Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1

Tiết 1 - BÀI MỞ ĐẦU

I- Mục tiêu.

 1. Kiến thức

 - Hiểu được nội dung cơ bản, nhiệm vụ của bộ môn Địa Lý lớp 6.

 - Nắm bắt được yêu cầu, phương pháp học tập bộ môn Địa Lý 6 có hiệu quả cao.

 2. Kỹ năng:

 - Bước đầu hình thành kỹ năng tư duy Địa Lý, liên hệ thực tế.

 3. Thái độ:

 -Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, yêu thích thiên nhiên, ham tìm tòi hiểu biết.

II- Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

 

doc 145 trang Đức Bình 23/12/2023 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1

Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 1 - BÀI MỞ ĐẦU
I- Mục tiêu.	
	1. Kiến thức
	- Hiểu được nội dung cơ bản, nhiệm vụ của bộ môn Địa Lý lớp 6. 
 - Nắm bắt được yêu cầu, phương pháp học tập bộ môn Địa Lý 6 có hiệu quả cao.
	2. Kỹ năng:
 - Bước đầu hình thành kỹ năng tư duy Địa Lý, liên hệ thực tế.
	3. Thái độ:
	-Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, yêu thích thiên nhiên, ham tìm tòi hiểu biết.
II- Chuẩn bị:
Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học
Học liệu: phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh:
- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động của thầy và trò
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học .
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
Dạy học đàm thoại
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học theo cặp, nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
C. Hoạt động luyện tập
- Làm bài tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2.Tiến trình các hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho hs tìm hiểu môn địa lí
Phương thức thực hiện: gv đàm thoại,nêu vấn đề
Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng 
Phương án kiểm tra, đánh giá :
 Học sinh đánh giá.
 Giáo viên đánh giá.
Cách thức tổ chức hoạt động: 
Giáo viên giao nhiệm vụ:
Nêu các hiện tượng tự nhiên thuộc về địa lí mà em biết
Học sinh thực hiện nhiệm vụ : 
 - Học sinh: suy nghĩ
 - Giáo viên: có thể gợi ý nếu cần
Báo cáo:
Đánh giá kết quả
 Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
 Giáo viên nhận xét, đánh giá
Gv kết nối với bài học
Ở Tiểu học các em đã được làm quen với một số kiến thức Địa Lý như: mưa, gió, sông,Lên lớp 6 các em tiếp tục được tìm hiểu, mở rộng thêm kiến thức địa lí về cả tự nhiên và xã hội từ đó các sẽ hiểu biết hơn về các hiện tượng địa lí xung quanh, thêm yêu thiên nhiên đất nước hơn. Vậy cô và các trò bắt đầu vào bài ngày hôm nay
Hs lắng nghe
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ của bộ môn Địa Lí
Mục tiêu: Biết được nhiệm vụ của học Địa Lí 6
Phương thức hoạt động: Cá nhân/ cặp đôi
Sản phẩm hoạt động: 
- ý kiến cá nhân/cặp đôi
Phương án kiểm tra đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá. 
Cách thực hiện:
Gv giao nhiệm vụ:
GV nêu Trái Đất của chúng ta có bao điều kỳ diệu diễn ra, con người luôn luôn nghiên cứu và tìm hiểu, lý giải chúng.
 Hãy kể những hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái Đất mà em biết ?
Thảo luận bàn trả lời câu hỏi
Bề mặt Trái Đất có đặc điểm ra sao? Quang cảnh trên bề mặt Trái Đất như thế nào?
