Giáo án Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Chủ đề 5: Em yêu tổ quốc Việt Nam - Tuần 30, Bài 30: Quê hương của em

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

(15 phút)

- GV dẫn dắt: Quê hương là nơi gia đình em, dòng họ của em nhiều đời làm ăn, sinh sống. Các em đã hỏi ông bà, bố mẹ quê mình ở đâu chưa? Đã chuẩn bị tranh ảnh quê hương mang đến lớp chưa?

- GV yêu cầu HS trả lời, bày lên bàn tranh ảnh quê hương. HS mang tranh ảnh nơi các em đang sinh sống cùng gia đình thay cho tranh ảnh quê hương.

- GV khen ngợi những HS chuẩn bị tốt.

- GV mời 4 HS, mỗi em nhìn 1 hình trong SGK, đọc lời giới thiệu quê hương (hoặc nơi sinh sống cùng gia đình) dưới mỗi hình.

- GV mời một vài HS dùng tranh ảnh các em mang đến, tiếp nối nhau giới thiệu về quê hương: Xin chào các bạn. Minh là Mai. Mình muốn giới thiệu quê mình. Quê mình ở thành phố này - thành phố Vũng Tàu Ông bà, bố mẹ, cô bác mình đều sinh sống ở đây. Mình cũng sinh ra và lớn lên ở đây. Quê mình có biến rộng bao la, có Côn Đảo. Đây là bức ảnh biển Vũng Tàu rất đẹp.

- GV yêu cầu cả lớp vỗ tay sau mỗi lần bạn giới thiệu. GV khen ngợi những HS giới thiệu to, rõ, tự tin về quê hương.

- GV nói lời dẫn vào bài đọc mở đầu chủ điểm Quê hương em.

 

docx 24 trang canhdieu 18/08/2022 7401
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Chủ đề 5: Em yêu tổ quốc Việt Nam - Tuần 30, Bài 30: Quê hương của em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Chủ đề 5: Em yêu tổ quốc Việt Nam - Tuần 30, Bài 30: Quê hương của em

Giáo án Tiếng Việt 2 (Cánh diều) - Chủ đề 5: Em yêu tổ quốc Việt Nam - Tuần 30, Bài 30: Quê hương của em
Ngày soạn://
Ngày dạy://: 
CHỦ ĐỀ 5: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
BÀI 30: QUÊ HƯƠNG CỦA EM
- GV chỉ tranh minh hoạ giới thiệu chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam: Đây là tranh cột cờ Lũng Cú ở tỉnh Hà Giang, địa đầu Tổ quốc. Cột cờ Lũng Cú đã được xây dựng từ 1 000 năm trước. Lá cờ đỏ tung bay trên bầu trời biên giới, xác định chủ quyền của nước ta. Chủ đề này giúp các em mở mang hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam... Chủ điểm mở đầu là Quê hương của em.
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM
(15 phút)
- GV dẫn dắt: Quê hương là nơi gia đình em, dòng họ của em nhiều đời làm ăn, sinh sống. Các em đã hỏi ông bà, bố mẹ quê mình ở đâu chưa? Đã chuẩn bị tranh ảnh quê hương mang đến lớp chưa?
- GV yêu cầu HS trả lời, bày lên bàn tranh ảnh quê hương. HS mang tranh ảnh nơi các em đang sinh sống cùng gia đình thay cho tranh ảnh quê hương. 
- GV khen ngợi những HS chuẩn bị tốt.
- GV mời 4 HS, mỗi em nhìn 1 hình trong SGK, đọc lời giới thiệu quê hương (hoặc nơi sinh sống cùng gia đình) dưới mỗi hình. 
