Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 1: Số tự nhiên - Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên
PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. Phép cộng
1. Phép cộng hai số tự nhiên
Ở tiểu học, các bạn đã được học phép cộng hai số tự nhiên rồi chẳng hạn như 3 + 2 = 5; 0 + 10 = 10; 2 + 4 =6 thì đây là các phép tính cộng cơ bản ở tiểu học, đến lớp 6 các bạn được học lại.
Ta có công thức tổng quát của phép cộng hai số tự nhiên như sau
Với hai số tự nhiên a và b thì ta có:
a + b = c
Trong phép cộng trên thì a, b được gọi là số hạng; c được gọi là tổng.
VD: 3 + 2 = 5; 0 + 10 = 10; 2 + 4 =6
2. Tính chất của phép cộng:
Phép cộng các số tự nhiên có các tính chất sau:
- Giao hoán: a + b= b + a
- Kết hợp: a + b + c = (a + b)+ c = a+ (b + c)
- Cộng với số 0: a + 0= 0 + a = a
VD: Tính một cách hợp lí biểu thức sau:
47 + 22 + 78
Phương pháp: Đối với phép cộng các số tự nhiên thì để tính một cách hợp lí thì ta nhóm các số cộng lại ra số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn lại thành một nhóm cộng trước sau đó cộng với số còn lại
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 6 (Cánh diều) - Chương 1: Số tự nhiên - Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên
PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ CÁC SỐ TỰ NHIÊN I. Phép cộng 1. Phép cộng hai số tự nhiên Ở tiểu học, các bạn đã được học phép cộng hai số tự nhiên rồi chẳng hạn như 3 + 2 = 5; 0 + 10 = 10; 2 + 4 =6 thì đây là các phép tính cộng cơ bản ở tiểu học, đến lớp 6 các bạn được học lại. Ta có công thức tổng quát của phép cộng hai số tự nhiên như sau Với hai số tự nhiên a và b thì ta có: a + b = c Trong phép cộng trên thì a, b được gọi là số hạng; c được gọi là tổng. VD: 3 + 2 = 5; 0 + 10 = 10; 2 + 4 =6 2. Tính chất của phép cộng: Phép cộng các số tự nhiên có các tính chất sau: - Giao hoán: a + b= b + a - Kết hợp: a + b + c = (a + b)+ c = a+ (b + c) - Cộng với số 0: a + 0= 0 + a = a VD: Tính một cách hợp lí biểu thức sau: 47 + 22 + 78 Phương pháp: Đối với phép cộng các số tự nhiên thì để tính một cách hợp lí thì ta nhóm các số cộng lại ra số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn lại thành một nhóm cộng trước sau đó cộng với số còn lại Giải 47 + 22 + 78 = 47 + (22+78) = 47 +100 = 147 Luyện tập 1 trang 16 Mẹ An mua cho An một bộ đồng phục học sinh gồm: áo sơ mi giá 125 000 đồng, áo khoác giá 140 000 đồng, quần âu giá 160 000 đồng. Tính số tiền mẹ An đã mua đồng phục cho An. Phương pháp: Để tính số tiền mẹ An đã mua đồng phục cho An thì ta lấy ba giá tiền trên cộng lại. Giải Số tiền mẹ An đã mua đồng phục cho An là: 125 000 + 140 000 + 160 000 = 425 000 (đồng) II. Phép trừ 1. Phép trừ hai số tự nhiên Với hai số tự nhiên a và b (a b) thì ta có: a – b = c Trong phép trừ trên thì a được gọi là số bị trừ; b được gọi là số trừ; c được gọi là hiệu. Ví dụ: 12 – 7 = 5; 23 – 3 = 20 2. Lưu ý - Nếu a – b = c thì khi đó: + Muốn tìm số bị trừ a, ta lấy hiệu cộng với số trừ nghĩa là a = c + b + Muốn tìm số trừ b, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu nghĩa là b = a – c - Nếu a + b = c thì khi đó: + Muốn tìm số hạng a, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết nghĩa là a = c – b + Muốn tìm số hạng b, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết nghĩa là b = c – a VD: Tìm x, biết: x + 25 = 30 Giải x + 25 = 30 x = 30 – 25 = 5 Luyện tập 2 trang 16 Tìm số tự nhiên x, biết: 124 + (118 – x) = 217 Phương pháp: Đối với bài này, ta quan sát thấy x nằm trong biểu thức 118 – x. Như vậy để tìm x thì: - B1: Tìm giá giá trị của biểu thức 118 – x; - B2: Suy ra giá trị của x. 124 + (118 – x) = 217 118 – x = 217 – 124 118 – x = 93 x = 118 – 93 x = 25.
File đính kèm:
- giao_an_toan_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuong_1_so_tu.docx