Giáo án Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 18

BÀI 18: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

Tiết 1, 2: ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc đúng một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 60 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.

+ Năng lực văn học:

 Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong đoạn văn, đoạn thơ (bài văn, bài thơ), thể hiện được giọng điệu khi đọc.

 

docx 22 trang canhdieu 15/08/2022 7920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 18

Giáo án Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Tuần 18
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ
BÀI 18: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
Tiết 1, 2: ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Nhận biết nội dung chủ điểm.
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực ngôn ngữ:
Đọc đúng một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 60 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.
+ Năng lực văn học:
Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong đoạn văn, đoạn thơ (bài văn, bài thơ), thể hiện được giọng điệu khi đọc.
2. Phẩm chất
- Rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ và các phẩm chất từ Bài 1 đến Bài 8.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- PPDH chính: tổ chức HĐ.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu tiết học: Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập kĩ năng đọc.
2. HĐ 1: Luyện đọc
- GV YC HS chọn đọc lại các bài đọc đã học, sau đó luyện đọc một đoạn văn, đoạn thơ ngắn hoặc học thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ).
- GV YC HS luyện đọc theo nhóm. GV hỗ trợ HS khi cần thiết.
3. HĐ 2: Đọc trước lớp
- GV mời lần lượt HS lên đọc bài trước lớp, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.
- GV và cả lớp nhận xét.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại các bài đọc đã học.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS lần lượt lên bảng đọc bài trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- HS và GV nhận xét.
- HS lắng nghe.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON
BÀI 18: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
Tiết 3, 4: ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Nhận biết nội dung chủ điểm.
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực ngôn ngữ:
Đọc đúng bài Trên chiếc bè. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.
Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài Trên chiếc bè: Bài đọc nói về chuyến ngao du giữa Dế Mèn và Dế Trũi gặp những cảnh đẹp và được mọi người hoan nghênh, chào đón.
Điền dấu chấm vào đúng chỗ để tạo câu hoàn chỉnh, phù hợp.
Nắm được quy tắc chữ đầu câu cần viết hoa.
Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn văn Trên chiếc bè (từ Mùa thu... luôn luôn mới). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài đoạn văn: Chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu dòng lùi vào một ô.
+ Năng lực văn học:
Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài.
2. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên.
- Rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- PPDH chính: tổ chức HĐ.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ ôn tâp thông quan bài đọc Trên chiếc bè.
2. HĐ 1: Đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.
Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu bài Trên chiếc bè.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc:
+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 2 HS đọc nối tiếp nhau 2 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.
+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.
3. HĐ 2: Đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Bài đọc nói về chuyến ngao du giữa Dế Mèn và Dế Trũi gặp những cảnh đẹp và được mọi người hoan nghênh, chào đón.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.
- GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.
- GV nhận xét, chốt đáp án:
+ Câu 1: Đôi bạn trong câu chuyện trên đi đâu?
Trả lời: Đôi bạn trong câu chuyện rủ nhau đi ngao du thiên hạ.
+ Câu 2: Chiếc bè của đôi bạn được làm bằng gì?
