Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 (Cánh diều) - Học kì 2

SINH HOẠT DƯỚI CỜ :

CHƠI TRÒ CHƠI DÂN GIAN

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Tham gia được các trò chơi dân gian do nhà trường tổ chức.

- Hồ hởi, tích cực chơi các trò chơi dân gian.

 II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

 

docx 88 trang canhdieu 15/08/2022 16140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 (Cánh diều) - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 (Cánh diều) - Học kì 2

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 (Cánh diều) - Học kì 2
TUẦN 19: VƯỜN HOA TRƯỜNG EM
SINH HOẠT DƯỚI CỜ : 
CHƠI TRÒ CHƠI DÂN GIAN 
I. MỤC TIÊU: 	
Sau hoạt động, HS có khả năng: 
- Tham gia được các trò chơi dân gian do nhà trường tổ chức.
- Hồ hởi, tích cực chơi các trò chơi dân gian.
 II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
* Gợi ý cách tiến hành
- Dưới sự hướng dẫn của GV Tổng phụ trách Đội/Ban tổ chức nhà trường, các lớp tổ chức cho các em thực hành chơi các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi tiểu học như: Cướp cờ, Kéo co, Chuyền bóng. 
- Hướng dẫn các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ theo chủ đề mùa xuân..)
GIỚI THIỆU TRÒ CHƠI DÂN GIAN
CÓ THỂ THỰC HIỆN TRONG TIẾT SINH HOẠT DƯỚI CỜ
I. Trò chơi Cướp cờ 
1. Mục đích.
Giúp các em rèn luyện khả năng tập trung và phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo trong hoạt động.
 2. Chuẩn bị
- Lựa chọn sân bãi phù hợp để đảm bảo an toàn khi chơi.
 – Một cái khăn (khăn mặt, khăn đỏ) tượng trưng cho cờ.
- Vẽ một vòng tròn trung tâm cách đều 2 vạch xuất phát của 2 đội.
- Vẽ 2 vạch xuất phát cũng là đích của 2 đội. 
3. Cách chơi 
- Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau, mỗi đội có từ 5 - 6 bạn. 
- Mỗi bên đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ
tự 1, 2, 3, 4, 5,... Các bạn phải nhớ số của mình.
 - Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng tròn trung tâm để tìm cách nhanh chóng cướp được cờ và chạy nhanh về
đích của nhóm mình (vạch xuất phát của đội mình). 
- Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về.
- Một lúc quản trò có thể gọi hai, ba, bốn số. 
4. Luật chơi
- Khi đang cầm cờ nếu bị bạn cùng số vỗ vào người là thua cuộc. - Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc.
 - Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua.
 - Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua.
 - Số nào bị thua rồi quản trò không gọi số đó chơi nữa. 
- Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ. 
- Cờ ra khỏi vòng tròn, đưa cờ lại vòng tròn, chỉ được cướp cờ khi cờ trong vòng tròn. - Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau. 
II.Trò chơi Kéo co 
1. Trang phục :
- Các đội sẽ mặc quần áo thể thao thích hợp, đi giày thể thao (không được đi chân đất, giày da). 
 2. Luật chơi
- Mỗi đội gồm 7 thành viên, thi đấu ở 3 hiệp, đội nào thắng 2 hiệp là thắng chung cuộc.
 - Hình thức thi đấu:
Vòng 1: Bắt thăm thứ tự thi đấu loại trực tiếp (áp dụng cho tất cả các vòng thi đấu); sau mỗi hiệp kéo, các đội được nghỉ giải lao 2 phút giữa các hiệp. 
Vòng 2: Chọn 3 đội thắng thi đấu vòng tròn để tranh giải nhất, nhì, ba.	
- Hai đội, mỗi đội 7 thành viên xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau.
Mỗi đội chọn một thành viên khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các thành viên khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của trọng tài thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. 
3. Quy định chung
- Trong quá trình thi đấu các đội không được phép thay người.
 - Tất cả HS tham gia thi phải đi giày thể thao. 
- Các đội phải đủ thành phần theo quy định của Ban tổ chức.
Lưu ý: Nếu không đáp ứng được các yêu cầu trên thì trọng tài có quyền không cho đội đó thi đấu tiếp. 
4. Khen thưởng
- Ban tổ chức sẽ phát các giải thưởng như sau: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba, 3 giải khuyến khích.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
	VƯỜN HOA TRƯỜNG EM 
I. MỤC TIÊU: 	
 Sau hoạt động, HS có khả năng: 
- Biết cần phải chăm sóc cây hoa trong trường để quang cảnh của trường thêm tươi đẹp.
