Giáo án Mĩ thuật 2 (Cánh diều) - Chương trình cả năm

CHỦ ĐỀ 1: HỌC VUI CÙNG MÀU SẮC (4 TIẾT)

BÀI 1: VUI CHƠI VỚI MÀU (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nhận biết và đọc tên các màu cơ bản

- Sử dụng được các màu cơ bản, màu đậm và màu nhạt trong thực hành sáng tạo

- Chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù như: tìm hiểu vẻ đẹp của các hình ảnh trong tự nhiên, đời sống có các màu cơ bản.

- Năng lực mĩ thuật:

+ Nhận biết và đọc được tên các màu cơ bản ở hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

+ Sử dụng được các màu cơ bản để sáng tạo sản phẩm theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành.

+ Trưng bày, giới thiệu được màu cơ bản ở sản phẩm và chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm. Bước đầu làm quen với tìm hiều vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật có sử dụng các màu cơ bản và các màu khác.

 

docx 161 trang canhdieu 9980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 2 (Cánh diều) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật 2 (Cánh diều) - Chương trình cả năm

Giáo án Mĩ thuật 2 (Cánh diều) - Chương trình cả năm
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
CHỦ ĐỀ 1: HỌC VUI CÙNG MÀU SẮC (4 TIẾT)
BÀI 1: VUI CHƠI VỚI MÀU (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nhận biết và đọc tên các màu cơ bản
- Sử dụng được các màu cơ bản, màu đậm và màu nhạt trong thực hành sáng tạo
- Chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù như: tìm hiểu vẻ đẹp của các hình ảnh trong tự nhiên, đời sống có các màu cơ bản.
- Năng lực mĩ thuật:
+ Nhận biết và đọc được tên các màu cơ bản ở hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
+ Sử dụng được các màu cơ bản để sáng tạo sản phẩm theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành. 
+ Trưng bày, giới thiệu được màu cơ bản ở sản phẩm và chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm. Bước đầu làm quen với tìm hiều vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật có sử dụng các màu cơ bản và các màu khác.
3. Phẩm chất
+ Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu: chăm chỉ, trung thực, góp phần bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên và cuộc sống, ý thức tôn trọng, được biểu hiện như: yêu thích vẻ đẹp của màu sắc trong thiên nhiên, đời sống; tôm trọng ý thích về màu sắc của bạn bè và những người xung quanh
II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
1. Học sinh: SGK, Vở thực hành, màu vẽ, giấy màu, bút chì, tẩy chì, giấy trắng
2. Giáo viên: SGK, SGV, Vở thực hành, giấy màu, màu vẽ, bút chì, hình ảnh trực quan liên quan đến nội dung bài học; máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới
b. Cách thức tiến hành: 
- GV gợi mở HS kể tên một số màu có ở trong lớp học như: Trên tường, trên bảng, đồ dùng học tập, trang phục, (hoặc ở hộp màu, đất nặn, giấy màu,...) và liên hệ giới thiệu nội dung bài học.
- GV giới thiệu: Có rất nhiều màu khác nhau trong thế giới xung quanh, trong đó có 3 màu cơ bản. Ở bài học này chúng mình cùng sáng tạo những màu đó.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết
a. Mục tiêu: HS quan sát hình và nhận biết được các màu cơ bản
b. Cách thức tiến hành: 
