Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 6: Hình học phẳng - Bài 3: Đoạn thẳng

ĐOẠN THẲNG

I Hai đoạn thẳng bằng nhau

1 Khái niệm đoạn thẳng

Đoạn thẳng là hình gồm hai điểm đầu mút và tất cả các điểm nằm giữa hai điểm đầu mút.

VD: Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm đầu mút là điểm A; điểm B và tất cả các điểm nằm giữa điểm A và điểm B.

* Lưu ý:

- Khi vẽ đoạn thẳng thì ta dùng thước vạch một vạch thẳng từ A đến B và không được vạch lố qua hai điểm đầu mút.

- Một điểm bất kì được gọi là thuộc đoạn thẳng nếu điểm đó là điểm đầu mút hoặc điểm nằm giữa hai điểm đầu mút.

Luyện tập 1 trang 84

 Quan sát Hình 41và cho biết: điểm nào thuộc đoạn thẳng IK, điểm nào không thuộc đoạn thẳng IK

 

docx 4 trang Đức Bình 25/12/2023 1420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 6: Hình học phẳng - Bài 3: Đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 6: Hình học phẳng - Bài 3: Đoạn thẳng

Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 6: Hình học phẳng - Bài 3: Đoạn thẳng
ĐOẠN THẲNG
I Hai đoạn thẳng bằng nhau
1 Khái niệm đoạn thẳng
Đoạn thẳng là hình gồm hai điểm đầu mút và tất cả các điểm nằm giữa hai điểm đầu mút.
VD: Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm đầu mút là điểm A; điểm B và tất cả các điểm nằm giữa điểm A và điểm B.
* Lưu ý: 
- Khi vẽ đoạn thẳng thì ta dùng thước vạch một vạch thẳng từ A đến B và không được vạch lố qua hai điểm đầu mút.
- Một điểm bất kì được gọi là thuộc đoạn thẳng nếu điểm đó là điểm đầu mút hoặc điểm nằm giữa hai điểm đầu mút.
Luyện tập 1 trang 84
 Quan sát Hình 41và cho biết: điểm nào thuộc đoạn thẳng IK, điểm nào không thuộc đoạn thẳng IK
Giải
Các điểm thuộc đoạn thẳng IK là: I, K, P, Q
Các điểm không thuộc đoạn thẳng IK là T, R
2 Hai đoạn thẳng bằng nhau
Hai đoạn thẳng bằng nhau là hai đoạn thẳng có cùng độ dài
VD: Cho đoạn thẳng AB = 4 cm và CD = 4 cm. Khi đó AB = CD.
II Độ dài đoạn thẳng
 1 Đo đoạn thẳng
 - Để đo đoạn thẳng người ta dùng thước đo độ dài có chia khoảng (đơn vị đo: mm, cm, m,... ).
- Mỗi đoạn thẳng có độ dài là một số dương.
- Độ dài của đoạn thẳng là khoảng cách giữa hai điểm đầu mút. Nếu hai đầu mút trùng nhau thì độ dài đoạn thẳng bằng 0.
2 So sánh hai đoạn thẳng
Để so sánh hai đoạn thẳng thì ta đo độ dài hai đoạn thẳng đó trước rồi so sánh.
Luyện tập 2 trang 86
Quan sát Hình 45, đo rồi sắp xếp ba đoạn thẳng AB, BC, CA theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
Đo độ dài để đo độ dài các đoạn thẳng trên Hình 45, ta được:
AB = 1,5 cm;
AC = 2 cm;
BC = 2,5 cm.
Vì 1,5 < 2 < 2,5 nên AB < AC < BC.
Vậy độ dài các đoạn thẳng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: AB; AC; BC.
III Trung điểm của đoạn thẳng
Trung điểm của đoạn thẳng là điểm ở giữa đoạn thẳng, chia đoạn thẳng thành 2 đoạn thẳng bằng nhau. Trung điểm của đoạn thẳng còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng.
VD: M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M nằm giữa đoạn thẳng AB và M chia đoạn thẳng AB thành hai đoạn thẳng bằng nhau là MA = MB.
Bài 1 trang 87
Quan sát hình 49, ta thấy:
- Các điểm thuộc đoạn thẳng MN: M; N; P
- Các điểmthuộc đoạn thẳng MN: Q
Bài 2 trang 88
Bài 3 trang 88
a)
Nếu điểm C là trung điểm của đoạn thẳng PQ thì điểm C nằm giữa hai điểm P, Q và hai đoạn thẳng PC, QC bằng nhau.
b) 
Nếu điểm G nằm giữa hai điểm I, K và GI = GK thì điểm G là trung điểm của đoạn thẳng IK.
Bài 4 trang 88
Quan sát hình 50, ta thấy:
a) Điểm I thuộc những đoạn thẳng: IA; IB; IC; ID; AB; CD.
b) I là trung điểm của AB và CD.
c)  A ∉ CD, CI, ID, IB
Bài 5 trang 88
a) Độ dài đường gấp khúc ABCD bằng độ dài đoạn AB cộng độ dài đoạn BC cộng độ dài đoạn CD và bằng: 4 + 7 + 3 = 14 (cm).
Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD bằng 14 cm.
b) Vì 14 > 9 nên độ dài đường gấp khúc ABCD lớn hơn độ dài đoạn thẳng AD.
Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD lớn hơn độ dài đoạn thẳng AD.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_6_canh_dieu_chuong_6_hinh_hoc_phang_bai_3_doan.docx