Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 4: Một số yếu tố thống kê và xác suất - Bài 3: Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản

MÔ HÌNH XÁC SUẤT TRONG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VÀ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN

I Mô hình xác suất trong trò chơi tung đồng xu

Khi tung đồng xu 1 lần, có hai kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu, đó là: mặt S (mặt sấp) và mặt N (mặt ngửa).

II Mô hình xác suất trong trò chơi lấy vật từ trong hộp

Khi lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng từ chiếc hộp gồm 1 quả bóng vàng, 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng xanh, có 3 kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấu ra, đó là: màu vàng, màu đỏ, màu xanh.

Tương tự, khi lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng từ chiếc hộp có n quả bóng với n màu ( mỗi màu 1 quả bóng) thì có n kết quả có thể xảy ra.

Luyện tập trang 15

a) Khi lấy ngẫu nhiên một chiếc kẹo trong hộp, có 4 kết quả có thể xảy ra đối với màu của chiếc kẹo được lấy ra là: màu hồng, màu xanh, màu vàng, màu cam.

b) Gọi B là tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của chiếc kẹo được lấy ra:

B ={màu hồng; màu xanh; màu vàng; màu cam}

 

docx 3 trang Đức Bình 25/12/2023 3660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 4: Một số yếu tố thống kê và xác suất - Bài 3: Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 4: Một số yếu tố thống kê và xác suất - Bài 3: Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản

Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 4: Một số yếu tố thống kê và xác suất - Bài 3: Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản
MÔ HÌNH XÁC SUẤT TRONG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VÀ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN
I Mô hình xác suất trong trò chơi tung đồng xu
Khi tung đồng xu 1 lần, có hai kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu, đó là: mặt S (mặt sấp) và mặt N (mặt ngửa).
II Mô hình xác suất trong trò chơi lấy vật từ trong hộp
Khi lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng từ chiếc hộp gồm 1 quả bóng vàng, 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng xanh, có 3 kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấu ra, đó là: màu vàng, màu đỏ, màu xanh.
Tương tự, khi lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng từ chiếc hộp có n quả bóng với n màu ( mỗi màu 1 quả bóng) thì có n kết quả có thể xảy ra.
Luyện tập trang 15
a) Khi lấy ngẫu nhiên một chiếc kẹo trong hộp, có 4 kết quả có thể xảy ra đối với màu của chiếc kẹo được lấy ra là: màu hồng, màu xanh, màu vàng, màu cam.
b) Gọi B là tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của chiếc kẹo được lấy ra:
B ={màu hồng; màu xanh; màu vàng; màu cam}
c) Hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên là:
- Lấy ngẫu nhiên 1 chiếc kẹo
- Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của chiếc kẹo được lấy ra là {màu hồng; màu xanh; màu vàng; màu cam}
Bài 1 trang 15
a) Có 5 kết quả có thể xảy ra tương ứng 5 số trên 5 chiếc thẻ có trong hộp, đó là xuất hiện số 1; 2; 3; 4; 5.
b) Số xuất hiện trên thẻ được rút ra có là phần tử của tập hợp {1; 2; 3; 4; 5}
c) Gọi T là tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra
T = {1; 2; 3; 4; 5}.
d) Hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên là:
- Lấy ngẫu nhiên một chiếc thẻ có trong hộp
- Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mỗi thẻ được lấy ra là {1; 2; 3; 4; 5}.
Bài 2 trang 16
a) Có 6 kết quả có thể xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại, đó là chiếc kim chỉ vào số 1; 2; 3; 4; 5; 6.
b) Số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại có là phần tử của tập hợp {1; 2; 3; 4; 5; 6}
c) Gọi C là tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại
C = {1; 2; 3; 4; 5; 6}.
d) Hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên:
- Chiếc kim chỉ vào một số ngẫu nhiên trên vòng tròn
- Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại là {1; 2; 3; 4; 5; 6}.
Bài 3 trang 16
a) Khi lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp, có 5 kết quả có thể xảy ra, đó là bóng có màu xanh, màu đỏ, màu vàng, màu nâu, màu tím.
b) Màu của quả bóng được lấy ra có là phần tử của tập hợp {màu xanh; màu đỏ; màu vàng; màu nâu; màu tím} 
c) Gọi M là tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra 
M = { màu xanh; màu đỏ; màu vàng; màu nâu; màu tím}
d) Hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên:
- Lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp
- Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra là {màu xanh; màu đỏ; màu vàng; màu nâu; màu tím} 
Bài 4 trang 16
a) Có 6 kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc tương ứng với 6 mặt của xúc xắc
b) Mặt xuất hiện của xúc xắc có là phần tử của tập hợp {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}
c) Gọi E là tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc 
E ={1 chấm; 2 chấm; 3 chấm; 4 chấm; 5 chấm; 6 chấm}.
d) Hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên.-
- Gieo xúc xắc một lần và mặt xúc xắc xuất hiện ngẫu nhiên
- Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là {1 chấm; 2 chấm; 3 chấm; 4 chấm; 5 chấm; 6 chấm}.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_6_canh_dieu_chuong_4_mot_so_yeu_to_thong_ke_va.docx