Giáo án Toán 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương I: Tập hợp các số tự nhiên - Năm học 2021-2022

CHƯƠNG I. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

Tiết 1: Bài 1.TẬP HỢP

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS cần:

- Nhận biết được một tập hợp và các phần tử của nó, tập hợp các số tự nhiên (N) và tập hợp các số tự nhiên khác 0 (N*).

- Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.

- Sử dụng được các cách mô tả, cách viết một tập hợp.

2. Năng lực:

-Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được kết quả thảo luận của nhóm, biết chia sẻ giúp đỡ bạn thực hiện nhiệm vụ học tập, biết tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình.

- Năng lực mô hình hóa toán học: Từ các ví dụ thực tế mô tả về tập hợp học sinh thấy được sự tương tự đối với tập hợp số tự nhiên.

- Năng lực giao tiếp toán học: HS nghe hiểu, đọc hiểu, viết đúng kí hiệu về tập hợp.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: Đồ dùng hay hình ảnh , phiếu học tập 1,2,3,phấn màu.

2. HS: SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học.

 

doc 59 trang Đức Bình 25/12/2023 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương I: Tập hợp các số tự nhiên - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương I: Tập hợp các số tự nhiên - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương I: Tập hợp các số tự nhiên - Năm học 2021-2022
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN 6
NĂM HỌC 2021-2022
Tên chương
Tên bài
PPCT
Số tiết
HỌC KỲ I
Chương I: Tập hợp các số tự nhiên
(12 tiết)
Bài 1. Tập hợp
1
1
Bài 2. Cách ghi số tự nhiên
2
1
Bài 3. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên
3
1
Bài 4. Phép cộng và phép trừ số tự nhiên
4
1
Bài 5. Phép nhân và phép chia số tự nhiên
5,6
2
Luyện tập chung
7
1
Bài 6. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
8,9
2
Bài 7. Thứ tự thực hiện các phép tính
10
1
Luyện tập chung
11
1
Bài tập cuối chương I
12
1
Ngày soạn:03/9/2022
Ngày dạy: 06/9/2022 
CHƯƠNG I. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
Tiết 1: Bài 1.TẬP HỢP
I. MỤCTIÊU
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS cần:
- Nhận biết được một tập hợp và các phần tử của nó, tập hợp các số tự nhiên (N) và tập hợp các số tự nhiên khác 0 (N*).
- Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.
- Sử dụng được các cách mô tả, cách viết một tập hợp.
2. Năng lực:
-Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được kết quả thảo luận của nhóm, biết chia sẻ giúp đỡ bạn thực hiện nhiệm vụ học tập, biết tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình.
- Năng lực mô hình hóa toán học: Từ các ví dụ thực tế mô tả về tập hợp học sinh thấy được sự tương tự đối với tập hợp số tự nhiên. 
- Năng lực giao tiếp toán học: HS nghe hiểu, đọc hiểu, viết đúng kí hiệu về tập hợp.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GV: Đồ dùng hay hình ảnh , phiếu học tập 1,2,3,phấn màu...
2. HS: SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Hoạt động 1:Mở đầu 
a)Mục tiêu: HS thấy được khái niệm tập hợp rất gần với đời sống hằng ngày.
b) Nội dung: Quan sát các hình ảnh thực tế trên màn chiếu,sách.. 
 Lấy các ví dụ về tập hợp trong thực tế.
- Giới thiệu cách đọc: 
+ Tập hợp các bông hoa hồng trong lọ hoa.
+ Tập hợp gồm 3 con cá vàng trong bình
+ Tập hợp các cầu thủ bóng đá.
c) Sản phẩm: Ví dụ:..
d) Tổ chức thực hiện:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chiếu hình ảnh trên màn hình giới thiệu nội dung về tập hợp các đồ vật quen thuộc trong cuộc sống.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về tập hợp trong thực tế.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới
VD: 
-Tập hợp các học sinh của lớp 6A
- Tập hợp những quyển sách ở trên bàn,...
-Tập hợp các số tự nhiên
-Tập hợp các chữ cái trong từ TOÁN HỌC
.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
1. Tập hợp, phần tử của tập hợp
a) Mục tiêu: Nhận biết được một tập hợp và các phần tử của nó, sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.
b) Nội dung: - Phiếu học tập 1 ; Luyện tập;kiến thức
c) Sản phẩm: Đáp án phiếu học tập ; Luyện tập ,kiến thức
d) Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Học sinh quan sát hình 1.3 SGK, nghe GV giới thiệu:
+ Tập hợp M và các phần tử của M.
+ Tập hợp B và các phần tử của B.
+ Phần tử thuộc, không thuộc tập hợp.
+ Cách sử dụng kí hiệu .	6
- Học sinh thực hiện :Phiếu học tập số 1
- Làm bài tập: Luyện tập 1. Gọi B là tập hợp các bạn tổ trưởng trong lớp em. Em hãy chỉ ra một bạn thuộc tập B và một bạn không thuộc tập B.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.
GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.
1. Tập hợp, phần tử của tập hợp
x là phần tử của tập A kí hiệu là xA;
y không là phần tử của tập A kí hiệu là yA ; 
-Kí hiệu tập hợp bằng chữ cái in hoa như \A,B,C,...
 A={ ; ; } (với các số)
 A={ ; ; } ( với các chữ,từ,dấu...)
- Phiếu học tập số 1:
a) Điền kí hiệu vào ô thích hợp: 4A; 7A ; 5A; 6 A
b) Tập hợp A có 3 phần tử. Các phần tử nằm trong A gồm các số: 2; 4; 5.
 A không chứa các phần tử số: 6; 7.
c) Người ta đặt tên tập hợp bằng chữ cái in hoa.
- Luyện tập 1: 
B = {An; Nga; Mai; Hùng} An B; Hà B ; 
2.Mô tả một tập hợp
a) Mục tiêu: HS biết và sử dụng được hai cách mô tả (viết) một tập hợp.
b) Nội dung hoạt động: Gv giao nhiệm vụ.Hs thực hiện
c) Sản phẩm: - Hai cách mô tả của tập hợp
Cách 1. Liệt kê các phần tử của tập hợp/Cách 2. Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp - Phiếu học tập số 2
d) Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV vẽ hình 1.4 giới thiệu, giảng giải cho HS về hai cách mô tả (viết) tập hợp.
- GV giới thiệu về tập hợp số tự nhiên N và N*.
- Học sinh thực hiện phiếu học tập số 2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới.
GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.
2.Mô tả một tập hợp
Cách 1. Liệt kê các phần tử của tập hợp, tức là viết các phần tử của tập hợp trong dấu ngoặc {} theo thứ tự tuỳ ý nhưng mỗi phần tử chỉ được viết một lần.
Ví dụ, với tập P gồm các số 0: 1: 2; 3: 4; 5 ở Hình 1.4, ta viết:
P={0; 1;2; 3; 4; 5}.
Hình 1.4. Tập hợp p
Cách 2. Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp 
Ví dụ, với tập P(xem H.1.4) ta cũng có thể viết:
P = {n|n là số tự nhiên nhỏ hơn 6}.
- Tập hợp số tự nhiên N, N*
+ Gọi N là tập hợp gồm các số tự nhiên 0; 1; 2; 3;...
 Ta viết: N = {0; 1; 2; 3;...}.
Ta viết nN có nghĩa n là một số tự nhiên. Chẳng hạn, tập P các số tự nhiên nhỏ hơn 6 có thể viết là:P = {n| n N, n < 6} hoặc P = {n N |n<6}.
+ Ta còn dùng kí hiệu N* để chỉ tập hợp các số tự nhiên khác 0, nghĩa là
N* = {1; 2; 3;...}.
- Phiếu học tập số 2
1 - Ban Nam viết sai, vì phần tử N và A lặp lại 2 lần.
Sửa lại: L= {N; H; A; T; R; G}.	
2 - Viết tập hợp K các số tự nhiên nhỏ hơn 7 (theo hai cách)
K ={0; 1;2; 3; 4; 5; 6}.
K = {n N | n< 7}. 
 Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:Củng cố hai cách mô tả tập hợp.Củng cố cách hiểu các kí hiệu ; 
b) Nội dung: - HS thực hiện: Luyện tập 2; Phiếu học tập số 3: (Luyện tập 3)
c) Sản phẩm:- Luyện tập 2,3-đáp án
d) Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Luyện tập 2: 
Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của chúng:
A = {x N | x < 5} B = {x N*| x< 5}
Phiếu học tập số 3: Luyện tập 3
