Giáo án môn Toán học 6 (Cánh diều) - Chương VI: Hình học phẳng - Bài 3: Đoạn thẳng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng, hai đoạn thẳng bằng nhau, trung điểm của đoạn thẳng; biết so sánh hai đoạn thẳng.

- Nhận biết một số hình ảnh trong thực tiễn có liên quan đến đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, hai đoạn thẳng bằng nhau.

2. Năng lực

Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Năng lực riêng:

+ Nhận biết đoạn thẳng

+ Biết đo độ dài đoạn thẳng

+ Nhận biết trung điểm của đoạn thẳng

+ Giải các bài toán thực tế có liên quan đến đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng và trung điểm của đường thẳng

 

docx 13 trang canhdieu 19/08/2022 7341
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán học 6 (Cánh diều) - Chương VI: Hình học phẳng - Bài 3: Đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Toán học 6 (Cánh diều) - Chương VI: Hình học phẳng - Bài 3: Đoạn thẳng

Giáo án môn Toán học 6 (Cánh diều) - Chương VI: Hình học phẳng - Bài 3: Đoạn thẳng
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 3: ĐOẠN THẲNG (3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng, hai đoạn thẳng bằng nhau, trung điểm của đoạn thẳng; biết so sánh hai đoạn thẳng.
- Nhận biết một số hình ảnh trong thực tiễn có liên quan đến đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, hai đoạn thẳng bằng nhau.
2. Năng lực 
Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
Năng lực riêng:
+ Nhận biết đoạn thẳng
+ Biết đo độ dài đoạn thẳng
+ Nhận biết trung điểm của đoạn thẳng
+ Giải các bài toán thực tế có liên quan đến đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng và trung điểm của đường thẳng
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV
- Giáo án, SGK, SGV
- Các dụng cụ vẽ hình trên bảng: thước, compa, ê ke...
- Một số hình ảnh hoặc clip (nếu có điều kiện) có liên quan đến đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng để minh họa cho bài học sinh động.
2 - HS 
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, thước kẻ, conpa, ê ke,....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe
c) Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV cho HS quan sát sơ đồ đường đi mà bạn Thu vẽ, đọc và trả lời câu hỏi.
Bạn Thu vẽ sơ đồ đường đi từ nhà mình (điểm O) đến vị trí ba hiệu sách A, B, C như Hình 38.
Ba đường nối từ O đến các điểm A, B, C gợi nên hình ảnh gì? Các số đo độ dài 200m, 150m, 100m nói lên điều gì?
- HS thảo luận theo nhóm đôi thực hiện
- GV gọi 1 số nhóm trình bày câu trả lời (không giải thích)
=> GV nhận xét và dẫn dắt vào bài.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Khái niệm đoạn thẳng
a) Mục tiêu: 
- HS nhận biết và nêu được khái niệm đoạn thẳng
b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đặt cạnh thước thẳng đi qua hai điểm cho trước và vẽ đường nối hai điểm đó như Hình 39. 
- Từ đó GV yêu cầu HS nêu hiểu biết thế nào là đoạn thẳng AB 
- GV nhắc cho HS cách gọi thứ hai của một đoạn thẳng ở khung lưu ý
- GV hướng dẫn HS thực hiện VD1, yêu cầu HS phải nhận biết được điểm thuộc đoạn thẳng, điểm không thuộc đoạn thẳng.
- Áp dụng làm bài Luyện tập 1 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.
- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 1
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Gọi 1 HS đọc khái niệm đoạn thẳng và khung lưu ý trong SGK.
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện bài Luyện tập 1 
- GV gọi HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh.
- GV chốt kiến thức khái niệm đoạn thẳng
I. HAI ĐOẠN THẲNG BẰNG NHAU
1. Khái niệm đoạn thẳng
Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
A
B
Đoạn thẳng AB cũng gọi là đoạn thẳng BA
