Giáo án Tin học Lớp 3 (Cánh diều) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Ngô Thị Thao

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu bài học:

- Nhận ra và phân biệt được các thành phần cơ bản của máy tính: thân máy, bàn phím, chuột và màn hình.

- Nêu được chức năng của bàn phím, chuột, màn hình, loa.

- HS tích cực tự học, thích tìm tòi khám phá chức năng của máy tính.

2. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học: tự đọc và tìm hiểu bài, thảo luận nhóm, làm bài.

- Năng lực phân biệt được các thành phần chính của máy tính, tác dụng của từng thành phần.

- Tích cực tham gia tìm hiểu khám phá các thành phần chính của máy tính, phân biệt đọc được tên các thành phần.

3. Phẩm chất:

- HS chăm chỉ trong học tập. Có tinh thần trách nhiệm chăm học chăm làm.

- HS chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mạnh dạn, tự tin chia sẻ thông tin trước lớp.

 

doc 92 trang Đức Bình 22/12/2023 8101
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 (Cánh diều) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Ngô Thị Thao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học Lớp 3 (Cánh diều) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Ngô Thị Thao

Giáo án Tin học Lớp 3 (Cánh diều) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Ngô Thị Thao
TRƯỜNG TH THANH LIỆT
Tuần: 1
GV: Ngô Thị Thao
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIN HỌC 3 - TIẾT SỐ 1
BÀI 1: Các thành phần của máy tính
Thời gian thực hiện: từ ngày ./09/2022 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu bài học:
- Nhận ra và phân biệt được các thành phần cơ bản của máy tính: thân máy, bàn phím, chuột và màn hình.
- Nêu được chức năng của bàn phím, chuột, màn hình, loa.
- HS tích cực tự học, thích tìm tòi khám phá chức năng của máy tính.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học: tự đọc và tìm hiểu bài, thảo luận nhóm, làm bài.
- Năng lực phân biệt được các thành phần chính của máy tính, tác dụng của từng thành phần.
- Tích cực tham gia tìm hiểu khám phá các thành phần chính của máy tính, phân biệt đọc được tên các thành phần.
3. Phẩm chất:
- HS chăm chỉ trong học tập. Có tinh thần trách nhiệm chăm học chăm làm.
- HS chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mạnh dạn, tự tin chia sẻ thông tin trước lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, GA, bài giảng điện tử.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (4’)
- Cho HS vận động nhẹ nhàng tại chỗ 
-Các con có biết cô dạy môn gì không?
-Hôm này các con được làm quen với người bạn mới? cô đố các con biết người bạn mới trong hình 1 là ai?
-Những ai đã được học và làm quen với máy tính rồi giơ tay cô xem?
-Các con có thích học với máy tính không? 
-Vậy cô trò mình cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay 
Bài 1: Các thành phần của máy tính
-Nhắc lại cho cô tên bài học ngày hôm nay.
-HS vận động khởi động cổ, tay, xoa mắt.
-Trả lời
-Giơ tay
-Trả lời
-Ghi vở
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (13’)
HĐ 1: Khám phá lợi ích của máy tính (6’)
-Cô mời cả lớp mở SGK trang 5 chúng mình cùng tìm hiểu nội dung 1. Khám phá lợi ích của máy tính.
-Các con hãy đọc thảo luận theo nhóm máy làm cho cô bài tập trên màn hình máy chiếu.
-Mời các con thảo luận và làm bài. Hết thời gian cô trò mình cùng chữa bài.
-Ai xung phong lên bản làm cho cô bài tập nối trên?
