Giáo án Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Chủ điểm 1: Em là búp măng non - Tuần 10, Bài 10: Vui đến trường

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: BÀI HÁT TỚI TRƯỜNG

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các CH liên quan đến VB. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ khích lệ các bạn nhỏ đến trường, chăm ngoan, sạch đẹp, yêu thương bạn bè.

 Nhận biết các từ chỉ sự vật và từ chỉ đặc điểm.

+ Năng lực văn học:

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

 Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập, đối xử với các bạn hàng ngày.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng sự ham học, chăm ngoan, yêu thương bè bạn.

 

docx 20 trang canhdieu 18/08/2022 8640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Chủ điểm 1: Em là búp măng non - Tuần 10, Bài 10: Vui đến trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Chủ điểm 1: Em là búp măng non - Tuần 10, Bài 10: Vui đến trường

Giáo án Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Chủ điểm 1: Em là búp măng non - Tuần 10, Bài 10: Vui đến trường
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON
BÀI 10: VUI ĐẾN TRƯỜNG
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: BÀI HÁT TỚI TRƯỜNG
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Nhận biết nội dung chủ điểm.
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực ngôn ngữ:
Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các CH liên quan đến VB. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ khích lệ các bạn nhỏ đến trường, chăm ngoan, sạch đẹp, yêu thương bạn bè.
Nhận biết các từ chỉ sự vật và từ chỉ đặc điểm.
+ Năng lực văn học:
Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập, đối xử với các bạn hàng ngày.
2. Phẩm chất
- Bồi dưỡng sự ham học, chăm ngoan, yêu thương bè bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- PPDH chính: tổ chức HĐ.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh phần Chia sẻ, nêu nội dung các bức tranh, cho biết các bạn nhỏ đang làm gì, vẻ mặt của các bạn như thế nào.
- GV chốt: Các bạn nhỏ trong tranh cùng nhau đi học, đọc sách, ngồi trong lớp học bài và vẻ mặt của các bạn rất vui vẻ.
- GV dẫn vào chủ điểm Vui đến trường.
BÀI ĐỌC 1: BÀI HÁT TỚI TRƯỜNG
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu bài đọc: Bài học Bài hát tới trường hôm nay chúng ta học sẽ cho cổ vũ tinh thần học tập và yêu thương bạn bè của các em.
2. HĐ 1: Đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.
Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu bài Bài hát tới trường.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc:
+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 5 HS đọc nối tiếp nhau 5 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.
+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.
3. HĐ 2: Đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ: Bài thơ khích lệ các bạn nhỏ đến trường, chăm ngoan, sạch đẹp, yêu thương bạn bè.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.
- GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án.
4. HĐ 3: Luyện tập
Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận biết các từ chỉ sự vật và từ chỉ đặc điểm.
Cách tiến hành:
BT 1:
- GV nêu nhanh YC của BT 1, gọi HS trả lời, chốt đáp án, YC HS viết vào vở:
a) Áo quần sạch sẽ.
à Từ in đậm sạch sẽ miêu tả đặc điểm của áo quần.
b) Bầu trời trong xanh.
à Từ in đậm trong xanh miêu tả đặc điểm của bầu trời.
BT 2:
- GV đọc CH của BT 2, mời một số HS trả lời.
- GV hướng dẫn HS: Câu hỏi Là gì? sẽ cho câu trả lời là sự vật, hiện tượng, con người, định nghĩa, v... Câu hỏi Làm gì? sẽ cho câu trả lời là hành động. Chỉ có câu hỏi Thế nào? mới cho câu trả lời về tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng, cho câu trả lời là các từ miêu tả.
- GV chốt đáp án: Các từ miêu tả đặc điểm ở BT 1 trả lời cho câu hỏi Thế nào?.
BT 3:
- GV mời 2 HS lên bảng, 1 em xếp các từ ngữ vào nhóm từ chỉ sự vật, 1 em xếp các từ ngữ vào nhóm từ chỉ đặc điểm.
- GV yêu cầu các HS còn lại làm BT vào vở.
- GV mời một số HS nhận xét bài làm trên bảng của 2 bạn, nêu đáp án của mình.
- GV nhận xét, chữa bài:
+ Từ ngữ chỉ sự vật: áo quần, gương mặt, bàn chân, bầu trời, bài thơ, bạn bè.
+ Từ ngữ chỉ đặc điểm: hay, đông đủ, vội, đẹp, trong xanh, sạch sẽ.
- HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc:
+ 5 HS đọc nối tiếp nhau 5 đoạn của bài.
+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.
- Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn:
+ Câu 1:
HS 1: Các bạn trong bài thơ cùng nhau đi đâu?