* Hình ảnh để cùng học tập mĩ thuật (tr.5)
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV tổ chức HS quan sát, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ nêu trong SGK
- GV nhận xét HS thực hiện nhiệm vụ, gợi mở HS giới thiệu các đố học tập ở hình ảnh; kết hợp hướng dẫn HS quan sát lớp học và giới thiệu những hình ảnh, đồ dùng trang phục có màu cơ bản và đọc tên các màu đó. 
- GV gợi nhắc HS: Trong học mĩ thuật, các màu: đỏ, vàng, lam (xanh lam) là những màu cơ bản. 
Bước 2: Hoạt động cá nhân 
- GV yêu cầu HS lần lượt chỉ và đọc tên các màu có trong hình 
- GV nhận xét, khen ngợi HS
* Hình ảnh bắp ngô, cái ô (dù) và cánh diều (tr.6)
- GV tổ chức HS quan sát, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ nêu trong SGK.
- GV nhận xét HS trả lời, kết hợp gợi mở HS chia sẽ điều biết được về mỗi hình ảnh. 
- GV tóm tắt những chia sẻ của HS, giới thiệu, bổ sung thêm thông tin và liên hệ mỗi hình ảnh với đời sống.
- GV gợi mở HS kể lại những hình ảnh trong thiên nhiên, đời sống hiện màu cơ bản (Mặt Trời, mây, biển, biển báo giao thông, phương tiện giao thông...). 
* Hình ảnh tác phẩm "Căn phòng đỏ" của hoạ sĩ Ma-tit-xơ (t.6) 
- GV giới thiệu tên tác phẩm và giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát, trao đổi và chỉ ra chi tiết hình ảnh thể hiện màu cơ bản và đọc tên các màu đó.
- GV tổng kết nội dung trả lời của HS, kết hợp giới thiệu thêm một số thông tin: Hoa sĩ Ma-tit-xơ (1869 – 1954) là nghệ sĩ người Pháp. Bức tranh được ông vẽ năm 1908. Trong bức tranh, các màu cơ bản được ông sử dụng là chủ yếu, trong đó màu đó được sử dụng nhiều nhất (trên mặt bàn, bức tường, ghế,...), xàu vàng thể hiện màu sắc của một số quả, đồ vật đặt trên bàn, bông hoa trong vườn cây ngoài cửa sổ; màu lam thể hiện ở những hoạ tiết hoa, trên bản, trên tường. Ngoài ra, các màu xanh lá cây, màu trắng, màu cam được ông sử dụng để mô tả vườn cây ngoài cửa sổ. Ông là một trong những danh hoạ nổi tiếng nhất thế giới của thế kỉ XX.
* Hình ảnh sản phẩm mĩ thuật trong Vở thực hành 
- GV sử dụng hình ảnh một số bức tranh để giới thiệu, gợi mở HS nhận ra chủ để thể hiện và các màu cơ bản trong mỗi bức tranh
- GV hỏi HS một số câu hỏi: 
+ Trong tranh vẽ phong cảnh gì
+ Màu sắc trong bức tranh
+ Em thích nhất bức tranh nào?
* Hình ảnh sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật sưu tầm (nếu có) hoặc nguyên mẫu
- GV giới thiệu thêm tranh của thiếu nhi/HS năm học trước, sản phẩm mĩ thuật trong đời sống và tác phẩm mĩ thuật của hoạ sĩ gợi mở HS chỉ ra màu cơ bản
- GV tóm tắt và chốt nội dung hoạt động (sử dụng hình ảnh trực quan, sơ đồ tư duy).
- GV sử dụng câu hỏi, nêu vấn đề, kích thích HS suy nghĩ và hứng khởi trước khi vào hoạt động thực hành.
Nhiệm vụ 2: Thực hành sáng tạo
a. Mục tiêu: Giúp HS sáng tạo cùng các màu cơ bản
b. Cách thức tiến hành
2.1 Trò chơi
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- Gọi tên các màu còn thiếu ở nhóm 2, nhóm 3 (tr.7). 
Bước 2: Hoạt động theo nhóm
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
+ Đọc tên màu sắc ở mỗi thẻ.
+ Nêu thứ tự sắp xếp ba màu cơ bản ở các thẻ nhóm 1
+ Vận dụng cách sắp xếp thứ tự ba thể thể hiện ba màu cơ bản ở nhóm 1 và gọi nên màu còn thiếu ở thẻ có dấu “?” trong nhóm 2, nhóm 3.
