Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 2: Số nguyên - Bài 2: Tập hợp các số nguyên
I. Tập hợp các số nguyên
1 Số nguyên dương
Số nguyên dương là số tự nhiên khác 0.
VD: Các số tự nhiên khác 0 chẳng hạn như 1; 2; 3; được gọi là các số nguyên dương.
2 Tập hợp số nguyên
- Tập hợp số nguyên là tập hợp bao gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương.
- Tập hợp các số nguyên được kí hiệu là . Khi đó, ta có:
Chú ý:
- Số 0 không phải số nguyên âm, cũng không phải số nguyên dương.
- Các số nguyên dương đều mang dấu “+"; Các số nguyên âm đều mang dấu “-".
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 2: Số nguyên - Bài 2: Tập hợp các số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 2: Số nguyên - Bài 2: Tập hợp các số nguyên
TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN I. Tập hợp các số nguyên 1 Số nguyên dương Số nguyên dương là số tự nhiên khác 0. VD: Các số tự nhiên khác 0 chẳng hạn như 1; 2; 3; được gọi là các số nguyên dương. 2 Tập hợp số nguyên - Tập hợp số nguyên là tập hợp bao gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương. - Tập hợp các số nguyên được kí hiệu là . Khi đó, ta có: Chú ý: - Số 0 không phải số nguyên âm, cũng không phải số nguyên dương. - Các số nguyên dương đều mang dấu “+"; Các số nguyên âm đều mang dấu “-". Giải II. Biểu diễn số nguyên trên trục số Ta có thể biểu diễn số nguyên trên trục số. Có hai loại trục số: 1. Trục số nằm ngang Trên trục số nằm ngang, điểm biểu diễn số nguyên âm nằm bên trái điểm 0, điểm biểu diễn số nguyên dương nằm bên phải điểm 0. 2. Trục số thẳng đứng Trên trục số thẳng đứng, điểm biểu diễn số nguyên âm nằm phía dưới điểm 0, điểm biểu diễn số nguyên dương nằm phía trên điểm 0. Luyện tập 2 trang 66 Toán lớp 6 Tập 1: Biểu diễn các số – 7, – 6, – 4, 0, 2, 4 trên một trục số. Phương pháp: Để làm bài này thì: - B1: Kẻ trục số nằm ngang, biểu diễn số nguyên am bên trái điểm 0, điểm biểu diễn số nguyên dương nằm bên phải số 0. - B2: Xác định các số -7; -6; -4; 0; 2; 4 trên trục số. Giải III. Số đối của một số nguyên - Số đối của số số nguyên dương là số nguyên âm và ngược lại, số đối của số số nguyên âm là số nguyên dương. VD: Số đối của 5 là – 5 và ngược lại, số đối của – 5 là 5. - Số đối của 0 là 0. Luyện tập 3 trang 67: Cho ví dụ về hai số nguyên đối nhau và hai số nguyên không đối nhau. Giải - Số 25 và – 25 là hai số nguyên đối nhau. - Số 5 và 15 không phải là hai số nguyên đối nhau. IV. So sánh các số nguyên 1. So sánh hai số nguyên - Trên trục số nằm ngang, nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b. - Trên trục số thẳng đứng, nếu điểm a nằm phía dưới điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b. - Nếu a nhỏ hơn b thì ta viết là a a. 2. Cách so sánh hai số nguyên a) So sánh hai số nguyên khác dấu Số nguyên âm luôn nhỏ hơn số nguyên dương. Ví dụ: – 7 là số nguyên âm và 5 là số nguyên dương nên – 7 < 5. b) So sánh hai số nguyên cùng dấu * So sánh hai số nguyên dương: Để so sánh hai số nguyên dương thì so sánh bình thường giống như so sánh hai số tự nhiên. VD: So sánh 72 và 84. Giải 72 < 84 * So sánh hai số nguyên âm: Để so sánh hai số nguyên âm, ta làm như sau: Bước 1. Bỏ dấu “–” trước cả hai số âm Bước 2. Trong hai số nguyên dương nhận được, số nào nhỏ hơn thì số nguyên âm ban đầu (trước khi bỏ dấu “–”) sẽ lớn hơn. Ví dụ: So sánh – 216 và – 309. Giái Bỏ dấu “–” trước các số – 216 và – 309, ta được các số lần lượt là 216 và 309. Do 216 – 309. (Số âm càng lớn thì càng bé) Luyện tập 4 trang 68: Viết các số sau theo thứ tự tăng dần: – 6, – 12, 40, 0, – 18. Giải – 18,– 12, – 6, 0, 40 Luyện tập 5 trang 69: Viết các số sau theo thứ tự giảm dần: – 154, – 618, – 219, 58. Giải 58, – 154, – 219, – 618.
File đính kèm:
- giao_an_toan_6_canh_dieu_chuong_2_so_nguyen_bai_2_tap_hop_ca.docx