Giáo án Toán 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương I: Số hữu tỉ - Bài 3: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ - Năm học 2022-2023

BÀI 3: LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN

CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Mô tả phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ

- Thực hiện tính tích, thương hai lũy thừa cùng cơ số, lũy thừa của lũy thừa

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS thảo luận, thống nhất ý kiến, tổng hợp kiến thức giải quyết nhiệm vụ học tập.

* Năng lực đặc thù:

- Năng lực giao tiếp toán học: HS đọc, hiểu các kí hiệu về lũy thừa

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán: sử dụng MTBT để tính giá trị của một lũy thừa

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Từ các bài tập cụ thể, đơn giản rút ra được các công thức tổng quát

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: vận dụng công thức tính tích và thương của hai luỹ thừa cùng cơ số, luỹ thừa của luỹ thừa; giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với các phép tính về số hữu tỉ

 

docx 8 trang Đức Bình 25/12/2023 2660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương I: Số hữu tỉ - Bài 3: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương I: Số hữu tỉ - Bài 3: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ - Năm học 2022-2023

Giáo án Toán 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương I: Số hữu tỉ - Bài 3: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ - Năm học 2022-2023
Ngày soạn: 12/ 9/ 2022 	 Ngày dạy: / 9/ 2022
Tuần 3
Tiết 7, 8, 9
BÀI 3: LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN 
CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ
- Thực hiện tính tích, thương hai lũy thừa cùng cơ số, lũy thừa của lũy thừa
2. Năng lực:
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:ID2223 GA GV164 HS thảo luận, thống nhất ý kiến, tổng hợp kiến thức giải quyết nhiệm vụ học tập. 
* Năng lực đặc thù: 
- Năng lực giao tiếp toán học: HS đọc, hiểu các kí hiệu về lũy thừa
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán: sử dụng MTBT để tính giá trị của một lũy thừa
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Từ các bài tập cụ thể, đơn giản rút ra được các công thức tổng quát
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: vận dụng công thức tính tích và thương của hai luỹ thừa cùng cơ số, luỹ thừa của luỹ thừa; giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với các phép tính về số hữu tỉ 
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu về thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên thông qua bài tập tính lượng nước trên Trái Đất
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, MTBT
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm, MTBT
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: 
- HS thấy được sự gợi mở đến lũy thừa của một số hữu tỉ.
- Tình huống mở đầu thực tế gợi tâm thế, tạo hứng thú học tập.
b) Nội dung: Đọc và trả lời câu hỏi ở tình huống mở đầu/SGK 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* GV giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân:
+ Đọc tình huống mở đầu