HS 2: Các bạn trong bài thơ cùng nhau đi học.
+ Câu 2:
HS 2: Các bạn hỏi nhau những gì trên đường?
HS 1: Các bạn hỏi nhau trên đường: Thước kẻ bạn đâu? Cây bút bạn đâu? Lọ đầy mực viết chưa? Có đem không? Bài thơ hay để ở đâu?.
+ Câu 3:
HS 1: Em hiểu hai câu thơ “Còn bài thơ hay? Ở ngay dưới mũ” như thế nào? Chọn ý đúng:
a) Bạn nhỏ chép bài thơ vào mũ.
b) Bạn nhỏ chép bài thơ, để dưới mũ.
c) Bạn nhỏ thuộc lòng bài thơ trong đầu.
HS 2: c) Bạn nhỏ thuộc lòng bài thơ trong đầu.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS nghe, trả lời CH, viết vào vở đáp án đúng.
- Một số HS trả lời CH.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, sửa bài vào vở.
- 2 HS lên bảng hoàn thành BT.
- Các HS còn lại làm BT vào vở.
- Một số HS nhận xét bài làm trên bảng của 2 bạn, nêu đáp án của mình.
- HS nghe và sửa bài theo GV.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON
BÀI 10: VUI ĐẾN TRƯỜNG
BÀI VIẾT 1 : CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực ngôn ngữ:
Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác 3 đoạn thơ đầu bài thơ Bài hát tới trường. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 4 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.
Làm đúng BT điền chữ c / k, l / n, dấu hỏi / dấu ngã.
Biết viết các chữ cái H viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Học tập tốt, lao động tốt cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
+ Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả.
	2. Phẩm chất
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng lớp, slide viết đoạn thơ HS cần chép.
- Phần mềm hướng dẫn viết chữ H.
- Mẫu chữ cái H viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở Luyện viết 2, tập một.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV nêu MĐYC của bài học.
2. HĐ 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác 3 đoạn thơ đầu bài thơ Bài hát tới trường. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 4 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.
Cách tiến hành:
2.1. GV nêu nhiệm vụ:
- GV đọc mẫu 3 khổ thơ đầu bài Bài hát tới trường.
- GV mời 1 HS đọc lại 3 khổ thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của 3khổ đầu bài thơ:
+ Về nội dung: 3 khổ thơ đầu nói về ngày mới bắt đầu, các bạn nhỏ đến trường, giữ gìn vệ sinh, hỏi chuyện nhau về đồ dùng học tập.
+ Về hình thức: 3 khổ thơ, mỗi khổ có 4 dòng, mỗi dòng có 4 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.
2.2. Đọc cho HS viết:
- GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.
- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.
2.3. Chấm, chữa bài
- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).
- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.
3. HĐ 2: Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp với ô trống (BT 2, 3)
Cách tiến hành:
- GV chiếu YC của BT 2, 3 lên bảng, YC cả lớp đọc thầm, hoàn thành BT vào vở.
- GV mời một số HS lên bảng hoàn thành BT 2, 3.
- GV mời một số HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài:
+ BT 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống: c hay k
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
+ BT 3: Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp với ô trống hoặc với tiếng in đậm, rồi giải câu đố:
a) Chữ l hay n?
Không phải bò, không phải trâu
Uống nước ao sâu, lên cày ruộng cạn.
à Là cái bút máy.
b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
Thân hình chữ nhật
Chữ nghĩa đầy mình
Ai muốn giỏi nhanh
Đọc tôi cho kĩ.
à Là quyển sách.
4. HĐ 3: Tập viết chữ hoa H
Mục tiêu: Biết viết các chữ cái H viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Học tập tốt, lao động tốt cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
Cách tiến hành:
4.1. Quan sát mẫu chữ hoa H
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu chữ H:
+ Độ cao 5 li, độ rộng 5 li. Cỡ nhỏ cao 2,5 li, rộng 2,5 li, gồm 3 nét.
- GV hướng dẫn HS cách viết chữ hoa H:
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trái, dừng ở đường kẻ 6.
Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút và hơi lượn xuống viết nét khuyết ngược, nối liền sang nét khuyết xuôi. Đoạn cuối của nét này lượn lên viết nét móc phải, dừng bút ở đường kẻ 2.
Nét 3: Lia bút lên trên vào giữa chữ và viết nét sổ thẳng đứng (nét sổ thẳng chia đôi chữ viết hoa H thành hai phần bằng nhau).
4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng
- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Học tập tốt, lao động tốt.
- GV giúp HS hiểu: Cụm từ ứng dụng là một trong 5 điều Bác Hồ dạy các em thiếu niên, nhi đồng.
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái:
