Giáo án Toán 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương II: Tính chất chia hết trong tập hợp các số tự nhiên - Năm học 2021-2022

CHƯƠNG II.

 TÍNH CHẤT CHIA HẾT TRONGTẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

Tiết 13,14 Bài 8.QUAN HỆ CHIA HẾT VÀ TÍNH CHẤT

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:

- Nhận biết quan hệ chia hết và nắm được các khái niệm về ước, bội, kí hiệu và và các tính chất chia hết của một tổng.

2. Nănglực

- NL chung: Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được kết quả thảo luận của nhóm, biết chia sẻ giúp đỡ bạn thực hiện nhiệm vụ học tập, biết tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình.

- NL toán học: Tìm các ước và bội của một số tự nhiên; Tìm được các ước số và bội số nhỏ và dễ nhận biết như số chẵn, số chia hết cho 3, cho 5 hoặc cho 9; Nhận biết tính chất chia hết của một tổng cho một số.

- Năng lực giao tiếp toán học: HS nghe hiểu, đọc hiểu, viết đúng kí hiệu và .

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

 

doc 66 trang Đức Bình 25/12/2023 1280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương II: Tính chất chia hết trong tập hợp các số tự nhiên - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương II: Tính chất chia hết trong tập hợp các số tự nhiên - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương II: Tính chất chia hết trong tập hợp các số tự nhiên - Năm học 2021-2022
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN 6
NĂM HỌC 2021-2022
Tên chương
Tên bài
PPCT
Số tiết
HỌC KỲ I
Chương II. Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên
(16 tiết)
Bài 8. Quan hệ chia hết và tính chất
13,14
2
Bài 9. Dấu hiệu chia hết
15,16
2
Bài 10. Số nguyên tố
17,18
2
Luyện tập chung
19
1
Bài 11. Ước chung. Ước chung lớn nhất
20,21
2
Bài 12. Bội chung. Bội chung nhỏ nhất
22,23
2
Luyện tập chung
24
1
Bài tập cuối chương II
25
1
ÔN TẬP GIỮA KÌ I
26
1
KIỂM TRA GIỮA KÌ I (Thiếu)
27,28
2
Ngày soạn: .../... /...
Ngày dạy: .../.../... CHƯƠNG II.
 TÍNH CHẤT CHIA HẾT TRONGTẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
Tiết 13,14 Bài 8.QUAN HỆ CHIA HẾT VÀ TÍNH CHẤT
I. MỤCTIÊU
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:
- Nhận biết quan hệ chia hết và nắm được các khái niệm về ước, bội, kí hiệu và và các tính chất chia hết của một tổng.
2. Nănglực
- NL chung: 	Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được kết quả thảo luận của nhóm, biết chia sẻ giúp đỡ bạn thực hiện nhiệm vụ học tập, biết tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình.
- NL toán học: Tìm các ước và bội của một số tự nhiên; Tìm được các ước số và bội số nhỏ và dễ nhận biết như số chẵn, số chia hết cho 3, cho 5 hoặc cho 9; Nhận biết tính chất chia hết của một tổng cho một số.
- Năng lực giao tiếp toán học: HS nghe hiểu, đọc hiểu, viết đúng kí hiệu và .
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Chuẩn bị sẵn một số đồ dùng hay hình vẽ , các phiếu học tập.
2. Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 
a) Mục đích: Nhận biết và hiểu ý nghĩa về quan hệ chia hết và tính chất của nó trong thực tế đời sống.
b) Nội dung: HS theo dõi tình huống đặt vấn đề GV đưa ra.
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra..
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu tình huống đặt ra trong phần mở đầu và đưa ra yêu cầu:“ Theo các em nếu chúng ta không biết số bút trong mỗi hộp thì có thể chia đều số bút cho 4 tổ được không ? ”