-Mời con cả lớp ở dưới quan sát và nhận xét?
-Nhóm máy nào đồng ý với bạn giơ tay?
-Cô khen các con à ngày nay máy tính trở thành người bạn thân thiết của con người có mặt ở mọi nơi như gia đình, cơ quan, trường học, .
HĐ 2. Tìm hiểu các thành phần của máy tính và chức năng của chúng (7’)
-Trò chơi “ MC nhí tài ba”
-Cách chơi các em hãy tìm hiểu thảo luận và hãy cử bạn lên thuyết trình bạn nào trình bày hay nhanh đủ ý và được bình chọn nhiều nhất sẽ là người chiến thắng.
-Cho hs tìm hiểu và gọi lên trình bày.
-Tuyên dương khen những bạn thực hiện tốt.
-Mở SGK trang 5 và tìm hiểu nội dung 1.
-Thảo luận và làm bài tập.
-Thảo luận
-Lên bảng làm bài
-Quan sát và nhận xét bài bạn.
-Giơ tay 
-Lắng nghe 
-Lắng nghe
-Thảo luận và tìm hiểu chức năng của các thành phần của máy tính.
-Lên bảng trình bày
-Lắng nghe
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH (13’)
-Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh ai đúng”, gọi hs lần lượt trả lời các câu hỏi phần luyệt tập.
-Tuyên dương học sinh trả lời nhanh và tốt.
-Lắng nghe tham gia trò chơi trả lời câu hỏi.
-Lắng gnhe
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (6’)
- HĐ 1: Vận dụng
-Chuyển dạng bài tập đúng ghi Đ và S ghi S.
-Chiếu bài tập lên bảng.
-Cho học sinh làm hoạt động cá nhân và gọi chữa bài.
-Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Làm theo lời cô nói”. 
- HĐ 2: Củng cố, dặn dò
- Các em về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho tiết học sau.
-Gửi yêu mã bài tập với phần mềm Quizzi cho học sinh làm ôn lại kiến thức đã học.
-Lắng nghe
-Quan sát bài chiếu trên bảng và làm bài tập.
-Tham gia trò chơi và chỉ các thành phần của máy tính trước mặt.
-Lắng nghe
-Ghi lại mã về nhà làm bài. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
... 
... 
... 
... 
TRƯỜNG TH THANH LIỆT
Tuần: 2
GV: Ngô Thị Thao
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIN HỌC 3 - TIẾT SỐ 2
BÀI 2: Những máy tính thông dụng
Thời gian thực hiện: từ ngày ./09/2022 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu bài học:
- Biết được những máy tính thông dụng và các thành phần cơ bản của chúng.
- Biết được sự khác nhau giữa những máy tính thông dụng.
- HS tích cực tự học, thích tìm tòi khám phá tác dụng của máy tính trong cuộc sống hàng ngày.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học: tự đọc và tìm hiểu bài, thảo luận nhóm, làm bài.
- Năng lực phân biệt được các loại máy tính thông dụng và vai trò của máy tính ngày nay đối với cuộc sống của con người. 
- Năng lực tích cực tham gia tìm hiểu bài và trả lời câu hỏi.
3. Phẩm chất:
- HS chăm chỉ trong học tập. Có tinh thần trách nhiệm chăm học chăm làm.
- HS chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mạnh dạn, tự tin chia sẻ thông tin trước lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, GA, bài giảng điện tử.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (4’)
-Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi với phần mềm Quizzi. 
-HD học sinh cách đăng nhập và tham gia chơi trả lời câu hỏi sau khi đăng nhập mã mà giáo viên giao.
-Tuyên dương 3 học sinh thực hiện trả lời nhanh và đúng nhất.
-Mời cả lớp mở SGK trang 7
-Các em hãy quan sát phần khởi động SGK trang 7 và nối cho cô các thiết bị để ghép thành một máy tính.
-Gọi HS trả lời?
-Chiếu đáp án yêu cầu học sinh quan sát so sánh với bài làm của mình nếu sai sửa lại cho đúng.