Địa Lý lớp 6 giúp ta hiểu về những vấn đề gì?
HS thực hiện nhiệm vụ
Dự kiến sp :
=> Báo cáo kết quả nhóm.
GV: Bổ sung đánh giá kết quả, rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu “Nội dung của bộ môn Địa Lý lớp 6”
Mục tiêu: Biết được nội dung của học Địa Lí 6
Phương thức hoạt động: Cá nhân/ cặp đôi
Sản phẩm hoạt động: 
- ý kiến cá nhân/cặp đôi
Phương án kiểm tra đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá. 
Cách thực hiện:
Gv giao nhiệm vụ:
GV gọi HS đọc mục 2
Hãy cho biết những nội dung nào được đề cập đến trong SGK Địa Lý 6. 
GV: Dùng quả địa cầu, bản đồ thế giới kết luận nội dung SGK Địa Lý 6.
HS thực hiện nhiệm vụ
Dự kiến sp : Tìm hiểu kiến thức đại cương về Trái Đất: vị trí, hình dáng, kích thước,
Rèn luyện kỹ năng bản đồ: đọc, phân tích, mối quan hệ nhân quả.
=> Báo cáo kết quả nhóm.
GV: Bổ sung đánh giá kết quả, rút ra kết luận.
Bước 3:Tìm hiểu cách học Địa Lý lớp 6 như thế nào?
Mục tiêu: Biết được cách thức của học Địa Lí 6
Phương thức hoạt động: Cá nhân/ cặp đôi
Sản phẩm hoạt động: 
- ý kiến cá nhân/cặp đôi
Phương án kiểm tra đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá. 
Cách thực hiện:
Gv giao nhiệm vụ:
Gv y/c HS đọc kết hợp kinh nghiệm bản thân và thực tế.
Cần phải học Địa lý lớp 6 như thế nào?
HS khác bổ sung ý kiến về phương pháp học bộ môn?
Nêu yêu cầu của GV đối với HS trong quá trình học tập bộ môn: vở ghi, SGK, bài tập, sổ tay,
Hs: Thức hiện nhiệm vụ
Dự kiến sp: 
GV: Bổ sung đánh giá kết quả, rút ra kết luận.
1. Nhiệm vụ của bộ môn Địa Lý lớp 6
- Hiểu biết về môi trường sống, Trái Đất của con người.
- Giải thích được các hiện tượng tự nhiên sảy ra trên Trái Đất.
- Cách thức lao động sản xuất của con người.
2. Nội dung của bộ môn Địa Lý lớp 6
- Tìm hiểu kiến thức đại cương về Trái Đất: vị trí, hình dáng, kích thước,
- Rèn luyện kỹ năng bản đồ: đọc, phân tích, mối quan hệ nhân quả.
3. Cần học Địa Lý lớp 6 như thế nào?
- Sử dụng, khai thác triệt để kênh hình, kênh chữ.
- Liên hệ kiến thức đã học với thực tế
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: Hs nhớ được 1 số ND của Địa Lí 6
Phương thức thực hiện: Cá nhân
Sản phẩm hoạt động: ý kiến cá nhân
Phương án kiểm tra, đánh giá: Gv cho hs chấm bài lẫn nhau
Tiến trình hoạt động.
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
Hãy nêu 1 số nội dung mà các em sẽ học trong Địa Lí 6.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: suy nghĩ trả làm câu hỏi
- Dự kiến sản phẩm:
-Báo cáo kết quả
Hoạt động 4: Vận dụng.
Mục tiêu:Tìm hiểu mức độ học tập Địa Lí của hs.
Phương thức thực hiện: Cá nhân
Sản phẩm hoạt động: ý kiến cá nhân
Phương án kiểm tra, đánh giá: Gv cho hs đánh giá nhau
Tiến trình hoạt động.
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
Em hãy nêu 1 số cách học Địa Lí mà bản thân em thấy tốt nhất ?
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: suy nghĩ trả làm câu hỏi
- Dự kiến sản phẩm:
-Báo cáo kết quả
Hoạt động 5: Tìm tòi và mở rộng
Mục tiêu:Tìm hiểu mức độ hiêu biết của bản thân về Địa Lí của .
Phương thức thực hiện: Cá nhân
Sản phẩm hoạt động: ý kiến cá nhân
Phương án kiểm tra, đánh giá: Gv cho hs đánh giá nhau
Tiến trình hoạt động.
