Giáo án Toán học 6 (Cánh diều) - Chương VI: Hình học phẳng - Bài tập chương V

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn tập kiến thức trong chương V

- Chữa bài và làm các bài tập tổng hợp cuối chương V

2. Năng lực

Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán năng lực giao tiếp toán học.

Năng lực riêng:

- Biết cách tổng hợp kiến thức chương VI theo sơ đồ

- Làm bài tập

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

 

docx 6 trang canhdieu 11520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 6 (Cánh diều) - Chương VI: Hình học phẳng - Bài tập chương V", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán học 6 (Cánh diều) - Chương VI: Hình học phẳng - Bài tập chương V

Giáo án Toán học 6 (Cánh diều) - Chương VI: Hình học phẳng - Bài tập chương V
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI TẬP CHƯƠNG V (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Ôn tập kiến thức trong chương V
- Chữa bài và làm các bài tập tổng hợp cuối chương V
2. Năng lực 
Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán năng lực giao tiếp toán học.
Năng lực riêng:
- Biết cách tổng hợp kiến thức chương VI theo sơ đồ
- Làm bài tập 
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV
- Thiết bị dạy học: Thước kẻ, phấn màu.
- Học liệu: sách giáo khoa, giáo án, sách giáo viên.
2 - HS 
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp. Sản phẩm sơ đồ tư duy theo tổ GV đã giao từ buổi học trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ ÔN TẬP KIẾN THỨC
a) Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại phần lý thuyết đã học ở chương V
b) Nội dung: GV hướng dẫn, tổ chức cho HS ôn tập, tìm tòi các kiến thức liên quan đến bài học đã biết.
c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy tổng hợp đầy đủ nội dung kiến thức chương V một cách đầy đủ, ngắn gọn, trực quan.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV chỉ định đại diện nhóm trình bày (Theo thứ tự lần lượt từ Tổ 1 -> Tổ 4 hoặc thứ tự GV thấy hợp lý)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe để đưa ra nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Các nhóm trao đổi, nhận xét và bổ sung nội dung cho các nhóm khác.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập.
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV nêu bài tập yêu cầu HS hoàn thành các bài tập 1 -> 6 trong SGK 71
- HS thảo luận nhóm hoàn thành các bài tập
- GV gọi từng HS lên bảng thực hiện
Bài 1: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần:
a) -34; -23; 13; 25 b) -3,175; -3,169; 1,89; 1,9
Bài 2: 
a) 617191+2933-115117 . 14+-15-120 = 617191+2933-115117 . 5-4-120 = 617191+2933-115117 . 020 = 0
b) 125 . -103-512= 125 . -103-125 . 512=-8-1= -9
c) 1,23 + (- 5,48) + 8,77 – 4,32 = (1,23 + 8,77) – (5,48 + 4,32) = 10 – 9,8 = 0,2
d) 7 . 0,25 + 9 . (- 0,25) = 7 . 0,25 – 9 . 0,25 = 0,25 . (7 – 9) = 0,25 . (-2) = - 0,5
Bài 3: 
Sau khi giảm 12%, thu nhập của gia đình bà Mai vào tháng Năm là: 
16 000 000 - (16 000 000 . 12% ) = 14 080 000 (đồng)
Sau khi tăng 12%, chi tiêu của gia đình bà Mai vào tháng Năm là: 
13 000 000 + 13 000 000 . 12% = 14 560 000 (đồng)