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS,củng cố.
Luyện tập 2
A = {0; 1; 2; 3; 4}
B = {1; 2; 3; 4}
 - Luyện tập 3
a) 5
M;
9
M
 b) M = {7; 8; 9}; 
 M = {x N | 6 <x <10}
 Hoạt động 4: Vận dụng(5 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về tập hợp
b) Nội dung: Học sinh hoàn thành 2 bài tập sau: 1.1và 1.2.
c) Sản phẩm: Trình bày bảng;vở
d) Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Học sinh hoàn thành hai bài tập sau: 
Cho hai tập hợp:
 A = {a;b; c; x; y} và
 B ={b; d; y; t; u, v}.
Dùng kí hiệu “” hoặc “” để trả lời câu hỏi: Mỗi phần tử a, b, x, u thuộc tập hợp nào và không thuộc tập hợp nào?
1.2. Cho tập hợp
U = {x N | x chia hết cho 3}.
Trong các số 3; 5; 6; 0; 7, số nào thuộc và số nào không thuộc tập U?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, HDVN
1.1 a A; b A; b B; x A; u B; 
a B;xB; uA;
1.2. Các số thuộc tập U là: 3; 6; 0
Các số không thuộc tập U là: 
5; 7	
* Hướng dẫn tự học ở nhà(2 phút)
- Ôn tập lại kiến thức về tập hợp và cách mô tả tập hợp.
	- Làm các bài tập 1.3; 1.4; 1.5/sgk – 7,8
 - Đọc phần có thể em chưa biết
- Tìm hiểu trước bài 2. Cách ghi số tự nhiên
	IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
 V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm	) 
 Phiếu học tập số 1: (Slide)
	a) Điền kí hiệu vào chỗ trống thích hợp:	 6
4 2
5
4 .... A; 7.... A ; 5.... A; 6 ....A7
b) Tập hợp A có ....... phần tử A
	Các phần tử nằm trong A gồm các số:.......................
 A không chứa các phần tử ...............................................
c) Người ta đặt tên tập hợp bằng ............................................
Phiếu học tập số 2: (Slide)
1 - Khi mô tả tập hợp L các chữ cái trong từ NHA TRANG bằng cách liệt kê các phần tử, bạn Nam viêt:L = {N; H; A; T; R; A; N; G}.	
Theo em, bạn Nam viết đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
...
2 - Viết tập hợp K các số tự nhiên nhỏ hơn 7 (theo hai cách)
Phiếu học tập số 3(Slide):Luyện tập 3
Gọi M là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 6 vả nhỏ hơn 10.
a) Điền kí hiệuhoặc vào ô trống: 
5
M;
9
M
b) Mô tả tập hợp M bằng hai cách.
Ngày soạn: 03/9/2022
Ngày dạy: 08/9/2022 
Tiết 2 Bài 2.CÁCH GHI SỐ TỰ NHIÊN
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được mối quan hệ giữa các hàng và giá trị mỗi chữ số ( theo vị trí) trong một số tự nhiên đã cho viết trong hệ thập phân.
- Nhận biết được số La Mã không quá 30
2. Năng lực 
- Đọc và viết được số tự nhiên.
- Biểu diễn được số tự nhiên cho trước thành tổng giá trị các chữ số của nó.
- Đọc và viết được các số La Mã không quá 30.
 3. Phẩm chất
- Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.
- Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
GV: Máy chiếu, máy vi tính, các phiếu học tập.
Các bảng theo mẫu trong sách như bảng 1 và bảng các số La Mã.
- Hình ảnh đồng hồ với mặt số viết bằng số La Mã.
2. HS:Bộ đồ dùng học tập; Sưu tầm các đồ dùng, tranh ảnh có số La Mã.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (3 phút)
	a) Mục tiêu:Hiểu về lịch sử của số tự nhiên. 
	b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trênmàn chiếu hoặctranh ảnh và chú ý lắng nghe.
	c) Sản phẩm: HS nắm được các cách viết số tự nhiên khác nhau qua giai đoạn, năm tháng.
	d) Tổ chức thực hiện: 
	 - HĐ của GV: giới thiệu và chiếu một số hình ảnh liên quan đến cách viết số tự nhiên từ thời nguyên thủy ( hình ảnh dưới phần hồ sơ dạy học) “ Trong lịch sử loài người, số tự nhiên bắt nguồn từ nhu cầu đếm và có từ rất sớm. Các em quan sát hình chiếu và nhận xét về cách viết số tự nhiên đó.”
- HĐ củaHS:quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
