khắc sâu kiến thức về các mặt, các cạnh, đỉnh của hình chóp tứ giác đều. Hình chóp tứ giác đều S.ABCD có: Mặt đáy ABCD là một hình vuông Các mặt bên SAB, SBC, SCD, SDA là những tam giác cân chung đỉnh S Các cạnh đáy AB, BC, CD, DA bằng nhau Các cạnh bên SA, SB, SC, SD bằng nhau S gọi là đỉnh của hình chóp tứ giác đều S.ABCD 3. Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút) a) Mục tiêu: HS vận dụng tính chất của hình chóp tứ giác đều để thực hiện một số bài tập. b) Nội dung: Thực hiện bài tập 1 SGK và bài tập thêm. c) Sản phẩm: Học sinh thực hiện được bài tập. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu nội dung bài tập 1, yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời và giải thích. - GV chiếu nội dung bài tập 2, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trong 5 phút rồi giải ra giấy. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS làm bài tập 1 vào vở. - HS thảo luận theo nhóm thực hiện bài tập 2 vào giấy. * Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ trả lời bài tập 1. - GV yêu cầu các nhóm chấm chéo bài tập 2, sau đó GV thu lại, chụp và trình chiếu để cả lớp quan sát, nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV chính xác hóa kết quả và khắc sâu kiến thức về tính chất của hình chóp tứ giác đều. - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động nhóm, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. Bài tập 1 (SGK/tr.87) Hình c Bài tập 2 a) Hình chóp tứ giác đều A.MNPQ có: + Đỉnh: A + Cạnh bên: AN, AP, AM, AQ + Mặt bên: ANP, APQ, AMQ, ANM + Cạnh đáy: NP, PQ, QM, MN + Mặt đáy: MNPQ b) Xét hình chóp tứ giác đều A.MNPQ có: AN = AP = AQ = AM = 5 cm ; NP = PQ = QM = MN = 4 cm 4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút) a) Mục tiêu: HS vận dụng việc tạo lập hình chóp tứ giác đều để tạo ra hộp quà từ vật liệu tái chế. b) Nội dung: Thực hiện bài tập: c) Sản phẩm: Hộp quà tặng đảm bảo đúng tính chất của hình chóp tứ giác đều cũng như tính thẩm mỹ. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện: Em hãy sử dụng vật liệu tái chế gấp hộp quà tặng hình chóp tứ giác đều theo nhóm trong 7 phút. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động theo nhóm làm sản phẩm. * Báo cáo, thảo luận - HS thảo luận, giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành sản phẩm. * Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động của nhóm, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. (Trưng bày sản phẩm của HS) 8 Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút) Ôn tập các kiến thức đã học trong bài. Xem trước mục II: DIỆN TÍCH XUNG QUANH CỦA HÌNH CHÓP TỨ GIÁC ĐỀU VÀ mục IV: THỂ TÍCH HÌNH CHÓP TỨ GIÁC ĐỀU. Tiết 2 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút) a) Mục tiêu: - Học sinh được củng cố lại kiến thức hình chóp tứ giác đều, công thức tính chu vi và diện tích hình vuông. - Gợi tâm thế, tạo hứng thú học tập. b) Nội dung: HS quan sát và thực hiện yêu cầu của GV thông qua trò chơi khởi động: “Vòng quay may mắn” thông qua các câu hỏi trắc nghiệm. c) Sản phẩm: HS củng cố được các yếu tố của hình chóp tứ giác đều, công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu Slide trò chơi và nội dung của câu hỏi. TRÒ CHƠI: “VÒNG QUAY MAY MẮN” Luật chơi: Có 3 câu hỏi ứng với 3 lượt quay. Ở mỗi lượt quay, khi vòng dừng lại, mũi tên chỉ số nào thì HS số thứ tự đó được chọn câu hỏi để trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ được 1 điểm cộng, nếu trả lời sai thì nhường quyền trả lời cho bạn khác. Câu 1: Đọc tên các mặt, các cạnh, đỉnh của hình chóp tứ giác đều ? Câu 2: Nêu công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông có cạnh . Câu 3: Cho hình chóp tứ giác đều với các kích thước ghi trên hình. Diện tích mặt đáy là: - GV yêu cầu HS quan sát và trả lời nhanh 3 câu hỏi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động cá nhân trong thời gian 5 phút. - GV: hướng dẫn, giảng, dẫn dắt, quan sát và trợ giúp HS. - HS theo dõi màn hình trình chiếu, chú ý nghe, hiểu và trả lời 3 câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Hoạt động cá nhân: cá nhân HS giơ tay trình bày câu trả lời Đáp án: Câu 1: Hình chóp tứ giác đều có: - Mặt đáy: ; - Các mặt bên: ; - Các cạnh đáy: ; - Các cạnh bên: ; - Đỉnh: Câu 2: Nêu công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông có cạnh . - Công thức tính chu vi hình vuông là: . - Công thức tính diện tích hình vuông là: . Câu 3: Cho hình chóp tứ giác