Giáo án Toán 8 (Cánh diều) - Chương 1-4

BÀI 1: ĐƠN THỨC VÀ ĐA THỨC NHIỀU BIẾN (4 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được đơn thức, đa thức nhiều biến.

- Thực hiện thu gọn đơn thức, đa thức.

- Tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

- Tư duy và lập luận toán học: giải thích sự tương đồng và khác biệt trong cấu trúc của đơn thức, đa thức, đơn thức thu gọn, đa thức thu gọn,.

- Mô hình hóa toán học: sử dụng biểu thức đại số để biểu thị diện tích hình vuông, hình chữ nhật, thể tích hình hộp chữ nhật.

- Giải quyết vấn đề toán học: phát hiện được vấn đề cần giải quyết, xác định được cách thu gọn đơn thức, cộng, trừ đơn thức đồng dạng, thu gọn đa thức, tính giá trị của đa thức.

3. Phẩm chất

- Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.

- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.

- Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT(ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,.

2 - HS:

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước.), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

- Ôn tập lại kiến thức về đa thức một biến, giá trị của đa thức một biến và các phép toán cộng, trừ, nhân, chia với đa thức một biến.

 

docx 94 trang Đức Bình 26/12/2023 2660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 8 (Cánh diều) - Chương 1-4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 8 (Cánh diều) - Chương 1-4