2.2. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung Sáng tạo cùng các màu cơ bản
Bước 1: Hoạt độngcả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát, thảo luận và giới thiệu:
+ Sản phẩm có nhiều màu vàng màu đỏ màu/lam? 
+ Màu vàng/màu đỏ/màu lam được thể hiện ở chi tiết hình ảnh nào sản phẩm?
- Hình ảnh nào là chỉnh ở mỗi sản phẩm? 
- Hình ảnh các sản phẩm: Buổi sáng, Bóng bay, Trang trí vải (tr.8), 
- GV tổ chức HS quan sát, trao đổi và gợi mở 
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân
+ Giới thiệu hình ảnh chi tiết thể hiện màu cơ bản và màu sắc khác trên m sản phẩm.
+ Giới thiệu hình ảnh chi tiết thấy rõ nhất, thích nhất ở mỗi sản phẩm 
+ Giới thiệu sản phẩm thể hiện nhiều màu vàng/màu đỏ/ màu lam.
- GV nhận xét, bổ sung nội dung HS giới thiệu và gợi nhắc
2.3. Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và trao đổi, thảo luận:
+ GV giao nhiệm vụ cho HS: Vẽ bức tranh thể hiện hình ảnh yêu thích bằng các màu cơ bản, vẽ thêm một số màu khác.
+ GV gợi mở HS lựa chọn hình ảnh như: hoa, quả, con vật, đồ chơi, đồ dùng cá nhân,... và tham khảo một số sản phẩm (tr.8), hình của sản phẩm trong Vở thực hành để sáng tạo sản phẩm theo ý thích
+ GV gợi mở HS: Dùng bút chì vẽ hình ảnh yêu thích bằng nét và vẽ màu cơ bản màu khác cho bức tranh tạo thêm chấm, thêm hình... theo ý thích.
- GV nhắc HS kết hợp thực hành với quan sát các bạn trong nhóm và trao đổi chia sẻ hoặc góp ý, nhận xét và học hỏi bạn thực hành. 
+ GV gợi ý HS nội dung trao đổi, thảo luận
? Bạn sẽ vẽ hình ảnh gì ở bức tranh? 
? Bức tranh của bạn sẽ vẽ màu cơ bản nào nhiều, màu cơ bản nào ít. 
? Bạn có thích bức tranh của mình/tôi tớ không? 
? Tên bức tranh của bạn là gì?
Nhiệm vụ 3: Cảm nhận, chia sẻ
a. Mục tiêu: HS thể hiện được sự yêu thích các bức tranh của bạn học, biết được các màu chủ đạo của mỗi bức tranh
b. Cách thức tiến hành: 
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- Trưng bày sản phẩm: GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc theo nội dung thể hiện,...
Bước 2: Hoạt động cá nhân
+ GV tổ chức HS quan sát lần lượt các sản phẩm trong lớp 
+ Nội dung gợi mở HS giới thiệu, nhận xét, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn nên vận dụng một số gợi ý trong SGK, kết hợp quá trình thực hành, thảo luận, sản phẩm cụ thể của HS và liên hệ sử dụng sản phẩm vào đời sống. 
- GV tổng hợp ý kiến của HS, nhận xét các sản phẩm (cá nhân nhóm toàn lớp); kết hợp bồi dưỡng cho HS ý thức làm đẹp cho các đồ dùng cá nhân và mọi vật xung quanh bằng cách sử dụng màu sắc theo ý thích.
- GV giới thiệu hình ảnh về “Làng bích hoạ” ở miền Trung hoặc địa phương và nơi khác, giúp HS thấy được sử dụng màu sắc để góp làm đẹp cho cuộc sống xung quanh
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS: GV giới thiệu bức tranh, yêu cầu HS nhận biết màu đậm màu nhạt
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm cá nhân, chia sẻ cảm nhận, nhận xét câu trả lời của HS.
VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS sử dụng màu sắc để sáng tạo nên sản phẩm yêu thích 
b. Cách thức tiến hành: 
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV tổ chức HS quan sát các bức tranh: “Em và gia đình đi bơi” của Phùng Minh Khuê, "Khu tập thể" của Trần Lưu Du, gợi mở HS trao đổi, chia sẻ
