Giáo án điện tử Lớp 2 (Công văn 2345) - Tuần 4 - Năm học 2021-2022
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON
BÀI 4: EM YÊU BẠN BÈ
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: GIỜ RA CHƠI
(2T)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết nội dung chủ điểm.
- Đọc đúng đoạn trích bài thơ Giờ ra chơi. Phát âm đúng các từ ngữ khó. Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp giữa các dòng thơ; và giữa các khổ thơ.
- Hiểu được nghĩa của từ ngữ trong bài; trả lời được các CH, hiểu được bài thơ: Giờ ra chơi, sân trường trở nên sôi động,nhộn nhịp bởi những trò chơi, tiếng nói, tiếng cười của các bạn HS. Giờ ra chơi thật vui, ấm áp tình cảm bạn bè.
- Luyện tập về những tiếng bắt vần trong thơ.
- Biết bày tỏ sự yêu thích đối với những hình ảnh đẹp trong bài thơ.
- Có cơ hội hình thành và phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: Thân thiện, yêu thương bạn bè.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 2 (Công văn 2345) - Tuần 4 - Năm học 2021-2022
TUẦN 4 Thứ 2 ngày 27 tháng 9 năm 2021 Tiết 1+2: TIẾNG VIỆT CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON BÀI 4: EM YÊU BẠN BÈ CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: GIỜ RA CHƠI (2T) I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết nội dung chủ điểm. - Đọc đúng đoạn trích bài thơ Giờ ra chơi. Phát âm đúng các từ ngữ khó. Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp giữa các dòng thơ; và giữa các khổ thơ. - Hiểu được nghĩa của từ ngữ trong bài; trả lời được các CH, hiểu được bài thơ: Giờ ra chơi, sân trường trở nên sôi động,nhộn nhịp bởi những trò chơi, tiếng nói, tiếng cười của các bạn HS. Giờ ra chơi thật vui, ấm áp tình cảm bạn bè. - Luyện tập về những tiếng bắt vần trong thơ. - Biết bày tỏ sự yêu thích đối với những hình ảnh đẹp trong bài thơ. - Có cơ hội hình thành và phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học. - Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: Thân thiện, yêu thương bạn bè. II. Đồ dung dạy học: 1. Đối với giáo viên - Máy tính, Ti vi 2. Đối với học sinh - Sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy –Học chủ yếu: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Mở đầu: (10 phút) - GV giới thiệu tên chủ điểm mới: Em yêu bạn bè, cho cả lớp quan sát tranh: - GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 YC của bài Chia sẻ. - GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi ý kiến về các CH. - GV mời 1cặp HS hỏi – đáp, báo cáo - GV: Điều gì làm nên sức mạnh, chiến thắng của tập thể? Đó là sự đoàn kết. Sự đoàn kết, đồng lòng, hợp lực sẽ làm nên chiến thắng của đội chơi kéo co, của đội bóng, tạo ra những sản phẩm tốt trong dây chuyền sản xuất,... 2. Hình thành kiến thức mới: (25 phút) * HĐ 1: Đọc thành tiếng Bài đọc 1: GIỜ RA CHƠI (hơn1,5 tiết) 2. Hđ 1: Đọc thành tiếng - GV đọc mẫu, giới thiệu tên tác giã, -Tổ chức cho HS đọc tiếp nối các khổ thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo. - GV chiếu lên bảng giải nghĩa từ, mời một số HS báo cáo kết quả. + Nhịp nhàng , Chao + Vun vút: chuyển động rất nhanh + Náo nức: hăm hở, phấn khởi 3. Hđ 2: Đọc hiểu - GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH. - GV mời một số HS trả lời CH . - GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án: +Câu 1: Em hiểu “từng đàn chim áo trắng” là ai? +Câu 2: Các bạn làm gì trong giờ ra chơi? + Câu 3: Những từ ngữ nào cho thấy các bạn chơi với nhau rất vui? + Câu 4: Các bạn làm gì sau giờ ra chơi? 3. Luyện tập, thực hành: (23 phút) BT1: (Tìm những tiếng ở cuối dòng thơ bắt vần với nhau trong khổ thơ 2) - GV yêu cầu HS đọc thầm, làm bài. - Tiếng gái bắt vần với mái. -Tiếng nhàng bắt vần với bàng. Bài tập 1: (Tìm tiếng ở cuối dòng thơ bắt vần với nhau trong một khổ thơ còn lại – khổ thơ 1 hoặc 3 hoặc 4) - GV yêu cầu 2. - GV mời một số HS báo cáo kết quả. GV chiếu lên bảng bài