Giáo án Toán 8 (Cánh diều) - Chương 1-4
BÀI 1: ĐƠN THỨC VÀ ĐA THỨC NHIỀU BIẾN (4 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Nhận biết được đơn thức, đa thức nhiều biến.
Thực hiện thu gọn đơn thức, đa thức.
Tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến.
2. Năng lực 
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: 
Tư duy và lập luận toán học: giải thích sự tương đồng và khác biệt trong cấu trúc của đơn thức, đa thức, đơn thức thu gọn, đa thức thu gọn,...
 Mô hình hóa toán học: sử dụng biểu thức đại số để biểu thị diện tích hình vuông, hình chữ nhật, thể tích hình hộp chữ nhật..
Giải quyết vấn đề toán học: phát hiện được vấn đề cần giải quyết, xác định được cách thu gọn đơn thức, cộng, trừ đơn thức đồng dạng, thu gọn đa thức, tính giá trị của đa thức.
3. Phẩm chất
Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.
Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT(ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,... 
2 - HS: 
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
- Ôn tập lại kiến thức về đa thức một biến, giá trị của đa thức một biến và các phép toán cộng, trừ, nhân, chia với đa thức một biến.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- Thông qua giải bài toán mở đầu có tính thực tế, HS có cơ hội trải nghiệm thấy được sự tồn tại của đa thức nhiều biến. 
- Câu hỏi gợi mở ở phần đầu giúp kích thích sự tò mò, giúp HS có hứng thú với bài học, gợi được nội dung của bài học.
b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện yêu cầu dưới sự dẫn dắt của GV và trình bày kết quả. 
c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân 
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chiếu Slide dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu và yêu cầu HS thảo luận và nêu dự đoán (chưa cần HS giải): 
+ “Trong giờ học Mĩ thuật, bạn Hạnh dán lên trang vở hai hình vuông và một tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông là x (cm), y (cm) như Hình 1. Tổng diện tích của hai hình vuông và tam giác vuông đó là:
x2 + y2 + 12xy (cm2)
Biểu thức đại số x2 + y2 + 12xy còn được gọi là gì?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, nhấn mạnh về việc không viết kí hiệu phép nhân trong biểu thức chứa chữ, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em gọi tên được các biểu thức với các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa như trên ”.
⇒Bài 1: Đơn thức và đa thức nhiều biến.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Đơn thức nhiều biến
a) Mục tiêu: 
- HS nhận biết đơn thức nhiều biến, ghi nhớ khái niệm đơn thức nhiều biến.
- HS ghi nhớ khái niệm đơn thức thu gọn và đơn thức đồng dạng, nhận biết hai đơn thức đồng dạng; thực hành thu gọn đơn thức, nhận biết hệ số và bậc của đơn thức.
- HS hình thành quy tắc và thực hiện được phép cộng, trừ đơn thức đồng dạng.
b) Nội dung:
- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về đơn thức nhiều biến theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK. 
c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về đơn thức nhiều biến để thực hành làm các bài tập ví dụ, luyện tập. 
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
HĐ1.1 Khái niệm
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó thảo luận thực hiện yêu cầu của HĐ1.
+ GV yêu cầu HS nêu lại công thức tính diện tích hình vuông, diện tích hình chữ nhật và thể tích của hình hộp chữ nhật.
+ GV yêu cầu HS thực hiện vào vở cá nhân.
→ GV chữa bài, chốt đáp án. 
- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra kết luận về khái niệm đơn thức nhiều biến trong hộp kiến thứ.
(GV giới thiệu và đặt câu hỏi dẫn dắt: “Các biểu thức gồm các số, biến và phép tính mà chúng ta thu được ở HĐ1 gọi là đơn thức nhiều biến. Vậy đơn thức nhiều biến là gì?”).
- GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm.
- GV cho HS đọc hiểu, phân tích đề bài Ví dụ 1, vấn đáp, gợi mở giúp HS nhận dạng các đơn thức nhiều biến.
→ HS hoàn thành bài tập Ví dụ 1 vào vở cá nhân
- GV yêu cầu HS áp dụng tự hoàn thành Luyện tập 1 sau đó trao đổi cặp đôi kiểm tra chéo kết quả.
→ GV chốt đáp án và cho HS nêu lại khái niệm đơn thức nhiều biến để HS ghi nhớ.
HĐ1.2: Đơn thức thu gọn
- GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi thực hiện HĐ2:
+ GV dẫn dắt, hướng cho HS thấy được cấu trúc của đơn thức 2x3y4, thấy được mỗi biến chỉ xuất hiện một lần và được nâng lên luỹ thừa với số mũ nguyên dương.
→ Thông qua kết quả của HĐ2, GV yêu cầu HS rút ra nhận xét tổng quát, cấu trúc của đơn thức thu gọn. Từ đó, GV hướng dẫn HS tiếp nhận và ghi nhớ khái niệm đơn thức thu gọn trong khung kiến thức trọng tâm.