Những chữ có độ cao 2,5 li: H, l, g.
Chữ có độ cao 2 li: đ, p.
Chữ có độ cao 1,5 li: t.
Những chữ còn lại có độ cao 1 li: o, c, â, ô, a, n.
4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một
- GV yêu cầu HS viết các chữ H cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.
- GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Học tập tốt, lao động tốt cỡ nhỏ vào vở.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm theo.
- 1 HS đọc lại 3 khổ thơ, cả lớp đọc thầm theo.
- HS nghe GV hướng dẫn, nói về nội dung và hình thức của 3 khổ đầu bài thơ.
- HS nghe – viết.
- HS soát lại.
- HS tự chữa lỗi.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS quan sát, đọc thầm YC của BT, hoàn thành BT.
- Một số HS lên bảng hoàn thành BT.
- Một số HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
- HS lắng nghe, sửa bài.
- HS quan sát và nhận xét mẫu chữ H.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái theo hướng dẫn của GV.
- HS viết các chữ H cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.
- HS viết cụm từ ứng dụng Học tập tốt, lao động tốt cỡ nhỏ vào vở.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON
BÀI 10: VUI ĐẾN TRƯỜNG
BÀI ĐỌC 2: ĐẾN TRƯỜNG
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực ngôn ngữ:
Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).
Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện nói về một câu bé sắp vào lớp 1 ban đầu không thích đi học nhưng khi thấy đi học rất vui thì đã muốn đi học. Qua đó truyền cảm hứng cho các em đến trường.
Nhận biết được dấu phẩy, tác dụng của dấu phẩy và biết cách dặt dấu phẩy để ngắt câu.
+ Năng lực văn học: Nhận biết nội dung, mạch truyện. Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện.
2. Phẩm chất
- Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, yêu thích việc đến trường, tham gia những tiết học vui, cố găng học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- PPDH chính: tổ chức HĐ.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu bài: Bài đọc hôm nay Đến trường sẽ giúp các em hiểu: Đi học ở trường thật là vui.
2. HĐ 1: Đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.
Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu bài Đến trường.
- GV giải thích từ hí húi: dáng vẻ hơi cúi xuống, chăm chú làm việc gì đó.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc:
+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài đọc. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.
+ Đọc nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3.
+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.
3. HĐ 2: Đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện nói về một câu bé sắp vào lớp 1 ban đầu không thích đi học nhưng khi thấy đi học rất vui thì đã muốn đi học. Qua đó truyền cảm hứng cho các em đến trường.
Cách tiến hành:
- GV mời 3 HS tiếp nối đọc 3 CH.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH theo cặp.
- GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án.
4. HĐ 3: Luyện tập
Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận biết được dấu phẩy, tác dụng của dấu phẩy và biết cách dặt dấu phẩy để ngắt câu.
Cách tiến hành:
BT 1:
- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 1 trước lớp.
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, chốt đáp án:
a) Cậu bé được dẫn đi thăm các phòng học, phòng thực hành.
b) Các bạn đang nặn đồ chơi, vẽ tranh.
c) Cậu bé đã hiểu ra, rất thích đi học.
- GV bổ sung: Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách các thành phần cùng cấp độ, dùng để liệt kê.
BT 2:
- GV mời 1 HS đọc YC của BT 2 trước lớp.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét, chốt đáp án:
a) Mẹ khen cô giáo: “Cô như có phép màu ấy ạ.”.
b) Cô giáo đáp lại lời khen của mẹ: “Có gì đâu! Các cháu thấy học vui thì thích học ngay thôi mà”.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm theo.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc:
+ 3 HS đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
+ HS đọc theo nhóm 3.
+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- 3 HS tiếp nối đọc 3 CH.
- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH theo cặp.
- Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn. VD:
+ Câu 1:
HS 1: Theo bạn, mẹ dẫn cậu bé đến trường làm gì?
HS 2: Theo mình, mẹ dẫn cậu bé đến trường để cậu thích thú đi học.
+ Câu 2:
HS 2: Đi thăm các lớp học đọc, học toán, cậu bé nói gì?
HS 1: Cậu bé nói: “Ngày nào cũng chỉ tập đọc, làm toán thôi ạ?”.
+ Câu 3:
HS 1: Cô hiệu trưởng đã làm gì để cậu bé thích đi học?
