Giáo án Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Chủ điểm 1: Em là búp măng non - Tuần 2, Bài 2: Thời gian của em

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tổ chức thảo luận nhóm, phân công thành viên của nhóm thực hiện trò chơi; biết điều hành trò chơi.

+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập (tìm các từ ngữ chỉ thời gian trong tiếng Việt).

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

▪ Đọc đúng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.

▪ Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?: Thời gian rất đáng quý; cần làm việc, học hành chăm chỉ để không lãng phí thời gian.

▪ Biết cách sử dụng một số từ ngữ chỉ ngày, năm (liên quan đến hiện tại, quá khứ, tương lai).

 

docx 40 trang canhdieu 18/08/2022 9860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Chủ điểm 1: Em là búp măng non - Tuần 2, Bài 2: Thời gian của em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Chủ điểm 1: Em là búp măng non - Tuần 2, Bài 2: Thời gian của em

Giáo án Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Chủ điểm 1: Em là búp măng non - Tuần 2, Bài 2: Thời gian của em
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON
BÀI 2: THỜI GIAN CỦA EM
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Nhận biết nội dung chủ điểm.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tổ chức thảo luận nhóm, phân công thành viên của nhóm thực hiện trò chơi; biết điều hành trò chơi.
+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập (tìm các từ ngữ chỉ thời gian trong tiếng Việt).
- Năng lực riêng:
+ Năng lực ngôn ngữ:
Đọc đúng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.
Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?: Thời gian rất đáng quý; cần làm việc, học hành chăm chỉ để không lãng phí thời gian.
Biết cách sử dụng một số từ ngữ chỉ ngày, năm (liên quan đến hiện tại, quá khứ, tương lai).
+ Năng lực văn học:
Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ.
Biết liên hệ nội dung bài thơ với hoạt động học tập, lao động, rèn luyện của các em (quý thời gian, không lãng phí thời gian).
HTL 2 khổ cuối của bài thơ.
2. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm:
+ Biết giá trị của thời gian, biết quý thời gian, tiếc thời gian.
+ Biết sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- PPDH chính: tổ chức HĐ.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK.
- GV kiểm tra xem HS có mang lịch đến lớp không; GV phát lịch cho nhóm không mang lịch, giao nhiệm vụ cho HS: Thảo luận nhóm đôi, trả lời 2 CH. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV mời một số HS trình bày kết quả:
+ Câu 1: Quan sát tranh và cho biết, mỗi vật trong tranh dùng để làm gì?
+ Câu 2: Đọc một quyển lịch hoặc tờ lịch tháng và cho biết:
a) Năm nay là năm nào?
b) Tháng này là tháng mấy?
c) Hôm nay là thứ mấy, ngày mấy?
BÀI ĐỌC 1: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu bài: Đây là quyển lịch để ghi ngày, tháng, năm. Lịch gồm 365 tờ, mỗi tờ ghi 1 ngày. Mỗi ngày em bóc đi 1 tờ lịch. Đó là tờ lịch ghi ngày hôm qua. Trên quyển lịch lại xuất hiện một ngày mới. Có một bạn nhỏ cầm tờ lịch trên tay, băn khoăn: Ngày hôm qua đâu rồi? Vậy ngày hôm qua đi đâu? Nó có mất đi không? Làm thế nào để ngày hôm qua không mất đi, để thời gian không lãng phí? Bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? sẽ giúp các em trả lời những CH đó.
2. HĐ 1: Đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.
Cách tiến hành:
- GV đọc diễn cảm bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? (giọng chậm rãi, tình cảm), kết hợp giải nghĩa các từ ngữ: tờ lịch, toả hương, ước mong.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc:
+ GV cho HS đọc tiếp nối, mỗi em đọc 2 dòng thơ. GV chỉ định một HS đầu bàn (hoặc đầu dãy) đọc, sau đó lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.