- GV nhắc HS cách viết đơn thức thu gọn thông thường:
"Thông thường, khi viết đơn thức thu gọn, ta viết hệ số trước, phần biến sau và các biến được viết theo thứ tự trong bảng chữ cái."
- HS đọc hiểu, phân tích Ví dụ 2 dưới sự dẫn dắt của GV để nhận diện được đơn thức thu gọn và biết cách thu gọn một đơn thức → HS tự trình bày lại vở cá nhân.
- GV hướng dẫn HS ghi nhớ một số chú ý trong đơn thức thu gọn (SGK-tr6).
- GV cho HS tự hoàn thành Luyện tập 2 để luyện tập kĩ năng thu gọn một đơn thức.
HĐ1.3: Đơn thức đồng dạng
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi thực hiện HĐ3:
+ GV dẫn dắt, hướng cho HS thấy được phần hệ số của hai đơn thức đều khác 0 và phần biến của hai đơn thức giống nhau. 
→ GV chốt đáp án, HS tự trình bày vào vở cá nhân.
- Từ kết quả của HĐ3, GV hướng dẫn HS có một nhận xét tổng quát. → HS tiếp nhận và ghi nhớ khái niệm đơn thức đồng dạng.
- HS đọc hiểu Ví dụ 3, GV hướng dẫn cho HS phân tích để nhận diện được các đơn thức đồng dạng.
- HS củng cố, luyện tập việc nhận biết các đơn thức đồng dạng thông qua hoàn thành Luyện tập 3.
→ GV chốt đáp án, HS chữa bài vào vở cá nhân.
HĐ1.4: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã biết về cộng, trừ đơn thức 1 biến để thực hiện HĐ4
→ Thông qua hoạt động này, giúp HS hình thành quy tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
- Từ kết quả của HĐ4 + kiến thức đã biết, GV hướng dẫn HS nhận biết và ghi nhớ quy tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
- HS đọc hiểu và tự thực hiện VD4 để củng cố, thực hành quy tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
- HS áp dụng quy tắc luyện tập kĩ năng cộng, trừ các đơn thức đồng dạng hoàn thành Luyện tập 4.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.
- HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.
Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm đơn thức nhiều biến, đơn thức đồng dạng, đơn thức thu gọn và quy tắc cộng, trừ đơn thức nhiều biến.
I. Đơn thức nhiều biến
1. Khái niệm
HĐ1:
a) 
- Diện tích của hình vuông có độ dài cạnh là x (cm) là: 
S = x2 (cm).
- Diện tích của hình chữ nhật có độ dài hai cạnh lần lượt 2x (cm), 3y (cm) là: 
S = 2x . 3y = 6xy (cm2).
- Thể tích của hình hộp chữ nhật có ba kích thước lần lượt x (cm), 2y(cm), 3z (cm) là: 
S = x . 2y . 3z = 6xyz (cm3).
b) - Biểu thức x2 gồm phần số là 1, phần biến là x2 và phép tính là phép nâng lên lũy thừa. 
- Biểu thức 6xy gồm phần số là 6, phần biến là xy và phép tính là phép nhân.
- Biểu thức 6xyz gồm phần số là 6, phần biến là xyz và phép tính là phép nhân. 
⇒Kết luận:
Đơn thức nhiều biến (hay đơn thức) là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến.
Ví dụ 1. (SGK-tr6)
Luyện tập 1. 
+ 5y là đơn thức;
+ y + 3z không phải là đơn thức;
+ 12x3y2x2z là đơn thức.
Vậy những biểu thức 5y; 12x3y2x2z là đơn thức.
2. Đơn thức thu gọn
HĐ2. 
Trong đơn thức 2x3y4
- Biến x được viết một lần dưới dạng một lũy thừa với số mũ nguyên dương là 3.
- Biến y được viết một lần dưới dạng một lũy thừa với số mũ nguyên dương là 4.
⇒Kết luận:
Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm một tích của một số với các biến, mà mỗi biến đã được nâng lên luỹ thừa với số mũ nguyên dương và chỉ được viết một lần.
Số nói trên gọi là hệ số, phần còn lại gọi là phần biến của đơn thức thu gọn.
Ví dụ 2: (SGK -tr6)
Chú ý:
- Ta cũng coi một số là đơn thức thu gọn
- Từ nay, khi nói đến đơn thức, nếu không nói gì thêm, ta hiểu dó là đơn thức thu gọn.
Luyện tập 2:
Thu gọn các đơn thức đã cho, ta được:
+ y3y2z = y5z;
+ 13 xy2x3z = 13 .(x.x3).y2.z = 13x4y2z
3) Đơn thức đồng dạng
HĐ3:
a) 
- Đơn thức 2x3y4 có hệ số là 2; 
- Đơn thức −3x3y4 có hệ số là −3.
b) 
- Đơn thức 2x3y4 có phần biến là x3y4; 
- Đơn thức −3x3y4 có hệ số là x3y4.
Phần biến của hai đơn thức đã cho là như nhau.
⇒ Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
Ví dụ 3: (SGK-tr7)
Luyện tập 3:
a) Các đơn thức x2y4; −3x2y4 và 5x2y4 có cùng phần biến là x2y4.
Do đó, các đơn thức x2y4; x2y4; −3x2y4 và 5x2y4đồng dạng.
b) Đơn thức −x2y2z2 có phần biến là x2y2z2 . Còn đơn thức −2x2y2z3 có phần biến là x2y2z3.
Vì hai đơn thức −x2y2z2 và −2x2y2z3 có phần biến khác nhau nên hai đơn thức này không đồng dạng.
4) Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng
HĐ4: 
a) Ta có: 5x3 + 8x3 = (5 + 8)x3 = 13x3;
b) Ta có: 10y7 − 15y7 = (10 – 15)y7 = −5y7.
⇒ Quy tắc:
Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
Ví dụ 4. (SGK-tr8)
Luyện tập 4:
a) 4x4y6 + 2x4y6 = (4 + 2)x4y6 = 6x4y6;
b) 3x3y5 – 5x3y5 = (3 – 5)x3y5 = – 2x3y5.