Gia đình bà Mai trong tháng Năm còn để dành được số tiền là:  
14 080 000 - 14 560 000 = - 480 000 (đồng)
Vậy tháng Năm gia đình bà Mai thiếu 480 000 (đồng)
Bài 4: 
a) Sau một năm, dân số Việt Nam là: 
96 975 052 + (96 975 052 . 2%) = 98 914 553 (người) ≈ 98,91 (triệu người)
b) Sau hai năm, dân số Việt Nam là: 
98 914 553.04 + (98 914 553 . 2% ) = 100 892 844 (người) ≈ 100,89 (triệu người)
Bài 5: Coi quyển sách là 1 phần
Phân số chỉ số trang còn lại sau khi bạn Dũng đọc xong ngày thứ nhất là: 
 1 - 13= 23 (số trang sách)
Phân số chỉ số trang bạn Dũng đọc trong ngày thứ hai là: 58 . 23= 512 (số trang sách)
Phân số chỉ số trang bạn Dũng đọc trong ngày thứ ba là: 23- 512= 14 (số trang sách)
14 số trang sách bằng 30 trang => Quyển sáng có số trang là:
 30 : 14 = 120 (trang)
Bài 6:
a) Coi diện tích sân vườn là 1 phần thì phân số chỉ phần diện tích lát gạch là:
 1 - 15= 45
Diện tích của sân vườn là: 36 : 45 = 45 (m2)
b) Diện tích trồng cỏ là: 45 – 36 = 9 (m2)
c) Được giảm giá 5% ta có số tiền của 1m2 là: 50 000 - (50 000 . 5%) = 47 500 (đồng)
    Vậy số tiền mua cỏ là: 9 . 47 500 = 427 500 (đồng)
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS nắm kĩ nội dung vừa được học
b) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành
c) Sản phẩm: KQ của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV nêu bài tập yêu cầu HS hoàn thành các bài tập 7, 8, 9 trong SGK 72
- HS thảo luận nhóm hoàn thành các bài tập
- GV gọi từng HS lên bảng thực hiện
Câu 7: 
a) Nhiệt độ của nước sôi theo độ F, biết rằng nước sôi có nhiệt độ là 100 °C là: 
F = (160 + 9 . 100) : 5 = 212 °C
b) Nhiệt độ của mặt đường nhựa vào thời điểm đó theo độ C là: 
109 = (160 + 9 . C) : 5
=> C =  (109 . 5 - 160 ) : 9
=> C ≈ 42,78 °C 
c) Ta có: 1 ft = 304,8 mm vậy 5 000 ft = 1 524 000 mm = 1,524 km 
Vì cao lên 1 km giảm đi 3°C vậy 1,524 km giảm số độ C là: 1,524 . 3 = 4,572 °C
Nhiệt độ sôi của nước tại độ cao 5 000 ft là:
 100 – 4,572 = 95,428 0C ≈ 203,77 0F
Câu 8: 
a) Ta có 12,37 triệu tấn = 12 370 000 tấn = 12 370 000 000 kg
Thể tích của lượng dầu thô khai thác năm 2019 theo kế hoạch là: 
V = 12 370 000 000900 = 13 744 444,44 (m3)
b) Ta có 1 DWT tương đương với 1,13 m3 
=> 13 744 444,44 m3 tương đương với 12 163 225,17 DWT
Vậy cần số chuyến tàu chở dầu thô là: 12 163 225,17 : 104 530 ≈ 116,36 (chuyến)
Vậy cần ít nhất 116 chuyến
Câu 9: 
a) Số học sinh ăn xôi nhiều nhất trong một ngày là 67 (23 + 44) học sinh của ngày thứ sáu
b) Số học sinh ăn xôi ít nhất trong một ngày là 60 (21 + 39) học sinh của ngày thứ bảy
c) Cửa hàng 2 bán được nhiều hơn Cửa hàng 1 số suất xôi là:
(40 + 45 + 43 + 41 + 44 + 39) - (25 + 19 + 23 + 20 + 23 + 21) = 121 (suất)
d) Mỗi buổi sáng hai cửa hàng 1 nên chuẩn bị số suất xôi là: 
 (25 + 19 + 23 + 20 + 23 + 21) : 6 ≈ 22 (suất)
Mỗi buổi sáng hai cửa hàng 2 nên chuẩn bị số suất xôi là: 
 (40 + 45 + 43 + 41 + 44 + 39) : 6 = 42 (suất)
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học.
- Hoàn thành các bài tập còn lại trên lớp.
- Tìm hiểu trước chương mới và đọc trước bài mới “Chỉ số khối cơ thể (BMI)”.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_hoc_6_canh_dieu_chuong_vi_hinh_hoc_phang_bai_ta.docx