+ GV yêu cầu HS đọc nhóm đôi: Từng cặp HS đọc tiếp nối từng khổ thơ trong nhóm. Trước khi HS đọc, GV nhắc cả lớp nghỉ hơi đúng, thể hiện tình cảm qua giọng đọc. VD: Em cầm tờ lịch cũ: // Ngày hôm qua đầu rồi? // Ra ngoài sân / hỏi bổ // Xoa đầu em, / bố cười. //
+ GV tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).
+ GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh (cả bài) – giọng nhỏ.
+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.
3. HĐ 2: Đọc hiểu
Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.
- GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.
- GV nhận xét, chốt đáp án:
+ Câu 1: Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
Trả lời: Bạn nhỏ hỏi bố: Ngày hôm qua đâu rồi?
+ Câu 2: Theo bạn, vì sao bạn nhỏ hỏi như vậy? Chọn ý bạn thích.
a) Vì tờ lịch ngày hôm qua đã bị bóc khỏi quyển lịch.
b) Vì bạn nhỏ không thấy ngày hôm qua nữa.
c) Vì ngày hôm qua đã trôi đi, không quay trở lại nữa.
GV trả lời: Cả 3 ý các em đều có thể chọn.
+ Câu 3: Tìm khổ thơ ứng với mỗi ý:
Trả lời:
a) Đồng lúa mẹ trồng đã chín. – 2) Khổ thơ 3.
b) Những nụ hoa hồng đã lớn lên. – 1) Khổ thơ 2.
c) Em đã học hành chăm chỉ. – 3) Khổ thơ 4.
4. HĐ 3: Luyện tập
Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả.
- GV chốt đáp án:
+ BT 1: Các từ ngữ chỉ ngày: hôm kia – hôm qua – hôm nay – ngày mai – ngày kia.
+BT 2: Các từ ngữ chỉ năm: năm kia – năm ngoái (năm trước) – năm nay – năm sau (sang năm, năm tới) – năm sau nữa.
- GV bổ sung: Các em đã tìm được nhiều từ ngữ chỉ thời gian. Thầy (cô) tin rằng các em sẽ biết sử dụng những từ ngữ ấy để nói về các hoạt động trong mỗi thời điểm của mình. Thầy (cô) cũng mong rằng với mỗi ngày mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm dù đã trôi qua, đang diễn ra hay sắp tới, các em đều học được nhiều điều hay, làm được nhiều việc tốt.
5. HĐ 4: HTL 2 khổ thơ cuối
Mục tiêu: HTL được 2 khổ thơ cuối.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS HTL từng khổ thơ 3, 4 theo cách xoá dần những chữ trong từng khổ thơ, để lại những chữ đầu mỗi dòng thơ. Rồi xoá hết, chỉ giữ những chữ đầu mỗi khổ thơ. Cuối cùng, xoá toàn bộ.
- GV yêu cầu các tổ đọc thuộc lòng tiếp nối các khổ thơ 3, 4.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thuộc lòng 2 khổ thơ. GV khuyến khích những HS giỏi HTL cả bài.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời 2 CH.
- Một số HS trình bày kết quả trước lớp, cả lớp lắng nghe:
+ Câu 1:
Hình chiếc đồng hồ: Một chiếc là đồng hồ báo thức, chiếc kia là đồng hồ treo tường. Đồng hồ cho em biết giờ giấc (biết thời gian). Đồng hồ báo thức còn có chuông gọi em thức dậy đúng giờ.
Hình các quyển lịch: Quyển 1 là lịch bàn (để trên mặt bàn). Quyển 2, 3 là lịch treo tường. Quyển 3 có 12 tờ để biết ngày của 12 tháng. Quyển 2 có 365 – 366 tờ, mỗi tờ ghi 1 ngày, hết ngày thì bóc tờ lịch đi.
+ Câu 2: HS chọn đọc 1 quyển lịch.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo GV:
+ HS đọc tiếp nối, mỗi em đọc 2 dòng thơ. HS đầu bàn đọc, sau đó lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài.
+ HS đọc nhóm đôi.
+ HS thi đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp.
+ Cả lớp đọc đồng thanh.
+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.
- HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn:
+ Câu 1:
HS 1: Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
HS 2: Bạn nhỏ hỏi bố: Ngày hôm qua đâu rồi?
