Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 2: Số nguyên - Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc

I. Phép trừ số nguyên

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b:

a – b = a + (– b).

Chú ý: Phép trừ trong tập hợp các số tự hiên không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn phép trừ trong tập hợp số nguyên luôn thực hiện được.

Ví dụ: (– 10) – 15 = (– 10) + (– 15) = – (10 + 15) = – 25

 6 – 18 = 6 + (– 18) = – (18 – 6) = – 12

Luyện tập 1 trang 77: Nhiệt độ lúc 17 giờ là 5 °C đến 21 giờ nhiệt độ giảm đi 6 °C. Viết phép tính và tính nhiệt độ lúc 21 giờ.

Giải:

Nhiệt độ lúc 21 giờ là:

5 – 6 = 5 + (–6) = – (6 – 5) = –1 (oC)

Vậy nhiệt độ lúc 21 giờ là – 1 oC.

 

docx 2 trang Đức Bình 25/12/2023 2420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 2: Số nguyên - Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 2: Số nguyên - Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc

Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 2: Số nguyên - Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc
PHÉP TRỪ SỐ NGUYÊN. QUY TẮC DẤU NGOẶC
I. Phép trừ số nguyên 
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b: 
a – b = a + (– b).
Chú ý: Phép trừ trong tập hợp các số tự hiên không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn phép trừ trong tập hợp số nguyên luôn thực hiện được.
Ví dụ: (– 10) – 15 = (– 10) + (– 15) = – (10 + 15) = – 25
            6 – 18 = 6 + (– 18) = – (18 – 6) = – 12
Luyện tập 1 trang 77: Nhiệt độ lúc 17 giờ là 5 °C đến 21 giờ nhiệt độ giảm đi 6 °C. Viết phép tính và tính nhiệt độ lúc 21 giờ.
Giải:
Nhiệt độ lúc 21 giờ là: 
5 – 6 = 5 + (–6) = – (6 – 5) = –1 (oC)
Vậy nhiệt độ lúc 21 giờ là – 1 oC.
II. Quy tắc dấu ngoặc 
• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.
a + (b + c) = a + b + c
a + (b – c) = a + b – c.
• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “–” đằng trước, ta phải đổi dấu của các số hạng trong ngoặc: dấu “+” thành dấu “–” và dấu “–” thành dấu “+”.
a – (b + c) = a – b – c
a – (b – c) = a – b + c.
Luyện tập 2 trang 78: Tính một cách hợp lí:
a) (– 215) + 63 + 37;
b) (– 147) – (13 – 47).
Giải:
a) Để tính một cách hợp lí thì ta nhóm 63 và 37 cộng lại trước sau đó cộng với – 215.
 (– 215) + 63 + 37 = (– 215) + (63 + 37)                 
 = (– 215) + 100 
 = – (215 – 100) 
 = – 115
b) Để tính một cách hợp lí thì:
- B1: Thực hiện bỏ dấu ngoặc.
- B2: Nhóm – 147 và 47 lại cộng trước sau đó cộng với -13.
 (– 147) – (13 – 47) = (– 147) – 13 + 47                 
 = (– 147) + 47 – 13                 
 = [(– 147) + 47] – 13              
 = [– (147 – 47)] – 13
 = (– 100) – 13 
 = (– 100) + (– 13) 
 = – (100 + 13) 
 = – 113. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_6_canh_dieu_chuong_2_so_nguyen_bai_4_phep_tru_s.docx