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS chia sẻ các nội dung
+ Nêu tên mỗi bức tranh.
+ Kể tên các màu cơ bản, các màu khác trong mỗi bức tranh. 
+ Giới thiệu các hình ảnh chi tiết được thể hiện bằng các màu cơ bản
- GV tóm lược ý kiến của HS, kết hợp bổ sung hoặc giới thiệu rõ hơn hình ảnh chi tiết trong mỗi bức tranh hiện màu cơ bản, màu khác. Từ đó, GV gợi nhắc HS: sử dụng màu cơ bản và màu sắc khác để vẽ bức tranh thể hiện các hình ảnh theo ý thích về cuộc sống xung quanh.
- GV giới thiệu thêm một số bức tranh vẽ bằng màu sáp/ màu dạ màu goát của HS thiếu nhi, hoạ sĩ và sản phẩm thủ công, gợi mở HS nhận ra các màu cơ bản một số màu khác có ở sản phẩm/tác phẩm.
- GV tóm tắt nội dung chính của bài học; nhận xét kết quả học 
- GV tổng kết, giúp HS ghi nhớ nội dung bài học.
- HS kể các màu có trong lớp
- HS lắng nghe giáo viên giới thiệu
- HS quan sát, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận biết được 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, lam
- HS chăm chú lắng nghe
- HS trả lời:
+ Bắp ngô màu vàng
+ Cánh diều có cả 3 màu: đỏ, vàng, lam. Các màu xem kẽ nhau
+ Ô: màu lam là chủ yếu, màu vàng và đỏ chỉ tô điểm thêm cho ô
- HS chăm chú lắng nghe
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời câu hỏi
- HS quan sát tranh ảnh mà GV cung cấp
- HS chú y GV
- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV
- HS quan sát tranh màu và trả lời câu hỏi
- HS cùng GV trao đổi 
- HS thực hiện nhiệm vụ GV giao
- HS chú ý lắng nghe
- HS chú y lắng nghe
- HS trao đổi, thảo luận và chia sẻ trong thực hành
- HS trả lời dựa vào câu hỏi hướng dẫn của GV
- HS trưng bày sản phẩm lên bảng
- HS tạo sản phẩm cá nhân
- HS nghe yêu cầu của GV
- HS thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát tranh, nêu tên các bức tranh
- HS nhận diện và phát biểu câu hỏi
- HS chú y lắng nghe
- HS quan sát các bức tranh, 
trao đổi, chia sẻ
- HS trả lời câu hỏi
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI 2: MÀU ĐẬM MÀU NHẠT (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nêu được màu đạm mùa nhạt
- Tạo được sản phẩm có màu đậm màu nhạt và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù như: biết sử dụng giấy màu, hồ dán để xé, dán tạo sản phẩm có màu đậm, màu nhạt và phối hợp với bạn để tạo sản phẩm nhóm.
- Năng lực mĩ thuật: Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mỹ thuật như sau: 
+ Nêu được màu đậm, màu nhạt ở đối tượng quan sát và trong thực hành, sáng tạo
+ Tạo được sản phẩm có màu đậm, màu nhạt theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo
+ Trưng bày, giới thiệu được màu đậm, màu nhạt ở sản phẩm và chia sẻ cảm nhân về sản phẩm. Bước đầu làm quen và tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật có sử dụng màu đậm, màu nhạt.
3. Phẩm chất
Bà ... với nội dung hoạt động như: cây, nhà mặt trời, phương tiện,... 
Bước 3: Sắp xếp các hình nhân vật và các hình ảnh, chi tiết đã tạo được trên cảnh nến để hoàn thành bức tranh. 
Bước 4: Đặt tên cho bức tranh và xây dựng câu chuyện đơn giản theo nội dung bức tranh để giới thiệu, chia sẻ.