Luyện tập 1
I
P
Q
K
R
T
Điểm I, K; P, Q thuộc đoạn thẳng IK
Điểm T, R khong thuộc đoạn thẳng IK
Hoạt động 2: Hai đoạn thẳng bằng nhau
a) Mục tiêu: 
- Giúp HS xác định được hai đoạn thẳng bằng nhau 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS sử dụng thước và compa để vẽ hai đoạn thẳng như Hình 42
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB, đường thẳng d và điểm C nằm trên d.
Bước 2. Đặt compa sao cho một mũi nhọn trùng với điểm A, mũi kia trùng vổi điểm B của đoạn thẳng AB
Bước 3. Giữ độ mở của compa không đổi, rồi đặt compa sao cho một mũi nhọn trùng với điềm C, mũi kia thuộc đường thẳng d, cho ta điểm D. Ta nhận được đoạn thẳng CD.
- Từ đó GV yêu cầu HS nêu hiểu biết về khái niệm hai đoạn thẳng bằng nhau.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao.
- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh.
- GV chốt kiến thức về hai đoạn thẳng bằng nhau.
2. Hai đoạn thẳng bằng nhau
Ta nói rằng hai đoạn thẳng AB và CD bằng nhau.
Kết luận
Khi đoạn thẳng AB bằng đoạn thẳng CD thì ta kí hiệu là AB = CD.
Hoạt động 3: Đo đoạn thẳng
a) Mục tiêu: 
- HS biết cách đo độ dài đoạn thẳng
b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK, thực hiện.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thực hành đo độ dài đoạn thẳng như Hình 43
- GV cho HS đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao.
- GV theo dõi hỗ trợ HS thực hiện
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi 1 HS đọc nội dung kiến thức trọng tâm
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét thái độ làm việc và phương án trả lời của HS.
- GV chốt kiến thức
II. Độ dài đoạn thẳng
1. Đo đoạn thẳng
Để đo đoạn thẳng AB người ta dùng thước đo độ dài (thước có chia khoảng mm, cm ,...) và làm như sau: 
Đặt cạnh của thước đi qua hai điểm A và B sao cho điểm A trùng với vạch số 0 và giả sử điểm B trùng với vạch số 8 (cm) (Hình 43).
Kết luận:
- Mỗi đoạn thẳng có độ dài là một số dương. 
- Hai đoạn thẳng bằng nhau thì có độ dài bằng nhau.
Độ dài của đoạn thẳng AB cũng được gọi là khoảng cách giữa hai điểm A và B.
Hoạt động 4: So sánh hai đoạn thẳng
a) Mục tiêu: 
- HS biết cách so sánh độ dài hai đoạn thẳng
b) Nội dung: HS quan sát, sử dụng SGK, vận dụng kiến thức để áp dụng.
c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đo độ dài các đoạn thẳng trong hình 44 và so sánh các kết quả.
- GV cho HS đọc và ghi nhớ cách so sánh hai đoạn thẳng bằng cách đo độ dài của nó.
- GV chỉ ra cho HS cách kí hiệu khi so sánh hai đoạn thẳng.
- GV hướng dẫn HS thực hiện VD2, yêu cầu HS phải biết so sánh hai đoạn thẳng thông qua độ dài
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi áp dụng làm bài Luyện tập 2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tiếp nhận, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần.
- Theo dõi, tiếp thu và ghi nhớ kiến thức.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS báo cáo kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ
+ Gọi 1 HS đứng tại chỗ báo cáo kết quả bài Luyện tập 2
+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có cầu trả lời tốt nhất.
- GV chốt kiến thức
2. So sánh hai đoạn thẳng
Ta có thể so sánh hai đoạn thẳng bằng cách so sánh độ dài của chúng.
- Nếu độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD thì ta có AB = CD.
- Nếu độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn độ dài đoạn thẳng CD thì ta có đoạn thẳng AB lớn hơn đoạn thẳng CD và kí hiệu AB > CD. 
- Nếu độ dài đoạn thắng AB nhỏ hơn độ dài đoạn thẳng CD thì ta có đoạn thẳng AB nhỏ hơn đoạn thẳng CD và kí hiệu AB < CD.
C
Luyện tập 2
A
B
 Hình 45
AB < AC < BC
Hoạt động 5: Trung điểm của đoạn thẳng
a) Mục tiêu: 
- HS nắm được khái niệm trung điểm của đoạn thẳng
