Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 3: Hình học trực quan - Bài 2: Hình chữ nhật. Hình thoi
I. Hình chữ nhật
1. Nhận biết hình chữ nhật
Hình chữ nhật là hình có:
- Hai cạnh đối song song và bằng nhau.
- Hai đường chéo bằng nhau.
- Bốn góc bằng nhau và bằng 900.
VD: Hình chữ nhật ABCD có:
- Hai cạnh đối bằng nhau: AB = CD; AD = BC;
- Hai cạnh đối AB và CD; AD và BC song song với nhau;
- Hai đường chéo bằng nhau: AC = BD;
- Bốn góc A, B, C, D bằng nhau và bằng 900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 3: Hình học trực quan - Bài 2: Hình chữ nhật. Hình thoi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 3: Hình học trực quan - Bài 2: Hình chữ nhật. Hình thoi
HÌNH CHỮ NHẬT. HÌNH THOI I. Hình chữ nhật 1. Nhận biết hình chữ nhật Hình chữ nhật là hình có: - Hai cạnh đối song song và bằng nhau. - Hai đường chéo bằng nhau. - Bốn góc bằng nhau và bằng 900. VD: Hình chữ nhật ABCD có: - Hai cạnh đối bằng nhau: AB = CD; AD = BC; - Hai cạnh đối AB và CD; AD và BC song song với nhau; - Hai đường chéo bằng nhau: AC = BD; - Bốn góc A, B, C, D bằng nhau và bằng 900 2. Vẽ hình chữ nhật Để vẽ hình chữ nhật ABCD, biết AB = 3 cm và AD = 6 cm bằng thước thẳng thì ta thực hiện các bước sau: B1: Vẽ đoạn thẳng AD = 6 cm. B2. Đặt thước thẳng vuông góc với đoạn AD sau đó vẽ đoạn AB = 3 cm; Đặt thước thẳng vuông góc với đoạn DA sau đó vẽ đoạn DC = 3 cm. B3: Dùng thước nối đoạn BC lại thì thu được hình chữ nhật ABCD với cạnh AB = 3 cm và AD = 6 cm. Luyện tập 1 trang 99 Phương pháp: Áp dụng các bước vẽ hình chữ nhật ở trên. Giải 3. Chu vi và diện tích hình chữ nhật - Chu vi hình chữ nhật = 2.(chiều dài + chiều rộng) - Diện tích hình chữ nhật = chiều dài. chiều rộng VD: Cho hình chữ nhật ABCD với AD = 8 cm và AB = 4 cm. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật ABCD. Giải Chu vi hình chữ nhật ABCD là: 2.(8+4) = 24 cm Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 8.4 = 32 cm2 II. Hình thoi 1. Nhận biết hình thoi Hình thoi là hình có : - Bốn cạnh bằng nhau. - Hai cạnh đối song song - Hai đường chéo vuông góc với nhau. VD: Hình thoi ABCD có: - Bốn cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DA - Hai cạnh đối AB và CD, AD và BC song song với nhau; - Hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau. 2. Vẽ hình thoi Để vẽ hình thoi ABCD với cạnh AB = 5 cm và AC = 8 cm bằng thước và compa thì ta thực hiện các bước sau: Bước 1. Dùng thước vẽ đoạn thẳng AC = 8 cm. Bước 2. Dùng compa vẽ một phần đường tròn tâm A bán kính bằng đoạn AB = 5 cm. Bước 3. Dùng compa vẽ một phần đường tròn tâm C bán kính bằng đoạn AB = 5 cm. Khi đó, hai phần đường tròn cắt nhau tại hai điểm, ta đặt tên cho hai điểm đó lần lượt là điểm B và điểm D. Bước 4. Dùng thước nối các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA thì thu được hình thoi ABCD với cạnh AB = 5 cm và AC = 8 cm. Luyện tập 2 trang 100 Phương pháp: Áp dụng các bước vẽ hình thoi ở trên. Giải 3. Chu vi và diện tích hình thoi - Chu vi hình thoi = cạnh.4 - Diện tích hình thoi = nửa tích hai đường chéo Ví dụ : Tính chu vi hình thoi ABCD khi biết độ dài cạnh là 10cm. Giải Chu vi hình thoi ABCD là 4.10 = 40 cm VD: Một khu đất hình thoi có độ dài các đường chéo là 70m và 300m. Tính diện tích khu đất đó. Giải Diện tích khu đất là: = 10500 (m2) Luyện tập 3 trang 101 Bác Hưng uốn một dây thép thành móc treo đồ có dạng hình thoi với độ dài cạnh bằng 30 cm. Bác Hưng cần bao nhiêu xăng-ti-mét dây thép để làm móc treo đó? Phương pháp: Để biết bác Hưng cần bao nhiêu xăng-ti-mét dây thép để làm móc treo đó ta đi tính chu vi của hình của móc thoi bằng cách lấy cạnh nhân 4. Giải Bác Hưng cần số xăng-ti-mét dây thép để làm móc treo là: 30.4 = 120 cm
File đính kèm:
- giao_an_toan_6_canh_dieu_chuong_3_hinh_hoc_truc_quan_bai_2_h.docx