-Ở lớp 2 vi do nghỉ dịch mà các con phải học Online vậy các con sử dụng thiết bị gì để học zoom? 
-Để giúp các con tìm hiểu thêm về các loại máy tính mà ngày nay hay sử dụng cô trò mình cùng nhau học bài 2 
Bài 2: Những máy tính thông dụng
-Nhắc lại cho cô tên bài học ngày hôm nay.
-Lắng nghe
-Tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi
-Quan sát và lắng nghe
-Mở SGK trang 7 tìm hiểu bài
-Lắng nghe và thực hiện
-Trả lời
-Quan sát và lắng nghe
-Trả lời
-Lắng nghe
-Ghi vở
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (14’)
HĐ 1: Những máy tính thông dụng (5’)
-Ai giỏi có thể kể cho cô và cả lớp nghe con biết được có những loại máy tính nào?
-Nhận xét câu trả lời của học sinh.
-Cô mời cả lớp quan sát hình trên máy chiếu và SGK trang 7 chúng mình cùng tìm hiểu nội dung 1. Những máy tính thông dụng.
-Các con hãy đọc thảo luận theo nhóm máy và cho cô biết có những loại máy tính nào và nhà con có dùng máy tính không? Con đang sử dụng loại máy tính nào?
-Nhận xét câu trả lời của học sinh.
-Các con hãy quan sát chiếc máy tính trước mặt các con nó thuộc loại máy tính nào? Gồm những thành phần nào?
-Mời con cả lớp ở dưới quan sát và trả lời?
-Cô mời một bạn trả lời?
-Nhóm máy nào đồng ý với bạn giơ tay?
-Máy tính trở thành người bạn thân thiết của con người và được sử dụng phổ biến trong tất cả các hoạt động của đời sống xã hội. 
HĐ 2. Các thành phần cơ bản của từng loại máy tính (9’)
-Trò chơi “ Chỉ nhanh đoán tài”
-Cách chơi các em hãy tìm hiểu thảo luận và hãy cử bạn lên thuyết trình chỉ ra thân máy, màn hình, bàn phím và chuột.
-Cho hs tìm hiểu và gọi lên trình bày.
-Tuyên dương khen những bạn thực hiện tốt.
-Trả lời
-Lắng nghe
-Mở SGK và tìm hiểu bài
-Thảo luận và trả lời câu hỏi
-Lắng nghe
-Trả lời
-Quan sát và trả lời
-Trả lời
-Giơ tay bày tỏ ý kiến
-Lắng nghe
-Lắng nghe
-Thảo luận và tìm hiểu chức năng của các thành phần của máy tính.
-Lên bảng trình bày
-Lắng nghe
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH (13’)
-Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh ai đúng”, gọi hs lần lượt trả lời các câu hỏi phần luyệt tập.
-Tuyên dương học sinh trả lời nhanh và tốt.
-Lắng nghe tham gia trò chơi trả lời câu hỏi.
-Lắng gnhe
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’)
- HĐ 1: Vận dụng
-Cho học sinh quan sát và trả lời thông qua trò chơi “Rùa con về đích”
-Nêu cách chơi và cho HS quan sát tìm hiểu và trình bày hiểu biêt của mình về một chiếc máy tính tất cả trong một.
-Gọi học sinh tham gia chơi và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét và tuyên dương học sinh trả lời tốt.
- HĐ 2: Củng cố, dặn dò
- Các em về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho tiết học sau.
- Đọc kĩ cho cô lại phần ghi nhớ SGK trang số 9
-Lắng nghe
-Quan sát bài chiếu trên bảng và làm bài tập.
-Trả lời câu hỏi
 -Lắng nghe
-Lắng nghe
-Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
... 
... 
... 
... 
... 
TRƯỜNG TH THANH LIỆT
Tuần: 3
GV: Ngô Thị Thao
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIN HỌC 3 - TIẾT SỐ 3
BÀI 3: Em tập sử dụng chuột
Thời gian thực hiện: từ ngày ./09/2022 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu bài học:
- Biết được cầm được chuột đúng cách.
- Biết được thực hiện được các thao tác cơ bản khi sử dụng chuột
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học: tự đọc và tìm hiểu bài, thảo luận nhóm, làm bài.