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
Em hãy quan sát các hiện tượng Địa Lí xảy ra trong phạm vi địa phương em và trao đổi với các bạn để xem tại sao lại có hiện tượng ấy?
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: suy nghĩ trả làm câu hỏi
- Dự kiến sản phẩm:
-Báo cáo kết quả
IV.Rút kinh nghiệm
........................................................................................
 	Kí duyệt của tổ chuyên môn
ngày soạn:
Ngày dạy:
CHƯƠNG I: TRÁI ĐẤT
Tiết 2 -Bài 1: VỊ TRÍ – HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
I- Mục tiêu
	1. Kiến thức
	-Biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời;hình dạng và kích thước của Trái Đất.
	2. Kỹ năng
 - Xác định vị trí Trái đất trong hệ Mặt Trời.
II- Chuẩn bị 
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt trời
- Kế hoạch bài học
Học liệu: phiếu học tập
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.
- Quan sát bầu trời vào ban đêm và sáng sớm ngày hôm sau.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động của thầy và trò
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học .
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
Dạy học đàm thoại
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học theo cặp, nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
-SD đồ dùng trực quan
C. Hoạt động luyện tập
- Làm bài tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2.Tiến trình các hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Gợi mở để hs biết được Trái Đất không phải là duy nhất trong vũ trụ.
Phương thức thực hiện: gv đàm thoại,nêu vấn đề
Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
Phương án kiểm tra, đánh giá :
 Học sinh đánh giá.
 Giáo viên đánh giá.
Cách thức tổ chức hoạt động: 
Giáo viên giao nhiệm vụ:
Các em hãy cho biết khi quan sát bầu trời vào ban đêm em thấy gì? Sáng sớm hôm sau khi Mặt Trời chưa mọc thì những hiện tượng đêm qua còn không?
Học sinh thực hiện nhiệm vụ : 
 - Học sinh: suy nghĩ
 - Giáo viên: có thể gợi ý nếu cần
Dự kiến sp: hs nhìn thấy nhiều Vì sao,1 Mặt trăng.
Báo cáo:
Đánh giá kết quả
 Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
 Giáo viên nhận xét, đánh giá
Gv kết nối với bài học
 Sở dĩ ta nhìn thấy điều đó vì chúng có khả năng tự phát sáng khi được Mặt tròi chiếu vào. Đặc biệt có 1 ngôi sao rất lớn, đấy là hành tinh sao kim ở rất gần với Trái Đất, còn các vì sao khác là những thiên thể tròn dải ngân hàng của vũ trụ.
Như vậy Trái Đất đang đứng bên cạnh những hành tinh khác trong vũ trụ.Chúng ta cùng nghiên cưu cụ thế.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
Mục tiêu: Biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Phương thức thực hiện: gv giảng giải, nêu vấn đề
Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
Phương án kiểm tra, đánh giá :
 Học sinh đánh giá.
 Giáo viên đánh giá.
Cách thức tổ chức hoạt động: 
Giáo viên giao nhiệm vụ:
GV: Treo H1 phóng to và giới thiệu cho HS đây là hình ảnh về hệ mặt Trời.
Hãy cho biết hệ Mặt Trời gồm có mấy hành tinh? Đọc tên các hành tinh đó?
Trái Đất có vị trí số mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
Học sinh thực hiện nhiệm vụ : 