 -Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 -Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học m ... cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1. Nhiệm vụ cá nhân
- Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học từ Bài 1 đến Bài 7.
- Xem trước các bài tập phần Luyện tập chung và Ôn tập chương I.
- Làm trước các bài tập 1.50; 1.52; 1.53; 1.56.
2. Nhiệm vụ theo tổ
- Thiết kế sơ đồ tư duy theo sáng tạo riêng của mỗi nhóm để tổng hợp kiến thức từ Bài 1 -> Bài 7 ( GV hướng dẫn 4 nhóm các nội dung lớn cần hoàn thành) trình bày ra giấy A0 hoặc A1 và báo cáo vào buổi học sau.
Ngày soạn: .../... /...
Ngày dạy: .../.../... 
Tiết 11 LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Củng cố kiến thức bài 8 &9 và rèn luyện cho HS các kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập và các vấn đề thực tế.
2. Năng lực hình thành:
- Thông qua các ví dụ và bài tập, Hs được khắc sâu hơn việc thực hiện các phép tính về lũy thừa với số mũ tự nhiên, khắc sâu hơn quy tắc thực hiện các phép tính trong biểu thức, qua đó hình thành năng lựctư duy, và suy luận, tính toán.
- Học sinh thông qua hoạt động nhóm, hình thành năng lực hợp tác, giao tiếp toán học.
- Từ các ví dụ, bài tập liên quan đến các vấn đề thực tế, qua đó hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực mô hình hóa toán học.
3. Phẩm chất:
- Thông qua quá trình tìm hiểu, suy luậntính toán,hình thành phẩm chất chăm chỉ.
- Thông qua hoạt động nhóm, hình thành phẩm chất trách nhiệm, trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên:Phấn màu, bảng phụ ghi nội dung ví dụ 2 (bảng chiếu), MTCT.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, MTCT.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu:Rèn luyện cho Hs việc vận dụng các kiến thức đã học về lũy thừa với số mũ tự nhiên, về thứ tự thực hiện phép tính để thực hiệnphép tính,giải quyết vấn đề.
b. Nội dung:Gv yêu cầu Hs gấp sgk và làm bài toán:
c. Sản phẩm: Trả lời bài toán:
d. Tổ chức thực hiện: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
HS: Làm bài toán
Hình khối bên được ghép bằng những khối lập phương có cạnh 3cm.
a) Lập biểu thức tính số khối lập phương tạo thành hình khối. 
b) Tính thể tích của hình khối.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS.
a) Biểu thức tính số khối lập phương tạo thành hình khối:
 4.4 + 5.4 + 6.4 + 7.4 = 88 (khối) (tính từ trên xuống)
b) Thể tích của hình khối: 33.88 = 27.88 = 2 376 (cm3).
2.Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Rèn luyện cho Hs việc vận dụng các kiến thức đã học về các phép tính nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số với số mũ tự nhiên, thứ tự thực hiện các phép tính để tính giá trị của biểu thức. 
b. Nội dung: HS thực hiện bài tập: 
c. Sản phẩm: kết quả trên phiếu,bảng
d. Tổ chức thực hiện:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Tính giá trị của biểu thức:
a) 2.32 + 24 : 6.2	
b) 5.8 – (17 + 8) : 5 	
c){23 + [1 +(3 – 1)2 ]}: 13
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS.
 a) 2.32 + 24 : 6.2
= 2. 9 + 4.2
=18 + 8
= 26 
b) 5.8 – (17 + 8) : 5
= 5.8 – 25: 5
= 40 – 5 
= 35
c) {23 + [1 +(3 – 1)2 ]}: 13
= {23 + [1 + 22]} : 13
= {23 + [1 + 4]}: 13
= {23 + 5} : 13
= {8 + 5} : 13
= 13 : 13
= 1
3.Hoạt động vận dụng 
a. Mục tiêu:Hs thấy được tính ứng dụng của toán học trong việc giải quyết các vấn đề thực tế.
b. Nội dung: Hs thực hiện các bài tập Bài tập 1.44/ 1.48/1.49/sgk.
c. Sản phẩm: Trả lời
d. Tổ chức thực hiện:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Hs thực hiện : 
Bài tập 1.44/ 1.48/1.49/sgk.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS.