+ Trả lời câu hỏi: biểu thức 1111,34 x 1111,34 x 1111,34 có thể viết gọn hơn dưới dạng lũy thừa giống như lũy thừa của một số tự nhiên mà em được học ở lớp 6 không?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ vào vở
- GV hướng dẫn các HS gặp khó khăn
* Báo cáo, thảo luận
- GV gọi 1 số HS đứng tại chỗ trả lời
- Các HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét hoạt động và câu trả lời của HS
- GV chính xác hóa lại kiến thức và đặt vấn đề vào bài mới
* Tình huống mở đầu:
Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta có khoảng 71% diện tích bề mặt được bao phủ bởi nước. Nếu gom hết toàn bộ lượng nước trên Trái Đất để đổ đầy vào một bể chứa hình lập phương thì kích thước cạnh của bể phải lên tới 1111,34 km.
Lượng nước trên Trái Đất là:
1111,34 x 1111,34 x 1111,34 = 1111,343
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Luỹ thừa với số mũ tự nhiên
a) Mục tiêu:
- Phát biểu được khái niệm lũy thừa của một số hữu tỉ.
- Thực hiện tính giá trị một lũy thừa của số hữu tỉ, một tích (thương) các lũy thừa 
- Vận dụng phép tính lũy thừa vào giải các bài tập trong thực tiễn.
b) Nội dung: 
- Tìm hiểu khái niệm lũy thừa của một số hữu tỉ.
- Làm bài tập ở HĐ1, HĐ2, HĐ3, Luyện tập 1, 2/SGK
- Tìm hiểu ví dụ 1, 2/SGK
c) Sản phẩm: 
- Khái niệm lũy thừa của một số hữu tỉ.
- Lời giải các bài tập ở HĐ1, HĐ2, HĐ3, Luyện tập 1, 2/SGK
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- Hoạt động nhóm đôi làm HĐ1, HĐ2, HĐ3/SGK
* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
- HS hoạt động cá nhân lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên sau đó trao đổi với các bạn cùng bàn
- GV bao quát lớp, hướng dẫn các nhóm đôi gặp khó khăn
* Báo cáo, thảo luận 1: 
- GV gọi đại diện 3 nhóm tương ứng 3 HĐ lên bảng trình bày kết quả của nhóm mình
- Các nhóm HS khác theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.
* Kết luận, nhận định 1: 
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của HS.
1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên.
HĐ 1:
a) 2. 2. 2. 2 = 24
b) 5. 5. 5 = 53
HĐ 2:
a) (-2).(-2).(-2) = -8
b) (-0,5).(-0,5) = 0,25
c) 	 
HĐ 3:
a) (-2).(-2).(-2) = (-2)3
b) (-0,5).(-0,5) = (-0,5)2
c) 
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
- Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sau: 
+ Lũy thừa bậc 2 của (- 0,5), lũy thừa bậc 4 của   là gì?
+ Thế nào là lũy thừa bậc n của một hữu tỉ x?
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ trên
- GV hướng dẫn HS
* Báo cáo, thảo luận 2: 
- GV gọi 2 HS tương ứng 2 câu hỏi đứng tại chỗ trả lời.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định 2: 
- GV nhận xét về hoạt động của HS và chốt lại kiến thức 
- GV nêu quy ước.
Lũy thừa bậc hai của (- 0,5) là tích của hai thừa số (- 0,5)
Lũy thừa bậc bốn của   là tích của 4 thừa số 
* Định nghĩa:
Lũy thừa bậc n của một số hữu tỉ x, kí hiệu xn, là tích của n thừa số x (n là số tự nhiên lớn hơn 1):
       xn = x.x.x. . .x (n thừa số)
(x Q, n N; n >1)   
Trong đó: x: cơ số
                 n: Số mũ   
Quy ước:   x1 = x
                  x0 = 1 (x 0)
* GV giao nhiệm vụ học tập 3: 
- Hoạt động nhóm như sau:
Nhóm 1, 2, 3: Đọc ví dụ 1, vận dụng làm Luyện tập 1/SGK
Nhóm 4, 5, 6: Đọc ví dụ 2, vận dụng làm Luyện tập 2/SGK
* HS thực hiện nhiệm vụ 3
- HS hoạt động cá nhân thực hiện các nhiệm vụ trên, sau đó trao đổi với các bạn trong nhóm và chốt lại kết quả chung