- GV mời một vài HS dùng tranh ảnh các em mang đến, tiếp nối nhau giới thiệu về quê hương: Xin chào các bạn. Minh là Mai. Mình muốn giới thiệu quê mình. Quê mình ở thành phố này - thành phố Vũng Tàu Ông bà, bố mẹ, cô bác mình đều sinh sống ở đây. Mình cũng sinh ra và lớn lên ở đây. Quê mình có biến rộng bao la, có Côn Đảo. Đây là bức ảnh biển Vũng Tàu rất đẹp...
- GV yêu cầu cả lớp vỗ tay sau mỗi lần bạn giới thiệu. GV khen ngợi những HS giới thiệu to, rõ, tự tin về quê hương. 
- GV nói lời dẫn vào bài đọc mở đầu chủ điểm Quê hương em. 
BÀI ĐỌC 1: BÉ XEM TRANH
(55 phút)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nhịp thơ đúng sau mỗi dòng thơ; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
Hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải cuối bài. Hiểu nội dung bài thơ: Bạn nhỏ xem bức tranh mẹ mua, cảm thấy cảnh trong tranh đẹp và giống như làng của mình. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, thể hiện tình cảm yêu quê hương của bạn nhỏ. 
Tìm đúng trong bài thơ 1 câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú. Biết đặt câu thể hiện sự ngạc nhiên thích thú. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Năng lực riêng: 
Củng cố hiểu biết về bài thơ 4 chữ. 
Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp; thuộc lòng 12 dòng thơ. 
3. Phẩm chất
Thêm yêu quê hương, đất nước. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu để chiếu. 
Giáo án. 
2. Đối với học sinh
SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu bài học: Mỗi một vùng quê trên đất nước Việt Nam đều đẹp và đáng tự hào. Bài thơ Bé xem tranh kể về một bản nhỏ ngắm mẹ mua, thấy cảnh trong tranh rất gần gũi. Vì sao bức tranh đó lại gần gũi với bạn nhỏ? Chúng ta cùng đọc và tìm hiểu về bài thơ. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: HS đọc bài Bé xem tranh, ngắt nhịp thơ đúng sau mỗi dòng thơ; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
b. Cách tiến hành : 
- GV đọc mẫu bài đọc: 
+ Phát âm đúng các từ ngữ. 
+ Ngắt nhịp thơ đúng sau mỗi dòng thơ; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
- GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: ngợp. 
- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 5 đoạn thơ.
- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: long lanh, nghộ nghĩnh, đồng lúa, kéo lưới, hôm nao, làng ta. 
- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 5 đoạn thơ trong bài đọc.
- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ). 
- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. 
Hoạt động 2: Đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 99. 
b. Cách tiến hành: 
- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi:
+ HS1 (Câu 1): Bức tranh mà bạn nhỏ xem vẽ những gì?
+ HS2 (Câu 2): Vì sao bạn nhỏ nghĩ rằng đó là bức tranh vẽ làng quê của mình. 
+ HS3 (Câu 3): Nói về một hình ảnh em thích trong bài thơ. 
- GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi, trả lời các câu hỏi. 
- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài thơ, em hiểu điều gì? 
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Học cách nói lời ngạc nhiên, thích thú; đặt câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú.
b. Cách tiến hành: 
- GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu câu hỏi:
+ HS1 (Câu 1): Tìm trong bài thơ một câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú của bạn nhỏ khi xem tranh. 
+ HS2 (Câu 2): Đặt một câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú của em trước một bức tranh hoặc một cảnh đẹp. 
M: Ồ, bức tranh đẹp quá. 
- GV yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập.
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả. 
Hoạt động 4: Học thuộc lòng 12 dòng thơ đầu 
a. Mục tiêu: HS đọc thuộc lòng 12 dòng thơ đầu. 
b. Cách tiến hành: 
- GV hướng dẫn cả lớp HTL 12 dòng thơ đầu.
- GV yêu cầu HS thi đọc thuộc 12 dòng thơ (cá nhân, tổ).
- GV yêu cầu cả lớp đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS đọc phần chú giải từ ngữ: 
+ Ngợp: đầy khắp, như bao trùm cả không gian. 