+ Câu 2:
HS 2: Theo bạn, vì sao bạn nhỏ hỏi như vậy? Chọn ý bạn thích.
HS 1 phát biểu tự do.
+ Câu 3:
HS 1: Tìm khổ thơ ứng với mỗi ý; Ngày hôm qua không mất đi vì trong ngày hôm qua:
HS 2:
Đồng lúa mẹ trồng đã chín. – 2) Khổ thơ 3.
Những nụ hoa hồng đã lớn lên. - 1) Khổ thơ 2.
Em đã học hành chăm chỉ. - 3) Khổ thơ 4.
+ Câu 4:
HS 2 phỏng vấn: Ngày hôm qua, bạn đã làm được việc gì tốt?
HS 1: Ngày hôm qua, tôi đã giải bài toán rất nhanh, được cô khen.
HS 3: Ngày hôm qua vào buổi tối mẹ đi làm về muộn, tôi giúp mẹ trông em bé để mẹ kịp nấu cơm. Mẹ rất vui. /...
- HS lắng nghe GV chốt đáp án.
- HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT.
- HS lên bảng báo cáo kết quả.
- HS lắng nghe, sửa bài.
- HS lắng nghe.
- HS HTL 2 khổ thơ cuối.
- Các tổ đọc thuộc lòng tiếp nối các khổ thơ 3, 4.
- Cả lớp đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON
BÀI 2: THỜI GIAN CỦA EM
BÀI VIẾT 1 : CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực ngôn ngữ:
Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Đồng hồ báo thức. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.
Làm đúng BT điền chữ ng / ngh, củng cố quy tắc viết ng / ngh.
Viết đúng 10 chữ cái (từ g đến ơ) theo tên chữ. Thuộc lòng tên 19 chữ cái trong bảng chữ cái.
Biết viết các chữ cái Ă, Â viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Ấm áp tình yêu thương cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
+ Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả.
	2. Phẩm chất
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng lớp, slide viết bài thơ HS cần chép và bảng chữ cái (BT 3).
- Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở BT 3.
- Phần mềm hướng dẫn viết chữ Ă, Â.
- Mẫu chữ cái Ă, Â viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở Luyện viết 2, tập một.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV nêu MĐYC của bài học.
2. HĐ 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Đồng hồ báo thức. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.
Cách tiến hành:
2.1. GV nêu nhiệm vụ: HS nghe (thầy, cô) đọc, viết lại bài thơ Đồng hồ báo thức.
- GV đọc mẫu 1 lần bài thơ.
- GV yêu cầu 1 HS đọc bài thơ, cả lớp đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của bài thơ:
+ Về nội dung: Bài thơ miêu tả hoạt động của kim giờ, kim phút, kim giây của một chiếc đồng hồ báo thức. Mỗi chiếc kim đồng hồ như một người, rất vui.
+ Về hình thức: Bài thơ có 2 khổ thơ. Mỗi khổ 4 dòng. Mỗi dòng có 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.
2.2. Đọc cho HS viết:
- GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.
- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.
2.3. Chấm, chữa bài:
- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).
- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.
3. HĐ 2: Điền chữ ng hay ngh? (BT2)
Mục tiêu: Làm đúng BT điền chữ ng / ngh, củng cố quy tắc viết ng / ngh.
Cách tiến hành:
- GV m ... i dẫn chuyện, người mẹ, cậu bé, bác thủ thư) đọc truyện Một ngày hoài phí để cả lớp nhớ lại câu chuyện.
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi:
+ Từng cặp HS dựa vào gợi ý, kế tiếp nổi để hoàn thành 2 đoạn của câu chuyện. (HS 1 kể đoạn 1, HS 2 kể đoạn 2). Lần kể đầu tiên, mỗi HS có thể vừa kể vừa nhìn đoạn truyện mình được phân công trong SGK. Lần kể sau, mỗi HS kế tiếp nối các đoạn không nhìn SGK, để lời kể tự nhiên, trơn tru, kịp lượt lời. GV khuyến khích HS có thể thêm suy nghĩ của nhân vật vào lời kể để câu chuyện hấp dẫn hơn. VD: Khi mẹ đã đi, cậu bé chần chừ mãi không bắt tay vào việc, cậu nghĩ: “Ôi chao, một ngày dài lắm, mình cứ vui chơi cho thoải mái đã, vội gì!”.