- Năng lực phân biệt được các nút của chuột và cách cầm chuột sao cho đúng.
- Năng lực tích cực thực hành thành thạo các thao tác sử dụng chuột.
3. Phẩm chất:
- HS chăm chỉ trong học tập. Có tinh thần trách nhiệm chăm học chăm làm.
- HS chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mạnh dạn, tự tin chia sẻ thông tin trước lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, GA, bài giảng điện tử.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (4’)
- Cho HS vận động nhẹ nhàng tại chỗ 
-Thành phần của một chiếc máy tính gồm những gì?
-Chiếu bài tập nối các thành phần của máy tính với chức năng của chúng.
-Gọi học sinh chữa bài và tuyên dương các bạn làm bài nhanh trả lời.
-Mời cả lớp mở SGK trang 10
-Các em hãy quan sát phần khởi động SGK trang10 và cho cô biết bình thường con trỏ chuột máy tính có hình gì?
-Gọi HS trả lời?
-Chiếu đáp án yêu cầu học sinh quan sát có rất nhiều hình dạng khác nhau tùy thuộc vào tính năng sử dụng ở các phần mềm.
-Để giúp các con sử dụng chuột máy tính cho tốt cô trò mình cùng nhau đến với bài học số 3. 
Bài 3: Em tập sử dụng chuột
-Nhắc lại cho cô tên bài học ngày hôm nay.
-HS vận động khởi động cổ, tay, xoa mắt.
-Trả lời
-Quan sát và làm bài tập
-Trả lời
-Mở SGK trang 10
-Đọc và quan sát liên hệ thực tế
-Trả lời
-Quan sát lắng nghe
-Lắng nghe
-Ghi vở
-Nhắc lại tên bài học
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (15’)
HĐ 1: Cầm chuột đúng cách (6’)
-Trên máy chiếu cô có hình số 1 giống SGK các con hãy cho biết chuột máy tính gồm mấy nút đó là những nút nào?
-Mời 1 học sinh lên bảng chỉ và nêu lại các nút? Gọi học sinh nhận xét?
-Các em hãy thảo luận nhóm máy tìm hiểu cách cầm chuột?
-Cô mời một bạn cho biết trong hình 2a và 2b cách cầm chuột nào đúng? Ai xung phong cầm chuột cho cả lớp xem?
-Mời cả lớp cùng thực hành cầm chuột trước mặt các con?
-Hãy nêu cho cô cách cầm chuột?
-Gọi nhận xét? Chiếu cách cầm chuột lên bảng.
-Gọi học sinh đọc lại cách cầm chuột.
HĐ 2. Các thao tác cơ bản khi sử dụng chuột (9’)
-Chiếu trò chơi và cách chơi trò “ AI NHANH HƠN”
-Các em hãy tìm hiểu thảo luận và làm bài tập nối để tìm ra các thao tác SD chuột.
-Cho hs tìm hiểu và gọi lên trình bày.
-Tuyên dương khen những bạn thực hiện tốt.
-Quan sát và trả lời
-Lên bảng chỉ và nêu các nút
-Nhận xét câu trả lời của bạn
-Thảo luận nhóm máy
-Trả lời, thực hiện thao tác cầm chuột.
-Cả lớp thực hành
-Trả lời
-Nhận xét và quan sát trên màn hình.
-Đọc cách cầm chuột
-Đọc và tìm hiểu bài, làm bài tập
-Tham gia làm bài tậ ... ơn. Vì đây là một kỹ năng cần thiết để người chỉ huy hướng dẫn, chia công việc cho các thành viên một cách hợp lí và hiệu quả.
- HS trình bày và chăm chú lắng nghe.
-Ghi vở
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (15’)
HĐ 2: Trò chơi: Ai chia việc hợp lý?
 a. Mục tiêu: HS nhận biết được thông tin và biết chia một công việc cụ thể thành những việc nhỏ hơn.
b. Cách thức thực hiện :
- GV chiếu bảng yêu cầu trò chơi Ai chia việc hợp lý, yêu cầu HS trình bày nhiệm vụ một vài thong tin đã được tiếp nhận và em đã chia nhỏ như thế nào?
- GV gọi HS đứng dậy trả lời câu hỏi (1 – 2 HS).
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: 
 HĐ 3. Trò chơi: Điều khiển robot (5’)
a. Mục tiêu: Điều khiển được robot đi trên đoạn đường được tô đậm.
b. Cách thức thực hiện:
