Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 (Cánh diều) - Hoàng Thị Hà (Chương trình cả năm)
CHƯƠNG I. VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ
Người soạn: Hoàng Thị Hà
Bài 1
LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
( tiết)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức:
- Khái niệm lịch sử.
- Vai trò của môn Lịch sử trong cuộc sống.
2. Về năng lực:
- Nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.
- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lí giải được vì sao cần học lịch sử.
3. Về phẩm chất:
- Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 (Cánh diều) - Hoàng Thị Hà (Chương trình cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 (Cánh diều) - Hoàng Thị Hà (Chương trình cả năm)

STT Tên người soạn KNTT với CS CTST Cánh Diều 1 Hoàng Thị Hà Bài 1,2,3 Bài 1,2 Bài 1,2 2 Trần Thị Quỳnh Nga Bài 4 Bài 3 Bài 3 Bùi Thị Thu Bài 5 Bài 4 Bài 4 3 Phạm Thị Ngân Bài 6 Bài 5 Bài 5 4 Nguyễn Thị Lan Bài 7 Bài 6,7 Bài 6 5 Đỗ Thị Thu Trang Bài 8 Bài 8 Bài 7 6 Lê Thị Thu Huyền Bài 9 Bài 9 Bài 8 7 Phan Thị Hoa Lý Bài 10 Bài 10, 11 Bài 9 8 Nguyễn Thị Hiền Bài 11,12,13 Bài 12,13 B10, 11 9 Lê Thị Thanh Thuỷ 10 Bùi Thị Thu Huyền Bài 14 Bài 14, 15 Bài 12, 13 11 Cô Hiền – cô Lan Bài 15 Bài 16 Bài 14 12 Trương Văn Trung Bài 16,17 Bài 17,18 Bài 15,16 13 Nguyễn Thị Thanh Hải Bài 18 Bài 19 Bài 17 14 Vũ Văn Thạo Bài 19 Bài 20 Bài 18 15 Trần Thị Nhẫn Bài 20 Bài 21 Bài 19 DANH SÁCH THẦY (CÔ) THAM GIA DỰ ÁN CHƯƠNG I. VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ Người soạn: Hoàng Thị Hà Bài 1 LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG ( tiết) I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 1. Về kiến thức: - Khái niệm lịch sử. - Vai trò của môn Lịch sử trong cuộc sống. 2. Về năng lực: - Nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử. - Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. - Lí giải được vì sao cần học lịch sử. 3. Về phẩm chất: - Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ a) Mục tiêu: Giúp HS - Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. - Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học. b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời. HS quan sát ngữ liệu và trả lời câu hỏi của GV c) Sản phẩm: - HS chỉ nêu được ý nghĩa của hai câu thơ của Hồ Chí Minh. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV trình chiếu 2 câu thơ của Hồ Chủ Tịch Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam ? Em hãy cho biết ý nghĩa của hai câu thơ trên? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích nội dung 2 câu thơ và trả lời câu hỏi. HS đọc ngữ liệu, và trả lời câu hỏi của GV. B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu HS đứng lên trả lời HS: - Đại diện trả lời câu hỏi - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Lịch sử và môn lịch sử là gì? a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được khái niêm lịch sử và bộ môn lịch sử. b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. - Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) là sự kiện lịch sử, vì sự kiện này đã xảy ra trong quá khứ và là mộc mốc lịch sử quan trọng của dân tộc. - Từ đó rút ra được khái niệm lịch sử và môn lịch sử. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV trình chiếu hình ảnh lễ hội của đền Hai Bà Trưng và đặt câu hỏi: ? Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) có phải là lịch sử không? Vì sao? ? Lịch sử và môn Lịch sử là gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: - Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi. - Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. - Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ. - Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ. 2. Vì sao cần phải học lịch sử? a) Mục tiêu: Giúp HS giải thích được vì sao cần phải học lịch sử? b) Nội dung: - GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ: ? Em sinh ra trong một dòng họ, em có muốn biết về gia phả (cội nguồn) của dòng họ mình không? Em làm thế nào để biết điều đó ? ? Từ đó em hãy cho biết học lịch sử để làm gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang phần luyện tập. - Học lịch để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay. - Học lịch sử giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người tạo ra trong quá khứ để lại. 3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử? HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) * Vòng chuyên sâu (7 phút) - Chia lớp ra làm 4 nhóm: - Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4 - Phát phiếu học tập & giao nhiệm vụ: Nhóm 1: Tìm hiểu về tư liệu hiện vật. Nhóm 2: Tìm hiểu về tư liệu chữ viết. Nhóm 3: Tìm hiểu về tư liệu truyền miệng. Nhóm 4: Tìm hiểu về tư liệu gốc. * Vòng mảnh ghép (8 phút) - Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới & giao nhiệm vụ mới: 1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu? 2. Nêu vai trò của các nguồn tư liệu trong việc tìm hiểu lịch sử? B2: Thực hiện nhiệm vụ * Vòng chuyên sâu HS: - Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân. - Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm). GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần). * Vòng mảnh ghép (7 phút) HS: - 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép. - 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại. GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang phần Luyện tập. 1. Tư liệu hiện vật - Là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ lại. VD: Ngói úp ở Hoàng Thành Đồ đồng 2. Tư liệu chữ viết - Là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, chữ được khắc trên bia đá VD: - Các cuốn sách viết về lịch sử. - Bia khắc chữ: 3. Tư liệu truyền miệng - Là những câu chuyện dân gian: truyền thuyết, thần thoại, cổ tích được kể từ đời này sang đời khác. VD: Truyền thuyết Hồ gươm - Truyền thuyết Thánh Gióng 4. Tư liệu gốc - Là những tư liệu cung cấp thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử. HĐ 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: Bài tập 1: Đáp án đúng của bài tập. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS Bài tập 1: Trình bày khái niệm lịch sử và môn Lịch sử. Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sử. Bài tập 2: Học lịch sử có ý nghĩa như thế nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập - GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. HĐ 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ nơi mình sinh sống). d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập: Quan sát hình 1.12 và cho biết: - Đây là loại sử liệu gì? - 3 thông tin mà em tìm hiểu được B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. B3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. ****************************** Bài 2 THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ ( tiết) I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 1. Về kiến thức: Một số khái niệm về thời gian trong việc học lịch sử (thế kỉ, thập kỉ, thiên niên kỉ, trước công nguyên, sau công nguyên, công nguyên). 2. Về năng lực: - Biết cách tính thời gian trong lịch sử. - Hiểu được vì sao phải tính thời gian trong lịch sử. 3. Về phẩm chất: - Trung thực trong tìm hiểu, học tập lịch sử. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ a) Mục tiêu: Giúp HS - Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. - Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học. b) Nội dung: GV trình chiếu video, đặt câu hỏi. HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chiếu hình ảnh về sự kiện năm 1010 và hỏi: ? Căn cứ vào thông tin nào trên hình ảnh để biết sự kiện này có trong lịch sử? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi. HS: Quan sát hình ảnh và trả lời. B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu HS lên trả lời câu hỏi. - Các em còn lại theo dõi bạn trả lời và nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV và theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Vì sao phải xác định thời gian? a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử? b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d) T ... điệu) c) Sản phẩm: Giới thiệu hình tượng Vũ nữ Áp-sa-ra trên các bức phù điêu của người Chăm-pa - Một trong những kiệt tác điêu khắc mà người Champa sáng tạo ra là hình tượng vũ nữ Apsara ở các bức phù điêu, tượng bằng sa thạch. Hình tượng vũ nữ Apsara hiện diện ở hầu khắp các di tích Champa như: khu di tích Mỹ Sơn, Đồng Dương, Trà Kiệu thuộc tỉnh Quảng Nam. - Apsara của người Champa được thể hiện trên các khối đá sa thạch với: + Khuôn mặt đầy đặn, toát lên vẻ đẹp dịu dàng, thuần khiết với hàng lông mày hơi cong, sống mũi cao, đôi mắt hình hạnh nhân. + Đầu đội mũ Mrần kiểu Kirata - Mukata có nhiều tầng. + Để làm đẹp và tô điểm thêm sự duyên dáng của các vũ nữ, nghệ nhân Champa đã khắc đôi bông tai bằng những tua sợi rất tinh tế và hài hòa. + Ngoài ra, với đôi môi mỏng đang mỉm cười đã làm cho vũ nữ tăng thêm phần sinh động. + Hầu hết tượng Vũ nữ Apsara luôn ở trong tư thế khỏa thân nửa phần trên của cơ thể, để lộ ra bộ ngực căng đầy sức sống. + Eo lưng thon thả cùng với bắp tay, bắp đùi tròn và cả thân mình bắt nhịp như rung bật theo từng động tác múa điệu nghệ khoe diễn những đường cong kiều diễm. + Trên cổ, tay, và vòng eo được trang trí những chuỗi hạt ngọc chạm khắc tinh xảo. - Có thể thấy, bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Chăm-pa đã khắc họa hình tượng Vũ nữ Áp-sa-ra rất tươi đẹp và sống động. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập: Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về một trong những thành tựu văn hóa của Chăm-pa (như: đền, tháp, phù điêu, vũ điệu) B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. B3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. ****************************** Bài 19 VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM ( tiết) I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 1. Về kiến thức: - Sự thành lập, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam. - Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội của Phù Nam. - Một số thành tựu văn hóa của Phù Nam. 2. Về năng lực: - Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển và suy vong của Phù Nam. - Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Phù Nam. - Nhận biết được một số thành tựu văn hóa của Phù Nam. 3. Về phẩm chất: - Bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước, quý trọng những giá trị văn hóa của Vương quốc Phù Nam còn để lại trong lịch sử. - Nhận thức về chủ quyền ở vùng đất Nam Bộ của đất nước Việt Nam hiện nay có nguồn gốc lâu đời, bản địa từ xa xưa. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ a) Mục tiêu: Giúp HS Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học. b) Nội dung: GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ. HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV c) Sản phẩm: - HS chỉ ra được trình độ kĩ thuật, thẩm mĩ của chủ nhân Vương quốc Phù Nam. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chiếu hình ảnh về hiện vật của nền văn hóa Óc Eo và đặt câu hỏi: ? Cách đây hơn 2000 năm, ở vùng châu thổ sông Cửu Long nước ta đã xuất hiện một nền văn hóa rất đặc sắc – văn hóa Óc Eo. Trên cơ sở đó, một vương quốc cổ đã được hình thành với tên gọi Phù Nam. Hình trên là những hiện vật liên quan đến Vương quốc Phù Nam. Theo em, những hiện vật này chứng tỏ điều gì về chủ nhân của vương quốc cổ này? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi. HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập. B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: - Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Sự thành lập, phát triển và suy vong a) Mục tiêu: Giúp HS mô tả được sự thành lập, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam. b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Đọc thông tin trong mục 1 SGK, kết hợp với quan sát lược đồ hình 10.2 (trang 50), em hãy xác định phạm vi lãnh thổ của Vương quốc Phù Nam từ thế kỉ III đến thế kỉ V. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: - Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi và xác định phạm vi lãnh thổ trên lược đồ. - Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. - Vào khoảng thế kỉ I, Vương quốc cổ Phù Nam được thành lập, có phạm vi lãnh thổ chủ yếu thuộc Nam Bộ (Việt Nam ngày nay). - Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Phù Nam trở thành một trong những đế chế mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á. - Bước vào thế kỉ VI, Phù Nam dần suy yếu. - Đến khoảng đầu thế kỉ VII, Phù Nam bị Chân Lạp - một vương quốc của người Khơ-me thôn tính. 2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội a) Mục tiêu: Giúp HS trình bày được nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Phù Nam. b) Nội dung: - GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ: 1. Đọc thông tin mục 2 trong SGK và kết hợp quan sát các hình 19.1, 19.2, hãy nêu các hoạt động kinh tế và vẽ sơ đồ tổ chức xã hội của Phù Nam. 2. Hình 19.2 gợi cho em suy nghĩ gì về sự phát triển của kinh tế Phù Nam? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. a) Hoạt động kinh tế - Cư dân Phù Nam lấy sản xuất nông nghiệp làm chính, kết hợp với đánh bắt thủy - hải sản, chế tác kim hoàn, sản xuất thủ công và trao đổi, buôn bán. - Đặc biệt, ngoại thương đường biển của Phù Nam rất phát triển. b) Tổ chức xã hội - Tổ chức nhà nước còn tương đối lỏng lẻo. - Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành, giúp việc là các tăng lữ, quý tộc. Dưới vua là các thủ lĩnh quân sự hay thủ lĩnh địa phương chịu sự chi phối quyền lực của Phù Nam. - Xã hội Phù Nam bao gồm các lực lượng chính như tăng lữ, quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công. 3. Một số thành tựu văn hóa HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) * Vòng chuyên sâu (7 phút) - Chia lớp ra làm 4 nhóm: - Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4 - Phát phiếu học tập & giao nhiệm vụ: Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về tín ngưỡng, tôn giáo. Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về điêu khắc. * Vòng mảnh ghép (8 phút) - Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới & giao nhiệm vụ mới: 1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu? 2. Nhận xét về thành tựu văn hóa của Phù Nam. B2: Thực hiện nhiệm vụ * Vòng chuyên sâu HS: - Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân. - Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm). GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần). * Vòng mảnh ghép (8 phút) HS: - 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép. - 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại. GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang phần Luyện tập. a) Tín ngưỡng, tôn giáo - Cư dân Phù Nam có tín ngưỡng thờ đa thần. - Họ sớm tiếp nhận cá tôn giáo từ bên ngoài như Hin-đu giáo, Phật giáo. b) Điêu khắc Nghệ thuật điêu khắc tượng, thần từ đá, gỗ của Phù Nam rất phát triển với những nét sáng tạo mang phong cách riêng – phong cách Phù Nam. HĐ 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS 1. Lập bảng tóm tắt những nét chính về sự thành lập, phát triển, suy vong, phạm vi lãnh thổ, hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam. 2. Vẽ sơ đồ tư duy về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Vương quốc Phù Nam. B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xác định yêu cầu của bài tập và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập - GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu yêu cầu và làm bài tập B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. HĐ 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Bài tìm hiểu của HS (HS chỉ ra được vị trí, ý nghĩa lịch sử của sự ra đời và phát triển các quốc gia cổ trên lãnh thổ Việt Nam). d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập: Sự ra đời và phát triển của các quốc gia cổ trên lãnh thổ Việt Nam (nước Văn Lang, nước Âu Lạc, Vương quốc Chăm-pa và Vương quốc Phù Nam) có vị trí, ý nghĩa lịch sử như thế nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của bài tập. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. B3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. *****************************
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_lich_su_6_canh_dieu_hoang_thi_ha.docx