Hoạt động 2: Đa thức nhiều biến
a) Mục tiêu: 
- HS ghi nhớ khái niệm và nhận biết đa thức nhiều biến.
- HS nhận biết sự cần thiết và cách thu gọn đa thức nhiều biến.
- HS thực hành thu gọn đa thức và nhận biết bậc của đa thức.
- HS thực hành tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến.
b) Nội dung:
- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về đa thức nhiều biến theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, thực hành trong SGK. 
c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về đa thức nhiều biến để thực hành hoàn thành bài tập Ví dụ , Luyện tập
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
HĐ2.1. Khái niệm
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoàn thành HĐ5
+ GV dẫn dắt, giúp HS trả lời theo từng câu hỏi của HĐ5.
→ GV cho một vài HS trình bày kết quả sau đó chốt đáp án.
→ Thông qua kết quả của HĐ5 t ... tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
HĐ 2:
Nhận xét: Ở Hình 14, ta có
+ Hình chóp tứ giác đều S.ABCD;
+ Mặt đáy ABCD là một hình vuông;
+ Các mặt bên SAB, SBC, SCD, SDA là những tam giác cân tại S;
+ Các cạnh đáy AB, BC, CD, DA bằng nhau;
+ Các cạnh bên SA, SB, SC, SD bằng nhau;
+ S gọi là đỉnh của hình chóp tứ giác đều S.ABCD
Hoạt động 2: Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều
a) Mục tiêu: 
Nhận biết được trung đoạn của hình chóp tứ giác đều. 
Nhận biết được diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều.
Tính được diện tích xung quanh của một hình chóp tứ giác đều cụ thể.
b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, thực hiện các hoạt động mục II.
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học về diện tích xung quanh của hình chóp
tứ giác, câu trả lời của HS cho các câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS quan sát Hình 15 , yêu cầu:
+ Đọc tên từng mặt bên hình chóp đó. 
+ Nêu lại cách tính (công thức tính) diện tích tam giác.
Từ đó, giới thiệu về diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều.
- GV cho HS quan sát Hình 15 , yêu cầu đọc tên từng đường cao của mỗi tam giác mặt bên (mà chúng cùng đi qua đỉnh của hình chóp đó). 
- GV giới thiệu về trung đoạn của hình chóp tứ giác đều.
- GV hướng dẫn để HS tính được tổng diện tích các mặt bên của hình chóp tứ giác đều theo độ dài cạnh đáy (hoặc chu vi đáy) và độ dài trung đoạn. 
→ HS dự đoán công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều (theo chu vị đáy và độ dài trung đoạn).
- HS đọc Ví dụ 1.
Nêu công thức tính diện tích xung quanh, chỉ ra các yếu tố tương ứng.
- HS thực hiện Luyện tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
II. Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều
Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều bằng nửa tích của chu vi đáy với độ dài trung đoạn.
Tức là,
Sxq=12. C. d
Trong đó: Sxq là diện tích xung quanh, C là chu vi đáy, d là độ dài trung đoạn của hình chóp tứ giác đều.
Ví dụ 1 (SGK -tr.85)
Luyện tập 
Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều đó là:
Sxq=12.10.4.15=300 cm2
Hoạt động 3: Thể tích của hình chóp tứ giác đều
a) Mục tiêu: 
Nhận biết được chiều cao của hình chóp tứ giác đều. 
Nhận biết được thể tích của hình chóp tứ giác đều.
Tính được thể tích của một hình chóp tứ giác đều cụ thể.
b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, thực hiện các hoạt động mục III.
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học về thể tích của hình chóp tứ giác đều, câu trả lời của HS cho các câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chuẩn bị rồi cho HS thực hành thả dây dọi, đi qua đình (của vật thể có dạng hình chóp tứ giác đều) đến mặt bàn như ở Hình 16 để nhận biết chiều cao của hình chóp tứ giác đều.
- HS quan sát Hình 16 để nhận biết được chiều cao của hình chóp tứ giác đều theo hình vẽ cụ thể.
Độ dài đoạn thẳng SO là chiều cao của hình chóp tứ giác đều S.ABCD.
- GV cho HS quan sát Hình 17, đọc cách tính thể tích của hình chóp tứ giác đều.
- HS đọc VD2 giúp HS củng cố, thực hành tính thể tích của hình chóp tam giác đều khi biết độ dài cạnh đáy và chiều cao.
+ GV có thể yêu cầu HS nhắc lại về chiều cao của hình chóp tứ giác đều và công thức tính thể tích của hình chóp tứ giác đều, giải thích rõ từng yếu tố (như V, S, h) trong công thức đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
III. Thể tích của hình chóp tứ giác đều
Thể tích của hình chóp tứ giác đều bằng một phần ba tích của diện tích đáy với chiều cao.
Tức là,
V=13.S . h
Trong đó: V là thể tích, S là diện tích đáy, h là chiều cao của hình chóp tứ giác đều.