- GV bao quát lớp, hỗ trợ các nhóm HS gặp khó khăn
* Báo cáo, thảo luận 3
- GV yêu cầu các nhóm treo bảng phụ lên tường và gọi đại diện 2 nhóm tương ứng 2 nhiệm vụ báo cáo kết quả của nhóm mình
- Các nhóm HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định 3 
- GV nhận xét về hoạt động của các nhóm HS 
- GV chốt lại kết quả đúng
- GV nêu chú ý
Ví dụ 1/SGK
a) 
b) 
* Luyện tập 1/SGK
a) 
b) (0,7)3 = (0,7).(0,7).(0,7) = 0,343.
Ví dụ 2/SGK
a)
b) 
Chú ý/SGK
* Luyện tập 2/SGK
a) 
b) (-125)3: 253 = (-125: 25)3 
= (-5)3 = - 125
c) (0,08)3.106 = (0,08)3.103. 103
= (0,08.10.10)3 = 83	
Tiết 2
Hoạt động 2.2: Nhân và chia hai luỹ thừa cùng cơ số.
a) Mục tiêu: 
- Mô tả phép tính lũy thừa (nhân, chia) với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ
- Thực hiện tính tích, thương hai lũy thừa cùng cơ số, lũy thừa của lũy thừa
b) Nội dung: 
- Tìm hiểu quy tắc tính tích, thương của hai lũy thừa cùng cơ số
- Làm các bài tập ở HĐ 4, Luyện tập 3, 1.20/SGK
- Tìm hiểu ví dụ 3/SGK
c) Sản phẩm: 
- Quy tắc tính tích, thương của hai lũy thừa cùng cơ số 
- Lời giải các bài tập ở HĐ 4, Luyện tập 3, 1.20/SGK
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* GV giao nhiệm vụ học tập 4: 
- Hoạt động cá nhân:
+ Làm bài tập ở HĐ4/SGK
+ Từ đó rút ra quy tắc nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số
* HS thực hiện nhiệm vụ 4:
- HS hoạt động cá nhân lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên.
- GV quan sát, hỗ trợ HS
* Báo cáo, thảo luận 4: 
- GV gọi 2HS lên bảng trình bày bài tập ở HĐ 4/SGK 
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.
- GV gọi 2HS đứng tại chỗ trả lời 
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét
* Kết luận, nhận định 4: 
- GV nhận xét về hoạt động của các HS 
- GV chốt lại kết quả đúng và nhấn mạnh kiến thức
2. Nhân và chia hai lũy thừa cùng cơ số
HĐ 4:
a) (-3)2 . (-3)4 = 9 . 81 = 729
(-3)2 + 4 = (-3)6 = 729
Vậy (-3)2 . (-3)4 = (-3)2 + 4
b) 
0,63 :0,62 = 
0,63 - 2 = 0,61 = 0,6
Vậy 0,63 : 0,62 = 0,63 - 2
* Quy tắc/SGK
* GV giao nhiệm vụ học tập 5: 
- Hoạt động cá nhân đọc ví dụ 3/SGK
- Hoạt động nhóm đôi vận dụng làm bài tập ở Luyện tập 3, 1.20/SGK, sau đó đổi bài chấm chéo
* HS thực hiện nhiệm vụ 5:
- Cá nhân HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên.
- HS trao đổi với bạn cùng bàn về bài tập 1.20/SGK
- GV quan sát và trợ giúp HS
* Báo cáo, thảo luận 5: 
- GV gọi 3 HS lên bảng trình bày
- Các HS khác đổi vở chấm chéo bài nhau, nhận xét bài trên bảng
* Kết luận, nhận định 5: 
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của HS.
*Ví dụ 3/SGK
a) 
b) 
*Luyện tập 3/SGK
a) (-2)3 . (-2)4 = (-2)3 + 4 = (-2)7
b) (-0,25)7 : (0,25)3 = (-0,25)7 – 3 = (-0,25)4
Bài 1.20/SGK
30
31
31
32
33
35
38
Tiết 3
Hoạt động 2.3: Luỹ thừa của luỹ thừa
a) Mục tiêu: 
- Hiểu được quy tắc tính lũy thừa của một lũy thừa
- Vận dụng quy tắc để thực hiện phép tính lũy thừa của một lũy thừa 
b) Nội dung: 
- Tìm hiểu quy tắc tính lũy thừa của lũy thừa
- Làm các bài tập ở HĐ 5, Luyện tập 4, Thử thách nhỏ/SGK
- Tìm hiểu ví dụ 4/SGK
c) Sản phẩm: 
- Quy tắc tính lũy thừa của một lũy thừa
- Lời giải các bài tập ở HĐ 5, Luyện tập 4, Thử thách nhỏ/SGK
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* GV giao nhiệm vụ học tập 6:
- Hoạt động cá nhân:
+ Làm bài tập ở HĐ5/SGK
+ Từ đó rút ra quy tắc tính lũy thừa của lũy thừa