Bài tập 1.44/sgk.
Thời gian Mặt Trời cần để tiêu thụ một lượng khí hydrogen có khối lượng bằng khối lượng Trái Đất là: (giây)
Bài tập 1.48/sgk.Trong cả năm, trung bình mỗi tháng đó bán được:
(1 264 + 4. 164 ): 12 = 160 (chiếc ti vi)
Bài tập 1.49/sgk
+ Diện tích sàn cần lát:105 – 30 (m2)
+ Tổng tiền công: 30.(105 – 30) (nghìn đồng)
+ 18m2 gỗ loại 1 có giá: 18. 350 (nghìn đồng)
+ Còn lại[(105 – 30) – 18] m2 gỗ loại 2 có giá170.[(105 – 30) – 18] (nghìn đồng)
+ Tổng chi phí Bác Cường cần trả để lát sàn căn hộ là:
30.(105 – 30) + 18. 350 + 170.[(105 – 30) –18] 
= 30. 75 + 18.350 + 170.[75 – 18]
 = 30.75 + 18.350 + 170. 57
 = 2 250 + 6 300 + 9 690 
 = 18 240 (nghìn đồng)
 = 18 240 000 (đồng).
4. Hướng dẫn tự học ở nhà.
- Ôn tập, ghi nhớ các quy tắc nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số với số mũ tự nhiên, ghi nhớ thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có dấu ngoặc, không có dấu ngoặc.
- Xem lại các ví dụ, bài tập đã làm.
- Làm các bài tập 1.50a, c; 1.51; 1.52; 1.53a, b, d/sgk trang 27.
- Chuẩn bị cho nội dung tiết sau: BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 1.
Ngày soạn: .../... /...
Ngày dạy: .../.../... 
Tiết 12 BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG I
I. Mục tiêu:
1) Kiến thức:Gv cho Hs hệ thống lại kiến thức trọng tậm của chương I về nhứng khái niệm và các tính chất quan trong qua sơ đồ tư duy.
2) Kĩ năng: 
 - Hs vận dụng các kiến thức đã học trong chương I để giải các bài toán khác nhau.
 3) Định hướng phát triển phẩm chất:
 - Bồi dưỡng Hs hứng thú học tập, chăm chỉ,phát huy tính tự học, ý thức tự tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho Hs.
 - Rèn cho Hs tính chính xác, kiên trì,nhân ái.
 - Rèn cho Hs tính có trách nhiệm (thông qua hoạt động và sản phẩm làm việc của nhóm).
4) Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: Hs có cơ hội phát triển NL giao tiếp Toán học tự học, NL giải quyết vấn đề Toán học, NL hợp tác.
 - Năng lực đặc thù: Giúp Hs phát triển NL tính toán,NL tư duy và lập luận Toán học.
II. Phương tiện,kĩ thuật, hình thức, thiết bị dạy học:
 - Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm.
 - Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm.
 - Phương tiện, thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng nhóm.
III. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Máy chiếu, phiếu học tập, bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, nghiên cứu bài, vở ghi, bút viết.
III. Tiến trình dạy học:
Ổn định tổ chức, kiểm diện:
Các hoạt động dạy học trên lớp:
Hoạt động 1: Hoạt động Khởi động ( 15 phút ).
a) Mục tiêu: Hs thấy được sự cần thiết phải hệ thống lại kiến thức chương I để vận dụng vào làm các bài tập tổng hợp kiến thức I.
 b) Nội dung: Hs quan sát thực hiện yêu cầu.
c) Sản phẩm: Từ hệ thống câu hỏi Gv đưa ra, Hs nhớ lại các kiến thức trọng tâm đã học trong chương I.
 d) Tổ chức thực hiện:
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
 - Gv nêu câu hỏi: Dùng sơ đồ tư duy tóm tắt lại các kiến thức trọng tâm mà em đã học trong chương I. 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
 Hs tóm tắt các kiến thức đã học qua sơ đồ tư duy.
Bước 3: Kết luận, nhận định: 
 Gv chiếu sơ đồ tư duy về các kiến thức trọng tâm đã học trong chương I, Hs quan sát và tự đánh giá kết quả thu nhận được của mình.
Hai cách mô tả tập hợp: Liệt kê và chỉ ra tính chất đặc trưng.
 Sơ đồ tư duy tóm tắt các kiến thức trọng tâm của chương I:
Tập hợp
+ N = { 0; 1; 2; 3; }; N* = {1;2;3; }
+ Hệ thập phân:
+ Thứ tự trong tập hợp các STN.
Tập hợp các số tự nhiên
CHƯƠNG I
+ Các phép cộng, trừ, nhân các STN và các tính chất của phép cộng và phép nhân.