 - Học sinh: 1 HS chỉ và đọc tên các hành tinh trên H.vẽ.
 Tư duy độc lập quan sát tranh vẽ
 - Giáo viên: có thể gợi ý nếu cần
Dự kiến sp:1/ Trái Đất cùng 7 hành tinh luôn chuyển động không ngừng quanh mặt trời gọi là hệ Mặt Trời
2/ Thứ 3 trong hệ Mặt Trời.
Lưu ý: Tuy vậy hệ Mặt Trời chỉ là một bộ phận của Ngân hà.
Báo cáo:
Đánh giá kết quả
 Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
 Giáo viên nhận xét, đánh giá
Hoạt động 2 Tìm hiểu “Hình dạng, kích thước của Trái Đất ”
Mục tiêu: Biết được hình dạng và kích thước của Trái Đất.
Phương thức hoạt động: Cá nhân/ nhóm
Sản phẩm hoạt động: 
- ý kiến cá nhân/nhóm
Phương án kiểm tra đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá. 
Cách thực hiện:
Gv giao nhiệm vụ
a.Hình dạng( nhóm 1,3)
(GV kể vắn tắt câu chuyện trời tròn đất vuông)
Dẫn dắt: Vậy điều đó có đúng không! Các qui ước trên Trái Đất như thế nào!
GV:Đưa quả địa cầu cho cả lớp quan sát.
 HSQS quả Địa cầu.
GV gt:Trái Đất biểu hiện ở dạng mô hình gọi là Địa cầu .
Vậy Trái đất có hình gì?
Dự kiến sp: hình cầu
HS: thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét và giảng giải:Và trong thời cổ đại, rất nhiều quan điểm đưa ra đã bị bác bỏ do người ta chưa tìm được bằng chứng để chứng minh.Chỉ khi ng ta quan sát tàu thuyền trên biển đi xa rồi khuất hẳn thì khẳng định ấy mới được công nhận.
b.kích thước( nhóm 2,4)
GV: Yêu cầu HS quan sát H2.
Cho biết kích thức của Trái Đất?
Dự kiên sp- BK: 6.370 km
- XĐ: 40.076km.
HS thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét, kết luận
KL:Trái đất rất lớn, do đó chúng ta ko thể thấy được bề mặt cong của nó, vì vậy sau rất nhiều thời gian người ta vẫn nhầm tưởng là Trái đất hình vuông như sự tích Bánh Trưn ... bàn”
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
A.Hoạt động khởi động:
1. Mục tiêu: tạo tâm thế chủ động, hứng khởi cho bài học
2. Phương thức thực hiện:
- Cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên không đánh giá
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề 
- Giáo viên yêu cầu: 
? Kể tên những nội dung kiến thức cơ bản đã được học trong chương trình học kì I.
- Học sinh tiếp nhận: hs đọc yêu cầu, làm việc cá nhân
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ, hoặc viết câu trả lời
- Giáo viên quan sát hs lv, gợi ý 
- Dự kiến sản phẩm:
+ Vị trí, hình dạng và kích thước của TĐ
+Bản đồ
+Sự vận động của TĐ
+Cấu tạo trong của TĐ
*Báo cáo kết quả: hs trả lời trc lớp
*Đánh giá kết quả
- học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên không nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: 
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học
B.Hoạt động hình thành kiến thức
1. Mục tiêu: Hệ thống các kiến thức đã học trong chương trình HK I
2. Phương thức thực hiện:Nhóm
3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
- Giáo viên yêu cầu: 
Nhóm 1:
? Kể tên 8 hành tinh theo thứ tự xa dần mặt trời? Vị trí của TĐ trong hệ MT
? Quan sát vào quả địa cầu, hãy trình bày về hình dạng và kích thước của TĐ, hệ thống KT, VT
? Nêu khái niệm về bản đồ
Nhóm 2:
? Tỉ lệ BĐ cho chúng ta biết điều gì? Ý nghĩa của các tỉ lệ sau đây: 1 : 200 000; 1 : 600 000?