- HS đọc bài. 
- HS luyện phát âm. 
- HS luyện đọc. 
- HS thi đọc. 
- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS trao đổi theo nhóm đôi. 
- HS trình bày kết quả: 
+ Câu 1: Bức tranh mà bạn nhỏ xem vẽ đồng lúa, bông lúa thơm vàng chín cong đuôi gà, con đò cập bến đêm trăng, thuyền kéo lưới trong tiếng hò, cò bay ngược gió giữa bầu trời cao trong veo.
+ Câu 2: Bạn nhỏ nghĩ rằng đó là bức tranh vẽ làng quê của mình vì: cảnh trong tranh rất giống cảnh làng của bạn. 
+ Câu 3: Tôi thích hình ảnh đồng lúa chín cong đuôi gà. / Tôi thấy hình ảnh con đò cập bến trăng ngợp đôi bờ rất đẹp. / Tôi yêu hình ảnh cò bay ngược gió giữa bâu trời cao trong veo. / Hình ảnh mắt bé long lanh, cười ngộ nghĩnh rất đáng yêu.
- HS trả lời: Bài thơ nói về bạn nhỏ xem bức tranh mẹ mua, thấy cảnh trong tranh đẹp quá và gần gũi như ai đó vẽ về làng mình. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, thể hiện tình cảm yêu quê hương của bạn nhỏ.
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS làm bài vào vở. 
- HS trình bày: 
+ Câu 1: Câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú trong bài thơ: Ồ, đây giống quá ...
+ Câu 2: Đặt 1 câu thể hiện sự ngạc nhiên thích thú của em trước một bức tranh hoặc một cảnh đẹp: Ồ, bức tranh đẹp quá! / Ồ, bức tranh mới đẹp làm sao! /.Ôi, cảnh này tuyệt đẹp! /Cảnh này quá đẹp. / Phong cảnh đẹp ơi là đẹp! /...
- HS học thuộc lòng 12 dòng thơ đầu. 
- HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.
Ngày soạn://
Ngày dạy://: 
BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Nghe, viết đúng bài Bản em (42 chữ). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ. 
Làm đúng bài tập điền vần ua, ươ; bài tập lựa chọn: điền chữ l, n; điền vần ên, ênh. 
Biết viết chữ hoa M (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản. 
3. Phẩm chất
Rèn luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu để chiếu. 
Giáo án. 
2. Đối với học sinh
SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ Nghe, viết đúng bài Bản em (42 chữ); Làm đúng bài tập điền vần ua, ươ; bài tập lựa chọn: điền chữ l, n; điền vần ên, ênh; Biết viết chữ hoa M (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học cỡ nhỏ. Chúng ta cùng vào bài học. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nghe – viết
a. Mục tiêu: HS nghe - viết đúng bài Bản em (42 chữ), củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ. 
b. Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu: HS nghe, viết bài Bản em (42 chữ). 
- GV đọc đoạn thơ. 
- GV mời 1 HS đọc lại đoạn thơ. 
- GV yêu cầu HS trả lời: Đoạn thơ nói về nội dung gì?
- GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức hình thức, bài thơ có 8 dòng. Mỗi dòng có 5 chữ. Chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa. Tên bài viết cách lề vở 4 ô li. Chữ đầu mỗi dòng thơ cách lề vở 3 ô li. Giữa 2 khổ thơ sẽ có 1 dòng trống. 
- GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: chóp núi, sương rơi, xuống, sâu, dải lụa, sườn non. 
- GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng, viết vào vở Luyện viết 2. 
- GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại.
- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng. 
- GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày. 
Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả
a. Mục tiêu: HS chọn vần ua, uơ phù hợp với ô trống; chọn l, n hoặc ên, ênh. 
b. Cách tiến hành: 
* Bài tập 2: 
- GV nêu yêu cầu Bài tập 2: Chọn vần phù hợp với ô trống: ua hay uơ.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở Luyện viết 2.