 - GV chiếu hình 1 sgk trang 66, yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi sau: Để điều khiển robot đi từ A đến B em cần viết câu lệnh như thế nào? 
- GV gọi HS đứng dậy trình bày.
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Robot chỉ đi trên đoạn đường được tô đậm. Tại một số đỉnh ô vuông có đèn, robot chỉ lăn khi bánh xe không chạm màu đỏ. Nếu chạm màu đỏ robot sẽ nhảy lên cao và khi đó đèn đỏ sẽ tắt không sáng nữa.
-Hs mở SGK trang 66 đọc và tìm hiểu nội dung.
- HS quan sát
- HS tự chia nhỏ công việc và phân công cho các bạn trong nhóm.
- HS quan sát hình , suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
+ Hình1: Tiến đi thẳng đoạn dài bằng cạnh 01 ô vuông. Nếu đỏ thì nhảy.
+ Quay trái, tiến đi thẳng nếu đỏ thì nhảy, quay phải tiến và quay sang phải như hình.
- Lắng nghe
- HS quan sát hình ảnh , suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
+ TH1: em biết đến lúc phải thức dạy
+ TH2: mọi người tham gia giao thông phải nhường đường 
+ TH3: để trao đổi thông tin 
- Lắng nghe
- HS nêu
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH (12’)
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
b. Cách thức thực hiện :
- GV chia lớp thành nhóm (4 HS), yêu cầu các nhóm đọc nội dung bài luyện tập SGK Trang 67, thảo luận, trả lời câu hỏi: Em hãy thay đổi dấu? trong bảng 2 bằng một lệnh để nếu thực hiện tuần tự các lệnh từ 1 đến 9 thì robot sẽ đi từ C đến D.
- GV gọi đại diện 2 – 3 nhóm đứng dậy trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án đúng.
 Trò chơi: « Ai nhanh, ai đúng »
- GV giữ nguyên nhóm, tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- GV chiếu yêu cầu tiếp theo, các nhóm thảo luận nhanh, ghi đáp án vào bảng và giơ lên, nhóm nào trả lời nhanh, chính xác là đội chiến thắng.
c. Củng cố, dặn dò
- Các em về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho tiết học sau.
- HS hình thành nhóm, thảo luận, chia sẻ câu trả lời cho nhau.
- HS trình bày kết quả
 - HS lắng nghe, đối chiếu kết quả.
- HS giữ nguyên nhóm, chơi trò chơi
-Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
... 
... 
... 
... 
... 
... 
... 
... 
TRƯỜNG TH 
Tuần: 34
GV: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIN HỌC 3 - TIẾT SỐ 34
BÀI 1: PHÁT BIỂU NHIỆM VỤ VÀ TÌM SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
Thời gian thực hiện: từ ngày ./.. /202 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu bài học:
- Phát biểu được nhiệm vụ đặt ra bằng cách nêu những gì đã cho trước, cẩn làm gì hay cần tạo ra sản phẩm số nào.
- Tìm được sự trợ giúp của máy tính để làm một số việc nhỏ trong một nhiệm vụ được giao.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học: tự HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giừ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
+ Tự tin phát biểu nhiệu vụ của mình trước đám đông có thể nhờ sự trợ giúp của máy tính thông qua phần mềm trình chiếu.
3. Phẩm chất:
- HS chăm chỉ trong học tập. Có tinh thần trách nhiệm chăm học chăm làm.
- HS chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mạnh dạn, tự tin chia sẻ thông tin trước lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, GA, bài giảng điện tử.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 5’
Khởi động: Em hãy nêu một hoạt động có nếuthì mà em biết?
- Nhận xét – tuyên dương.
- Nếu em giao một nhiệm vụ nào đó cho nguôi khác, em có biết cách phát biểu nhiệm vụ đó rõ ràng hay không?