thơ,Khổ1: Tiếng “trắng” bắt vần với “nắng”. Khổ thơ 3: Tiếng “trai” bắt vần với “mai”. Tiếng “vút” bắt vần với “nức”. Khổ thơ 4: Tiếng “lớp” bắt vần với “lớp”. Tiếng “vàng” bắt vần với “trang”. - GV: Các tiếng chơi và ngồi, vút và nức vần gần giống nhau những cũng được coi là bắt vần với nhau. 4. Vận dụng, trải nghiệm: (4 phút) + Em biết làm những việc gì nào? Việc đó có ích lợi gì ? - GV nhận xét tiết học khen ngợi, biểu dương những HS học tốt. - GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Tập đọc Mỗi người một việc. - HS lắng nghe, quan sát. - 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 YC của bài Chia sẻ. - HS quan sát tranh và trao đổi ý kiến về các câu hỏi. -Cặp HS hỏi – đáp, báo cáo + Câu 1: HS1: Các bạn rong bức tranh 1 đang làm gì? - HS2: Tr 1 đang chơi trò chơi kéo co. Các bạn ở mỗi đội đều ra sức kéo mạnh sợi dây về bên đội mình. -Câu tiếp thực hiện tương tự. -Đọc nối tiếp. -HS nói những điều các em nhìn thấy trong hình minh họa bài Giờ ra chơi. -HS lắng nghe. - Đó là từng nhóm HS mặc áo trắng đồng phục trông như từng đàn chim - Các bạn ùa ra ngoài sân trường. Chỗ này những bạn gái chơi nhảy dây. Đằng kia những bạn trai chơi đá cầu. - Tiếng cười thoải mái / Niềm vui dâng náo nức. -HS nhanh chóng xếp hàng vào lớp để bắt đầu một bài học mới. - HS đọc tiếp nối các khổ thơ. Cả lớp đọc thầm theo. - Một số HS trình bày kết quả trước lớp. - Đọc yêu cầu. - HS nghe GV nhận xét, chốt đáp án. - HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH. - Một số HS trả lời CH trước lớp. Cả lớp và GV chốt đáp án. - Một số HS báo cáo kết quả, lớp lắng nghe bạn trả lời,nghe GV chốt đáp án. - HS đọc thầm bài thơ, làm bài. - HS báo cáo kết quả, lớp chia sẻ. - Nêu cá nhân - HS lắng nghe, chuẩn bị cho tiết Tập đọc sau. IV. Điều chỉnh sau bài dạy:.. .. Tiết 3: TOÁN BÀI 7: PHÉP CỘNG (QUA 10) TRONG PHẠM VI 20 (T1) I :Yêu cầu cần đạt: - Tìm được kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 và thành lập Bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20. - Vận dụng Bảng cộng (tra cứu Bảng cộng) trong thực hành tính nhẩm (chưa yêu cầu HS ngay lập tức phải học thuộc lòng Bảng cộng). - Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản để nhận biết về cách tìm kết quả từng phép cộng và thành lập Bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20,. - Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán. - HS nhận biết được phép cộng (qua 10) trong phạm vi 20. Tính được phép công (qua 10) bằng cách nhẩm hoặc tách số. . Hình thành bảng cộng vận dụng vào giải các bài toán thực tế có liên quan. - Có cơ hội hình thành phát triển năng lự tư duy, tự chủ Phát triển năng lực tính toán, năng hợp tác. NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học. - Góp phần hình thành phát triển phẩm chất đức tính cẩn thận. II. Đồ dung dạy học : - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK. III. Các hoạt động dạy họ Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1.Mở đầu: - GV cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”, trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 đã học. - Gv kết hợp giới thiệu bài 2. Hình thành kiến thức mới - GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.26: + Nêu bài toán? + Bài cho biết gì ? + Bài YC làm gì? + GV đưa phép tính 9 + 5 = ? + Để tính tổng phép tính trên , ta làm như thế nào? +GV cho HS so sánh 2 cách tính. + GV đưa thêm ví dụ : Cho phép tính 8 + 3 = ? . Yêu cầu Hs thực hiện theo 2 cách rồi so sánh 2 cách. - GV chốt kiến thức. 3. Luyện tập, thực hành Bài 1: Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Yêu cầu HS dùng cách tách số tương tự trong phần trên để tính được : a. 9 + 6 =15 b. 8 + 6 = 14. - YC HS làm bài vào vở ô li. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Đánh giá, nhận xét bài HS. Bài 2: Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn mẫu: a. Yêu cầu HS nhẩm bằng cách đếm tiếp: 9,10,11. Vậy 9+2=11 b. Yêu cầu HS dùng cách tách số để tính.