Giáo án Toán 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương III: Số nguyên - Năm học 2021-2022
CHƯƠNG III. SỐ NGUYÊN
Tiết 29, 30: BÀI 13. TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS
- Nhận biết được số nguyên dương (số dương), số nguyên âm (số âm) và ý nghĩa của chúng trong đời sống thực tế.
- Nhận biết được tập hợp các số nguyên Z và thứ tự trong Z.
2. Năng lực
- Năng lực riêng:
+ Đọc và viết được số nguyên dương và số nguyên âm.
+ Biểu diễn được các số nguyên không quá lớn trên trục số.
+ So sánh được hai số nguyên cho trước.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: Một số đồ vật hoặc tranh ảnh có số nguyên âm, thước kẻ, phấn màu
2 - HS : Tìm hiểu trước về số nguyên âm.
Đồ dùng học tập; đồ vật, tranh ảnh như trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương III: Số nguyên - Năm học 2021-2022
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN 6 NĂM HỌC 2021-2022 Tên chương Tên bài PPCT Số tiết HỌC KỲ I Chương III. Số nguyên (14 tiết) Bài 13. Tập hợp các số nguyên 29,30 2 Bài 14. Phép cộng và phép trừ số nguyên 31,32,33 3 Bài 15. Quy tắc dấu ngoặc 34 1 Luyện tập chung (thiếu) 35,36 2 Bài 16. Phép nhân số nguyên 37,38 2 Bài 17. Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên 39 1 Luyện tập chung 40,41 2 Bài tập cuối chương III 42 1 Ngày soạn: .../... /... Ngày dạy: .../.../... CHƯƠNG III. SỐ NGUYÊN Tiết 29, 30: BÀI 13. TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS - Nhận biết được số nguyên dương (số dương), số nguyên âm (số âm) và ý nghĩa của chúng trong đời sống thực tế. - Nhận biết được tập hợp các số nguyên Z và thứ tự trong Z. 2. Năng lực - Năng lực riêng: + Đọc và viết được số nguyên dương và số nguyên âm. + Biểu diễn được các số nguyên không quá lớn trên trục số. + So sánh được hai số nguyên cho trước. - Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Một số đồ vật hoặc tranh ảnh có số nguyên âm, thước kẻ, phấn màu 2 - HS : Tìm hiểu trước về số nguyên âm. Đồ dùng học tập; đồ vật, tranh ảnh như trên. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt dộng 1: KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục đích: HS thấy được số nguyên âm thường gặp đời sống hàng ngày. b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh. c. Sản phẩm: Lấy được ví dụ về số nguyên âm. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ + Cho HS đọc phần thông tin về số âm trong SGK. Giáo viên giới thiệu nội dung chương III. + Chiếu hình 3.1 và 3.2 SGK cho HS quan sát thấy được ngoài các số quen thuộc, còn có các số với dấu “-“ đằng trước, đó là các số âm. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Hãy lấy thêm ví dụ về số âm mà em biết + HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêucầu. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới Vậy số âm có ý nghĩa gì trong đời sống và có quan hệ thế nào với các số đã học, ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Làm quen với số nguyên âm a, Mục tiêu Nhận biết số nguyên âm, số nguyên dương, tập hợp các số nguyên; biết cách đọc, viết số nguyên. Nhận biết ý nghĩa của số âm trong một số tình huống thực tế. b, Nội dung HS thực hiện theo các chỉ dẫn của giáo viên c, Sản phẩm: Luyện tập 1 d, Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu số -3 đọc là “âm 3” - Yêu cầu HS thực hiện HĐ 1, tương tự hãy đọc các số nguyên âm trong hình 3.1, 3.2 - Yêu cầu HS thực hiện HĐ2, viết các số nguyên âm trong hình 3.3 - GV giới thiệu về số nguyên dương, số nguyên âm, tập hợp Z. - Giới thiệu chú ý SGK, nhấn mạnh