+ Phép chia hết và phép chia có dư.
+ Phép nâng lên lũy thừa.
+ Thứ tự thực hiện các phép tính.
Các phép toán với số tự nhiên
 - Gv: Trên đây là các kiến thức trọng tâm của chương I mà em đã học. Tiếp theo trong tiết học này các em sẽ được vận dụng các kiến thức đó vào các bài toán tổng hợp.
Hoạt động 2:Hoạt động Luyện tập – Vận dụng( 28 phút )
a) Mục tiêu:
 - Hs vận dụng thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức; tính cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên lũy thừa để tính giá trị của biểu thức.
 - Hs vận dụng các kiến thức trong chương I để giải các bài toán thực tế.
 b) Nội dung: Hs đọc đề, suy nghĩ và làm bài tập theo yêu cầu của Gv. 
c) Sản phẩm: Hs tính được giá trị của một biểu thức gồm có dấu ngoặc và các phép toán cộng, trừ, nhân, chia và lũy thừa; Vận dụng vào bài toán thực tế, kết quả của Hs.
 d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Gv – Hs.
Sản phẩm dự kiến.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- Cho Hs làm bài tập 1.57 trang28/SGK.
- Cho Hs làm bài tập 1.59 trang 28/SGK.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- Hs làm bài tập 1.57; 1.59 trang 28/SGK theo nhóm.
- Gv quan sát và trợ giúp Hs nếu cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Với bài 1.57:
? Nêu các kiến thức cần sử dụng để làm. 
? Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức đã cho.
- Gv chiếu kq của 1 nhóm lên bảng; các nhóm còn lại đổi kq kiểm tra cho nhau.
Bài 1.59:
? Bài toán cho cái gì, yêu cầu cái gì.
? Muốn tính số vé chưa bán được trong tối thứ 6 em làm thế nào ( Hs có thể nêu các cách tính khác nhau )
? Nêu các cách số tiền thu được trong tối CN.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Gv chính xác hóa kiến thức.
- Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả học tập và chốt kiến thức.
Bài 1.57 (trang 28/SGK):
Ta có: 
A = 21.[(1245 + 987):23 -15.12]+21
 = 21.[2232 : 8 - 180] + 21
 = 21.[279 -180] + 21.1
 = 21.[279 – 180 + 1]
Bài 1.59 (trang 28/SGK):
Nếu bán hết vé thì số tiền thu được là:
18.18 . 50 000 = 16 200 000 (đồng)
a) Cách 1:
Số vé không bán được vào tối thứ 6 là 
(16200000 – 10550000):50 000
 = 113 (vé)
Cách 2: Số vé đã bán được là:
 10 550 000: 50 000 = 211 (vé)
Số vé không bán được vào tối thứ 6 là
 18.18 – 211 = 113 (vé)
b) Số tiền bán vé thu được vào tối thứ 7 là: 18.18.50 000=16 200 000 (đồng)
c) Số tiền thu được vào tối CN là:
Cách 1:
(18.18 – 41).50000 = 14150 000 (đg)
Cách 2: Bán 41 vé thu được số tiền là:
 41.50000 = 2 050 000 ( đồng )
Số tiền thu được vào tối CN là:
 16 200 000 – 2 050 000=14 150 000 (đồng) 
IV. Kế hoạch đánh giá:
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá.
Công cụ đánh giá
Chú ý
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực, chủ động của Hs trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của Hs khi thamgia các hoạt động học tập.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể )
- Phương pháp quan sát:
+ Gv quan sát quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học (ghi chép, phát biểu ý kiến, quá trình tương tác với Gv, với bạn bè, )
+ Gv quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của Hs.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Trao đổi, thảo luận.
V. Hồ sơ học tập:( Đính kèm các phiếu học tập/Bảng kiểm).
VI. Hướng dẫn về nhà:
 - Học kĩ lí thuyết, xem lại các bài tập đã làm, nắm chắc cách trình bày.
 - Làm các bài tập: 1.54; 1.55; 1.56; 1.58 (trang 28/SGK).
 - Chuẩn bị bài mới: Xem trước bài 8: “ Quan hệ chia hết và tính chất ”
VII. Nhận xét - Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_6_canh_dieu_hoc_ki_1_nam_hoc_2022_2023.doc