Trả lời: Chiếc bè của đôi bạn được làm từ ba bốn lá bèo sen ghép lại.
+ Câu 3: Cảnh vật trên đường đi đẹp và mới lạ như thế nào?
Trả lời: Cảnh vật trên đường đi đẹp và mới lạ: “Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy. Nhìn hai bên bờ sông, cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn luôn mới”.
+ Câu 4: Những từ ngữ nào cho thấy đôi bạn được gọng vó, cua kềnh, cá săn sắt, cá thầu dầu rất khâm phục và quý mến?
Trả lời: bái phục nhìn theo, giương đôi mắt, âu yếm ngó theo, lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước.
4. HĐ 3: Luyện tập
Mục tiêu: Điền dấu chấm vào đúng chỗ để tạo câu hoàn chỉnh, phù hợp. Nắm được quy tắc chữ đầu câu cần viết hoa.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 5.
- GV chiếu đoạn văn lên bảng, mời 1 HS khác đọc to.
- GV YC HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.
- GV gọi một số HS trình bày kết quả: điền 2 dấu chấm còn thiếu và trả lời CH “Chữ đầu câu cần viết như thế nào?”.
- GV nhận xét, chốt đáp án:
Dế Mèn là nhân vật trong truyện Dế mèn phiêu lưu kí. Một lần, Dế Mèn cứu thoát Dế Trũi. Sau đó, hai chú dế kết bạn, Dế Mèn cùng Dế Trũi đi ngao du thiên hạ để mở mang hiểu biết.
5. HĐ 4: Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn văn Trên chiếc bè (từ Mùa thu... luôn luôn mới). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài đoạn văn: Chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu dòng lùi vào một ô.
Cách tiến hành:
5.1. GV nêu nhiệm vụ
- GV đọc mẫu đoạn Mùa thu... luôn luôn mới bài Trên chiếc bè.
- GV mời 1 HS đọc lại, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của đoạn chính tả:
+ Về nội dung: Đoạn văn miêu tả cảnh sông nước mùa thu rất đẹp.
+ Về hình thức: Đoạn văn có ba dòng. Chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu dòng lùi vào 1 ô li tính từ lề vở.
5.2. Đọc cho HS viết:
- GV đọc thong thả từng cụm từ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi cụm từ đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.
- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.
5.3. Chấm, chữa bài
- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).
- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc.
- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời nhóm đôi.
- Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to YC của BT 5.
- 1 HS khác đọc to đoạn văn.
- HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.
- Một số HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm theo.
- 1 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS nghe GV hướng dẫn, nói về nội dung và hình thức của đoạn chính tả.
- HS nghe – viết.
- HS soát lại.
- HS tự chữa lỗi.
- HS quan sát, lắng nghe.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ
BÀI 18: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
Tiết 5, 6: ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Nhận biết nội dung chủ điểm.
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực ngôn ngữ: Nghe, hiểu, ghi nhớ và kể lại được câu chuyện Người trồng na. Hiểu được tình cảm của ông cụ đối với con cháu.
+ Năng lực văn học: Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc.
2. Phẩm chất
- Bồi dưỡng sự quan tâm với mọi người xung quanh, biết giúp đỡ người khác theo sức của mình và biết cảm ơn sự giúp đỡ từ người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- PPDH chính: tổ chức HĐ.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu MĐYC của bài học.
2. HĐ 1: Nghe và kể lại mẩu chuyện Người trồng na
Mục tiêu: Nghe và kể lại được câu chuyện Người trồng na
Cách tiến hành:
- GV YC HS quan sát tranh, đoán nội dung câu chuyện.
- GV kể chuyện Người trồng na lần thứ nhất cho cả lớp nghe.
Người trồng na
Một cụ già lúi húi ngoài vườn, trồng cây na nhỏ. Người hàng xóm thấy vậy, cười bảo:
- Cụ ơi, cụ nhiều tuổi sao còn trồng na? Cụ trồng chuối có phải hơn không? Chuối mau ra quả. Còn na, chắc gì cụ đã chờ được đến ngày có quả.
Cụ già đáp:
- Có sao đâu! Tôi không ăn thì con cháu tôi ăn. Chúng sẽ chẳng quên người trồng.
Truyện dân gian Việt Nam
- GV kể chuyện lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh và dừng lại đặt CH để HS kể cùng.
- GV mời 1 HS đọc to các CH gợi ý.
- GV đặt CH trước lớp cho cả lớp trả lời nhanh.
- GV chốt đáp án:
a) Ông cụ trồng cây gì?