+ Sau đó, mỗi HS đều tập kể toàn bộ câu chuyện (hoặc đổi vai: HS 2 kể đoạn 1, HS 1 kể đoạn 2 để em nào cũng có thể nhớ toàn bộ câu chuyện).
2.2. HĐ 2: Kể chuyện trước lớp (BT 1, 2)
Mục tiêu: Biết kể chuyện phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác. Biết lắng nghe bạn kế. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Có thể kế tiếp lời bạn.
Cách tiến hành:
- GV mời lần lượt từng nhóm 2 HS kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện trước lớp.
- GV mời 1 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- GV tổ chức cho cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay, hấp dẫn theo các tiêu chí: kể đúng nội dung / tiếp nối kịp lượt lời / tự nhiên, sinh động, biểu cảm.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc trước lớp YC của BT 1, các gợi ý.
- 1 HS đọc các gợi ý. Cả lớp quan sát, đọc thầm theo.
- 1 nhóm 4 HS phân các vai (người dẫn chuyện, người mẹ, cậu bé, bác thủ thư) đọc truyện Một ngày hoài phí để cả lớp nhớ lại câu chuyện.
- HS làm việc nhóm đôi theo hướng dẫn của GV.
- Lần lượt từng nhóm 2 HS kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện trước lớp.
- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON
BÀI 2: THỜI GIAN CỦA EM
BÀI VIẾT 2: VIẾT TỰ THUẬT
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Năng lực đặc thù: Biết tìm hiểu thông tin về bản thân.
- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ:
+ Đọc đúng văn bản Tự thuật với giọng rõ ràng, rành mạch; nghỉ hơi đúng giữa các dòng, giữa phần YC và trả lời ở mỗi dòng. Hiểu nghĩa từ “tự thuật”. Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật. Nắm được thông tin về bạn Hồng Anh trong bài Tự thuật.
+ Điền đúng vào chỗ trống để hoàn thành bản tự thuật đơn giản về bản thân.
2. Phẩm chất
- Ý thức trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- VBT.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- PPDH chính: tổ chức HĐ.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu: Bài học giúp các em biết một mẫu văn bản tự thuật, từ đó, biết viết (điền vào chỗ trống) để hoàn thành bản tự thuật đơn giản về bản thân.
2. HĐ 1: Đọc và tìm hiểu bài đọc (nhanh, 10 – 12 phút)
Mục tiêu: Đọc đúng văn bản Tự thuật với giọng rõ ràng, rành mạch; nghỉ hơi đúng giữa các dòng, giữa phần YC và trả lời ở mỗi dòng. Hiểu nghĩa từ “tự thuật”. Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật. Nắm được thông tin về bạn Hồng Anh trong bài Tự thuật.
Cách tiến hành:
2.1. Đọc thành tiếng
- GV đọc bài Tự thuật với giọng rõ ràng, rành mạch; nghỉ hơi rõ giữa các dòng, giữa phần YC và trả lời ở mỗi dòng (được phân cách bằng dấu hai chấm). Giải nghĩa từ tự thuật, quê quán.
- GV chỉ định 1 HS đầu bàn đọc dòng đầu tiên, các HS bên cạnh đọc tiếp nối, mỗi HS đọc một dòng.
2.2. Tìm hiểu bài đọc
- GV đặt CH và mời một số HS trả lời:
+ Em biết những gì và bạn Hồng Anh?
+ Nhờ đâu em biết rõ về bạn như vậy?
- GV yêu cầu mỗi HS tìm 1 tên riêng trong bản Tự thuật.
3. HĐ 2: Viết Tự thuật / Điền vào chỗ trống theo mẫu (BT 2)
Mục tiêu: Điền đúng vào chỗ trống để hoàn thành bản tự thuật đơn giản về bản thân.