(9+3 và 9+5) c. HS có thể nhẩm để tính kết quả 8+3=11, 8+5=13, 9+4=13. - YC HS làm bài vào vở ô li. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Đánh giá, nhận xét bài HS. 4. Vận dụng, trải nghiệm - Hôm nay em học bài gì? - Lấy ví dụ để hình thành bảng cộng (qua 10) - Nhận xét giờ học. - HS chơi trò chơi - HS lắng nghe - 2 HS trả lời. + Một lọ hoa có 9 bông hoa ỏ và một lọ hoa có 5 bông hoa vàng. Hỏi hai lọ hoa có tất cả bao nhiêu bông hoa? + 2 -3 Hs trả lời. + Bài yêu cầu đi tìm tổng số hoa của hai lọ. + Hs chia sẻ. (tính nhẩm hoặc tách tổng) + HS đọc. + Hs thực hiện. - HS lắng nghe, nhắc lại. - 2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS lắng nghe thực hiện,. - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra. - HS nêu. - 3 -5 HS chia sẻ. - HS lắng nghe - Hs nêu IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ...................................................... Tiết 4: TIẾNG VIỆT BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - NGHE- VIẾT: GIỜ RA CHƠI I. Yêu cầu cần đạt - Nghe đọc, viết lại chính xác bài thơ Giờ ra chơi (khổ thơ 2, 3). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chư: mỗi dòng lùi vào 3 ô. - Làm đúng BT điền chữ r, d, hoặc gi; BT lựa chọn: Điền chữ ch / tr, điền vần an / ang. + Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong những câu thơ, câu đố ở các BT chính tả. - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - VBT. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1.Mở đầu: - GV nêu MĐYC của bài học. 2. Hình thành kiến thức mới HĐ 1: Nghe – viết 2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV nêu nhiệm vụ: Nghe GV đọc, viết lại bài Giờ ra chơi (khổ thơ 2, 3). - GV mời 1 HS đọc lại khổ thơ 2, 3 trước lớp, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo. 2.2. - GV yêu cầu HS gấp SGK. - GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết. - GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại. 2.3. Chấm, chữa bài: - GV yêu cầu HS tự chữa lỗi: gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì. - GV chấm 5 – 7 bài, nêu nhận xét chung. 3.. Luyện tập, thực hành 3.1. Điền chữ r, d, hay gi? Giải câu đố (BT 2) - GV yêu cầu 1 HS đọc BT; yêu cầu cả lớp làm bài vào vở Luyện viết 2. - GV viết nội dung BT lên bảng (2 lần), mời 2 HS lên bảng làm BT. - GV nhận xét, chốt đáp án: gieo, rải, ruộng, gieo. – Giải câu đố: Hạt mưa. - GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh khổ thơ đã điền chữ hoàn chỉnh. 3.2. BT lựa chọn: Điền chữ ch hay tr; điền vần an hay ang? – BT (3) - GV chọn cho từng nhóm làm BT 3a hoặc 3b tùy lỗi phát âm các em thường mắc. - GV mời các nhóm trình bày kết quả trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án: + BT 3a: trâu – chân – chẳng. Giải câu đố: con rùa. + BT 3b: đàn – vàng – vang. 3. Vận dụng, trải nghiệm: (3 phút) - GV yêu cầu HS viết tên các bạn trong lớp có âm đầu là c hoặc k. - GV nhận xét tiết học. - GV nhắc nhở HS về tư thế viết, chữ viết, cách giữ vở sạch, đẹp,... - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc lại khổ thơ 2, 3 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. - HS gấp SGK. - HS nghe – viết. - HS soát lại. - HS tự chữa lỗi. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc BT, cả lớp làm bài vào vở Luyện viết 2. - 2 HS lên bảng làm BT. - HS lắng nghe, sửa bài vào vở. - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS làm BT theo chỉ định của GV. - Các nhóm trình bày kết quả trước lớp. - HS lắng nghe GV nhận xét, chốt đáp án cùng GV. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. - HS viết tên các bạn vào bảng con và chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ giao vể nhà. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: . *** Chiều thứ 2 ngày 27 tháng 9 năm 2021 Tiết 1+2: TIẾNG VIỆT BÀI ĐỌC 2: PHẦN THƯỞNG (2 tiết) I. Yêu cầu cần đạt - Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng. Ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 tiếng / phút. - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được diễn biến câu chuyện. Hiểu ý nghĩa của truyện: Đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt, trở thành những con người nhân hậu, biết quan tâm, giúp đỡ người khác. + Có cơ hội hình thành và phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học. + Có cơ hội hình hình thành và phát triển phẩm chất: Biết nói lời cảm ơn và đáp lời cảm ơn lịch sự, có văn hóa. Yêu quý, cảm phục người bạn tốt bụng trong câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Máy tính, ti vi. - Học sinh: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Mở đầu. -Ở lớp 1, những a ... ầy, cô) đọc, viết lại bài thơ Dậy sớm. - GV đọc mẫu 1 lần bài thơ. -GV yêu cầu 1 HS đọc bài thơ, cả lớp đọc thầm theo. -GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của bài thơ - Cho phát âm chữ viết vào bảng con chữ dế bị sai. - GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở. - GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại. -GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, viết từ đúng cuối bài chính tả). - GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày. HĐ 2: Điền chữ l hay n, i hay iê, en hay eng? (BT2) - GV mời 1 HS đọc YC của BT. - GV yêu cầu HS làm bài vào nháp - GV bật máy cho hs nêu bài làm. - GV nhận xét, chữa bài. HĐ 3: Tập viết chữ D hoa -GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ mẫu D: + Nêu câu hỏi về đặc điểm, Cấu tạo, Cách viết: Đặt bút trên ĐKN 6, viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc. Sau đó chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. Phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong. Dừng bút trên ĐK 5. Chú ý phần cuối nét cong rộng vừa phải, cân đối với chân chữ. - GV viết chữ D cho viết bảng con. - Viết vào vở Luyện viết 2, tập một - GV yêu cầu HS viết chữ D cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở. - GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Diều sáo bay lưng trời cỡ nhỏ vào vở. 3. Vận dụng, trải nghiệm. -Viết tên của một bạn trong lớp có chữ d - Nhận xét giờ học. - Hs hát - HS nghe nhiệm vụ. - HS đọc thầm theo. - 1 HS đọc bài thơ, cả lớp đọc thầm theo. - HS lắng nghe. - HS đọc viết bảng con. - HS nghe – viết. - HS soát lỗi. - HS tự chữa lỗi. - 1 HS đọc YC của BT. - HS làm bài vào nháp - HS nêu kết quả. - HS chú ý nhận xét bài. - Lớp quan sát. - Theo dõi gv hướng dẫn. - Cho viết bảng con. -HS viết bài vào vở luyện viết. -HS cùng nhau chia sẻ. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 3: MĨ THUẬT Cô Mai dạy Tiết 4: BÀI 9: GIẢI BÀI TOÁN VỀ BỚT MỘT SỐ ĐƠN VỊ (T2) I . Yêu cầu cần đạt - HS nhận biết được bài toán về bớt một số đơn vị. Biết giải và trình bày bài giải bài toán về bớt ( có một bước tính) - Vận dụng giải được các bài toán về thêm một số bớt vị ( liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính). - Phát triển năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. Đồ dung dạy học: - Giáo viên : Bảng nhóm - Học sinh : Vở nháp III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Mở đầu: (3p) - Giải bài toán về bớt một đơn vị có mấy bước tính ? - GV nêu mục đích yêu cầu bài học 2.Hình thành kiến thức mới:(30 phút) 2.1. Khám phá: - GV cho hs nêu bài toán ( có hình minh họa). - GV yêu cầu HS đọc lại đề toán. *GVHD tóm tắt bài toán. - GV: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? ( GV dựa vào trả lời của HS để hiện ra tóm tắt giống SGK) GV yêu cầu HS nêu lại bài toán. Đây là bài toán về bớt một số đơn vị. * GV HD cách giải bài toán: * GV HD cách trình bày bài giải: - GV gọi HS nêu lại lời giải, phép tính giải, đáp số. - Viết bài giải lên bảng. *GVnêu các bước giải bài toán có lời văn: +Tìm hiểu, phân tích, tóm tắt đề bài ( phần