- Kết thúc phần hướng dẫn, GV tổ chức HS quan sát một số sản phẩm của HS năm học trước hoặc lớp khác, tác phẩm mĩ thuật của hoạ sĩ và hình ảnh giới thiệu trong Vở thực hành; kết hợp gợi mở, giới thiệu, giúp HS có thêm tham khảo và nhận ra cách thể hiện nội dung hoạt động rõ hơn.
* Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm nhóm và trao đổi, chia sẻ 
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: 
+ Tạo bức tranh thể hiện về một hoạt động thú vị mà nhóm thích bằng cách kết hợp một số thao tác như: vẽ, xé cắt dán, in, nặn,... theo ý thích.
+ Khuôn khổ bức tranh: A3 hoặc A2. 
+ Vật liệu, hoa phẩm cần sử dụng bút chỉ, giấy màu, màu sáp hoặc màu đạ màu goát, hồ dán. sử dụng thêm một số vật liệu, công cụ khác như: giấy báo, bìa giấy, đồ vật/lá cây dùng để in, đất nặn
GV tham khảo hướng dẫn nhóm HS thực hiện như sau:
+ Thảo luận, thống nhất lựa chọn hoạt động yêu thích để thể hiện (văn nghệ, thể thao, trò chơi, mừng sinh nhật, trồng rau, tưới cây, vệ sinh môi trường...). 
+ Thảo luận, thống nhất hình ảnh các nhân vật chính thể hiện nội dung hoạt động và hình ảnh cảnh nền.
+ Phân công thành viên thực hiện tạo hình các nhân vật, tạo hình ảnh cho cảnh nền. Đối với tạo hình nhân vật, GV hướng dẫn HS trong nhóm biểu đạt từ thế, dáng vẻ, động tác của hoạt động bằng ngôn ngữ cơ thể, giúp HS dung rõ hơn để vẽ và xẻ, dán (vận dụng bước 1 của hoạt động “Cùng nhau về" theo tinh thần Dự án SAEPS).
+ Thảo luận, thống nhất sắp xếp các nhân vật chính, chi tiết phụ khác trên cảnh nền và hoàn thành sản phẩm.
GV gợi mở HS tham khảo một số cách thực hiện dưới đây:
+ Vận dụng các bước thực hành ở mục trên
+ Vận dụng, tham khảo các cách thực hiện dưới đây:
Bước 1: Thảo luận, lên kế hoạch sắp xếp các mảng hình của toàn bộ bức tranh.
Bước 2: Dùng bút chỉ vẽ phác hình các mảng lớn (nhân vật, cây, nhà). 
Bước 3: Xé giấy màu theo các mảng hình đã vẽ phác, dán các hình hoàn thiện bức tranh.
- GV khuyến khích HS ghép nhân vật do mình sáng tạo vào cảnh nền và kể câu chuyện của mình. Như vậy, cùng một cảnh nền có nhiều câu chuyện, tuỳ vào sự sáng tạo của HS.
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ
a. Mục tiêu: Chia sẻ, cảm nhận về sản phẩm
b. Cách thức tiến hành 
- Tuỳ vào không gian lớp học, GV hướng dẫn HS sử dụng bảng và giả vẽ hoặc sử dụng dây thép để treo bức tranh, kết hợp trưng bày với trình chiều.
- GV tổ chức HS quan sát toàn bộ và lần lượt các sản phẩm, gợi mở HS trao đổi, chia sẻ trong nhóm. Tuỳ vào khả năng liên tưởng, kể chuyện và thời lượng dành cho nội dung hoạt động mà định hưởng HS kể câu chuyện của nhóm mình, kết hợp giới thiệu sản phẩm với thuyết trình, biểu đạt ngôn ngữ cơ thể, diễn kịch
- Tổ chức HS trao đổi, chia sẻ và nhận xét các sản phẩm: GV tham khảo một số gợi ý sau:
+ Vận dụng một số gợi ý trong SGK.
+ Nhóm em đã tạo sản phẩm bằng cách nào, sử dụng những vật liệu, hoa phẩm gì
+ Nhóm em sử dụng những hình thức tạo hình nào (vẽ, nặn, in, xé, dán). 
+ Nhóm em thích nhất sản phẩm và câu chuyện của nhóm nào?
+ Em thích hình ảnh nhân vật cảnh nền nào ở sản phẩm của nhóm em nhóm bạn? 
+ Câu chuyện của nhóm em/nhóm bạn giúp em có suy nghĩ gì về cuộc sống xung quanh?
- Dựa trên sự trao đổi, chia sẻ của HS, GV đánh giá kết quả thực hành, kích thích HS nhớ lại quá trình thực hành tạo sản phẩm từ các chất liệu đa dạng; đồng thời liên hệ với thực tiễn, gợi mở HS liên tưởng đến cách kể chuyện hấp dẫn hơn.