số 0 không là số nguyên dương cũng không là nguyên âm. - HS làm luyện tập 1 - GV chiếu phần đọc hiểu – nghe hiểu: Khi nào người ta dùng số âm, yêu cầu HS đọc HS nghiên cứu ví dụ SGK HS lấy thêm 2 ví dụ tương tự - Yêu cầu HS đọc và thực hiện trả lời ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở. - Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới. GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học. 1. Làm quen với số nguyên âm - Các số tự nhiên (khác 0) 1; 2; 3; 4 ...còn được gọi là các số nguyên dương - Các số -1; -2; -3; ...gọi là các số nguyên âm. - Tập hợp số nguyên kí hiệu là Z, gồm các số nguyên âm, số 0, số nguyên dương Chú ý - Số 0 không là số nguyên dương cũng không là nguyên âm. - Đôi khi ta còn viết thêm dấu “+” ngay trước một số nguyên dương. Chẳng hạn số 6 còn viết là +6 Luyện tập 1 ? Nam nói “Mình còn âm mười nghìn đồng” nghĩa là Nam nợ mười nghìn đồng. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Củng cố cách đọc và viết số nguyên âm, ý nghĩa của số nguyên âm trong một số tình huống cụ thể. b) Nội dung: HS thực hiện: bài 3.1, 3.2 SGK c) Sản phẩm: Bài 3.1, 3.2 (phiếu học tập 1) d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Bài 3.1 GV chiếu hình vẽ và yêu cầu HS phát biểu, HS khác nhận xét. Bài 3.2 (Phiếu học tập 1) Hãy sử dụng số nguyên âm dể diễn tả lại ý nghĩa của các câu sau đây a) Độ sâu trung bình của vịnh Thái Lan khoảng 45m và độ sâu lớn nhất là 80m dưới mực nước biển. b) Mùa đông ở Siberia (Nga) dài và khắc nghiệt, với nhiệt độ trung bình tháng 1 là 250C dưới 00C. c) Năm 2012, núi lửa Harve (Bắc New Zealand) phun ra cột tro từ độ sâu 700m dưới mực nước biển. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS củng cố kiến thức . Bài 3.1 -90C; 300C; 00C; -210C Bài 3.2 a) Độ cao trung bình của vịnh Thái Lan là -45m và độ cao thấp nhất là -80m. b) Mùa đông ở Siberia (Nga) dài và khắc nghiệt, với nhiệt độ trung bình tháng 1 là -250C. c) Năm 2012, núi lửa Harve (Bắc New Zealand) phun ra cột tro từ độ cao -700m. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS biết số âm được sử dụng như thế nào trong giao dịch tài chính. b) Nội dung: Học sinh hoàn thành phần vận dụng 1. c) Sản phẩm: Phiếu học tập 2 d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ HS làm phần vận dụng 1- Phiếu học tập 2 (GV chiếu trên màn hình) Ông M nhận được hai tin nhắn từ một ngân hàng với nội dung như sau: “Tài khoản 010. Số tiền giao dịch +160 000” “Tài khoản 010. Số tiền giao dịch -4 000 000” Em hãy giải thích ý nghĩa của số âm và số dương trong mỗi tin nhắn trên. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm bàn hoàn thành yêu cầu. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả của HS, HDVN Vận dụng 1 1. “Số tiền giao dịch +160 000” nghĩa là số tiền vào là 160 000. 2. “Số tiền giao dịch -4 000 000” nghĩa là số tiền ra là 4 000 000. Hướng dẫn về nhà Ôn tập lại kiến thức về số nguyên, cách đọc số nguyên âm, số nguyên dương. Đọc trước phần 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên. Làm bài tập ...SBT TIẾT 2 Hoạt dộng 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục đích: HS nhớ lại tia số và thứ tự của các số tự nhiên. b. Nội dung: Quan sát trên máy chiếu, nghe GV nhắc lại. c. Sản phẩm: Nhớ lại thứ tự của các số tự nhiên. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV vẽ tia số. Yêu cầu HS biểu diễn số 2 và 5 trên tia số. Từ đó so sánh 2 và 5. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêucầu. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Cho hai số tự nhiên a và b. Trên tia số nếu điểm a nằm trước điểm b thì a < b. Đối với số nguyên thì điều đó còn đúng không? Trên tia số, điểm 2 nằm trước điểm 5 So sánh: 2 < 5 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (2. Thứ tự trong tập hợp số nguyên) a) Mục tiêu: Tìm hiểu về biểu diễn các số trên trục số Biêt so sánh hai số nguyên dựa vào vị trí của điểm biểu diễn trên trục số. b) Nội dung: Đọc thông tin SGK, nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận trao đổi c) Sản phẩm: - Phiếu học tập 1 ; Luyện tập 2: d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV vẽ và giới thiệu về trục số, HS kết hợp thông tin trong mục đọc hiểu – nghe hiểu. - Chiếu hình 3.7 và giới thiệu ngoài ra ta cũng có thể vẽ trục số thẳng đứng như hình 3.7 - Yêu cầu HS trả lời ?, HS phát biểu và nhận xét - Yêu cầu HS làm luyện tập 2. - Khám phá – tìm tòi: Yêu cầu HS thực hiện HĐ 3, HĐ 4 Trục số Chiều từ trái sang phải là chiều dương, chiều ngược lại là chiều âm. Điểm biểu diễn số nguyên a gọi là điểm a. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung, ghi vở. - Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới. GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học. Chú ý HS kí hiệu ? a) Điểm 2 cách gốc O hai đơn vị b) Điểm -4 cách gốc O bốn đơn vị Luyện tập 2 a) Điểm 5 b) Điểm -5 HĐ 3 Trên trục số, số nguyên âm nằm trước số 0. -1 < 0 < 1 HĐ 4 -12 > -15 Chú ý: Kí hiệu a b có nghĩa là a < b hoặc a = b. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: HS biết so sánh hai số nguyên âm. Luyện kĩ năng so sánh hai số nguyên (không dùng trục số) b) Nội dung: - HS thực hiện: ví dụ 1, phiếu học tập 1, luyện tập 3(phiếu học tập 2) c) Sản phẩm: Ví dụ 1, phiếu học tập 1, phiếu học tập 2 d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ HS tự nghiên cứu ví dụ 1 Ví dụ 1: 10 là số nguyên dương, -29 là số nguyên âm nên -29 < 10 Vì 57 > 1 nên -57 < -1 - Tương tự yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập 1: Điền vào chỗ trống trong các câu sau: – 5 là số , 12 là số .nên -5 12 Vì 35 50 nên -35 -50 Luyện tập 3 ( Phiếu học tập 2) Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần : 2 ; -4 ; 0 ; 5 ; -11 ; -3 ; 9 Trong tập những số nào lớn hơn -1. Yêu cầu HS hoạt động nhóm (2 bàn là 1 nhóm) - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả của HS, chốt lại kiến thức. Phiếu học tập 1 a) – 5 là số nguyên âm, 12 là số nguyên dương nên -5 < 12 b) Vì 35 -50 Luyện tập 3 a) -11 ; -4 ; -3 ; 0 ; 2 ; 5 ; 9 b) 0 ; 1 ; 2 Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Vận dụng kĩ năng so sánh số nguyên âm vào tình huống thực tế. b) Nội dung: Học sinh hoàn thành phần vận dụng 2. c) Sản phẩm: Vận dụng 2 d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu phần vận dụng 2, yêu cầu HS hoàn thành cá nhân. Hãy sắp xếp ba thành phố trên theo thứ tự giảm dần về nhiệt độ. Theo em thời tiết ở nơi nào lạnh hơn cả. - Nếu còn thời gian cho HS thực hiện phần tranh luận, nêu ý kiến cá nhân. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát và chú ý lắng nghe, thực hiện cá nhân hoàn thành yêu cầu. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV chiếu đáp án, 2 HS kiểm tra chéo bài. - Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả của HS,HDVN Vận dụng 2 a) Saint Peterburg, Moscow, Vladivostok. b) Thời tiết ở thành phố Vladivostok là lạnh hơn cả. Tranh ... á quá trình, kết quả hoạt động của các nhóm - Đại diện 2 nhóm lên trình bày Các nhóm còn lại quan sát, chấm chéo, nhận xét, bổ sung - Các nhóm cho điểm - HS làm bài cá nhân - HS đứng tại chỗ trả lời HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung - HS làm bài cá nhân - 1 HS lên bảng thực hiện HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung - HS hoạt động nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung 3. Hoạt động 3: Vận dụng a)Mục tiêu: Sử dụng các phép tính với số nguyên để giải bài toán thực tế b) Nội dung: Bài 3.49/75/SGK c) Sản phẩm: Bài 3.49/75/SGK: Tiền lương cần tính là: 230. 