HS 2: Cô hiệu trưởng đã dẫn cậu bé đến phòng thực hành. Ở đó, có bạn đang nặn đồ chơi bằng đất sét, có bạn hí húi vẽ tranh. Một bạn gái đang lắp ráp nhà. Ở phòng khác, các bạn đang học hát. Chính những điều này khiến cậu bé thích đi học.
- Cả lớp nghe GV nhận xét, chốt đáp án cùng GV.
- 1 HS đọc to YC của BT 1 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài vào VBT.
- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV chốt đáp án, sửa bài vào vở.
- 1 HS đọc to YC của BT 2 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.
- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON
BÀI 10: VUI ĐẾN TRƯỜNG
LUYỆN NÓI VÀ NGHE VỀ THỜI KHÓA BIỂU
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực ngôn ngữ:
a) Rèn kĩ năng nói: Biết cách đọc và hỏi đáp về thời khóa biểu.
b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn nói. Biết nhận xét, đánh giá lời nói của bạn.
+ Năng lực văn học: Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc.
2. Phẩm chất
- Có ý thức tự giác trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- PPDH chính: tổ chức HĐ.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu MĐYC của bài học.
2. HĐ 1: Đọc thời khóa biểu
Mục tiêu: Biết cách đọc TKB, vận dụng để chuẩn bị bài khi đến lớp.
Cách tiến hành:
- GV chiếu TKB lên bảng, hướng dẫn HS cách đọc.
- GV cho HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm TKB.
- GV mời một số HS đứng lên đọc TKB, mỗi HS đọc một ngày. GV giúp đỡ HS khi cần thiết.
3. HĐ 2: Cùng bạn hỏi đáp về TKB
Mục tiêu: Luyện tập cách đọc TKB.
Cách tiến hành:
- GV cho cả lớp chọn đọc TKB có sẵn trong SGK hoặc đọc TKB thực tế của lớp.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, hỏi đáp về TKB. GV hướng dẫn HS có thể hỏi về: các tiết học của ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai, ngày kia, v.v...
- GV mời một số cặp HS hỏi đáp trước lớp. GV hỗ trợ HS khi cần thiết.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
4. HĐ 3: Nói về những hoạt động muốn học và tham gia trong các tiết Tự học
Mục tiêu: Nói được về những hoạt động muốn học và tham gia trong các tiết Tự học.
Cách tiến hành:
- GV nêu YC của BT.
- GV mời một số HS trả lời trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm TKB.
- Một số HS đứng lên đọc TKB, mỗi HS đọc một ngày.
- Cả lớp chọn đọc TKB có sẵn trong SGK hoặc đọc TKB thực tế của lớp.
- HS làm việc theo cặp, hỏi đáp về TKB.
- Một số cặp HS hỏi đáp trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON
BÀI 10: VUI ĐẾN TRƯỜNG
BÀI VIẾT 2: KỂ VỀ MỘT NGÀY ĐI HỌC
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực ngôn ngữ:
a) Rèn kĩ năng nói:
Kể được với các bạn về một ngày đi học ở trường.
Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bỏ, động tác.
b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
+ Năng lực văn học: Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc; biết viết lại đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một ngày đi học vui.
2. Phẩm chất
- Tích cực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- VBT.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- PPDH chính: tổ chức HĐ.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV nêu MĐYC của bài học.
2. Thực hành kể chuyện
2.1. HĐ 1: Kể với bạn về một ngày đi học ở trường (BT 1)
Mục tiêu: Kể được với bạn về một ngày đi học ở trường.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to YC và gợi ý của BT 1.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu chuyện để kể với các bạn.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ, tập kể chuyện trong nhóm
- GV mời một số HS kể chuyện trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
2.2. HĐ 2: Dựa vào những điều đã kể ở BT 1, viết 4 – 5 câu về một ngày đi học yêu thích
Mục tiêu: Biết viết lại đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một tiết học yêu thích.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS xác định YC của BT 2. GV hướng dẫn HS: Dựa vào câu chuyện các em vừa chuẩn bị ở BT 1, bây giờ các em hãy viết lại thành một đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một tiết học em thích.
- GV mời một số HS viết bài của mình lên bảng. GV nhận xét, sửa bài.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to YC và gợi ý của BT 1 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu chuyện để kể với các bạn.
- HS thảo luận nhóm nhỏ, tập kể chuyện trong nhóm.
- Một số HS kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS xác định YC của BT 2.
- Một số HS viết bài lên bảng. Cả lớp nghe GV nhận xét, sửa bài.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_2_canh_dieu_chu_diem_1_em_la_bup_mang_non.docx