 - Thực hiện được công việc cụ thể để chăm sóc cây hoa trong vườn trường như: nhổ cỏ, tưới cây, xới đất. 
- Có ý thức, trách nhiệm giữ gìn quang cảnh trường lớp sạch, đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
- Không gian thiên nhiên trong vườn trường để HS trải nghiệm.
- Dụng cụ chăm sóc cây xanh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định: 
- Hát
- Giới thiệu bài
Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về vườn hoa của trường.
- Lắng nghe
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết cần phải chăm sóc cây hoa trong trường để quang cảnh của trường thêm tươi đẹp.
 - Thực hiện được công việc cụ thể để chăm sóc cây hoa trong vườn trường như: nhổ cỏ, tưới cây, xới đất. 
Hoạt động 1. Cùng đi thăm vườn hoa
*Mục tiêu:
- HS hiểu để quang cảnh trường học trở nên tươi đẹp thì cần trồng cây, hoa trong
khuôn viên nhà trường. 
- Yêu thiên nhiên, có ý thức, tránh nhiệm giữ gìn quang cảnh trường học sạch, đẹp.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS đi thăm vườn hoa trong trường và trao đổi, thảo luận với HS về các nội dung:
- Trong vườn có những loài hoa gì? 
- Mọi người trồng hoa để làm gì?
- Để cây hoa tươi tốt chúng ta cần làm gì?
- HS đi thăm vườn hoa trong trường; quan sát và trình bày những gì quan sát được.
*GV kết luận.
- Để quang cảnh trường học trở nên tươi đẹp hơn thì thầy cô giáo và các em HS có thể trồng thêm cây xanh, hoa. Mỗi thành viên trong trường đều có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cây cối trong trường.
- Theo dõi, lắng nghe
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.
Hoạt động 2. Chăm sóc vườn hoa
*Mục tiêu: 
- HS thực hiện được một số công việc cụ thể để chăm sóc cây, hoa trong trường như nhổ cỏ, xới đất quanh gốc cây, tưới cây.
* Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho HS: 
+ Thảo luận, phân công kế hoạch chăm sóc vườn hoa. 
+ Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ để chăm sóc cây, hoa. 
+ Thực hiện các việc chăm sóc cây, hoa. 
+ Tự đánh giá kết quả của việc chăm sóc cây, hoa của bản thân và các bạn trong lớp.
+ Chia sẻ về cảm xúc của em sau buổi thực hành chăm sóc cây, hoa.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
+ Làm việc theo nhóm
+ HS chuẩn bị : thùng tưới cây, bay,
+ Ra trực tiếp chăm sóc cây hoa.
+ Tự đánh giá kết quả
+ Chia sẻ về cảm xúc của mình ngay tại vườn hoa.
* Kết luận: 
- Để cây, hoa phát triển tươi tốt mỗi người cần thực hiện các công việc cụ thể để chăm sóc cây như: nhổ cỏ, tưới cây.
- Lắng nghe, ghi nhớ
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Về nhà chia sẻ với người thân về cảnh quan và cảm nhận của mình về vườn hoa của trường.
- Lắng nghe
SINH HOẠT LỚP
EM THÍCH TRÒ CHƠI DÂN GIAN NÀO NHẤT?
I. MỤC TIÊU: 	
Sau hoạt động, HS có khả năng: 
- Biết chia sẻ cảm xúc sau khi chơi các trò chơi dân gian.
- Muốn được thường xuyên chơi các trò chơi dân gian.
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Hát
2. Các bước sinh hoạt:
2.1. Nhận xét trong tuần 19
- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:
+Đi học chuyên cần:
+ Tác phong , đồng phục .
+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập 
+ Vệ sinh. 
 + GV nhận xét qua 1 tuần học:
* Tuyên dương:
 - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.
* Nhắc nhở: 
- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.
2.2.Phương hướng tuần 20
- Thực hiện dạy tuần 20, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.
- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.
- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 
2.3. Em thích Trò chơi dân gian nào nhất?
- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm với các nội dung: 
+ Em có thích chơi các trò chơi dân gian không? 
+ Các hoạt động khi tham gia các trò chơi dân gian đem lại cho em những cảm nghĩ gì? 
+Mong muốn của em về việc tổ chức các trò chơi dân gian ở trường và ở nhà? 