50 000 + 8.(- 10 000) = 11 420 000 (đồng) d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS hoạt động nhóm (Mỗi dãy 1 nhóm) làm bài 3.49/75/SGK - Yêu cầu nhóm nhanh nhất lên trình bày - GV nhận xét, đánh giá quá trình, kết quả hoạt động của các nhóm. - HS hoạt động nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung Hướng dẫn về nhà: - Tiếp tục ôn tập quy tắc nhân số nguyên, phép chia hết, ước và bội của số nguyên - Làm các bài tập còn lại trong SGK I. MỤC TIÊU Kiến thức: - Củng cố quy tắc nhân hai số nguyên, khái niệm ước và bội trong tập hợp các số nguyên - Củng cố các tính chất của phép nhân số nguyên, quan hệ chia hết trong tập hợp các số nguyên Năng lực: - Thực hiện được phép nhân, phép chia hết số nguyên - Tìm được các ước và bội của một số nguyên, ước chung của hai số nguyên cho trước - Vận dụng được các tính chất của phép nhân để tính nhẩm, tính hợp lí - Giải được một số bài toán thực tế có sử dụng các phép tính cộng, trừ và nhân số nguyên Phẩm chất: - Bồi dưỡng cho HS hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:Phấn màu, giáo án, thước. 2. Học sinh:Thước thẳng, vở nháp, bảng nhóm, ôn lại các kiến thức về quy tắc nhân, phép chia hết, cách tìm ước và bội của một số nguyên cho trước. III. TIẾN TRÌNHDẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu- Hình thành kiến thức a)Mục tiêu: HS ôn lại quy tắc nhân số nguyên, phép chia hết, ước và bội của số nguyên. b) Nội dung: Cho HS chơi bốc thăm câu hỏi. Câu 1: m. (-n) = ? Câu 2: (- m) . (- n) = ? Câu 3: Cho a, b ÎZ(b ≠ 0), khi nào a chia hết cho b? Câu 4: Tìm ước của 21 c) Sản phẩm: Học trả lời câu hỏi dựa vào kiến thức đã được học. d) Tổ chứcthực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS bốc thăm câu hỏi - GV nhận xét, đánh giá, cho điểm HS - HS lần lượt bốc thăm câu hỏi HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung 2. Hoạt động 2: Luyện tập a)Mục tiêu: Củng cố phép nhân số nguyên, phép chia hết, ước và bội của số nguyên b) Nội dung: Bài 3.46, 3.37/75/SGK Bài 1: Tìm các bội của 6 lớn hơn – 19 và nhỏ hơn 19 c) Sản phẩm: 3.46/75/SGK:A = 5.4.(- 3) – 3.(4 – 3) = - 63 3.47/75/SGK:a) 17.(29 + 111) – 29.17 = 17.(29 +111 – 29) = 17.111 = 1887 b) (19 – 20).43 + 40 = - 43 + 40 = -3 Bài 1: a) Các ước bội của 6 lớn hơn – 19 và nhỏ hơn 19 là : 0, ±6, ±12, ±18 d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS hoạt động cá nhân làm bài 3.47/75/SGK - Yêu cầu 2 HS lên bảng trả lời - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - GV cho HS hoạt động cá nhân làm bài 1 - Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - GV cho HS hoạt động nhóm 2 bàn làm bài 3.46/75/SGK - Yêu cầu nhóm nhanh nhất lên trình bày - GV nhận xét, đánh giá quá trình, kết quả hoạt động của các nhóm - HS làm bài cá nhân - 2 HS lên bảng HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung - HS làm bài cá nhân - 1 HS lên bảng thực hiện HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung - HS hoạt động nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung 3. Hoạt động 3: Vận dụng a)Mục tiêu: Sử dụng các phép tính với số nguyên để giải bài toán thực tế b) Nội dung: Bài 2: Một xí nghiệp may chuyển đổi may mẫu quần áo kiểu mới. Biết rằng số vải đề may mỗi bộ quần áo tăng thêm (- 7) (dm) so với mẫu cũ. Hỏi số vải dùng để may 420 bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm bao nhiêu dm? c) Sản phẩm: Số vải cần dùng tăng thêm: 420.