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi đưa ra dự đoán.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi một số nhóm HS đưa ra ý kiến.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Quan hệ chia hết và tính chất? ” Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
1. Quan hệ chia hết
a) Mục tiêu: Hình thành khái niệm chia hết và biết sử dụng kí hiệu và .
Hình thành khái niệm mới ước và bội của số tự nhiên.
b) Nội dung: Học sinh thực hiện theo các chỉ dẫn của GV: Giao trong phiếu 1 và Luyện tập
c) Sản phẩm: - Phiếu học tập 1, 2 ; Luyện tập 1: 
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- HS thực hiện các phép chia 15: 3 và 16 : 3, xác định phép chia nào là phép chia hết, phép chia nào là phép chia có dư.
+ Cách sử dụng kí hiệu và 
- Học sinh thực hiện phiếu học tập số 1
a) Điền kí hiệu và vào chỗ trống thích hợp:	
24 .... 6; 45....10 ; 35....5; 42....4
b) Cho hai số tự nhiên a và b (b ≠ 0).
Nếu có số tự nhiên k sao cho a = kb thì ta nói.......
- HS quan sát ví dụ 1 GV đưa ra, trả lời câu hỏi.
+ Từ ví dụ HS nhận biết được trong một tích, nếu có một thừa số chia hết cho một số thì tích chia hết cho số đó.
+ GV giới thiệu khái niệm và kí hiệu ước và bội của một số tự nhiên.
Yêu cầu HS trả lời và giải thích bạn tròn hay vuông trả lời đúng trong phần ?/SGK
+ HS thực hiện phiếu học tập số 2:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
5 là...... của 15 b) 18 là........ của 6
c) 45 là ...... của 9 c) 8 là........ của 72
GV chiếu phiếu học tập số 
+ HS thực hiện HĐ 1 và HĐ 2 để từ đó biết được cách tìm ước và bội của một số tự nhiên.
+ GV chốt lại kiến thức.
+ HS tìm hiểu VD2 theo hướng dẫn của GV.
- Làm bài tập: Luyện tập 1
a) Hãy tìm tất cả các ước của 20.
b) Hãy tìm tất cả các bội nhỏ hơn 50 của 4.
- GV cho HS thực hiện thử thách nhỏ theo nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày, nhóm còn lại theo dõi bổ sung, nhận xét.
GV thưởng cho nhóm làm nhanh và đúng nhất
=> Chốt lại vấn đề.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.
GV: Yêu cầu HS nắm chắc các kiến thức đã học.
1. Quan hệ chia hết
* Cho a N, b N, k N, nếu 
a = kb thì ta nói a chia hết cho b và kí hiệu là a b
Nếu a không chia hết cho b ta kí hiệu là a b.
Phiếu 1 
- Phiếu học tập số 1:
a) Điền kí hiệu và vào chỗ trống thích hợp:	
24 6; 4510; 355;424
b) Cho hai số tự nhiên a và b (b ≠ 0).
Nếu có số tự nhiên k sao cho 
a = kb thì ta nói a chia hết cho b.
Ví dụ 1
* Khái niệm ước và bội:
Nếu a b thì ta nói a là bội của b và b là ước của a.
Kí hiệu: Ư(a) tập hợp ước của a.
 B(b) là tập hợp bội của b
Phiếu 2 
- Phiếu học tập số 2:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a) 5 là ước của 15 
 b) 18 là bội của 6
c) 45 là bội của 9 
c) 8 là ước của 72
* Cách tìm ước và bội:
Muốn tìm các ước của a (a>1) ta lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 tới a, a chia hết cho số nào thì số đó chính là ước của a.
Muốn tìm bội của một số khác 0 ta lấy số đó nhân lần lượt với 0; 1; 2; 3; ....
- Luyện tập 1: 
a) Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20} 
b) Các bội nhỏ hơn 50 của 4 là: 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 3; 36; 40; 44; 48.
* Thử thách nhỏ
2. Tính chất chia hết của một tổng
a) Mục tiêu: HS biết và vận dụng được tính chất chia hết của một tổng.
b) Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện để hình thành kiến thức về tính chất chia hết của một tổng.
c) Sản phẩm: 
- Các tính chất 1, 2
- Phiếu học tập số 2; luyện tập 2, 3; vận dụng 1, 2.
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
* Trường hợp chia hết:
- GV cho HS thực hiện HĐ 3 và HĐ 4, từ đó rút ra tính chất 1.
- GV chốt lại kiến thức, nêu chú ý tính chất 1 cũng đúng với một hiệu.