Cách tiến hành:
- GV nêu YC của BT2. GV giải thích:
+ Mẫu ở trên là bản Tự thuật của bạn Dương Hồng Anh.
+ Mẫu Tự thuật đã in sẵn trong VBT, HS chỉ điền thông tin vào cột bên phải.
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT. GV nhắc HS viết xong, nhớ kiểm tra: Nội dung tự thuật đã đúng chưa? Các tên riêng đã viết hoa đúng chưa?
- GV mời một số HS đọc bản Tự thuật trước lớp. GV chấm, chữa, nhận xét bản tự thuật của 5 – 7 HS.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc lại bài Tự thuật, cả lớp đọc thầm theo.
- HS lắng nghe CH, trả lời:
+ Em biết họ, tên của bạn Hồng Anh, biết bạn ấy là nữ, biết ngày sinh / nơi sinh / quê quán / nơi ở hiện nay / bạn Hồng Anh học lớp nào / trường nào / sở thích của bạn.
+ Nhờ bản Tự thuật.
- Mỗi HS tìm 1 tên riêng trong bản Tự thuật.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài vào VBT.
- HS đọc bản Tự thuật trước lớp.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON
BÀI 2: THỜI GIAN CỦA EM
GÓC SÁNG TẠO: BẠN LÀ AI?
(hơn 55 phút)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Năng lực đặc thù: Làm được một sản phẩm có tính sáng tạo để tự giới thiệu.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực ngôn ngữ: Tạo lập văn bản đa phương thức: HS viết được một đoạn văn tự giới thiệu chân thực về bản thân. Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Biết trang trí bài viết bằng tranh ảnh sưu tầm, tranh tự vẽ hoặc hình cắt dán.
+ Năng lực văn học: Biết chọn một số thông tin nổi bật để giới thiệu bản thân; biết tạo lập một văn bản đa phương thức (viết, vẽ hoặc dán ảnh) chân thật, hồn nhiên.
2. Phẩm chất
- Từ bài viết, hiểu hơn về bản thân, có ý thức về bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- PPDH chính: tổ chức HĐ.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu: Tiếp tục từ lớp 1, lên lớp 2, cử hai tuần học các em sẽ có 1 bải GST: tạo một sản phẩm có tính sáng tạo, có lời văn kèm tranh, ảnh. Bài học hôm nay có tên Bạn là ai?. Với bài học này, mỗi em sẽ viết một đoạn văn ngắn kèm tranh, ảnh, tự giới thiệu một cách chân thực về bản thân: Em là ai?, Sở thích, hứng thú, ước mơ,... của em là gì?.
2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học
Mục tiêu: Hiểu được yêu cầu của bài học.
Cách tiến hành:
- GV mời 3 HS đọc nội dung BT. GV yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ, nghe 3 bạn tiếp nối nhau đọc 3 hoạt động trong SGK.
- GV nhắc HS:
+ Đề bài này không YC các em viết theo mẫu kê khai như bản Tự thuật của bạn Hồng Anh ở tiết trước (SGK, tr. 19) mà được viết tự do. VD về 1 mẫu:
Tôi là Vũ Tiến Hùng, HS lớp 2B Trường Tiểu học Trần Quốc Toản.
Ngày sinh của tôi là 5-5-2014. Tôi thích học môn Toản. Tôi thích xem phim siêu nhân. Ước mơ của tôi là làm thợ lặn, tìm hiểu biển. Vì vậy, hiện nay tôi thích đọc sách về biển và các đại dương.
+ Đề bài YC các em viết 4 – 5 câu. Đó là YC tối thiểu. Các em có thể viết nhiều hơn 5 câu. (Khuyến khích HS viết nhiều câu hơn là để không hạn chế khả năng của những HS khá, giỏi).