- Nhận xét.
- Hôm nay, các em sẽ học bài 
1: Phát biểu nhiệm vụ và tìm sự trợ giúp của máy tính.
- HS trả lời.
- Nhận xét bạn
- Hs trả lời. Cần biết chia việc để phân công cho từng người. 
- HS trả lời.
- Hs viết bài.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 14’
Hoạt động 1: Cách phát biểu một 1 nhiệm vụ
- Ví dụ: Cô giáo đã giao nhiệm vụ cho bạn Thuỳ Anh như sau: “Em hãy sử dụng phần mềm trình chiếu tạo ra bài giới thiệu về bản thân. Bài trình chiếu đó có từ 3 đến 5 trang”.
Cô giáo đã phát biểu nhiệm vụ giao cho bạn Thuỳ Anh rất rõ ràng. Trong nhiệm vụ cô giáo giao, điều đã biết là: Bài trình chiếu có nội dung giỏi thiệu về Thuỳ Anh và được sử dụng phần mềm trình chiếu để làm, kết quả cần có là: Bài trình chiếu có từ 3 đến 5 trang giới thiệu về Thuỳ Anh.
- Anh Việt Phương giao nhiệm vụ cho em Hà Phương: “Trong tập ảnh của gia đình, em hãy chọn bức ảnh em thích nhất có cả bố, mẹ và hai anh em mình. Anh sẽ đưa bức ảnh đó vào bưu thiếp chúc thọ ông, bà". Trong nhiệm vụ được giao, em Hà Phương đã có những gì, đã biết những gì và kết quả cần đạt là gì?
- Nhận xét – tuyên dương.
- YC học sinh đọc phần kết luận.
Hoạt động 2: Tìm sự trợ giúp của máy tính.
- Cho học sinh thảo luận nhóm bàn theo nhiệm vụ của nhóm em là làm ra những tờ rơi kêu gọi bảo vệ môi trường. Nội dung tờ rơi nêu những tác hại ô nhiễm môi trường do túi nilon gây ra. Mỗi tờ rơi này sẽ được mỗi bạn trong lớp đem về nhà, chuyển đến các bậc phụ huynh. Hãy trả lời câu hỏi trong các mục 1 và 2 dưới đây.
1) Nhóm em có đồng ý với việc xác định nhiệm vụ (trong Bảng 7) không? Nhóm em có bổ sung gì không?
- (?) Nhóm em có đồng ý với cách chia nhiệm vụ thành các việc nhỏ hơn như nhóm Hoa mặt trời không? Trong những việc nhỏ của nhiệm vụ nói trên, em thấy việc nào có thể sử dụng máy tính trợ giúp?
- Nhận xét quyên dương.
- Lắng nghe.
- Quan sát và lắng nghe.
- Hs lắng nghe – thảo luân.
- Trả lời: 
Đã có: tập ảnh gia đình.
- Đã biết nhiệm vụ: tìm bức ảnh có bố mẹ và 2 anh em đẹp nhất.
- Kết quả đưa bức ảnh vào chúc thọ ông bà.
- Nhận xét bạn.
- Hs đọc.
-Học sinh lắng nghe ghi nhớ và tham gia thảo luận nhóm 
- Đồng ý.
-Quan sát và làm theo các nhiệm vụ được giao.
- Đồng ý.
- Trả lời: bước 2, 3, 4 và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
-Lắng nghe
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH 11’
- Bài 1. Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “MC tài ba”. Em hãy chọn một bài tập của một môn học và phát biểu nhiệm vụ làm bài tập.
-Gọi 2 học sinh lên bảng trình bày sau đó cho các bạn còn lại dưới lớp bình chọn.
- Nhận xét – tuyên dương.
Bài 2. Em hãy phát biểu lại một nhiệm vụ nào đó mà em đã thực hiện, chú ý xác định rõ:
Những gì đã có, đã biết để thực hiện nhiệm vụ.
Cần làm gì hay sản phấrn cần tạo ra là gì.
- Nhận xét – tuyên dương.
-Tham gia trò chơi 
- Hs thực hiện.
- Nhận xét.
- Hs thực hiện trình bày bài làm của mình.
-Lắng nghe
- Nhận xét.
- Hs thực hiện trình bày bài làm của mình.
-Lắng nghe
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM 4’
- Hãy kể ra 3 việc mà em đã làm với sự trợ giúp của máy tính.
- YC học sinh đọc phần em cần ghi nhớ.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- Hs trả lời: soạn bài trình chiếu, xem video, nghe nhạc, .
- Hs đọc.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
... 
... 
... 
... 
... 
... 