- HS đọc và tìm hiểu ví dụ 3 theo hướng dẫn của GV.
- GV trình bày lại cách giải chi tiết làm mẫu cho HS.
- GV cho HS hoạt động theo nhóm đôi phiếu học tập số 3:
Không cần tính kết quả, các tổng hoặc hiệu dưới đây chia hết cho 5 không? Vì sao?
 25 + 40 85 - 25 - 10 
 65 – 30 18 + 40 + 30
+ Đại diện từng nhóm đứng tại chỗ trả lời.
+ Các nhóm nhận xét chéo, bổ sung ý kiến.
+ GV nhận xét, sửa chữa nếu sai.
- GV cho HS làm việc cá nhân thực hiện luyện tập 2, đại diện 2 HS lên trình bày trên bảng.
+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.
GV chốt lại kiến thức.
- HS thảo luận nhóm làm vận dụng 1.
GV chọn một số kết quả của các nhóm chiếu lên màn chiếu.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt lại. 
* Trường hợp không chia hết.
- GV cho HS thực hiện HĐ5 và HĐ 6, từ đó rút ra tính chất 2.
GV chốt lại kiến thức, nêu chú ý tính chất 2 cũng đúng với một hiệu.
- HS đọc và tìm hiểu ví dụ 4 theo hướng dẫn của GV.
- GV trình bày lại cách giải chi tiết làm mẫu cho HS.
- GV cho HS hoạt động theo nhóm đôi phiếu học tập số 4:
Không cần tính ra kết quả, tìm các tổng hoặc hiệu chia hết cho 6:
35 – 12 B. 40 + 6 + 18
C. 54 – 24 – 12 D. 180 + 66
+ Đại diện từng nhóm đứng tại chỗ trả lời.
+ Các nhóm nhận xét chéo, bổ sung ý kiến.
+ GV nhận xét, sửa chữa nếu sai.
- Ví dụ 5: GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải bài toán trong phần mở đầu.
Đại diện lớp 1 HS đứng dậy trả lời.
GV nhận xét.
- GV cho HS làm việc cá nhân thực hiện luyện tập 3, đại diện 2 HS lên trình bày trên bảng.
+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.
GV chốt lại kiến thức.
- HS làm vào vở vận dụng 2.
GV chọn một số kết quả của HS chiếu lên màn chiếu.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV kết luận. 
GV tổ chức lớp thành các nhóm gồm 6 HS tiến hành tranh luận xem thử bạn tròn, vuông, pi ai đúng ai sai?
GV kết luận
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghthảlamf việc cá nhân, thảo luận nhóm đôi, theo nhóm hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung, ghi vở.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.
GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.
2. Tính chất chia hết của một tổng
*Trường hợp chia hết
Tính chất 1: 
+ Nếu a m và b m thì (a + b) m
+ Nếu a m, b m và c m thì (a+b +c)m
 Chú ý:
+ Nếu a m và b m thì (a – b) m 
+ Nếu a m, b m và c m thì (a -b–c) m
Ví dụ 3
Phiếu 3: Các tổng
25 + 40 85 - 25 - 10 
 65 – 30 18 + 40 + 30
đều chia hết cho 5
Luyện tập 2:
24 + 48 chia hết cho 4.
48 + 12 – 36 chia hết cho 6
Vận dụng 1: Vì 21 7 nên để (x + 21) 7 thì x 7. Do đó x {14; 28}
* Trường hợp không chia hết.
Tính chất 2:
+ Nếu a m và b m thì (a + b) m
+ Nếu a m, b m và c m thì (a+b +c)m
 Chú ý:
+ Nếu a m và b m thì (a - b) m
+ Nếu a m, b m và c m thì (a- b-c)m
Ví dụ 4
Phiếu học tập số 4: Các tổng hoặc hiệu chia hết cho 6:
C. 54 – 24 – 12 D. 180 + 66
Ví dụ 5
Luyện tập 3: 
20 + 81 không chia hết cho 5
34 + 28 – 12 không chia hết cho 4
Vận dụng 2: Vì 20 5 và 45 5 nên để 20 + 45 – x không chia hết cho 5 thì x 5. Do đó x {39; 54}.
Tranh luận
 Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
a) Mục tiêu: Củng hai quan hệ chia hết và tính chất chia hết của một tổng.
b) Nội dung: - HS thực hiện luyện tập 4 (phiếu học tập số 5); luyện tập 5 (Phiếu học tập số 6)
c) Sản phẩm:- Luyện tập 4, 5
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập số 5 và số 6.
+ Các nhóm thảo luận
+ Mỗi bài GV chọn ra 3 nhóm lên trình bày.
+ HS các nhóm còn lại quan sát theo dõi, nhận xét.
GV kết luận
Phiếu học tập số 5 - Luyện tập 4: 