- GV hướng dẫn HS nhận xét về các trò chơi dân gian: 
+ Nhóm của em hoạt động có vui không? + Em thích vai trò nào trong mỗi trò chơi?
- GV nhận xét chung, nêu ưu điểm và hạn chế của HS trong các hoạt động, nhận xét ý thức, thái độ của HS trong khi chơi trò chơi dân gian.
- Hướng dẫn và tổ chức cho HS luyện tập văn nghệ theo chủ đề mùa xuân. 
- Dặn dò HS những lưu ý và nội dung cần chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo.
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.
+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi 
+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi 
+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi 
+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi 
- Lắng nghe để thực hiện.
- Lắng nghe để thực hiện.
- Lắng nghe để thực hiện.
- HS thực hiện theo hướng dẫn. Thảo luận trong nhóm các nội dung gợi ý.
- HS nhận xét về các trò chơi
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
TUẦN 20: EM ƯƠM CÂY XANH 
SINH HOẠT DƯỚI CỜ : 
MÚA HÁT VỀ CHỦ ĐỀ MÙA XUÂN
I. MỤC TIÊU: 	
Sau hoạt động, HS có khả năng: 
- Được trải nghiệm về mùa xuân qua các bài hát.
- Hồ hởi tham gia các hoạt động của lớp, của trường.
 II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
* Gợi ý cách tiến hành
- Tổng phụ trách Đội/Ban tổ chức điều khiển chương trình biểu diễn văn nghệ của các lớp theo chủ đề “Mùa xuân của em”. 
- Nhà trường động viên, khen ngợi các lớp đã tham gia biểu diễn chương trình văn nghệ ...  THIẾU NHI”
I. MỤC TIÊU: 	
Sau hoạt động, HS có khả năng: 
- Hiểu được tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, thể hiện thái độ kính yêu Bác Hồ bằng những việc làm cụ thể trong học tập và rèn luyện hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Hát
2. Các bước sinh hoạt:
2.1. Nhận xét trong tuần 34
- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:
+Đi học chuyên cần:
+ Tác phong , đồng phục .
+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập 
+ Vệ sinh. 
 + GV nhận xét qua 1 tuần học:
* Tuyên dương:
 - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.
* Nhắc nhở: 
- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.
2.2.Phương hướng tuần 35
- Thực hiện dạy tuần 35, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.
- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.
- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 
2.3. Triển lãm tranh “Bác Hồ với thiếu nhi”
 - GV cho HS triển lãm tranh ảnh về Bác Hồ.
- Cho HS chia sẻ những cảm nhận của mình trong về buổi triển lãm.
– Cho HS giơ cao tranh/ảnh mà mình thích nhất.
- GV nhận xét.
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.
+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi 
+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi 
+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi 
+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi 
- Lắng nghe để thực hiện.
- Lắng nghe để thực hiện.
- Lắng nghe để thực hiện.
- Tranh/ảnh về Bác Hồ treo xung quanh lớp, hoặc để ngay trên bàn của HS.
- HS quan sát, chia sẻ cùng nhau về các bức tranh/ảnh đó để lựa chọn tranh/ảnh
mà mình yêu thích nhất. 
- Khi giơ cao tranh/ảnh đó, HS nói rõ vì sao lại thích, giải thích nội dung trong tranh/ảnh đó.
TUẦN 35: KHI MÙA HÈ VỀ 
SINH HOẠT DƯỚI CỜ : 
HỘI DIỄN ĐÀI SEN DÂNG BÁC 
I. MỤC TIÊU: 	
Sau hoạt động, HS có khả năng: 
- Tạo cơ hội để HS được tham gia hoạt động và thể hiện khả năng của mình trước các HS trong toàn trường.
 II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
*. Gợi ý cách tiến hành
- HS toàn trường, trong đó có sự góp mặt của HS lớp 1 thể hiện chương trình hội
diễn “Đài sen dâng Bác” đã được tập luyện. 
- Kết thúc hội diễn, nhà trường phát phần thưởng cho cá nhân và tập thể lớp đã
có nhiều cố gắng thực hiện tốt chủ đề “Cháu ngoan Bác Hồ”.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
KHI MÙA HÈ VỀ
I. MỤC TIÊU: 	
 Sau hoạt động, HS có khả năng: 
- Bày tỏ cảm xúc cá nhân với bạn bè, thầy cô khi mùa hè đến. 
- Sử dụng lời nói để bày tỏ mong muốn của bản thân khi hè về. 