Ví dụ 2 (SGK -tr.86)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm bài tập 1, 2 (SGK -tr.87) và các câu hỏi TN.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi TN nhanh
Câu 1. Hình chóp tứ giác đều có mặt bên là hình gì?
A. Tam giác cân B. Tam giác đều C. Tam giác vuông D. Tam giác vuông cân
Câu 2. Một hình chóp tứ giác đều có thể tích bằng 48 cm3, chiều cao bằng 4 cm. Độ dài cạnh đáy của hình chóp tứ giác đều đó là:
A. 5 cm B. 6 cm C. 7 cm D. 8 cm
Câu 3. Một hình chóp tứ giác đều có độ dài cạnh đáy bằng 6 cm, độ dài trung đoạn bằng 5 cm. Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều đó là:
A. 72 cm2 B. 64 cm2 C. 60 cm2 D. 52 cm2
Câu 4. Hình chóp tứ giác đều có chiều cao h, diện tích đáy S. Khi đó, thể tích V của hình chóp đều bằng
A. V=S.h B. V=12S.h C. V=13.S.h D. V=3.S.h
Câu 5. Cho hình chóp tứ giác đều có diện tích xung quanh là 84 cm2 và độ dài trung đoạn bằng 7 cm. Độ dài cạnh đáy của hình chóp tứ giác đều đó là:
A. 4 cm B. 5 cm C. 6 cm D. 7 cm
- GV tổ chức cho HS hoạt động thực hiện Bài 1, 2 (SGK -tr.87).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Câu hỏi trắc nghiệm: HS trả lời nhanh, giải thích, các HS chú ý lắng nghe sửa lỗi sai.
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện các bài tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS hoạt động hoàn thành bài tập Bài 3, 4 (SGK -tr.87)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận thực hiện nhiệm vụ.
- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Bài tập: đại diện HS trình bày kết quả, các HS khác theo dõi, đưa ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ghi nhớ kiến thức trong bài. 
Hoàn thành các bài tập trong SBT
Chuẩn bị bài tập cuối chương IV.
GV chia nhóm (4 -5 nhóm), HS phân công nhiệm vụ để vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung kiến thức chương IV.
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG IV(1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng: Học sinh ôn tập, củng cố về:
Hình chóp tam giác đều.
Hình chóp tứ giác đều.
Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều.
2. Năng lực 
Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học.
Mô hình hóa toán học.
Giải quyết vấn đề toán học, 
Giao tiếp toán học.
Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
* Mục tiêu dành cho hs khuyết tật: giúp hs nhớ lại Hình chóp tam giác đều; Hình chóp tứ giác đều; công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.
b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi trắc nghiệm mở đầu bài học.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi TN
Câu 1. Trung đoạn của hình chóp tam giác đều trong hình vẽ là:
A. SB
B. SH
C. SI.
D. HI
Câu 2. Đáy của hình chóp tam giác đều là:
A. Hình vuông B. Tam giác đều C. Tam giác vuông D. Tam giác tù
Câu 3. Hình chóp tứ giác đều có diện tích đáy 30 m2, chiều cao 100 dm, có thể tích là:
A. 100 m3 B. 300 m3 C. 1000 m3 D. 300 m3
Câu 4. Một hình chóp tam giác đều có chiều cao h, thể tích V. Diện tích đáy S là:
A. S=hV B. S=Vh C. S=3Vh D. S=3hV
Câu 5. Cho hình vẽ, diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều S.HIK là:
A. 120 cm2 B. 180 cm2 C. 100 cm2 D. 160 cm2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Bài tập cuối chương IV.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Ôn tập chương VII.
a) Mục tiêu: 
- HS ôn tập, trình bày sơ đồ tổng hợp kiến thức của chương.
b) Nội dung: HS tham gia thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu của GV lập và hoàn thiện sơ đồ tổng kết chương VII
c) Sản phẩm: Sơ đồ HS vẽ của chương VII.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn và tổng hợp ý kiến vào giấy A1 thành sơ đồ tư duy theo các yêu cầu với các nội dung như sau:
Hình chóp tam giác đều.
Hình chóp tứ giác đều.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý, thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Sau khi hoàn thành thảo luận: Các nhóm treo phần bài làm của mình trên bảng và sau khi tất cả các nhóm kết thúc phần thảo luận của mình GV gọi bất kì HS nào trong nhóm đại diện trình bày.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, trên cơ sở đó cho các em hoàn thành sơ đồ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm bài tập 1 đến 6 ( SGK -tr.88+89).
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV tổ chức cho HS hoạt động thực hiện Bài 1 đến 6 ( SGK -tr.88+89).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ghi nhớ kiến thức trong bài. 
Hoàn thành các bài tập trong SBT

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_8_canh_dieu_chuong_1_4.docx