Tìm tất cả các ước của 30.
Tìm các bội của 5 không vượt quá 63.
Tìm các bội của 6 mà lớn hơn 6 nhưng nhỏ hơn 80.
Phiếu học tập số 6: Luyện tập 5
Không cần tính kết quả, hãy điền vào chỗ trống kí hiệu và thích hợp:
(20 + 14)....2 b) (40 – 12 – 4).....4
c)(56 + 35 + 40)....5 d) (88 – 16)....8
e) (66 -12 – 4).....6 f) (135 + 27)....9
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS củng cố kiến thức .
GV: Yêu cầu HS hiểu phần đóng khung .
Luyện tập4
Ư(30) = {1;2;3;5;6;10; 15;30}
Các bội của 5 mà không vượt quá 63 là: 0; 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; 40; 45; 50; 55; 60.
Các bội của 6 mà lớn hơn 6 nhơn nhỏ hơn 80 là: 12; 18; 24; 30; 36; 42; 48; 54; 60; 66; 72; 78.
Phiếu học tập số 6: Luyện tập 5
Không cần tính kết quả, hãy điền vào chỗ trống kí hiệu và thích hợp:
(20 + 14)2 
b) (40–12–4)4
c)(56 + 35 + 40)5 
d) (88 – 16)8
e) (66 -12 – 4)6 
f) (135 + 27)9
 Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a) Mụ ...  huống thực tế.
b) Nội dung: Học sinh hoàn thành bài tập 2.62.
c) Sản phẩm: Trình bày trên bảng bài 2.62 SGK.
d) Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Hướng dẫn HS phân tích làm bài như sau:
+ Hàng 2 xếp thấy chưa vừa nên ta có điều gì?
+ Hàng 3 xếp vẫn còn thừa một con nên ta có điều gì?
+ Hàng 4 xếp vẫn chưa tròn, ta có điều gì?
+ Hàng 5 xếp thiếu 1 con, ta có điều gì?
+ Xếp hàng 7 đẹp thay, ta có điều gì?
Hãy tìm các số thỏa điều kiện trên?
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS chú ý lắng nghe, trả lời các câu hỏi của GV sau đó lên bảng thực hiện.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS quan sát bài làm rồi nhận xét, sữa chữa, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS.
Bài 2.62 SGK: 
Gọi n là số vịt cần tìm, khi đó n<200.
Hàng 2 xếp thấy chưa vừa nên n không chia hết cho 2, tức n là số lẻ (1)
Hàng 3 xếp vẫn còn thừa một con nên n chia cho 3 dư 1 (2)
Hàng 4 xếp vẫn chưa tròn nên n không chia hết cho 4 (3)
Hàng 5 xếp thiếu 1 con mới đầy nên 
(n + 1) 5 (4)
Xếp thành hàng 7 đẹp thay nên n 7(5)
Từ (4) ta có n + 21 = (n + 1) + 20 5.
Từ (5) ta có (n + 21) 7. 
Mà ƯCLN(5, 7) = 1 nên (n + 21) 35
Vì n<200 nên n + 1 < 221. Do đó
n + 21 Î {35; 70; 105; 140; 175; 210}
nên n Î {14; 49; 84; 119; 154; 189}
Vì n là số lẻ nên n Î {49; 119; 189}
Vì n chia cho 3 dư 1 nên n =49. 
Vậy số vịt cần tìm là 49 con.
* Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Ôn tập kĩ các lý thuyết và xem lại các bài tập đã giải.
- Làm các bài tập 2.59, 2.60, 2.61/61 SGK.
 IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
 V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm) 
* Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Nếu a chia hết cho 3 và b chia hết cho 6 thì tổng a + b chia hết cho
A. 3	 B. 9	C. 6	 D. 18
Câu 2: Trong các số sau số nào chia hết cho 2 ; 3; 5 và 9?
A. 4020	 	 B. 4030	 C. 4040	 D. 4050
Câu 3: Số nào dưới đây là số nguyên tố?
A. 9 B. 1 C. 11 D. 15
Câu 4: Phân tích số 24 ra thừa số nguyên tố ta được kết quả là
A. 3.8 B. 2.12 C.22. 6 D. 23.3
Câu 5: ƯCLN(18; 60) là:
A. 6 B. 12	 C. 30 D. 36
Câu 6: Rút gọn phân số đến tối giản ta được kết quả là
A. B. 	 C. D. 
Câu 7: BCNN của 5 và 15 là
A. 5 B. 30 C. 15 D. 75
Câu 8: Thực hiện phép tính ta được kết quả là 
A. B. 	 C. D. 
Ngày soạn: .../... /...
Ngày dạy: .../.../... 
 Tiết 26 ÔN TẬP GIỮA KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được các kiến thức về: tập hợp; tập hợp số tự nhiên; các phép toán trong tập hợp số tự nhiên; thứ tự thực hiện phép tính; dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9. Xác định được ước chung, bội chung, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất.