* HS thực hiện nhiệm vụ 6:
- HS hoạt động lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên vào vở
- GV bao quát lớp, trợ giúp HS
* Báo cáo, thảo luận 6: 
- GV gọi 2HS lên bảng trình bày HĐ5
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.
- GV gọi 1 HS rút ra quy tắc, các HS khác lắng nghe và nhận xét
* Kết luận, nhận định 6: 
- GV nhận xét về hoạt động của các HS
- GV chốt lại kết quả đúng và chuẩn hóa kiến thức
3. Lũy thừa của lũy thừa
HĐ 5:
* Quy tắc/SGK
Khi tính lũy thừa của một lũy thừa, ta giữ nguyên cơ số và nhân hai số mũ:
* GV giao nhiệm vụ học tập 7:
- Hoạt động cá nhân đọc Ví dụ 4/SGK 
- Hoạt động nhóm đôi làm bài tập ở Luyện tập 4, thử thách nhỏ/SGK 
* HS thực hiện nhiệm vụ 3:
- HS hoạt động cá nhân lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên.
- HS trao đổi với các bạn cùng bàn về bài tập ở Luyện tập 4, thử thách nhỏ/SGK 
- GV bao quát lớp, trợ giúp HS
* Báo cáo, thảo luận 3: 
- GV gọi lần lượt các HS lên bảng trình bày
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.
* Kết luận, nhận định 3: 
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của HS.
Ví dụ 4/SGK
* Luyện tập 4/SGK
*Thử thách nhỏ/SGK
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Củng cố lại các quy tắc đã học thông qua bài tập
b) Nội dung: Làm các bài tập 1.19, 1.21, 1.22/SGK
c) Sản phẩm: Lời giải bài tập 1.19, 1.21, 1.22/SGK
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* GV giao nhiệm vụ học tập:
- Hoạt động cá nhân làm bài tập 1.19, 1.21, 1.22/SGK
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên
- GV hướng dẫn HS
* Báo cáo, thảo luận 
- GV gọi lần lượt các HS lên bảng trình bày
- Các HS khác quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét hoạt động của các HS
- GV chốt lại kết quả đúng
Bài 1.19:
195=12325=1325=1310
1277=13337=1337=1321
Bài 1.21: 
a)(-3)8=(-3)7⋅(-3
=-2187⋅-3=6561
b)-2312=-2311⋅-23
=-2048177147⋅-23=4096531441.
Bài 1.22.
a) 158⋅24=1524⋅24
=152⋅24=4504;
b)275:323=335:253
=315:215=3215 
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
a) Mục tiêu: Vận dụng được các quy tắc vào làm bài tập liên quan thực tiễn
b) Nội dung: Làm các bài tập ở Vận dụng, 1.24, 1.25/SGK
c) Sản phẩm: Lời giải các bài tập ở Vận dụng, 1.24, 1.25/SGK
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* GV giao nhiệm vụ học tập:
- Hoạt động cá nhân làm bài tập ở Vận dụng, 1.24, 1.25/SGK
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên
- GV hướng dẫn HS
* Báo cáo, thảo luận 
- GV gọi lần lượt các HS lên bảng trình bày
- Các HS khác quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét hoạt động của các HS
- GV chốt lại kết quả đúng
- GV giới thiệu cho HS thêm về hình ảnh các Mộc tinh (Jupiter) hình ảnh các hành tinh xoay quanh Mặt trời.
* Vận dụng/SGK
Lượng nước trên Trái Đất là:
1111,343 ≈ 1 372 590 024 km3.
Bài 1.24. 7,78⋅108:1,5⋅108=38975.
Bài 1.25. Ý, Pháp, Hoa Kỳ, Hàn Quốc.
* Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc các kiến thức đã học trong bài
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Làm bài tập 1.18, 1.23/SGK, các bài tập trong SBT
- Đọc mục “Em có biết”: Lũy thừa với số mũ âm
- Đọc trước bài 4: “ Thứ tự thực hiện các phép tính – Quy tắc chuyển vế”

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_7_canh_dieu_chuong_1_so_huu_ti_bai_3_phep_tinh.docx