- Thực hiện vui chơi an toàn khi nghỉ hè.
II. CHUẨN BỊ:
- Băng, đĩa nhạc một bài hát về mùa hè (ví dụ: Bài hát Mùa hè đến, Sáng tác :Nguyễn Thị Nhung).
- Màu, bút vẽ, giấy màu, giấy bìa mỏng. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định: 
- Hát
- Giới thiệu bài
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về mùa hè.
- Lắng nghe
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
*Mục tiêu: 
- Bày tỏ cảm xúc cá nhân với bạn bè, thầy cô khi mùa hè đến. 
- Sử dụng lời nói để bày tỏ mong muốn của bản thân khi hè về. 
- Thực hiện vui chơi an toàn khi nghỉ hè.
Hoạt động 1. Chia sẻ mong ước khi hè về.
*Mục tiêu:
- HS bày tỏ cảm xúc, mong muốn của bản thân khi hè về.
* Cách tiến hành:
- Cho HS chia sẻ cặp đôi theo các câu hỏi:
 + Khi mùa hè đến, bạn thường làm gì? 
+ Khi nghỉ hè, tạm xa mái trường, xa bạn bè, bạn có buồn không? 
+ Em muốn được làm gì trong kì nghỉ hè? 
- Mời HS chia sẻ trước lớp về mong muốn của bản thân khi hè đến.
- HS làm việc theo cặp đôi: thảo luận và trả lời các câu hỏi gợi ý theo hình thức người hỏi người trả lời.
Một số HS chia sẻ trước lớp về mong muốn của bản thân khi hè đến.
*GV kết luận.
- Mùa hè ai cũng muốn được vui chơi và tham gia các hoạt động năng khiếu theo sở thích.
- Theo dõi, lắng nghe
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.
Hoạt động 2. Quan sát tranh và liên hệ thực tế
*Mục tiêu: 
- HS liên hệ và tự đánh giá những hoạt động vui chơi mà bản thân mình đã tham
gia trong kì nghỉ hè.
 - Nhận biết được những việc nên làm và không nên làm trong kì nghỉ hè để đảm bảo vui chơi an toàn.
* Cách tiến hành :
Bước 1. Làm việc cả lớp: HS quan sát các tranh trong SGK (hoặc do GV trình chiếu lên bảng) và trả lời một số câu hỏi: 
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Việc làm đó nên làm hay không nên làm? Vì sao? 
Bước 2. Làm việc theo nhóm:
 - GV chia HS thành các nhóm 4 người. Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi:
+ Em đã thực hiện những việc làm nào giống các bạn trong các tranh trên?
 + Em cần làm gì để đảm bảo vui chơi an toàn? 
- GV cho các nhóm lên bày tỏ ý kiến. 
- GV nhận xét và rút ra kết luận:
Mùa hè, các em được tham gia rất nhiều hoạt động vui chơi, học tập khác nhau: bạn muốn được học bơi, bạn muốn đi tắm biển, bạn muốn được về quê thả diều. Chúc cho kì nghỉ hè của các em sẽ đạt được mong muốn và các em cần lưu ý các nguyên tắc an toàn khi đi bơi, tắm biển, tắm ao hồ, sông suối.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- HS chia nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi.
- HS bày tỏ ý kiến.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
* Kết luận: 
- Mùa hè đến, HS được nghỉ học và tham gia rất nhiều hoạt động bổ ích khác. Các em cần chú ý đảm bảo vui chơi an toàn trong kì nghỉ hè.
- Lắng nghe, ghi nhớ
Hoạt động 3. Cùng hát về mùa hè.
*Mục tiêu: 
- HS trải nghiệm cảm xúc, thái độ với các nhân vật trong lời bài hát, từ đó bày tỏ cảm xúc cá nhân khi hè về.
* Cách tiến hành :
 - GV cho HS đứng thành hàng dọc giữa các lối đi.
- GV bật nhạc không có lời bài hát Mùa hè đến (Sáng tác: Nguyễn Thị Nhung).
- Gọi HS trả lời câu hỏi: 
+ Em có thích mùa hè không? 
+ Bạn nhỏ trong lời bài hát có vui khi hè về không?
- HS đứng thành hàng dọc giữa các lối đi.
- HS hát theo lời bài hát.