? Phương hương trên BĐ được xá định ntn? Hãy xác định phương hướng trên BĐ ở hình sau?
 B
Nhóm 3:
? Trái đất có mấy sự vận động? kể tên? Nêu các hệ quả của các sự vận động?
? Cấu tạo bên trong của TĐ gồm mấy lớp? Đặc điểm của mỗi lớp.
Nhóm 4: Hoàn thành phiếu HT sau
Lập bảng so sánh các dạng địa hình trên bề mặt TĐ
Dạng ĐH
Bình nguyên
Caao nguyên
Núi
Đồi
Đặc điểm
Giá trị KT
Ví dụ
- Học sinh tiếp nhận: hs đọc yêu cầu, làm việc theo nhóm
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ, hoặc viết câu trả lời
- Giáo viên quan sát hs lv, gợi ý 
- Dự kiến sản phẩm: Phần nội dung
Phiếu HT
*Báo cáo kết quả: đại diện nhóm trình bày trước lớp
*Đánh giá kết quả
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá,chốt KT bằng phiếu HT
C. Hoạt động luyện tập
1. Mục tiêu: Củng cố KT toàn bài
2. Phương thức thực hiện: Cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: Trả lời miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Gv đánh giá
5. Tiến trình hoạt động 
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Học sinh tiếp nhận
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh lv cá nhân, viết câu trả lời 
- Giáo viên: theo dõi hs lv
- Dự kiến sản phẩm: 
*Báo cáo kết quả: 
Gọi HS xác định trên BĐ
*Đánh giá kết quả
- 1 Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức 
D.Hoạt động vận dụng
1. Mục tiêu: Nhằm vận dụng những kiến thức đã được lĩnh hội để giải quyết những vẫn đề trong học tập và thực tiễn. 
2. Phương thức thực hiện: Cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: Phần trả lời của HS
4. Phương án kiểm tra, đánh giá: gv đánh giá
5. Tiến trình hoạt động 
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên nêu yc:
? Hãy nêu ý nghĩa và giải thích câu ca dao nói về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa:
“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
- Học sinh tiếp nhận
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh viết câu trả lời 
- Giáo viên:theo dõi hs lv
- Dự kiến sản phẩm: 
*Báo cáo kết quả: câu trả lời của hs
*Đánh giá kết quả
- 2 Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức 
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
1. Mục tiêu: Tìm hiểu biết về các ht tự nhiên ...
2. Phương thức thực hiện: LV tại nhà
3. Sản phẩm hoạt động: báo cáo bằng giấy
4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Gv kt đánh giá
5. Tiến trình hoạt động 
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên nêu yc:
 ? Sưu tầm tranh ảnh về các dạng địa hình ở nước ta.
- Học sinh tiếp nhận: hs chép câu hỏi
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh viết báo cáo ở nhà
- Giáo viên:thu sp vào tiết học sau
- Dự kiến sản phẩm:
*Báo cáo kết quả: hs nộp bc
*Đánh giá kết quả
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
I. Trái Đất
1. Vị trí hình dạng và KT của TĐ
- Vị trí của TĐ trong hệ MT: TĐ nằm vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần MT
- Hình dạng kích thước của TĐ và hệ thống KT, VT, KT gốc, VT gốc
+ Trái đất có hình cầu
+ Kích thước Trái đất rất lớn
+ Diện tích tổng cộng Trái Đất là 510 Km2.
+ Bán kính TĐ: 6370 km
+Độ dài xích đạo: 40076km
2. Bản đồ
- BĐ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về 1 khu vực hay toàn bộ bề mặt TĐ