- GV mời 1 HS lên bảng viết những từ cần điền, HS còn lại quan sát bài làm của bạn.
- GV yêu cầu cả lớp đọc lại đoạn văn sau khi đã điền vần hoàn chỉnh. 
* Bài tập 3a: 
GV chọn cho HS làm Bài tập 3a. GV chỉ từng hình ở ài tập và yêu cầu HS nói tên sự vật. 
- GV giải thích cho HS việc cần làm: HS cần tìm đường về với mẹ cho gà con. Điểm xuất phát là chỗ đứng của gà con. Điểm đến là nơi gà mẹ đang chờ. Đường đi là con đường vẽ hình các sự vật, trong đó chỉ có 1 đường đúng. Đường đi đúng được đánh dấu bằng các tiếng có chữ n mở đầu. Đi theo các tiếng bắt đầu bằng n, gà con sẽ gặp mẹ. 
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2, tìm đường để gà con gặp mẹ.
- GV mời một số HS trình bày kết quả. 
Hoạt động 3: Viết chữ M hoa kiểu 2:
a. Mục tiêu: HS biết viết chữ hoa M (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ. 
b. Cách tiến hành:
* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- GV chỉ chữ mẫu, hỏi HS: Chữ M hoa (kiểu 2) cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?
- GV chỉ chữ mẫu, miêu tả:
+ Nét 1: Móc hai đầu trái đều lượn vào trong. 
+ Nét 2: Móc xuôi trái.
+ Nét 3: Là kết hợp của 2 nét cơ bản: lượn ngang và cong trái nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ phía trên. 
- GV chỉ dẫn HS và viết mẫu trên bảng lớp:
+ Nét 1: Đặt bút trên ĐK 5, viết nét móc hai đầu trái (hai đầu đều lượn vào trong); dừng bút ở ĐK 2.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên nét cong ở ĐK 5, viết nét móc xuôi trái, dừng bút ở ĐK 1.
+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đoạn nét móc ở ĐK 5, viết nét lượn ngang rồi chuyển hướng đầu bút trở lại để viết tiếp nét cong trái; dừng bút ở ĐK 2. 
- GV yêu cầu HS viết chữ M hoa (kiểu 2) vào Vở Luyện viết 2. 
* Hướng dẫn HS quan sát và viết câu ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc to câu ứng dụng Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. 
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét câu ứ ... ờ tre.
+ Câu 3: Trẻ con chạy nhảy, nô đùa trên những con đường rơm, sân rơm. Bất cứ chỗ nào bọn trẻ cũng nằm lăn ra để sưởi nắng hoặc lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất. Tôi làm chiếc lều rơm nép vào dệ tường hoa ngoài sân. Nằm trong đó, tôi thò đầu ra, lim dim mắt nhìn bầu trời trong xanh, tràn ngập nắng...
- HS trả lời: Qua bài văn, em hiểu tháng Mười vào mùa gặt, những con đường làng đầy rơm và niềm vui cùa trẻ em được chạy nhảy, lăn lộn, vật nhau trên nhưng con đường làng đầy rơm vàng óng ánh luôn là kỉ niệm đẹp trong tâm trí trẻ em nông thôn.
- HS làm bài vào vở, vào phiếu. 
- HS trình bày: 
+ Câu 1: Từ ngữ:
a. Tả màu sắc, mùi thơm của rơm tháng Mười: vàng óng ánh, tấm thảm vàng khổng lồ, mùi hương thơm ngầy ngậy, ấm sực. 
b. Tả hoạt động của các bạn nhỏ: chạy nhảy, nô đùa, nằm lăn ra để sưởi nắng, lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất, làm chiếc lều bằng rơm, nằm trong đó, thò đầu ra, lim dim mắt nhìn bầu trời trong xanh. 