- 2 đến 3 HS trả lời câu hỏi: 
* Kết luận: 
- Mùa hè đến, các em được nghỉ học để vui chơi, thư giãn sau một năm học tập chăm chỉ. Nhưng khi đó, cũng là lúc chúng ta tạm chia tay nhau, chia tay cô giáo cũ để vào lớp 2, tạm chia xa các bạn trước khi vào năm học mới và môi bạn sẽ có những cảm xúc, tâm trạng khác nhau.
- Lắng nghe, ghi nhớ
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Về nhà chia sẻ với người thân về một mùa hè an toàn, vui vẻ và bổ ích.
- Lắng nghe
SINH HOẠT LỚP
CHÁU NGOAN BÁC HỒ
I. MỤC TIÊU: 	
Sau hoạt động, HS có khả năng: 
- Giúp HS phấn khởi và tự tin nhìn lại quá trình rèn luyện của mình sau một năm học đầu tiên ở trường tiểu học.
II. CHUẨN BỊ:
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Hát
2. Các bước sinh hoạt:
2.1. Nhận xét trong tuần 35
- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:
+Đi học chuyên cần:
+ Tác phong , đồng phục .
+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập 
+ Vệ sinh. 
 + GV nhận xét qua 1 tuần học:
* Tuyên dương:
 - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.
* Nhắc nhở: 
- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.
2.2.Phương hướng tuần 35
- Thực hiện dạy tuần 35, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.
- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.
- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 
2.3. Cháu ngoan Bác Hồ
- GV cho HS chia sẻ với nhau theo cặp về Giấy chứng nhận đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ. 
- GV cho HS chia sẻ cảm xúc về những việc đã làm, về hình ảnh Bác Hồ,
- Kết thúc hoạt động, GV cho cả lớp hát bài Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh (Sáng tác: Phạm Tuyên).
- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.
+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi 
+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi 
+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi 
+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi 
- Lắng nghe để thực hiện.
- Lắng nghe để thực hiện.
- Lắng nghe để thực hiện.
- HS chia sẻ giới thiệu về Giấy chứng nhận đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ của mình.
- Các em nêu lên cảm xúc của mình, lời hứa với Bác kính yêu về những việc làm cụ thể trong năm học tới để luôn xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu. 
- HS hát
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
1. Kết quả HS đạt được từ chủ đề 
- Có hiểu biết về tình cảm yêu thương của Bác Hồ đối với người dân nói chung, với thiếu nhi nói riêng.
- Thể hiện được tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ qua lời ca, tiếng hát và qua việc tham gia các hoạt động khác do nhà trường tổ chức
 - Kính dâng lên Bác những kết quả đạt được trong năm học thông qua việc tham gia các hoạt động trải nghiệm hằng tuần. 
2. Gợi ý đánh giá và tự đánh giá 
2.1. Các biểu hiện của HS mà GV có thể quan sát để đánh giá
- Nêu được một số thông tin, đặc điểm, tính cách của Bác Hồ. 
- Hiểu được tình cảm yêu thương của Bác Hồ với thiếu nhi và thể hiện tình cảm yêu quý của mình với Bác bằng cách: hát về Bác, kê được câu chuyện về Bác. 
- Hào hứng tham gia các hoạt động sinh hoạt Sao, tập múa hát. 
2.2. Một số câu hỏi và mẫu phiếu gợi ý để đánh giá
 1. Sử dụng các biểu tượng mặt cười, mặt mếu để đánh giá về kết quả trước và sau khi tham gia các hoạt động theo chủ đề này.
TT
Nội dung đánh giá
Trước khi tham gia hoạt động
Sau khi tham gia hoạt động
Ghi chú
1
Có hiểu biết về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi 
2
Thể hiện tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ
3
Kết quả đạt được kính dâng Bác Hồ
2. Em thích nhất những hoạt động nào trong chủ đề “Cháu ngoan Bác Hồ”
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước hoạt động đó. 
A. Hát các bài hát về Bác Hồ. 
B. Đọc thơ viết về Bác Hồ. 
C. Hội diễn Đài sen dâng Bác.
2. Đánh dấu + vào cột có khuôn mặt phù hợp với việc em đã làm thể hiện sự chia sẻ với bạn bè và người gặp khó khăn.
TT
Việc làm 
Đánh giá của em
1
Em cho bạn mượn dụng cụ học tập.
2
Em giảng lại bài cho bạn nghỉ học, vì đường đến trường bị ngập lụt.
3
Em bóp chân tay cho bà khi bà đau yếu.
4
Hỏi thăm sức khỏe của bác hàng xóm về bệnh tình của bác.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_1_canh_dieu_hoc_ki_2.docx