Trả lời: Ông cụ trồng cây na.
b) Bác hàng xóm ngạc nhiên, nói gì?
Trả lời: Bác hàng xóm ngạc nhiên, nói: “Cụ ơi, cụ nhiều tuổi sao còn trồng na? Cụ trồng chuối có phải hơn không?”.
c) Vì sao bác hàng xóm khuyên ông cụ trồng chuối?
Trả lời: Bác hàng xóm khuyên ông cụ trồng chuối vì chuối mau ra quả, còn na, chắc gì cụ đã chờ được đến ngày có quả
d) Ông cụ trả lời thế nào?
Trả lời: Ông cụ trả lời: “Có sao đâu! Tôi không ăn thì con cháu tôi ăn. Chúng sẽ chẳng quên người trồng”.
- GV YC HS dựa vào các CH gợi ý, tập kể chuyện trong nhóm 3.
- GV mời một số HS kể chuyện trước lớp, YC cả lớp lắng nghe, nhận xét nội dung và cách kể của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
3. HĐ 2: Nêu suy nghĩ về tình cảm của ông cụ với con cháu
Mục tiêu: Hiểu câu chuyện và nêu được suy nghĩ về tình cảm của ông cụ với con cháu.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2.
- GV YC HS thảo luận theo cặp, trả lời CH.
- GV mời một số HS trả lời trước lớp.
- GV nhận xét, chốt đáp án: Ông cụ thương con cháu và nghĩ cho con cháu, nghĩ về lâu dài.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh, đoán nội dung câu chuyện.
- HS nghe kể chuyện.
- HS nghe và kể cùng GV.
- 1 HS đọc to các gợi ý trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp trả lời nhanh CH.
- HS lắng nghe.
- HS tập kể chuyện trong nhóm 3.
- Một số HS kể chuyện trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét nội dung và cách kể của bạn.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to YC của BT 2.
- HS thảo luận theo cặp, trả lời CH.
- Một số HS trả lời trước lớp.
- HS lắng nghe.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ
BÀI 18: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
Tiết 7, 8: ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực ngôn ngữ:
Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các CH liên quan đến VB Bố vắng nhà. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ là tình cảm của bố, mẹ và con dành cho nhau.
Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ thích hợp.
+ Năng lực văn học:
Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ, thể hiện được giọng điệu khi đọc.
2. Phẩm chất
- Rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ và các phẩm chất từ Bài 1 đến Bài 8.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- PPDH chính: tổ chức HĐ.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu bài đọc: Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập các kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng và làm bài tập qua bài Bố vắng nhà.
2. HĐ 1: Đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.
Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu bài Bố vắng nhà.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc:
+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài thơ. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.
+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.
3. HĐ 2: Đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ: Bài thơ khích lệ các bạn nhỏ đến trường, chăm ngoan, sạch đẹp, yêu thương bạn bè.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.
- GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.
- GV nhận xét, chốt đáp án:
+ Câu 1: Bé nhận ra điều gì lạ bên mâm cơm?
Trả lời: Điều lạ bé nhận ra bên mâm cơm là mâm cơm mẹ nấu rất ngon mà mẹ chỉ ăn qua quýt rồi buông đũa lặng nhìn bé.
+ Câu 2: Theo bé, vì sao mẹ lo?
Trả lời: Theo bé, mẹ lo vì sáng nay bố vừa đi công tác xa.
+ Câu 3: Vì sao bé nghĩ bữa nay bé là người lớn.
Trả lời: Bé nghĩ bữa nay bé là người lớn vì bé hiểu được lòng mẹ và an ủi được mẹ.
+ Câu 4: Ghép mỗi câu ở bên A với mẫu câu thích hợp ở bên B:
A
B
a) Bé an ủi mẹ.
1) Ai là gì?
b) Bữa đó bé là người lớn.
2) Ai làm gì?
c) Cả nhà thương yêu nhau.
3) Ai thế nào?
Trả lời: a – 2; b – 1; c – 3.
4. HĐ 3: HTL
Mục tiêu: HTL một khổ hoặc cả bài thơ.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi xóa chữ để cho HS HTL.
- GV YC HS làm việc cá nhân, HTL 1 khổ thơ em thích. GV khyến khích HS học thuộc cả bài.
- GV mời một số HS đọc thuộc lòng trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
5. HĐ 4: Điền dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) thích hợp vào ô trống