(- 7) = - 2940 (dm) Nghĩa là số vải cần dùng ít hơn 2940 dm so với may theo kiểu cũ Ngày soạn: .../... /... Ngày dạy: .../.../... Tiết 42 BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG III ( 1 tiết) I. MỤCTIÊU 1. Kiến thức: Ôn tập hệ thống các kiến thức đã học về tập hợp Z.Vận dụng được các kiến thức đã học vào bài tập. Rèn luyện, bổ sung kịp thời các kiến thức chưa vững. 2. Nănglực: - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề; - Năng lực chuyên biệt: Năng lực ngôn ngữ; NL tư duy, hệ thống các kiến thức đã học về số nguyên. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn. - Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: SGK, máy chiếu để chiếu sơ đồ tổng kết chương 3 và bài tập. 2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập, Bảng nhóm.SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1:Mở đầu (3 phút) a) Mục tiêu: Nhắc lại các kiến thức đã học của chương 3. b) Nội dung: Khi học xong chương 3 – số nguyên, các em được học những kiến thức nào? c) Sản phẩm: +) Nhận biết được tập hợp số nguyên, biết so sánh 2 số nguyên. + ) Các phép toán trong tập hợp số nguyên: Phép cộng, trừ, phép nhân số nguyên. +) Ước và bội trong Z d)Tổ chức thực hiện: Chuyển giao nhiệm vụ Khi học xong chương 3 – số nguyên, các em được học những kiến thức nào? Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận Báo cáo, thảo luận GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới SẢN PHẨM DỰ KIẾN +) Nhận biết được tập hợp số nguyên, biết so sánh 2 số nguyên. + ) Các phép toán trong tập hợp số nguyên: Phép cộng, trừ, phép nhân số nguyên. +) Ước và bội trong Z Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức (15 phút) a) Mục tiêu : Hs được hệ thống hóa các kiến thức liên quan để làm bài tập b) Nội dung: + Tập hợp số nguyên là gì? Số dương và số âm dùng để làm gì? + Trên trục số nằm ngang, nếu a < b (a,b Z thì điểm a nằm ở vị trí nào so với điểm b? + Nêu quy tắc cộng 2 số nguyên âm và quy tắc cộng 2 số nguyên khác dấu? + Nêu tính chất của phép cộng số nguyên và quy tắc dấu ngoặc? + Nêu quy tắc trừ 2 số nguyên? + Nêu quy tắc nhân 2 số nguyên cùng dấu (âm và dương) và nhân 2 số nguyên khác dấu? Nêu tính chất của phép nhân số nguyên? + Với a,b Z, b 0 khi nào a là 1 bội của b và b là 1 ước của a? c) Sản phẩm: Nêu được các quy tắc và các tính chất đã học. d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Chuyển giao nhiệm vụ Củng cố các quy tắc và tính chất đã học bằng sơ đồ Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát và chú ý lắng nghe, rồi hoàn thành yêu cầu. Báo cáo, thảo luận GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở. Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả của HS GV: Chốt kiến thức trên sơ đồ tổng kết. - Các quy tắc cộng, trừ nhân số nguyên. - Các tính chất của phép cộng và phép nhân - Quy tắc dấu ngoặc - Khái niệm ước và bội cuae số nguyên Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút) a) Mục tiêu: Hs áp dụng được các kiến thức vừa học để giải một số bài tập cụ thể. b) Nội dung: Các bài tập 3.35;3.52; 3.53;3.54/sgk c) Sản phẩm: Trình bày được các bài tập d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Giao nhiệm vụ Hoàn thành các bài tập 3.50; 3.51 trên phiếu học tập 1 Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu Báo cáo, thảo luận GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở. Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả của HS, tuyên dương các nhóm làm bài tập tốt, động viên các nhóm còn sai sót. Chuyển giao nhiệm vụ Hoàn thành các bài tập 3.52 ( hoạt động cá nhân);Bài 3.53b,c /SGK( nhóm 4 người) Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát và chú ý lắng nghe, hoàn thành yêu cầu Báo cáo, thảo luận GV gọi đại diện 2HS lên bảng làm bài 3.52 ,và giải thích cách làm bài 3.53 b,c. Sau đó HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở. Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả của HS, tuyên dương các bạn làm bài tập tốt, động viên các bạn còn sai sót. GV giao nhiệm vụ học tập. Làm việc cá nhân bài tập 3.46/SBT; bài 3.47/SBT. Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức Bài 3.50 (trang 76 SGK ) a) Ở nơi lạnh nhất thế giới, nhiệt độ có thể xuống đến -600C b) Do dịch bệnh, một công ty trong một tháng đã thu về - 2 triệu đồng. Bài 3.51 (trang 76 SGK ) Các số dương là: a, c Các số âm là: b, d Bài 3.52 (trang 76 SGK ) a) S = {-4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5} Tổng các phần tử trong S bằng 5 b) T = {-7; -6; -5; -4; -3; -2; -1; 0} Tổng các phần tử trong T bằng -28 Bài 3.53 (trang 76 SGK ) a)15.(-236) + 15.235 = 15.(-236 + 235) = 15.(-1) = -15 b)237.(-28) + 28.137 = 237.(-28) - (-28).137 = (-28).(237 - 137) = (-28).100 = -2800 c) 38.(27 - 44) - 27.(38 - 44) = 38.27 - 38.44 - 27.38 + 27.44 = 44.(27 - 38) = 44.(-11) = -484 Bài 3.46/SBT Các bội của 6 lớn hơn -19 và nhỏ hơn 19 là: Bài 3.47/SBT Ư(36)= Ư(42)= Ước chung của 36 và 42 là: Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng (5 phút) a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về số nguyên b) Nội dung: Học sinh hoàn thành 2 bài tập sau: 3.55 và 3.56/SGK. c) Sản phẩm: Trình bày bài vào vở d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Chuyển giao nhiệm vụ Yêu cầu hoàn thành 2 bài 3.55 và 3.56/ SBT (hoạt động cặp đôi ) Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu. Báo cáo, thảo luận GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả của HS,củng cố. Bài 3.55/SGK a)Có. Ví dụ a = 3 và b = -7 thì hiệu a - b = 10 lớn hơn cả a và b. b)Có. Ví dụ a = -7 và b = -2 thì hiệu a - b = -5 lớn hơn a nhưng nhỏ hơn b. Bài 3.56/SGK:Ta chia 15 số thành 3 nhóm mỗi nhóm 5 số thì được tích mỗi nhóm mang dấu âm.Do đó tích của cả 15 số mang dấu âm. * Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút) - Xem lại các dạng bài tập đã giải. - Làm bài tập 3.42;3.43;3.44;3.45/SBT và 3.54/SGK IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm ) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Hoàn thành cột bên trái Câu hỏi Câu trả lời Bài 3.50/SGK: Dùng số âm để diễn tả thông tin sau: Ở nơi lạnh nhất thế giới, nhiệt độ có thể xuống đến 600C dưới 00C. Do dịch bệnh, một công ti trong một tháng đã bị lỗ 2 triệu đồng. Bài 3.51.Trong các số a,b,c số nào dương, số nào âm nếu: a > 0 b< 0 c ≥ 1 d ≤ -2 Trả lời Câu hỏi Câu trả lời Bài 3.50/SGK: Dùng số âm để diễn tả thông tin sau: Ở nơi lạnh nhất thế giới, nhiệt độ có thể xuống đến 600C dưới 00C. - 600C Do dịch bệnh, một công ti trong một tháng đã bị lỗ 2 triệu đồng. - 2 tiệu đồng Bài 3.51.Trong các số a,b,c số nào dương, số nào âm nếu: a > 0 Số dương b< 0 Số âm c ≥ 1 Số dương d ≤ -2 Số âm
File đính kèm:
- giao_an_toan_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuong_iii_so.doc