này không cần ghi vào bài giải) +Tìm cách giải bài toán ( Tìm phép tính giải, câu lời giải) +Trình bày ( viết) bài giải: Câu lời giải Phép tính giải Đáp số. 3. Luyện tập, thực hành: Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Bài cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? -GV hoàn thiện phần tóm tắt bài -GV gọi HS nêu lại đề dựa vào tóm tắt. - Bài toán thuộc dạng toán nào? - GV gọi 1HS lên bảng giải bài toán, lớp làm nháp. - Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra - Nhận xét học sinh Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Bài cho biết gì? Bài toán hỏi gì? -GVHD hs cách tóm tắt bài toán. - Bài toán thuộc dạng toán nào? -GV gọi 1HS lên bảng giải, lớp làm vở. - GV chữa bài. - 3. Vận dụng, trải nghiệm: (2 phút) - Có 10 bạn đang chơi trong lớp, sau có 3 bạn ra khỏi lớp. Hỏi trong lớp còn lại mấy bạn. - Nhận xét giờ học. - HS trả lời. - Học sinh theo dõi - HS quan sát và nêu. - 2HS đọc đề toán - HS: có 10 con chim, bay đi 3con. - HS: Còn lại bao nhiêu con chim ? HS nêu lại bài toán. HS nêu. HS viết phép tính. HS trả lời. HS nêu và quan sát GV trình bày bài giải. - Học sinh theo dõi - HS đọc. - HS trả lời. - HS làm việc cá nhân. - 2 HS nêu. - HS: Bài toán về bớt một số đơn vị. - 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm nháp. Bài giải Số con lợn còn lại là: 15 - 5 = 10( con) Đáp số: 10 con lợn. - HS nghe, đổi vở kiểm tra chéo. - HS nghe. - Thuộc về bớt một số đơn vị. - 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vở. - HS nghe, đổi vở kiểm tra chéo. - Giải toán về bớt một đơn vị - HS theo dõi IV. Điều chỉnh sau bài dạy .................................................................................................................................................................................................................................................................................. *** Chiều thứ 6 ngày 01 tháng 10 năm 2021 Tiết 1+2: TIẾNG VIỆT TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ TRƯỜNG (2T) I. Yêu cầu cần đạt: - Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển sách mình mang tới lớp. - Đọc trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe một đoạn vừa đọc trong 2 tiết học (phát âm đúng các từ ngữ; ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc phù hợp với lớp 2). - Biết tự tìm sách báo mang đến lớp, hình thành được thói quen tự đọc sách báo. - Rút ra được những bài học từ sách báo để vận dụng vào đời sống. - Có cơ hội hình thành và phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực văn học: Nhận diện được bài văn xuôi, truyện, thơ, báo - Có cơ hội hình thành và phát triển bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp, liên hệ nội dung bài với ngôi trường mình đang học. II. Đồ dung dạy học: 1. Đối với giáo viên - Một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. Hình thành 1 giá sách, một thư viện mini của lớp. 2. Đối với học sinh - Một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. Hình thành 1 giá sách, một thư viện mini của lớp. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của Gáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Mở đầu: - Cho hs nói về trường học nơi em đang học. 2. Hình thành kiến thức mới. -GV mời 3 HS lần lượt đọc YC của 3 BT. -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, YC mỗi HS bày trước mặt quyển sách mình mang đến (có thể là truyện, thơ, sách khoa học, truyện tranh, Truyện đọc lớp 2). -GV mời một vài HS giới thiệu (làm mẫu) với các bạn quyển sách của mình: tên sách, tên tác giả, tên NXB. 3. Luyện tập, thực hành. a. Tự đọc sách - GV nêu YC của BT 2. -GV yêu cầu HS đọc truyện mình đem đến lớp. Với những HS không đem truyện đến lớp, GV yêu cầu đọc hai câu chuyện trong SGK: Đóa hoa rừng, Ngôi trường xanh. b. Đọc cho các bạn nghe -GV mời một số HS đứng trước lớp (hướng về các bạn), đọc lại to, rõ những gì vừa