Bài giảng Đạo đức 2 (Cánh diều) - Bài 4: Nhận lỗi và sửa lỗi (Tiết 1)

Hoạt động 1:

Đọc bài thơ “Bạn Cáo” và trả lời câu hỏi

Bạn Cáo

Một hôm Cáo rủ Thỏ

Đến nhà bạn Sóc chơi

Thấy có quyển truyện đẹp

Cáo rủ đọc cho vui.

Cáo đọc nhanh hơn bạn

Chẳng chịu đợi tí gì

Cứ lật trang liên tục

Rách cả truyện. Phiền ghê!

Thấy mẹ Sóc đi tới

Cáo vội vã nói rằng:

Cô ơi, do bạn Thỏ

Lật ẩu, rách cả trang.

pptx 21 trang canhdieu 18/08/2022 9100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đạo đức 2 (Cánh diều) - Bài 4: Nhận lỗi và sửa lỗi (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Đạo đức 2 (Cánh diều) - Bài 4: Nhận lỗi và sửa lỗi (Tiết 1)

Bài giảng Đạo đức 2 (Cánh diều) - Bài 4: Nhận lỗi và sửa lỗi (Tiết 1)
ĐẠO ĐỨC 
CONTENTS 
KHỞI ĐỘNG 
Hoa n ở, hoa tàn, 
hoa rung rinh tr ư ớc gió 
ĐẠO ĐỨC 
BÀI 4: NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (T1) 
CONTENTS 
KHÁM PHÁ 
Hoạt động 1: 
Đọc bài thơ “Bạn Cáo” và trả lời câu hỏi 
Bạn Cáo 
Một hôm Cáo rủ Thỏ 
Đến nhà bạn Sóc ch ơ i 
Thấy có quyển truyện đẹp 
Cáo rủ đọc cho vui. 
Cáo đọc nhanh h ơ n bạn 
Chẳng chịu đợi tí gì 
Cứ lật trang liên tục 
Rách cả truyện. Phiền ghê! 
Thấy mẹ Sóc đi tới 
Cáo vội vã nói rằng: 
Cô ơ i, do bạn Thỏ 
Lật ẩu, rách cả trang. 
Câu hỏi thảo luận nhóm đôi: 
a. Chuyện gì xảy ra khi bạn Cáo và bạn Thỏ đang đọc truyện? 
b. Bạn Cáo đã làm gì sau khi làm rách quyển truyện? 
c. Em có đồng tình với việc làm của bạn Cáo không? Vì sao? 
KẾT LUẬN 
 Bạn Cáo mắc lỗi mà không dám nhận lỗi , còn đổ lỗi cho bạn Thỏ, việc làm đó không tốt. Chúng ta không đồng tình với việc làm đó. Ai cũng có thể mắc lỗi nhưng quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Chúng mình ủng hộ, tha thứ cho những người biết nhận lỗi và sửa lỗi . 
Hoạt động 2 : 
Tìm hiểu lời nói, 
việc làm thể hiện việc nhận lỗi và sửa lỗi 
Bạn tha lỗi cho mình được không? 
? 
Mình sẽ dán lại quyển truyện cho bạn nhé! 
a. Nếu em là bạn Cáo trong tình huống trên, em sẽ làm gì?b. Bạn Cáo nên nhận lỗi, sửa lỗi như thế nào? 
• Phương án 4: Cáo nói lời hứa sẽ không tái phạm lại lỗi lầm nữa. 
(Mình hứa lần sau sẽ cẩn thận hơn khi đọc để không làm rách sách.) 
• Phương án 1: Cáo nói lời xin lỗi Sóc. 
(Mình xin lỗi vì đã làm rách cuốn sách của cậu!) 
• Phương án 2: Cáo thể hiện mong muốn được đền bù thiệt hại do lỗi lầm mình đã gây ra. 
 (Mình có thể đền cho cậu một cuốn sách khác được không?) 
• Phương án 3: Cáo bày tỏ mong muốn được Sóc tha lỗi . 
(Cậu có thể tha lỗi cho mình được không?) 
 	Cách nói lời xin lỗi chân thành:  
• Đứng ngay ngắn, mắt nhìn thẳng vào người nghe . 
• Nói lời xin lỗi một cách rõ ràng, từ tốn.  
• Không nên nói lời xin lỗi mà mặt lại quay đi nơi khác. 
• Không nên vừa nói xin lỗi vừa làm việc khác, hoặc vừa nói xin lỗi vừa chạy bỏ đi. 
 Bạn Cáo nên nhận lỗi và sửa lỗi một cách chân thành . 
KẾT LUẬN 
 	 1 . Khi mắc lỗi, nên thể hiện việc nhận lỗi và sửa lỗi một cách chân thành qua những việc làm cụ thể dưới đây: 
+ Nói lời xin lỗi chân thành. 
+ Sẵn sàng đền bù thiệt hại do lỗi lầm mình đã gây ra. 
+ Thể hiện mong muốn được người bị hại tha lỗi. 
+ Nói lời hứa và rút kinh nghiệm sẽ không phạm lại lỗi đã mắc phải. 
	2 . Lời xin lỗi chân thành dễ dàng được chấp nhận, còn lời xin lỗi không chân thành sẽ khó lòng được người khác chấp nhận. 
HOẠT ĐỘNG 3: 
Trao đổi vì sao cần nhận lỗi và sửa lỗi 
a. Việc bạn Cáo nhận lỗi và sửa lỗi có thể mang đến điều gì? 
b. Bạn Cáo sẽ cảm thấy như thế nào sau khi nhận lỗi và sửa lỗi? 
Cậu là một người bạn đáng tin vì đã thật thà, trung thực! 
Mình sẽ tha lỗi cho cậu vì cậu đã dũng cảm nhận lỗi! 
Cháu là một cậu bé ngoan vì cháu có trách nhiệm với việc mình gây ra. 
? 
a. Việc bạn Cáo nhận lỗi và sửa lỗi có thể mang đến điều gì? 
• Lợi ích 1: Được bạn bè tin yêu, quý mến. 
• Lợi ích 2: Dễ được bạn tha lỗi hơn. 
• Lợi ích 3: Được mọi người khen ngợi, ủng hộ. 
b. Bạn Cáo sẽ cảm thấy như thế nào sau khi nhận lỗi và sửa lỗi ? 
	 Bạn Cáo sẽ cảm thấy thoải mái hơn, không còn áy náy, ăn năn, hối hận vì việc làm không đúng của mình. 
	 Bạn Cáo cũng sẽ vui hơn vì có được sự tha thứ, ngợi khen, ủng hộ từ mọi người xung quanh. 
KẾT LUẬN 
Mắc lỗi mà biết nhận lỗi và sửa lỗi là biểu hiện của người có phẩm chất, đức tính tốt . 
Bạn nào mắc lỗi mà biết nhận lỗi và sửa lỗi cũng cho thấy đó là một người bạn tốt, nên kết thân, chơi cùng. 
CONTENTS 
CỦNG CỐ - DẶN DÒ 
THANK YOU 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_dao_duc_2_canh_dieu_bai_4_nhan_loi_va_sua_loi_tiet.pptx