3. Tỉ lệ bản đồ
- Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên BĐ so với thực tế trên mặt đất
4. Phương hướng trên BĐ. KĐ, VĐ, tọa độ địa lí
- Phương hướng trên bản đồ
Dựa vào đường KT, VT
+ Đầu trên kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam.
+Bên phải vĩ tuyến chỉ hướng Đông, bên trái vĩ tuyến chỉ hướng Tây
- Khái niệm KĐ, VĐ, tọa độ địa lí
5. Sự vận động của TĐ và các hệ quả
a. Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất:
- Hiện tượng ngày đêm
- Sự lệch hướng của các vật chuyển động ở nửa cầu Bắc sẽ lệch tay phải, còn nửa cầu Nam sẽ lệch tay trái
b. Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời
- Hiện tượng các mùa
6. Cấu tạo bên trong của TĐ
Gồm 3 lớp:
-Lớp vỏ Trái Đất
-Lớp trung gian
-Lõi trái Đất.
7. Địa hình bên mặt TĐ
- Bình nguyên ( đồng bằng)
- Núi
- Cao nguyên
- Đồi
Bảng so sánh các dạng địa hình bề mặt trái đất
yếu tố
Bình nguyên
Cao nguyên
Núi
Đồi
Khái niệm
- Là dạng địa hình thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
- Là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối trên 500m, bề mặt tương đối bằng phẳng, gợn sóng.
- Địa hình nhô cao trên 500m có đỉnh, sườn, chân.
- Là dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải, độ cao tương đối không quá 200m.
Giá trị kinh tế
- Trồng cây LT-TP, nông nghiệp phát triển, dân cư đông đúc, tập chung nhiều thành phố.
- Trồng cây CN.
- Chăn nuôi gia súc lớn theo vùng chuyên canh.
- Du lịch thắng cảnh.
- Hang động Ca xtơ
- Trồng cây CN
- Kết hợp lâm nghiệm, chăn thả gia súc.
Ví dụ
- ĐB Amadon; Sông Hằng; Sông Nin, ĐBSCL..
- Tây Tạng ( Trung Quốc)
- Tây Nguyên
- Động Phong Nha, Chùa Hương Tích, Hang động Hạ Long
- Vùng T.Du Phú Thọ, Thái Nguyên...
 Ngày duyệt:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 18: Kiểm tra học kì I
I. Mục tiêu:
1. KiÕn thøc:
- Gióp häc sinh cñng cè, hÖ thèng hãa nh÷ng kiÕn thøc ®· häc.
- Gióp häc sinh tù kiÓm tra, ®¸nh gi¸ ®­îc kiÕn thøc cña m×nh.
2. KÜ n¨ng:
- Häc sinh cã kÜ n¨ng viÕt, tr×nh bµy kiÕn thøc 
3. Th¸i ®é:
- Cã ý thøc nghiªm tóc trong kiÓm tra, kh«ng vi ph¹m quy chÕ.
- Th¸i ®é lµm bµi tÝch cùc.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
-Năng lực tự học, tư duy, sáng tạo, hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề, giao tiếp, tính toán, vận dụng kiến thức vào cuộc sống
-Phẩm chất hiếu học, ham tìm tòi học hỏi .
II. Chuẩn bị của GV-HS:
GV: Đề kiểm tra
HS: Kiến thức
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 
MÔN: ĐỊA LÍ 6
Thời gian làm bài: 45 phút
A. Phần TNKQ (3đ)
Khoanh tròn chữ cái đầu câu ý em cho là đúng nhất
Câu1: Trái đất có hình dạng gì?
a.Hình tròn b.Hình vuông c.Hình cầu d. Hình bầu dục
Câu 2:Theo qui ước bên trên kinh tuyến là hướng nào:
a. Nam b. Đông c. Bắc d. Tây
Câu 3: Nguyên nhân sinh ra núi lửa và động đất là :
a.Do ngoại lực	 c. Do nội lực
b.Do hai địa mảng xô vào nhau d. Cả a và c
Câu 4. Trên bản đồ kí hiệu của một thành phố thuộc loại kí hiệu gì ?
a. Đường b. điểm c. diện tích d. Hình học
Câu 5. Đặc điểm hình thái của núi trẻ là:
a. đỉnh nhọn, sườn dốc. c. đỉnh tròn, sườn thoải.
b. đỉnh nhọn, sườn thoải. d. đỉnh tròn, sườn dốc.