+ Câu 2: 
a. Cánh đồng lúa chín nom như một tấm thảm vàng khổng lồ.
b. Mấy chú cún con chạy nhảy, nô đùa ầm ĩ. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://: 
LUYỆN NÓI VÀ NGHE: NÓI VỀ MỘT TRÒ CHƠI, 
MÓN ĂN CỦA QUÊ HƯƠNG
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
HS trao đổi nhóm, nói những gì mình biết về một trò chơi của trẻ em ở quê; hoặc về một loại bánh, món ăn quê hương. 
Biết lắng nghe ý kiến của các bạn. Biết nhận xét, đánh giá ý kiến của các bạn. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Năng lực riêng: Cảm nhận được sự thú vị, nét đẹp của trò chơi, món ăn, loại bánh quê hương. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu để chiếu. 
Giáo án. 
Tranh ảnh cỡ to hình một số trò chơi dân gian, loại bánh, món ăn trong SGK. 
Tranh ảnh cỡ to hình một số trò chơi dân gian, loại ánh món ăn GV mang đến, sưu tầm được. 
2. Đối với học sinh
SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nói về những loại bánh hoặc món ăn quê hương. Hoạt động này là sự chuẩn bị để các em tham gia tích cực Ngày hội quê hương được tổ chức ở tiết Góc sáng tạo cuối tuần sau. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chọn nhan đề, hình thành nhóm và thảo luận
a. Mục tiêu: HS quan sát tranh minh họa bài tập, nói về trò chơi dân gian, loại bánh, món ăn quê hương.
b. Cách tiến hành: 
- GV gắn hình ảnh của Bài tập 1 cho cả lớp quan sát. GV mời 2HS nối tiếp nhau đọc nội dung yêu cầu 12, 1b.
+ HS 1 (1a): Nói về một trò chơi thiếu nhi ở quê em. Đó là trò chơi gì? Ôn lại cách chơi để thực hành trước lớp.
+ HS 2 (1b): Nói về một loại bánh hay món ăn của quê hương mà em yêu thích. 
- GV mời HS nói đề mình chọn.
- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm từ 5-6 HS. Nhóm nói về trò chơi dân gian. Nhóm nói về loại bánh, món ăn quê hương. 
- GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận, nói về trò chơi dân gian; loại bánh, món ăn. 
Hoạt động 2: Chia sẻ kết quả trao đổi
a. Mục tiêu: Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
b. Cách tiến hành: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của Bài tập 2: Đại diện các nhóm chia sẻ về kết quả. 
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 
- GV yêu cầu các nhóm khác nghe và đọc kết quả. 
- GV quan sát các nhóm trình bày và nhận xét. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS nói đề mình chọn. 
- HS chia thành các nhóm. 
- HS các nhóm thảo luận. 
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS trình bày: 
- Nhóm 1: Nhóm tôi có 6 bạn. Bạn A muốn giới thiệu trò chơi trốn tìm và bạn B muốn giới thiệu trò chơi mèo đuổi chuột. 
+ Tôi giới thiệu trò chơi trốn tìm: Là trẻ con, chắc chắn bạn nào cũng thích chơi trò trốn tìm. Một bạn nhắm mắt đếm “năm, mười, mười lăm, hai mươi”. Các bạn còn lại trốn thật kĩ. Nếu bị tìm thấy sẽ phải nhắm mắt để những người còn lại đi trốn. 
+ Tôi giới thiệu trò chơi mèo đuổi chuột: Ở quê tôi, trẻ em thích chơi trò mèo đuổi chuột. Khi chuột chạy, mèo đuổi theo, chúng tôi đọc to: “mèo đuổi chuột, mời bạn ra đây, tay nắm chặt tay, đứng thành vòng rộng. Chuột luồn lỗ hổng, mèo chạy đằng sau”. Vui ơi là vui. 
