Giáo án Toán học 6 (Cánh diều) - Chương VI: Hình học phẳng - Bài tập chương VI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hệ thống được các nội dung đã học trong chương. Giải được một số bài tập tổng hợp và vận dụng có liên quan

2. Năng lực

Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán năng lực giao tiếp toán học.

Năng lực riêng:

- Sử dụng được dụng cụ học tập và các phương tiện thích hợp để vẽ được: đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

- Sử dụng được dụng cụ học tập và các phương tiện thích hợp để vẽ được: hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song.

- Giải các bài toán thực tế có liên quan đến đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng và trung điểm của đường thẳng.

- Nhận biết và vẽ được tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.

- Đọc đúng tên góc, đỉnh, cạnh của góc.

- Đo được góc cho trước. So sánh được các góc.

 

docx 7 trang canhdieu 19/08/2022 6781
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 6 (Cánh diều) - Chương VI: Hình học phẳng - Bài tập chương VI", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán học 6 (Cánh diều) - Chương VI: Hình học phẳng - Bài tập chương VI

Giáo án Toán học 6 (Cánh diều) - Chương VI: Hình học phẳng - Bài tập chương VI
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI TẬP CHƯƠNG VI (3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hệ thống được các nội dung đã học trong chương. Giải được một số bài tập tổng hợp và vận dụng có liên quan
2. Năng lực 
Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán năng lực giao tiếp toán học.
Năng lực riêng:
- Sử dụng được dụng cụ học tập và các phương tiện thích hợp để vẽ được: đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
- Sử dụng được dụng cụ học tập và các phương tiện thích hợp để vẽ được: hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song.
- Giải các bài toán thực tế có liên quan đến đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng và trung điểm của đường thẳng.
- Nhận biết và vẽ được tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
- Đọc đúng tên góc, đỉnh, cạnh của góc.
- Đo được góc cho trước. So sánh được các góc.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV
- Thiết bị dạy học: Thước kẻ, phấn màu.
- Học liệu: sách giáo khoa, giáo án, sách giáo viên.
2 - HS 
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp. Sản phẩm sơ đồ tư duy theo tổ GV đã giao từ buổi học trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ ÔN TẬP KIẾN THỨC
a) Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại phần lý thuyết đã học ở chương VI
b) Nội dung: GV hướng dẫn, tổ chức cho HS ôn tập, tìm tòi các kiến thức liên quan đến bài học đã biết.
c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy tổng hợp đầy đủ nội dung kiến thức chương VI một cách đầy đủ, ngắn gọn, trực quan.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV chỉ định đại diện nhóm trình bày (Theo thứ tự lần lượt từ Tổ 1 -> Tổ 4 hoặc thứ tự GV thấy hợp lý)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe để đưa ra nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Các nhóm trao đổi, nhận xét và bổ sung nội dung cho các nhóm khác.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập.
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV nêu bài tập yêu cầu HS hoàn thành các bài tập 1 -> 10 trong SGK 102, 103
- HS thảo luận nhóm hoàn thành các bài tập
- GV gọi từng HS lên bảng thực hiện
Bài 1: a) 
Hình 89
Điểm A và điểm B
Đường thẳng a, đoạn thẳng AB
b) Đường thẳng b đi qua hai điểm M và N
Bài 2: 
Hình 90: Đường thẳng a song song với đường thẳng b
Hình 91: Đường thẳng c cắt đường thẳng d
Hình 92: Đường thẳng AB song song với đường thẳng CD
Hình 93: Đường thẳng MQ cắt đường thẳng NP
Bài 3: 
a) Ba điểm A, Q, B thẳng hàng và điểm Q nằm giữa hai điểm A và B
b) 3 điểmA, Q, S không thẳng hàng
c)
Bài 4: 
a) O là trung điểm của AB vì ba điểm O nằm giữa A, B và OA = OB = 3 cm
b) Để C là trung điểm của đoạn OB thì a = 1,5 cm
Bài 5:
a) Tia IA, tia Iz, tia Ix
b) Góc AIz, góc zIx, góc AIx
Bài 6:
a) Đọc tên bốn cặp tia đối nhau: Oy và OA; Oy và OB; Oy và Ox; Ay và Ax
b) Đọc tên bốn cặp tia trùng nhau: Ay và AO; By và BA; By và BO; AB và Ax
Bài 7:
a) Điểm nằm trong góc xOy: A và B
b) Điểm nằm ngoài góc xOy: D và C
Bài 8:
Góc xOy là góc vuông
Góc zAt là góc nhọn
Góc mBn là góc bẹt
Góc pCq là góc tù
Bài 9:
a) Nếu  xOy  = 900 thì góc xOy là góc vuông.
b) Nếu mIn = 750 thì góc mIn là góc nhọn
c) Nếu uHv = 1360 thì góc uHv là góc tù
d) Nếu zKt = 1800 thì góc zKt là góc bẹt
Bài 10:
xOM < 900 nên góc xOM là góc nhọn.
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải giải quyết các bài toán thực tiễn.
b) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành
c) Sản phẩm: KQ của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV nêu bài tập yêu cầu HS hoàn thành các bài tập 11, 12 trong SGK 103
- HS thảo luận nhóm hoàn thành các bài tập
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học.
- Hoàn thành các bài tập còn lại trên lớp.
- Đóc trước bài mới “Sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng”.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_hoc_6_canh_dieu_chuong_vi_hinh_hoc_phang_bai_ta.docx