Mục tiêu: Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ thích hợp.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to YC và đoạn văn của BT 5.
- GV YC HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.
- GV mời một số HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt đáp án: Thứ tự dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc.
- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.
- Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.
- HS lắng nghe.
- HS chơi trò chơi, HTL.
- HS làm việc cá nhân, HTL.
- Một số HS đọc thuộc lòng trước lớp.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- 1 HS đọc to YC và đoạn văn của BT.
- HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.
- Một số HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe, sửa bài.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ
BÀI 18: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
Tiết 9, 10: ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VÀ VIẾT
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực ngôn ngữ:
Đọc thầm và hoàn thành BT liên quan đến VB Bím tóc đuôi sam. Hiểu ý nghĩa của bài đọc: Bài đọc nói về việc phải đối xử tốt với các bạn gái.
Biết đặt câu hỏi cho các thành phần trong câu. Nhận biết được các kiểu câu.
Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn văn trong Câu chuyện bó đũa (từ Người cha liền bảo đến hết). Qua bài chính tả, củng cố cách viết đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu dòng viết lùi vào một ô.
Viết được đoạn văn (4 – 5 câu) về một bạn ở trường.
+ Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài.
2. Phẩm chất
- Biết đối xử hòa nhã với các bạn.
- Rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- PPDH chính: tổ chức HĐ.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Nắm được YC, nội dung của tiết học.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu: Tiết đầu hôm nay, chúng ta sẽ đọc thầm và làm BT. Sau đó cùng nhau sửa bài.
2. Làm và chữa bài
- GV YC HS đọc thầm và làm BT.
- GV mời một số HS lên bảng hoàn thành các BT 1, 2, 3.
- GV và cả lớp nhận xét, chữa bài:
+ BT 1:
a) Những ai khen bím tóc của Hà? (Các bạn gái và thầy giáo).
b) Vì sao Hà khóc? (Vì Tuấn kéo bím tóc, làm Hà ngã).
c) Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào? (Thầy khen bím tóc của Hà đẹp).
+ BT 2: Đặt CH cho bộ phận in đậm trong câu: Tóc Hà rất đẹp.
à Tóc Hà như thế nào?
+ BT 3: Nối mỗi câu với kiểu câu tương ứng
a) Em đừng khóc!
1) Câu kể
b) Tóc em đẹp lắm!
2) Câu hỏi
c) Ai trêu Hà?
3) Câu khen, chúc mừng
d) Tuấn xin lỗi Hà.
4) Câu yêu cầu, đề nghị
à a – 4; b – 3; c – 2; d – 1.
B. VIẾT
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV nêu MĐYC của bài học.
2. HĐ 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn văn trong Câu chuyện bó đũa (từ Người cha liền bảo đến hết). Qua bài chính tả, củng cố cách viết đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu dòng viết lùi vào một ô.
Cách tiến hành:
2.1. GV nêu nhiệm vụ:
- GV đọc mẫu đoạn văn.
- GV hướng dẫn HS cách viết: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu dòng viết lùi vào một ô.
2.2. Đọc cho HS viết:
- GV đọc thong thả từng cụm từ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.
- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.
2.3. Chấm, chữa bài
- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).
- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.
3. HĐ 2: Viết 4 – 5 câu về một bạn ở trường
Mục tiêu: Viết được đoạn văn (4 – 5 câu) về một bạn ở trường.
Cách tiến hành:
- GV nêu MĐYC của hoạt động.
- GV mời 1 HS đọc các CH gợi ý.
- GV YC HS làm việc cá nhân, viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một bạn ở trường.
- GV chiếu một số bài của HS lên bảng, nhận xét, chữa bài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm và làm BT.
- Một số HS lên bảng hoàn thành các BT.
- Cả lớp và GV chữa bài.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS nghe – viết.
- HS soát lại.
- HS tự chữa lỗi.
- HS quan sát, lắng nghe.
- MĐYC của hoạt động.
- 1 HS đọc các CH gợi ý.
- HS làm việc cá nhân, viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một bạn ở trường.
- HS quan sát, lắng nghe.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_2_canh_dieu_tuan_18.docx