- Vận dụng các kiến thức về tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên, số nguyên tố, ước chung, bội chung để tính toán, giải các bài toán có nội dung thực tiễn.
2. Năng lực:
- Thực hiện được các phép tính theo đúng thứ tự.
- Giải quyết những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện phép tính
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho học sinh
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV: Máy chiếu, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS: Bộ đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức cơ bản (15 phút)
a) Mục tiêu:Kiểm tra, hệ thống hóa kiến thức về tập hợp số tự nhiên, tính chia hết trong tập hợp số tự nhiên.
b) Nội dung: Bản đồ tư duy tóm tắt kiến thức cơ bản chương I, II có nội dung kiến thức về tập hợp, các phép tính trong tập N, tính chia hết trong tập N.
c) Sản phẩm: Bản đồ tư duy hệ thống kiến thức cơ bản của chương về các nội dung trên
- Tập hợp, tập hợp các số tự nhiên: hai cách viết tập hợp, hệ thập phân, thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên.
- Các phép toán với số tự nhiên: phép cộng, phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư; phép nâng lên lũy thừa; thứ tự thực hiện các phép tính.
- Quan hệ chia hết, dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Số nguyên tố, hợp số.
- Ước chung, ước chung lớn nhất. Bội chung, bội chung nhỏ nhất.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cho HS trình bày bản đồ tư duy phần chuẩn bị cá nhân, những kiến thức cơ bản (GV có thể chụp ảnh, chiếu trên máy chiếu cho cả lớp quan sát nếu có). 
Góp ý bổ sung cho học sinh
Giáo viên trình chiếu bản bản đồ tư duy có hiệu ứng trên màn chiếu cho HS quan sát
HS trình bày, các em HS khác bổ sung cho ý kiến
HS quan sát và ghi chép
Hoạt động 2: Luyện tập (23 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về tập hợp, thứ tự thực hiện phép tính làm các bài tập tính toán, giải quyết các bài tập toán tổng hợp.
b) Nội dung:
Bài tập 1: 
Hãy mô tả tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 1 nhưng không vượt quá 10 bằng 2 cách.
Hãy chỉ ra các số nguyên tố có trong tập hợp A nói trên.
Bài tập 2: Thực hiện phép tính rồi phân tích kết quả ra thừa số nguyên tố
 a. 110 – 72 + 22:2 b. 48 : 3 + 6. 72
Bài tập 3: Lớp 6A có 42 học sinh. Trong đợt thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), học sinh nào trong lớp cũng được ít nhất một điểm 10. Hãy cho biết trong đợt thi đua đó, lớp 6A được tất cả bao nhiêu điểm 10, biết rằng trong lớp có 39 bạn được từ hai điểm 10 trở lên, 14 bạn được ba điểm 10 trở lên, 5 bạn được bốn điểm 10 và không ai được hơn bốn điểm 10.
Bài tập 4: Số học sinh khối 6 của một trường trong khoảng từ 200 đến 300 học sinh. Khi xếp hàng 10, 12, hàng 15 người thì đều thừa 5 em. Tính số học sinh khối lớp 6.
c) Sản phẩm:
Bài tập 1: a. ; các số nguyên tố có trong A là: 2; 3; 5; 7.
Bài tập 2: a. 110 – 72 + 22 : 2 = 110 – 49 + 11 = 72 và 72 = 23 . 32
 b. 48 : 3 + 6. 72 = 16 + 294 = 310 và 310 = 2. 5. 31
Bài tập 3: 
Số học sinh được một điểm 10 là: 42 – 39 = 3 (em)
Số học sinh được hai điểm 10 là: 39 – (14 + 5) = 39 – 19 = 20 (em)
Số điểm 10 của lớp 6 đó là: 3 + 14.3 + 5.4 + 20.2 = 3 + 42 + 20 + 40 = 105 (điểm)
Bài tập 4
Ta gọi số học sinh khối 6 của trường đó là x (bạn)
Nếu xếp thành 10, 12, 15 hàng thì thừa 5 học sinh nghĩa là: 
Khi đó: 
BCNN(10, 12, 15) = 60;
BC(10, 12, 15) = B(60) = ;
x – 5 = 240 suy ra x = 245. Vậy học sinh khối 6 của trường đó là 245 em.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chiếu bài tập 1: Cho học sinh đọc yêu cầu đề bài và hoạt động cá nhân thực hiện
