Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 1: Số tự nhiên - Bài 7: Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết
I. Quan hệ chia hết
1. Khái niệm về chia hết
Cho hai số tự nhiên a và b (b # 0) .
Nếu có số tự nhiên q sao cho a = b . q thì ta nói a chia hết cho b.
Ví dụ: 45 = 9 . 5 nên 45 chia hết cho 9 và khi đó 45 : 9 = 5.
Khi a chia hết cho b, ta nói a là bội của b và b là ước của a.
Ví dụ: Ta có 45 chia hết cho 9, ta nói 45 là bội của 9 và 9 là ước của 45.
Lưu ý:
- Nếu số dư trong phép chia a cho b bằng 0 thì a chia hết cho b, kí hiệu là .
VD: 96 : 2 có số dư bằng không thì 96 chia hết cho 2, kí hiệu là .
- Nếu số dư trong phép chia a cho b khác 0 thì a không chia hết cho b, kí hiệu là .
VD: 25 : 3 có số dư bằng 1thì 25 không chia hết cho 3, kí hiệu là .
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 1: Số tự nhiên - Bài 7: Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 1: Số tự nhiên - Bài 7: Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết
QUAN HỆ CHIA HẾT. TÍNH CHẤT CHIA HẾT I. Quan hệ chia hết 1. Khái niệm về chia hết Cho hai số tự nhiên a và b (b # 0) . Nếu có số tự nhiên q sao cho a = b . q thì ta nói a chia hết cho b. Ví dụ: 45 = 9 . 5 nên 45 chia hết cho 9 và khi đó 45 : 9 = 5. Khi a chia hết cho b, ta nói a là bội của b và b là ước của a. Ví dụ: Ta có 45 chia hết cho 9, ta nói 45 là bội của 9 và 9 là ước của 45. Lưu ý: - Nếu số dư trong phép chia a cho b bằng 0 thì a chia hết cho b, kí hiệu là . VD: 96 : 2 có số dư bằng không thì 96 chia hết cho 2, kí hiệu là . - Nếu số dư trong phép chia a cho b khác 0 thì a không chia hết cho b, kí hiệu là . VD: 25 : 3 có số dư bằng 1thì 25 không chia hết cho 3, kí hiệu là . Lưu ý: Với a là số tự nhiên khác 0 thì: - a là ước của a; - a là bội của a; - 0 là bội của a; -1 là ước của a. VD: Với 5 là số tự khác 0 thì: - 5 là ước của 5; - 5 là bội của 5; - 5 là bội của 5; -1 là ước của 5. 2. Cách tìm bội và ước của một số a) Cách tìm bội của một số Để tìm các bội của số a với a khác 0, ta lấy a nhân lần lượt với 0; 1; 2; 3;,khi đó, các kết quả nhận được đều là bội của a. Ví dụ: Tìm các bội nhỏ hơn 32 của 8. Phương pháp: Để tìm các bội nhỏ hơn 32 của 8 thì: - B1: Lấy 8 nhân lần lượt với 0; 1; 2; 3; - B2: So sánh các kết quả nhận được nếu số nào nhỏ hơn 32 thì nhận. Khi đó, ta thu được các bội nhỏ hơn 32 của 8. Giải Các bội nhỏ hơn 32 của 8: 0; 8; 16; 24. Luyện tập 2 trang 31: a) Viết các bội nhỏ hơn 30 của 8. b) Viết các bội có hai chữ số của 11. Giải a) Các bội nhỏ hơn 30 của 8 là: 0; 8; 16; 24. b) Các bội có hai chữ số của 11 là: 11; 22; 33; 44; 55; 66; 77; 88; 99. b) Cách tìm ước của một số Để tìm các ước của số tự nhiên a lớn hơn 1, ta lấy a chi cho các số tự nhiện từ 1 đến a sau đó xét xem a chia hết cho những số nào thì khi đó các số ấy là ước của a. Ví dụ: Tìm các ước của 8. Giải Các ước của 8 là: 1; 2; 4; 