3. HĐ 2: Làm bài
Mục tiêu: Hoàn thành BT. Tạo lập văn bản đa phương thức: HS viết được một đoạn văn tự giới thiệu chân thực về bản thân. Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Biết trang trí bài viết bằng tranh ảnh sưu tầm, tranh tự vẽ hoặc hình cắt dán. Biết chọn một số thông tin nổi bật để giới thiệu bản thân; biết tạo lập một văn bản đa phương thức (viết, vẽ hoặc dán ảnh) chân thật, hồn nhiên.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS bày lên bàn những gì đã chuẩn bị: Ảnh HS hoặc tranh HS tự vẽ; giấy màu, bút màu, kéo, hồ dán. GV phát thêm cho mỗi HS một tờ A4, một mẩu giấy có dòng kẻ ô li (hình chữ nhật hoặc ô van cỡ 7x8 cm).
- GV đến từng bàn, hướng dẫn và giúp đỡ HS: nhắc HS đặt dấu chấm kết thúc câu; chỉ cho các em vị trí thích hợp để gắn ảnh, vẽ tranh, gợi ý trang trí,...
4. HĐ 3: Bình chọn và giới thiệu sản phẩm trước lớp
Mục tiêu: Tự tin giới thiệu sản phẩm trước lớp, bình chọn sản phẩm.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu các bạn trong tổ, nhóm lựa chọn sản phẩm có nội dung hay, hình ảnh đẹp để thi đua với các tổ, nhóm khác.
- GV đính lên bảng lớp 8 – 9 sản phẩm được chọn như Phòng tranh.
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau giới thiệu to, rõ chân dung của mình.
- GV tổ chức cho cả lớp bình chọn.
- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt BT sáng tạo. Khuyến khích HS mang sản phẩm về nhà khoe với người thân. GV gắn sản phẩm được đánh giá cao lên vị trí trang trọng ở góc lớp suốt tuần.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc nội dung BT. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS lắng nghe.
- HS bày lên bàn những gì đã chuẩn bị.
- HS nghe GV hướng dẫn, hoàn thành BT.
- Các bạn trong tổ, nhóm lựa chọn sản phẩm có nội dung hay, hình ảnh đẹp để thi đua với các tổ, nhóm khác.
- HS quan sát.
- HS tiếp nối nhau giới thiệu to, rõ chân dung của mình.
- Cả lớp bình chọn.
- HS lắng nghe.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON
BÀI 2: THỜI GIAN CỦA EM
TỰ ĐÁNH GIÁ
(15 phút)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Năng lực đặc thù: Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho sẵn.
- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Biết đánh dấu vào bảng để tự đánh giá những điều HS đã biết, đã làm được sau Bài 1, Bài 2.
2. Phẩm chất
- Rút ra được những bài học cho bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- PPDH chính: tổ chức HĐ.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giao nhiệm vụ cho học sinh
Mục tiêu: HS tiếp nhận nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS đọc bảng tự đánh giá: Bảng tự đánh giá gồm 2 cột: nội dung 2 cột có quan hệ với nhau theo từng cặp, VD: Nếu các em đã “biết các chữ hoa A, Ă, ” (nêu ở cột trái: Đã biết những gì?) thì sẽ biết “viết các chữ hoa A, Ă, ” (nêu ở cột phải: Đã làm được những gì?). Vì vậy, khi đọc, các em cần đọc lần lượt từ dòng a ở cột trái (Đã biết những gì?) sang dòng a ở cột phải (Đã làm được những gì?), tiếp đến, đọc các dòng khác theo cách tương tự.
2. Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ
Mục tiêu: HS thực hiện nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đánh dấu dấu + / – (hoặc các dấu v) vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT (hoặc phiếu học tập).
- GV theo dõi, hướng dẫn đánh dấu.
3. Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Mục tiêu: Báo cáo kết quả và rút kinh nghiệm cho những bài học sau.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn.
- GV dùng máy chiếu qua đầu (overhead) chiếu kết quả làm bài của 1, 2 HS; nhận xét, biểu dương HS.
- HS lắng nghe hướng dẫn.
- HS đánh dấu vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT.
- HS làm BT.
- HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn.
- HS quan sát, lắng nghe.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_2_canh_dieu_chu_diem_1_em_la_bup_mang_non.docx