Cho học sinh trả lời ý b
GV nhận xét và đánh giá bài làm của học sinh
Học sinh đọc đề bài, 1 học sinh lên viết ý a trên bảng.
Trả lời ý b
Học sinh lớp nhận xét bài của bạn, một số học sinh báo cáo kết quả bài làm cá nhân
Chiếu bài tập 2: Cho học sinh hoạt động cá nhân
GV nhận xét bài làm của học sinh
Học sinh thực hiện cá nhân, 2 HS lên bảng thực hiện
HS lớp cùng làm và nhận xét kết quả của bạn
Chiếu bài tập 3. Cho hs đọc và thực hiện theo nhóm bàn.
GV gợi ý nếu cần:
Số HS được 1 điểm 10 là bao nhiêu bạn?
Số HS được 5 điểm 10?4 điểm 10? 3 điểm 10? 
Số HS được 2 điểm 10 là bao nhiêu bạn?
Nhận xét bài làm của học sinh
HS lập biểu thức và thực hiện
3 + 14.3 + 5.4 + 20.2 =...
Đại diện nhóm lên bảng trình bày
Nhóm khác nhận xét, chia sẻ
Chiếu bài tập 4. Cho HS đọc thực hiện chung cả lớp
Gợi ý: Nếu gọi x là số HS khối 6 thì x nằm trong khoảng nào?
x – 5 chia hết cho 10
x – 5 chia hết cho 12
x – 5 chia hết cho 15
Do đó x – 5 thuộc tập hợp nào?
Gv nhận xét bài làm của HS
HS đọc đề bài và nêu cách trình bày bài.
HS trả lời
Suy ra: x – 5 thuộc BC (10, 12,15) và
HS lên bảng trình bày bài tập, HS lớp cùng thực hiện và nhận xét
Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a) Mục tiêu: Giải bài toán vận dụng kiến thức tổng hợp
b) Nội dung: Chứng tỏ: chia hết cho 11.
c) Sản phẩm:
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV đưa ra đề bài, hướng dẫn học sinh thực hiện chung cả lớp
Gợi ý nếu cần:
+ Viết bằng tổng giá trị các chữ số của nó
+ Sử dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp để biến đổi đưa về tổng, có thể sử dụng tính chất chia hết
Nhận xét, đánh giá
HS đọc đề bài, suy nghĩ cách giải bài toán
1 Hs lên trình bày bài giải, hs lớp nhận xét
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học ở nhà. (2 phút)
Ôn lại kiến thức chương I, II theo bản đồ tư duy
Làm các bài tập trong sách bài tập phần ôn tập chương I, II
 IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
 V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm	) 
Ngày soạn: .../... /...
Ngày dạy: .../.../... 
 Tiết 27,28 KIỂM TRA GIỮA KÌ I
I. MỤCTIÊU
1. Kiến thức: 
2. Nănglực
3. Phẩm chất:
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GV: Đồ dùng hay hình ảnh , phiếu học tập 1,2,3,phấn màu...
2. HS: SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Hoạt động 1:Mở đầu (3 phút)
a)Mục tiêu: 
b) Nội dung: 
c) Sản phẩm: 
d) Tổ chức thực hiện:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút)
a) Mục tiêu: 
b) Nội dung: 
c) Sản phẩm: 
d) Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.
GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.
a) Mục tiêu: 
b) Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện 
c) Sản phẩm: 
d) Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.
GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.
 Hoạt động 3: Luyện tập(10 phút)
a) Mục tiêu: 
b) Nội dung: 
c) Sản phẩm:
d) Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.
GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.
 Hoạt động 4: Vận dụng(5 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về tập hợp
b) Nội dung: Học sinh hoàn thành 2 bài tập sau: 1.1và 1.2.
c) Sản phẩm: Trình bày bảng;vở
d) Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS,củng cố.
 * Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)
 IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
 V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm	) 

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuong_ii_tinh.doc