8 Luyện tập 3 trang 32: Tìm các ước của 25. Giải Các ước của 25 là 1; 5 và 25. I. Tính chất chia hết 1. Tính chất chia hết của một tổng Nếu tất cả các số hạng của tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó. VD: Không tính tổng, hãy giải thích tại sao P = 39 + 66 + 162 chia hết cho 3. Phương pháp: Để làm bài này thì đầu tiên ta xét từng số hạng có trong biểu thức P xem có chia hết cho 3 hay không. Nếu tất các số hạng đó đều chia hết cho 3 thì ta suy ra biểu thức P chia hết cho 3. Ngược lại, nếu một trong các số hạng đó không chia hết cho 3 thì suy ra biểu thức P không chia hết cho 3. Giải Các số 39, 66, 162 chia hết cho 3 nên P chia hết cho 3. Luyện tập 4 trang 32: Không tính tổng, hãy giải thích tại sao A = 1 930 + 1 945 + 1 975 chia hết cho 5. Giải Các số 1 930, 1 945 , 1 975 chia hết cho 5 nên A chia hết cho 5. 2. Tính chất chia hết của một hiệu Nếu số bị trừ và số trừ đều chia hết cho cùng một số thì hiệu chia hết cho số đó. VD: Không tính hiệu, hãy giải thích tại sao Q = 78 – 18 chia hết cho 6. Phương pháp: Để làm bài này thì đầu tiên ta xét số bị trừ và số trừ có trong biểu thức Q xem có chia hết cho 6 hay không. Nếu cả hai số đó đều chia hết cho 6 thì ta suy ra biểu thức Q chia hết cho 6. Ngược lại, nếu một trong hai số hạng đó không chia hết cho 6 thì suy ra biểu thức Q không chia hết cho 6. Giải Các số 78 và 18 chia hết cho 6 nên Q chia hết cho 6. Luyện tập 5 trang 33: Không tính hiệu, hãy giải thích tại sao A = 2 020 – 1 820 chia hết cho 20. Giải Các số 2 020 và 1 820 chia hết cho 20 nên A chia hết cho 20. 3. Tính chất chia hết của một tích Nếu một thừa số của tích chia hết cho một số thì tích chia hết cho số đó. VD: Không tính tích, hãy giải thích tại sao M = 50.2016 chia hết cho 5. Phương pháp: Để làm bài này thì đầu tiên ta xét các thừa số có trong biểu thức M xem có chia hết cho 5 hay không. Nếu có một thừa số chia hết cho 5 thì ta suy ra biểu thức M chia hết cho 5. Ngược lại, nếu không có thừa số nào chia hết cho 5 thì suy ra biểu thức M không chia hết cho 5. Giải Vì 50 chia hết cho 5 nên M chia hết cho 5. Luyện tập 6 trang 33: Không tính giá trị biểu thức, hãy giải thích tại sao A = 36 . 234 + 217 . 24 – 54 . 13 chia hết cho 6. Phương pháp: Để làm bài này thì đầu tiên ta xét từng cái tích có trong biểu thức A xem có chia hết cho 6 hay không. Nếu tất cả các tích này đều chia hết 6 thì suy ra A chia hết cho 6. Ngược lại, nếu có một trong các tích đó không chia hết cho 6 thì suy ra A không chia hết cho 6. Giải Vì 36 chia hết cho 6 nên tích (36 . 234) chia hết cho 6 24 chia hết cho 6 nên tích (217 . 24) chia hết cho 6. Khi đó tổng 36 . 234 + 217 . 24 chia hết cho 6. 54 chia hết cho 6 nên tích (54 . 13) chia hết cho 6. => A = 36 . 234 + 217 . 24 - 54 . 13 chia hết cho 6.
File đính kèm:
- giao_an_toan_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuong_1_so_tu.docx