Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 4: Một số yếu tố thống kê và xác suất - Bài 1: Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu
I Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu
- Những thông tin thu thập được như số; chữ; hình ảnh; được gọi là dữ liệu. Trong đó dữ liệu số được gọi là số liệu.
- Có nhiều cách để phân loại dữ liệu như quan sát; lập phiếu điều tra; hoặc thu thập từ những nguồn thông tin có sẵn như sách; báo; trang web;
- Phân loại dữ liệu là đi sắp xếp các thông tin theo những tiêu chí nhất định.
- Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại dữ liệu bằng bảng hoặc biểu đồ thì ta cần phân tích và xử lí dữ liệu để tìm ra các thông tin hữu ích và rút ra kết luận.
VD: Giáo viên chủ nhiệm lớp 6A yêu cầu lớp trưởng điều tra về các môn học: Toán; Ngữ văn; Tiếng anh; Thể dục mà các học sinh trong lớp yêu thích nhất.
a) Lớp trưởng lớp 6A cần thu thập những dữ liệu nào ?
b) Nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.
Giải:
a) Lớp trưởng lớp 6A cần thu thập những dữ liệu về các môn học mà các học sinh trong lớp yêu thích nhất.
b) * Đối tượng thống kê: Các môn học mà các học sinh trong lớp yêu thích nhất.
* Tiêu chí thống kê: Số lượng học sinh yêu thích từng môn học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 4: Một số yếu tố thống kê và xác suất - Bài 1: Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu
THU THẬP, TỔ CHỨC, BIỂU DIỄN, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÍ DỮ LIỆU I Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu - Những thông tin thu thập được như số; chữ; hình ảnh;được gọi là dữ liệu. Trong đó dữ liệu số được gọi là số liệu. - Có nhiều cách để phân loại dữ liệu như quan sát; lập phiếu điều tra;hoặc thu thập từ những nguồn thông tin có sẵn như sách; báo; trang web; - Phân loại dữ liệu là đi sắp xếp các thông tin theo những tiêu chí nhất định. - Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại dữ liệu bằng bảng hoặc biểu đồ thì ta cần phân tích và xử lí dữ liệu để tìm ra các thông tin hữu ích và rút ra kết luận. VD: Giáo viên chủ nhiệm lớp 6A yêu cầu lớp trưởng điều tra về các môn học: Toán; Ngữ văn; Tiếng anh; Thể dục mà các học sinh trong lớp yêu thích nhất. a) Lớp trưởng lớp 6A cần thu thập những dữ liệu nào ? b) Nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê. Giải: a) Lớp trưởng lớp 6A cần thu thập những dữ liệu về các môn học mà các học sinh trong lớp yêu thích nhất. b) * Đối tượng thống kê: Các môn học mà các học sinh trong lớp yêu thích nhất. * Tiêu chí thống kê: Số lượng học sinh yêu thích từng môn học. * Tính hợp lí của dữ liệu: Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu thì ta cần đưa ra các tiêu chí đánh giá chẳng hạn như dữ liệu phải: - Đúng định dạng; VD: Họ tên phải ghi là chữ in hoa; Số tuổi (cân nặng; chiều cao; số điện thoại,) phải ghi là số. - Nằm trong phạm vi dự kiến. VD: Số bài kiểm tra môn Toán của các bạn trong lớp phải bằng sỉ số học sinh trong lớp. II Biểu diễn dữ liệu Để biểu diễn dữ liệu thì ta có thể lập bảng dữ liệu hoặc vẽ biểu đồ tranh; biểu đồ cột; biểu đồ cột kép để biểu diễn. VD: Xem SGK trang 6. Luyện tập 2 trang 8 a) Đối tượng thống kê là: dụng cụ học tập của 10 học sinh tổ Hai ở lớp 6E gồm bút, thước thẳng, compa và ê ke. Tiêu chí thống kê là số lượng dụng cụ học tập tương ứng. b) Một số dụng cụ học tập Số lượng mỗi dụng cụ Bút I I I Thước thẳng I I Compa I Êke I. I: 5 chiếc .: 1 chiếc Bài 2 trang 8 a) * Đối tượng thống kê: Số đo chiều cao của các bạn trong cùng tổ. * Tiêu chí thống kê: Số lượng học sinh trong tổ có cùng chiều cao. b) Không vì trong dãy số liệu trên có một bạn cao 252 cm. c) Bốn bạn có chiều cao thấp nhất lần lượt là: 138 cm, 140 cm, 140 cm, 142 cm. Chiều cao trung bình của bốn bạn thấp nhất trong tổ của bạn Châu là: (138 + 140 + 140 + 142):4 = 140 cm. Bài 3 trang 8 a) Theo bảng số liệu, ta có: - Cỡ áo được bán nhiều nhất là cỡ 40 với 65 áo được bán ra; - Cỡ áo được bán ít nhất là cỡ 42 với 18 áo được bán ra. b) Ta thấy trong bảng số liệu các cỡ áo 39, 40 và 41 đang bán chạy nhất ở cửa hàng do đó bác Hoàn nên nhập những cỡ áo 39, 40 và 41 về nhiều hơn để bán được trong tháng tiếp theo. Bài 4 trang 8 a) Tháng 1 b) Tổng số thịt lợn bán ra trong cả bốn tháng là: 40 + 20 + 30 + 30 = 120 (tấn). Tỉ số của lượng thịt lợn bán ra trong tháng 1 và tổng lượng thịt lợn bán ra trong cả bốn tháng là Bài 5 trang 8 Biểu đồ hình 5 là biểu đồ lượng mưa của Bắc Bán Cầu; Biểu đồ hình 6 là biểu đồ lượng mưa của Nam Bán Cầu. Bài 6 trang 8 a)Tổng lượng xuất khẩu của năm mặt hàng trên năm 2018 là: 373 498 + 1 878 278 + 232 750 + 6 114 934 + 127 338 = 8 726 798 (tấn) b) Tổng lượng xuất khẩu của bốn mặt hàng còn lại là: 373 498 + 1 878 278 + 232 750 + 127 338 = 2 611 864 (tấn) Lượng gạo xuất khẩu nhiều hơn tổng lượng xuất khẩu của bốn mặt hàng còn lại là: 6 114 934 – 2 611 864 = 3 503 070 (tấn)
File đính kèm:
- giao_an_toan_6_canh_dieu_chuong_4_mot_so_yeu_to_thong_ke_va.docx