Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 6: Hình học phẳng - Bài 5: Góc

I. Góc

Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc.

VD: Hai tia Ox và Oy có chung gốc O thì khi đó chúng tạo thành góc xOy hay đọc ngược lại là góc yOx.

Trong góc xOy trên thì:

- Điểm O được gọi là đỉnh của góc.

- Hai tia Ox và Oy được gọi là hại cạnh của góc.

* Kí hiệu góc: Người ta thường lược bỏ chữ “ góc” và thay bằng kí hiệu dấu mũ viết ở trên tên của góc.

VD: Góc xOy được kí hiệu là: .

 

docx 5 trang Đức Bình 25/12/2023 2980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 6: Hình học phẳng - Bài 5: Góc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 6: Hình học phẳng - Bài 5: Góc

Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 6: Hình học phẳng - Bài 5: Góc
GÓC
I. Góc
Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc.
VD: Hai tia Ox và Oy có chung gốc O thì khi đó chúng tạo thành góc xOy hay đọc ngược lại là góc yOx.
Trong góc xOy trên thì:
- Điểm O được gọi là đỉnh của góc.
- Hai tia Ox và Oy được gọi là hại cạnh của góc.
* Kí hiệu góc: Người ta thường lược bỏ chữ “ góc” và thay bằng kí hiệu dấu mũ viết ở trên tên của góc.
VD: Góc xOy được kí hiệu là: .
Luyện tập 1 trang 94
Hãy đọc và viết tên các góc đỉnh A trong Hình 69 và cho biết các cạnh của chúng.
Phương pháp: Vận dụng khái niệm góc ở phần I.
Giải
II. Điểm trong của góc
Một điểm bất kì được gọi là nằm trong góc nếu điểm đó nằm giữa hai cạnh của góc.
VD: Quan sát hình vẽ bên dưới và cho biết điểm nào nằm trong ?
Giải
Quan sát hình vẽ trên, ta thấy điểm M nằm trong .
Luyện tập 2 trang 95
Cho góc xOy và điểm N không nằm trong góc đó. Giả sử đường thẳng b đi qua N lần lượt cắt tia Ox, Oy tại C, D (Hình 76). Nêu vị trí của điểm N đối với hai điểm C, D.
Phương pháp: Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.
Giải
Điểm N không nằm giữa hai điểm C và D. Điểm N nằm trên cùng đường thẳng với C và D.
III Số đo góc
1. Đo góc: Để đo góc thì ta dùng thước đo góc và thực hiện hai bước sau:
B1: Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh của góc và một cạnh của góc đi qua vạch 0o của thước.
B2: Xem cạnh còn lại của thước trùng với vạch nào của thước đo góc. Giả sử, cạnh còn lại của góc trùng với vạch ao của thước thì khi đó, số đó của góc bằng ao.
* Lưu ý: Khi góc hướng sang phải thì ta sử dụng vòng trong để đo, còn khi góc hướng sang bên trái thì ta sử dụng vòng ngoài để đo.
Cho học sinh thực hành đo góc
Ví dụ: Đo ở hình vẽ bên dưới:
Phương pháp: Áp dụng các bước làm ở phần III.
Đo góc xOy trong hình vẽ trên:
Bước 1: Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh của góc. Cạnh Ox của góc trùng với vạch 0o của thước .
Bước 2: Quan sát hình vẽ ta thấy hướng sang bên phải nên ta sử dụng vòng trong để đo.
Quan sát tiếp, ta thấy cạnh Oy trùng với vạch 35o của thước ở vong trong nên số đo = 35o.
Giải
 = 35o.
* Chú ý:
Trong một hình có nhiều góc, người ta thường vẽ thêm một hay nhiều vòng cung nhỏ nối hai cạnh của góc đó để dễ thấy góc mà ta đang xét tới. Khi cần phân biệt các góc có chung một đỉnh, chẳng hạn chung đỉnh O như hình vẽ dưới đây, ta dùng kí hiệu .
2. So sánh hai góc
- Hai góc được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau.
- Góc nào có số đo lớn hơn thì lớn và ngược lại, góc nào có số đo nhỏ hơn thì nhỏ hơn.
Luyện tập 4 trang 98
Ở Hình 81 có HB = HC = CD. Đo góc để trả lời các câu hỏi sau:
a) Hai góc ABC và ACB có bằng nhau không ?
b) Trong hai góc ACB và ADB góc nào lớn hơn?
Phương pháp: Đo và so sánh các cặp góc.
Giải
IV. Góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt
- Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0° và nhỏ hơn 90°.
- Góc vuông là góc có số đo bằng 90°.
- Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90° và nhỏ hơn 180°.
- Góc bẹt là góc có số đo bằng 180°.
Luyện tập 5 trang 100
 Hãy ghép mỗi khẳng định ở bên trái với một hình thích hợp ở bên phải.
Phương pháp: Vận dụng lí thuyết ở phần IV.
Giải
1 - c; 2 - a; 3 – b.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_6_canh_dieu_chuong_6_hinh_hoc_phang_bai_5_goc.docx