đọc. GV lưu ý HS có thể đọc một đoạn/ bài ngắn. -Sau khi HS đọc xong, GV đề nghị cả lớp vỗ tay, tuyên dương bạn. GV tổ chức cho cả lớp thảo luận, các bạn bên dưới có thể đặt CH. 4.Vận dụng, trải nghiệm. - Gọi một số hs đọc báo trước lớp. - Em thấy trường ta thế nào ? - Chuẩn bị cho tiết học sau. -HS Nói về trường -3 HS lần lượt đọc YC của 3 BT. - Mỗi HS bày trước mặt quyển sách mình mang đến. -Một vài HS giới thiệu với các bạn quyển sách của mình. - HS lắng nghe. - HS đọc truyện. -Một số HS đứng trước lớp, đọc cho cả lớp nghe. -Cả lớp vỗ tay, tuyên dương. Cả lớp thảo luận. -HS thực hiện theo yêu cầu. -HS lắng nghe, ghi nhớ chuẩn bị cho tiết học sau. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 3: TOÁN BÀI 10: LUYỆN TẬP CHUNG LUYỆN TẬP (T1) I. Yêu cầu cần đạt: - Thực hành, vận dụng được bảng cộng ( qua 10) vào giải các bài tập và bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (qua 10) và so sánh các số, tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính - Thực hiện được các bài toán với hình khối lập phương. - Có cơ hội hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, toán học. - Có cơ hội hình thành và phát triển phẩm chất: tính cẩn thận trong làm bài. II. Đồ dung dạy học: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: Bảng con. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Mở đầu: - Cho hs nêu các phép tính qua cộng qua 10. 2.Luyện tập, thực hành. Bài 1: - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn HS trả lời a,b: a. GV yêu cầu HS tính nhẩm để hoàn thiện bảng cộng qua 10. b. GV cho HS tính kết quả của phép tính trường hợp có 2 dấu phép tính. + Muốn tính tổng các số ta làm thế nào? + Muốn tính phép tính có hai dấu ta làm thế nào? - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS nối phép tính ở quạt với kết quả ở ổ điện. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. + Quạt nào cắm vào ổ nào? + Quạt nào ghi phép tính có kết quả lớn nhất? + Quạt nào ghi phép tính có kết quả bé nhất? - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Bài yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS thực hành cá nhân rồi báo cáo kết quả. Câu a: Tính phép tính ở mỗi toa rồi tìm ra toa có kết quả lớn nhất. Câu b: Tính kết quả ở mỗi toa tàu rồi tìm ra những toa có kết quả bé hơn 15. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. + Trong đoàn tàu B, toa nào ghi phép tính có kết quả bé nhất? Toa tàu nào ghi kết quả lớn nhất? + Trong cả hai đoàn tàu, những toa tàu nào có kết quả phép tính bằng nhau? - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu a,b theo nhóm 4. - GV q sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 3 Vận dụng, trải nghiệm Trò chơi Chuyền hoa: - GV mời HS làm quản trò: nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - Luật chơi: Có một bông hoa sẽ truyền qua các bạn nhạc dừng ở bạn nào bạn đó phải trả lời 1 phép tính trên màn hình. - GV mời quản trò lên tiến hành trò chơi. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Nhận xét giờ học. - HS trả lời Số - HS thực hiện lần lượt các YC. - Cá nhân nối tiếp nêu kết quả. - HS thực hiện: 8 + 5 – 3 = 10. - 1-2 HS trả lời. - 2 HS đọc, lớp đọc thầm. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS làm bảng con, chia sẻ. - 1-2 HS trả lời. - HS đọc. - HS trả lời. - HS thảo luận nhóm 4. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS chơi trò chơi. - HS lắng nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. .................................................................................................................................................................................................................................................................................. ***********************************************************
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_2_cong_van_2345_tuan_4_nam_hoc_2021_2022.docx