đều với các kích thước ghi trên hình. Diện tích mặt đáy là: (cm2 ) Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, chốt lại kiến thức. Đặt vấn đề: Vậy muốn tính diện tích xung quanh, thể tích của hình chóp tứ giác đều, ta làm như thế nào? 2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1: Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều (10 phút) a) Mục tiêu: Học sinh rút ra được công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều và thực hiện giải ví dụ 1 và luyện tập 1/tr 85 sgk. b) Nội dung: Thông qua mục II/sgk, học sinh rút ra được công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều và thực hiện giải ví dụ 1 và luyện tập 1/tr 85 sgk. c) Sản phẩm: Học sinh trình bày được cách tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều, ví dụ 1 và luyện tập 1/tr 85 sgk. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu nội dung: Cho hình chóp tứ giác đều . Tổng diện tích của các tam giác gọi là diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều . - GV giới thiệu cho HS về trung đoạn của hình chóp tứ giác đều , từ đó nêu công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều. - HS đọc hiểu Ví dụ 1. SGK – tr85 để củng cố kiến thức. - HS vận dụng làm Luyện tập 1/sgk- Tr 85 theo nhóm (Bảng nhóm). Luyện tập 1. SGK – Tr 85 Cho một hình chóp tứ giác đều có độ dài cạnh đáy bằng và độ dài trung đoạn bằng . Tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động nhóm đôi trong thời gian 2 phút. - GV: hướng dẫn, giảng, dẫn dắt, quan sát và trợ giúp HS. - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu, thảo luận, trao đổi và hoàn thành các yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện HS giơ tay trình bày câu trả lời. - Lớp chú ý nhận xét, bổ sung. - HS rút ra công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều. II. DIỆN TÍCH XUNG QUANH CỦA HÌNH CHÓP TỨ GIÁC ĐỀU Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều bằng nửa của chu vi đáy với độ dài trung đoạn, kí hiệu Sxq. Trong đó: là chu vi đáy; là độ dài trung đoạn. Ví dụ 1. SGK – Tr85 Bài tập 1. SGK – Tr Giải Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều đó là: (cm2) Hoạt động 2.2: Thể tích của hình chóp tứ giác đều (8 phút) a) Mục tiêu: Học sinh rút ra được công thức tính thể tích của hình chóp tứ giác đều và thực hiện giải ví dụ 2/tr 86 sgk. b) Nội dung: Thông qua mục III/sgk, học sinh rút ra được công thức tính thể tích của hình chóp tứ giác đều và thực hiện giải ví dụ 2/tr 86 sgk. c) Sản phẩm: Học sinh trình bày được cách tính thể tích của hình chóp tứ giác đều, ví dụ 2/tr 86 sgk. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu nội dung: Xét mô hình của hình chóp tứ giác đều như ở hình 16. Thả sợi dây dọi từ đỉnh của hình chóp sao cho quả dọi chạm mặt đáy của hình chóp tại điểm . - GV giới thiệu cho HS về chiều cao của hình chóp tứ giác đều (Hình 17), từ đó nêu công thức tính thể tích của hình chóp tứ giác đều. - HS đọc hiểu Ví dụ 2. SGK – tr86 để củng cố kiến thức. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động nhóm đôi trong thời gian 2 phút. - GV: hướng dẫn, giảng, dẫn dắt, quan sát và trợ giúp HS. - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu, thảo luận, trao đổi và hoàn thành các yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện HS giơ tay trình bày câu trả lời. - Lớp chú ý nhận xét, bổ sung. - HS rút ra công thức tính thể tích của hình chóp tứ giác đều. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, HS nhắc lại công thức tính thể tích hình chóp tứ giác đều. II. DIỆN TÍCH XUNG QUANH CỦA HÌNH CHÓP TỨ GIÁC ĐỀU Thể tích của hình chóp tứ giác đều bằng một phần ba tích diện tích đáy nhân với chiều cao. Trong đó: là diện tích đáy; là chiều cao. Ví dụ 2. SGK – Tr86 3. Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút) a) Mục tiêu: HS vận dụng được công thức tính diện tích xung quanh và diện tích của hình chóp tứ giác đều. b) Nội dung: Thực hiện bài tập 2; 3/Tr 87.sgk. BT2/sgk-Tr87. Cho hình chóp tứ giác đều có độ dài cạnh đáy bằng cm và trung đoạn bằng cm. Tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều đó. BT3/sgk-Tr87. Cho một hình chóp tứ giác đều có độ dài cạnh đáy bằng cm và chiều cao là cm. Tính thể tích của hình chóp tứ giác đều đó. c) Sản phẩm: Học sinh thực hiện được bài tập 2; 3/Tr 87.sgk. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. - GV chiếu nội dung bài tập 2/sgk (Dạng 1: Tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều), yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời miệng. - GV chiếu nội dung bài tập 3/sgk (Dạng 2: Tính thể tích của hình chóp tứ giác đều), yêu cầu các nhóm thực hiện. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động nhóm trong thời gian 2 phút. - GV: hướng dẫn, giảng, dẫn dắt, quan sát và trợ giúp HS. - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu, thảo luận, trao đổi và hoàn thành các yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS treo bảng nhóm bài làm bài tập 2 lên bảng, đại diện các nhóm trình bày. - GV yêu cầu các nhóm đánh giá, nhận xét lẫn nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các nhóm HS, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm. - GV chiếu nội dung từng câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS trả lời. Dạng 1: Tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều BT2. SGK – tr87 Giải Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều đó là: (cm2) Dạng 2: Tính thể tích của hình chóp tứ giác đều BT3. SGK – tr87 Giải Thể tích của hình chóp tứ giác đều đó là: (cm3) 4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút) a) Mục tiêu: - HS giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều của một số đồ vật quen thuộc có dạng hình chóp tứ giác đều. - Sử dụng được kiến thức đã học để tìm một số hình ảnh thực tế có mô hình hình chóp đều và giải bài tập trắc nghiệm. b) Nội dung: - Thực hiện bài tập 4 trang 87 SGK Một mái che giếng trời có dạng hình chóp tứ giác đều với độ dài cạnh đáy khoảng m và độ dài trung đoạn khoảng m (Hình 20). Cần phải trả bao nhiêu tiền để làm mái che giếng trời đó? Biết rằng giá để làm mỗi mét vuông mái che được tính là đồng (bao gồm tiền vật liệu và tiền công). - Một số hình ảnh thực tế của hình chóp tứ giác đều và bài tập trắc nghiệm về hình chóp tứ giác đều. c) Sản phẩm: - Bài tập 4 SGK trang 87. - Hình ảnh thực tế và bài tập trắc nghiệm về hình chóp tứ giác đều. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện bài tập 4 SGK- tr 87. - GV yêu cầu HS tìm ví dụ về một số hình ảnh của hình chóp tứ giác đều trong thực tế. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Các nhóm làm bài tập 4 trên bảng phụ. - HS hoạt động cá nhân: nêu các ví dụ về một số hình ảnh của hình chóp tứ giác đều trong thực tế. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng trình bày bài tập 4 trang 108 SGK - GV yêu cầu HS cả lớp quan sát và nhận xét bài làm của các bạn - GV yêu cầu 2 -3 HS nêu ví dụ về một số hình ảnh của hình chóp tứ giác đều trong thực tế. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chính xác hóa kết quả và khắc sâu kiến thức nhận biết về hình chóp tứ giác đều. - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động nhóm, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. Bài tập 4 SGK-Tr 87 Giải Diện tích của mái che giếng trời đó là : (cm2) Số tiền để làm mái che giếng trời đó là : (đồng) * GV giao nhiệm vụ học tập 2 - GV yêu cầu HS tham gia theo nhóm trả lời nhanh các bài tập trắc nghiệm củng cố kiến thức về công thức tính diện tích xung quanh và thể tích và chiều cao của hình chóp tứ giác đều. * HS thực hiện nhiệm vụ 2 - HS tham gia trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm * Báo cáo, thảo luận 1 - GV nêu các câu hỏi, HS tham gia trả lời để củng cố nhanh kiến thức đã học * Kết luận, nhận định 1 Đáp án câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. A Câu 2. C Câu 3. C - GV chính xác hóa kết quả và khắc sâu kiến thức về công thức tính diện tích xung quanh và thể tích và chiều cao của hình chóp tứ giác đều. - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động nhóm, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. Thể tích của hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng cm và chiều cao cm là: A. cm3 . B. cm3. C. cm3. D. cm3. Câu 2. Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều có chu vi đáy bằng cm và trung đoạn bằng cm là: A. cm2 . B. cm2. C. cm2. D. cm2. Câu 3. Cho biết thể tích của một hình chóp bằng cm3 và biết diện tích đáy của hình chóp bằng cm2 thì chiều cao của hình chóp bằng: A. cm . B. cm3. C. cm3. D. cm3. 8 Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút) - Ôn tập các công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tứ giác đều. - Xem lại các bài tập đã làm trên lớp. - Chuẩn bị bài mới: Các bài tập cuối chương IV..
File đính kèm:
- giao_an_toan_8_canh_dieu_bai_2_hinh_chop_tu_giac_deu_quynh_n.docx