- Vẽ được trung điểm của đoạn thẳng
b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK, tìm hiểu kiến thức và hoàn thành các ví dụ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu đọc nội dung HĐ4, thực hành gấp giấy ô vuông và so sánh hai đoạn thẳng MA và MB.
- Từ đó GV yêu cầu HS nêu hiểu biết về khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
- GV nhắc HS chú ý về cách gọi khác cho trung điểm của đoạn thẳng,
- GV hướng dẫn HS thực hiện VD3, nhận biết được trung điểm của đoạn thẳng trong một số trường hợp đơn giản.
- GV hướng dẫn HS thực hiện VD4, tìm trung điểm của đoạn thẳng cho trước bằng cách sử dụng thước đo.
- Yêu cầu HS áp dụng làm Luyện tập 3
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tiếp nhận, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ
- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 3.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS báo cáo kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ
+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.
- GV chốt kiến thức về trung điểm của đoạn thẳng
III. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG 
MA = MB
Khái niệm:
Trung điềm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai điểm A, B sao cho AM = MB.
A
B
C
Chú ý: Trung điểm của đoạn thẳng còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng đó.
Nêíi M là trung điếm của đoạn thẳng AB thì độ dài mỗi đoạn thẳng M4, MB đều bằng một nửa độ dài đoạn thẳng AB.
Luyện tập 3
Gấp đôi sợi dây, nếp gấp của sợ dây đồng thời là trung điểm của thanh gỗ
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài bập 1, 2, 4 trong SGK trang 87, 88
- HS thảo luận hoàn thành bài toán dưới sự hướng dẫn của GV
- GV gọi lần lượt 3 HS thực hiện các bài tập
M
P
Q
N
Bài 1: 
Điểm M, P, N thuộc đoạn thẳng MN
Điểm Q không thuộc đoạn thẳng MN
P
Q
I
K
Bài 2: 
Bài 4:
a) I Î AB, CD, IB, IA, IC, ID
b) I là trung điểm của đoạn thẳng AB và CD
c) A Ï CD, CI, ID
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS nắm kĩ nội dung vừa được học
b) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành
c) Sản phẩm: KQ của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi sau:
Câu 1: M là một điểm bất kì trên đoạn thẳng AB. Câu nào dưới đây đúng?
A. Điểm M hoặc trùng với A, hoặc trùng với B, hoặc nằm giữa A và B.
B. Điểm M phải trùng với B.
C. Điểm M phải nằm giữa hai điểm A và B.
D. Điểm M phải trùng với A.
Câu 2: Kể tên các đoạn thẳng có trong hình vẽ dưới đây?
A. MN; MQ; NQ; ML; LP; MP; NP; QL.
B. MN; MQ; NQ; ML; LP; MP.
C. MN; MQ; NQ; ML; MP; NP.
D. MN; MQ; ML; LP; MP; NP.
Câu 3: Cho đoạn thẳng AB dài 8cm. Gọi C là trung điểm của AB. Lấy D và E là hai điểm thuộc đoạn thẳng AB sao cho AD = BE = 1cm. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
A. C là trung điểm của DE.
B. D là trung điểm của AC.
C. E là trung điểm của BC.
D. D là trung điểm của AE.
Câu 4: Cho G là một điểm thuộc đoạn thẳng HK. Hỏi trong ba điểm G, H, K, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
A. Điểm G 
B. Điểm H 
C. Điểm K 
D. Không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại
Câu 5: Cho đoạn thẳng AB = 10 cm, C là điểm nằm giữa A, B. Gọi M là trung điểm của AC và N là trung điểm của CB. Tính MN.
A. MN = 20 cm B. MN = 5 cm 
C. MN = 8 cm D. MN = 10 cm
- HS thảo luận trả lời các câu hỏi của GV
- GV gọi lần lượt 5 HS trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Dặn dò HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học
- Hoàn thành bài tập còn lại trong SGK và các bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài mới “Tia”.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_hoc_6_canh_dieu_chuong_vi_hinh_hoc_phang_ba.docx