Câu 6: Khi Luân Đôn ở khu vực giờ số 0 là 12 giờ thì Hà Nội ở khu vực giờ số 7 là mấy giờ:
a. 16 giờ b. 17 giờ c. 18 giờ d. 19 giờ
Câu 7: Mọi vật chuyển động ở bán cầu Bắc thường lệch về phía:
a. Trái b. Phải c. trên d. dưới
Câu 8:Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo quỹ đạo nào sau đây:
a. Gần tròn b. Tròn c. Vuông d. Thoi
Câu 9: Vào ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9 tia sáng mặt trời chiếu vuông góc vào vĩ tuyến nào?
a. Chí tuyến bắc c. Xích đạo 
 b. Chí tuyến nam 
Câu 10. Trạng thái của lớp vỏ Trái Đất: 
a. Lỏng c. Từ quánh dẻo đến lỏng 
b. Rắn chắc d. Lỏng ở ngoài, rắn ở trong 
Câu 11. Núi là dạng địa hình thường có độ cao tuyệt đối so với mực nước biển là: a.Trên 200m c .Trên 500m 
b. Dưới 200m d .Dưới 5000m.
Câu 12.Đặc điểm khác nhau cơ bản của cao nguyên so với bình nguyên
a. Rộng lớn c. Sườn dốc, độ cao tuyệt đối trên 500m
b. Bề mặt tương đối bằng phẳng d. Thuận lợi trồng trọt và chăn nuôi
B. Phần Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1(2đ): Dựa vào kiến thức đã học về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa em hãy giải thích câu ca dao sau:
 “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Câu 2(2đ): Trình bày cấu tạo của lớp vỏ trái đất? Nêu vai trò của lớp vỏ trái đất?
Câu 3 (2đ): Dựa vào hình vẽ sau :
a.Trình bày khái niệm độ cao tuyệt dối và độ cao tương đối của núi? 
b. Nhận xét độ cao tương đối 1 và 2 ở sơ đồ? giải thích? 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
A.Phần Trắc nghiệm khách quan ( 3điểm) : Mỗi câu chọn đúng được 0.25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
c
c
c
b
a
d
b
a
a
b
c
c
B. Phần Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: ( 2điểm)
- Câu ca dao trên là của Việt Nam, vì nước ta nằm ở bán cầu Bắc (BCB) nên tháng năm là mùa hè của BCB lúc này BCB chúc về gần mặt trời nên có hiện tượng ngày dài đêm ngắn. ( Đêm tháng năm chưanằm đã sáng)(1đ)
- Tháng mười là mùa đông của bán cầu Bắc lúc này BCB ngả ra xa mặt trời nên có hiện tượng ngày ngắn đêm dài. ( ngày tháng mười chưa cười đã tối) (1đ)
Câu 2 (2đ)
- Vai trò của vỏ trái đất: Là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như địa hình, đất, sinh vật, nước và là nơi sinh sống của xã hội loài người (1đ)
- Cấu tạo của vỏ trái đất: Là lớp vỏ đá cứng gồm nhiều địa mảng liền kề nhau tạo thành. (1đ)
Câu 3(3đ)
a. Trình bày khái niệm:(2.đ)
 - Độ cao tuyệt đối: Là khoảng cách được tính từ đỉnh núi đến ngang mực nước biển trung bình ở độ cao 0m.(1.đ)
 - Độ cao tương đối: Là khoảng cách được tính từ đỉnh núi đến ngang chân núi(1.đ)
b. Nhận xét và giải thích (1 đ)
- Độ cao tương đối 2 lớn hơn độ cao tương đối 1 (0.5)
- Do chân núi 1 ở vị trí thấp hơn chân núi 2 vì vậy có độ cao 1 lớn hơn độ cao 2.(0.5)
III. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
 - Giáo viên nêu yêu cầu, quy chế kiểm tra
 - Phát đề cho học sinh, coi
 - Thu bài
 3. Nhận xét, đánh giá:
 - Giáo viên nhận xét đánh giá thái độ làm bài của học sinh, rút kinh nghiệm giờ kiểm tra sau
 4. Dặn dò:
 - Yêu cầu học sinh về nhà ôn tập những kiến thức đã học
 - Chuẩn bị bài mới.
 Ngày duyệt:

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_hoc_ki_1.doc