- Nhóm 2: Nhóm tôi có 5 bạn. Bạn A muốn giới thiệu món bánh trôi. Tôi rất thích làm bánh trôi. Mẹ đã dạy tôi làm bánh trôi. Tôi nặn những viên bột trò, đặt một viên đường nhỏ vào giữa rồi bỏ vào nồi luộc. Khi mẹ vớt bánh, tôi rắc hạt vừng lên trên. Đĩa bánh thơm nức, đẹp ơi là đẹp. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://: 
LUYỆN VIẾT: VIẾT VỀ MỘT TRÒ CHƠI, MÓN ĂN CỦA QUÊ HƯƠNG
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Viết được đoạn văn về một trò chơi; một loại bánh, món ăn của quê hương thể hiện tình cảm yêu quý quê hương. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Năng lực riêng: Đoạn viết trôi chảy, rõ ràng, mạch lạc. 
3. Phẩm chất : 
Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu để chiếu. 
Giáo án. 
2. Đối với học sinh
SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học trước, các em đã luyện nói về một trò chơi dân gian; món ăn, loại bánh. Trong tiết học này, các em sẽ viết lại những gì mình đã nói. Các bài viết này cùng sẽ là sự chuẩn bị để cả lớp tổ chức thành công Ngày hội quê hương ở Góc sáng tạo tuần sau. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Viết đoạn văn 4-5 câu theo 1 trong 2 đề
a. Mục tiêu: HS viết 4-5 câu giới thiệu về một trò chơi thiếu nhi hoặc một loại bánh, món ăn của quê hương theo gợi ý. 
b. Cách tiến hành: 
- GV mời 2 HS đọc nối tiếp nhau yêu cầu 2 bài tập đọc, đọc cả gợi ý: 
+ HS1 (Câu 1): Viết 4-5 câu giới thiệu về một trò chơi thiếu nhi ở quê hương em.
Gợi ý:
- Đó là trò chơi gì?
- Cách chơi thế nào?
- Em thường chơi với ai?
- Em thích trò chơi đó như thế nào?
+ HS2 (Câu 2): Viết 4-5 câu giới thiệu vềmột loại bánh, món ăn của quê hương em. 
Gợi ý: 
- Đó là bánh gì (món ăn gì)?
- Bánh đó (món ăn đó) làm bằng gì?
- Bánh đó (món ăn đó) ngon như thế nào? 
- GV yêu cầu mỗi HS chọn 1 đề. Ai luyện nói đề nào ở tiết trước sẽ viết đoạn văn theo đề đó ở tiết này. Các em có thể viết nhiều hơn 5 câu. 
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn, có thể kèm tranh, ảnh minh họa vào đoạn viết (nếu có). 
- GV mời một số HS đọc bài. Mỗi bạn đọc xong, cả lớp vỗ tay khen ngợi. 
- GV nhận xét, khen những HS viết được đoạn văn hay, vui và thú vị. GV chữa nhanh một số đoạn văn (chính tả, từ, câu). 
Hoạt động 2: Chuẩn bị cho hoạt động trong Ngày hội quê hương
a. Mục tiêu: HS nghe GV thông báo chuẩn bị các hoạt động cho Ngày hội quê hương; các nhóm giới thiệu trò chơi sẽ chuẩn bị đồ dùng cho trò chơi, các nhóm giới thiệu món ă sẽ manh đến lớp món ăn.
b. Cách tiến hành: 
- GV thông báo cần chuẩn bị 3 hoạt động trong Ngày hội quê hương: 
+ Sưu tầm tranh, ảnh, viết, vẽ về quê hương.
+ Giới thiệu trò chơi của thiếu nhi ở quê hương.
+ Giới thiệu món ăn của quê hương.
Để chuẩn bị chu đáo cho ngày hội, GV nhắc HS cần hoàn thiện đoạn viết. 
- GV hướng dẫn các nhóm:
+ Nhóm giới thiệu trò chơi sẽ chuẩn bị đồ dùng trò chơi: khăn để chơi bịt mắt bắt dê, dây thừng để chơi kéo co,....