... 
TRƯỜNG TH 
Tuần: 35
GV: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIN HỌC 3 - TIẾT SỐ 35
BÀI 2: Thực hành – Nhiệm vụ và sản phẩm
Thời gian thực hiện: từ ngày ./.. /202 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu bài học:
- Tạo được một sản phẩm số có sự trợ giúp của máy tính.
- Nhận thấy cần phát biểu nhiệm vụ rõ ràng, chia nhiệm vụ thành các bước khi thực hiện chung theo nhóm.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học: tự HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giừ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
+ Tự tin phát đóng góp ý kiến của mình khi tham gia thực hiện theo nhóm.
3. Phẩm chất:
- HS chăm chỉ trong học tập. Có tinh thần trách nhiệm chăm học chăm làm.
- HS chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mạnh dạn, tự tin chia sẻ thông tin trước lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, GA, bài giảng điện tử.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 4’
Khởi động: Em hãy kể tên 1 số hoạt động mà em có thể nhờ tới sự hỗ trợ của máy tính?
- Nhận xét – tuyên dương.
- Em đã thực hiện một nhiệm vụ theo nhóm với sự trợ giúp của máy tính bao giờ chưa?
- Nhận xét.
- Hôm nay, các em sẽ học bài “Thực hành - Nhiệm vụ, sản phẩm”
- HS trả lời.
- Nhận xét bạn
- Hs trả lời. Cần biết chia việc để phân công cho từng người. 
- HS trả lời.
- Hs viết bài.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhiệm vụ của nhóm
- Mỗi nhóm chọn một đề tài trong sách giáo khoa.
1)Kể về một con vật mà mình yêu thích bằng một số hình ảnh (từ 3 đến 5 ảnh).
2)Giới thiệu cảnh đẹp của Việt Nam (từ 3 đến 5 trang chiếu có ảnh).
3)Máy tính đá giúp em học tiếng Anh như thế nào?
- YC học sinh đọc gợi ý thực hiện.
- Phát biểu lại nhiệm vụ để tốt cả các thành viên trong nhóm hiểu rõ nhiệm vụ đã chọn.
- Trao đổi nhóm chia nhiệm vụ thành các bước, mỗi bước là một việc nhỏ hơn.
- Trong các bước đã nêu, xđ bước nào có thể dùng máy tính trợ giúp.
- Lập bản phân công trong nhóm và kế hoạch thực hiện.
- Khi thực hiện nhiệm vụ chú ý để đạt các tiêu chí đánh giá đã thống nhất chung trong lớp.
- Đọc các tiêu chí của sản phẩm.
Hoạt động2: Thu hoạch bài tập nhóm.
- YC học sinh trình bày về sản phẩm của mình với cả lớp.
- Nhận xét tuyên dương.
- Hs chọn đề tài của nhóm.
- Lắng nghe.
- HS đọc. Đọc nối tiếp
-Phát biểu và lắng nghe
-Lắng nghe và chia nhiệm vụ theo nhóm
-Đưa ra ý kiến riêng của mỗi bạn
-Phân công và thực hiện kế hoạch.
-Lắng ngeh
- HS đọc.
- Hs các nhóm trình bày.
- Nhận xét bài nhóm bạn.
-Lắng nghe
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
- Trong đề tài mà nhóm em vừa thực hiện có những bước máy tính không làm được, cũng có những bước máy tính trợ giúp hiệu quả. Em đồng ý với nhận xét đó không?
- Theo em, chia một việc thành các bước nhỏ hơn đem lại thuận lợi gì?
- Nhận xét – tuyên dương.
-Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Làm theo điều cô nói”
- Hs trả lời.
- Hs trả lời: giao nhiệm vụ dễ hơn cho các thành viên.
- Nhận xét.
-Tham gia trò chơi 
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
- YC HS đọc phần em cần ghi nhớ.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- Hs đọc.
-Lắng nghe
I V. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
... 
... 
... 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_3_canh_dieu_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc.doc