+ Nhóm giới thiệu về món ăn, loại bánh sẽ mang đến lớp bánh hoặc món ăn. 
- GV yêu cầu cả lớp sẽ làm bài tập sưu tầm tranh ảnh; viết, vẽ về quê hương trong tiết Bài viết 2 của tuần tới. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS lựa chọn đề bài để làm bài. 
- HS viết bài. 
- HS đọc bài. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://: 
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ QUÊ HƯƠNG
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo mình mang tới lớp. 
Đọc (kể) trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc, Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc phù hợp với lớp 2. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Năng lực riêng: 
Nhận diện được bài văn xuôi, thơ.
Biết ghi chép lại một số câu văn câu thơ hay, hình ảnh đẹp; bày tỏ tình cảm với quê hương, với nhâm vật trong sách báo. 
3. Phẩm chất  
Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu để chiếu. 
Giáo án. 
2. Đối với học sinh
SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ: Giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo mình mang tới lớp. Đọc (kể) trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc, Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc phù hợp với lớp 2. Chúng ta cùng vào bài học. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học và chuẩn bị
a. Mục tiêu: HS đọc yêu cầu bài tập và chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV. 
b. Cách tiến hành: 
- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 yêu cầu của tiết học: 
- HS 1 (Câu 1): Em hãy mang đến lớp quyển sách, tờ báo viết về quê hương. Giới thiệu sách báo với các bạn trong nhóm. 
+ HS đọc tên một số đầu sách được giới thiệu trong SGK: Quê nội, Xóm Bờ Giậu, Đất rừng phương Nam, Quê ngoại. 
+ GV mời 1 số HS giới thiệu với các bạn quyển sách, tờ báo của mình: tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản,...
- HS1 (Câu 2): Tự đọc một truyện, bài thơ, bài báo em thích. 
+ HS đọc bài thơ mẫu Em yêu nhà em. 
+ GV giới thiệu bài thơ mẫu Em yêu nhà em: Đây là một bài thơ hay của nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến nói về tình cảm của một bạn nhỏ với ngôi nhà của mình. Tình yêu quê hương bắt đầu từ tình cảm với ngôi nhà, với những vật, con vật, những người gần gũi xung quanh các em. 
- HS3 (Câu 3): Đọc lại (hoặc kể lại) cho các bạn nghe một truyện, bài thơ, bài báo em vừa đọc. 
Hoạt động 2: Tự đọc sách báo
a. Mục tiêu: HS tự đọc sách, báo mà mình mang đến lớp; đọc kĩ một đoạn em yêu thích.
b. Cách tiến hành: 
- GV giữ cho lớp học yên tĩnh để HS đọc. Nhắc HS khi đọc cần ghi lại vào sổ hoặc phiếu đọc sách những câu văn hay, đáng ghi nhớ.
- GV đi tới từng bàn giúp HS chọn bài, đoạn đọc.
Hoạt động 3: Đọc cho các bạn nghe
a. Mục tiêu: HS đọc trước lớp đoạn hoặc bài mình thích. 
b. Cách tiến hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc cho bạn cùng nhóm nghe những gì em vừa đọc.
- GV yêu cầu lần lượt từng HS đọc to, rõ ràng, trước lớp một đoạn hoặc bài mình thích. HS đọc xong, các HS khác đặt câu hỏi. 
- GV mời HS vỗ tay khen bạn sau khi mỗi bạn đọc xong. 
- GV khen ngợi những HS đọc to, rõ ràng, đọc hay, cung cấp những thông tin thú vị.
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS giới thiệu với các bạn quyển sách, tờ báo của mình.
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS đọc sách, báo và ghi vào phiếu đọc sách. 
- HS đọc sách trong nhóm. 
- HS đọc trước lớp. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_2_canh_dieu_chu_de_5_em_yeu_to_quoc_viet.docx