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS: kể thêm các hoạt động em muốn làm trong ngày nghỉ của em
- GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ
- GV bổ sung, nhận xét câu trả lời của HS.
VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Sáng tạo bức tranh một ngày của em bằng cách nào khác
b. Cách thức tiến hành: 
- GV tổ chức HS quan sát hình ảnh minh hoạ phần Vận dụng (tr.76) và gợi mở HS nhận ra kết hợp: in, nặn, vẽ trong cùng một sản phẩm. GV gợi mở HS chia sẻ thêm ý tưởng muốn thực hành tạo sản phẩm cá nhân. 
- GV sử dụng câu chốt cuối bài trong SGK để gợi nhắc HS
- GV nhắc HS: Xem trước Bài 17 và chuẩn bị đồ dùng, sản phẩm đã làm theo hướng dẫn của SGV.
- HS trình bày
- HS quan sát hình ảnh SGK
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
- HS quan sát, trao đổi, trả lời câu hỏi trong SGK:
Hai bức tranh thể hiện hoạt động: Đi học và chơi bóng đá, đây là 2 hoạt động gần gũi với các bạn nhỏ.
- HS chú y lắng nghe GV 
- HS nghe GV hướng dẫn 
- HS tìm hiểu cách thực hành
- HS chú y lắng nghe
- HS chú ý theo dõi giáo viên hướng dẫn cách làm
- HS thực hiện từng bước theo GV hướng dẫn
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
- HS chú ý theo dõi giáo viên hướng dẫn cách làm
- Học sinh thực hành.
- HS chú y lắng nghe
- HS chú y lắng nghe
- HS chú ý theo dõi giáo viên hướng dẫn cách làm
- HS quan sát toàn bộ và lần lượt các sản phẩm
- HS trao đổi, chia sẻ và nhận xét các sản phẩm
- HS trao đổi, chia sẻ trong nhóm
- HS trả lời tại chỗ
- HS lắng nghe y kiến các bạn khác trong lớp
- HS quan sát hình ảnh minh hoạ phần Vận dụng
- HS trưng bày sản phẩm cá nhân
- HS chú y GV dặn dò
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI 17: CÙNG NHAU ÔN TẬP HỌC KÌ 2
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Giới thiệu những hình, khối lặp lại và nhịp điệu của chấm, nét, hình, màu ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật
- Trưng bày chia sẻ được cảm nhận về các sản phẩm đã sáng tạo trong học kì 2 và những bài học Mĩ thuật trong năm học lớp 2
2. Năng lực:
- Năng lực chung: 
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù; góp phần hình thành, phát triển năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, được biểu hiện như: cùng bạn trao đổi, trưng bày, giới thiệu sản phẩm và nội dung đã học ở học kì 2, đã học trong năm học lớp 2.
- Năng lực mĩ thuật:
- Giới thiệu được những hình, khối lặp lại và cách sắp xếp chấm, nét, hình mẫu tạo nhịp điệu ở sản phẩm, tác phẩm mỹ thuật.
Cùng bạn trưng bày sản phẩm đã tạo được giới thiệu, chia sẻ được cảm nhân về sản phẩm và nội dung đã học trong học kì 2, kết hợp tổng kết nội dung đã học trong năm học lớp 2.
- Chia sẻ được ý tưởng sử dụng sản phẩm vào đời sống thực tiễn.
3. Phẩm chất 
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, trách nhiệm; bồi dưỡng tình yêu nghệ thuật và cuộc sống, đức tính trung thực và lòng nhân ái, được biểu hiện như: liên hệ sử dụng sản phẩm sáng tạo để làm đẹp cho bản thân và môi trường xung quanh, thẳng thắn bày tỏ, chia sẻ cảm xúc và nhận xét sản phẩm của mình, của bạn, tôn trong sản phẩm do mình, bạn bè và người khác...
II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
1. Học sinh: SGK, Vở thực hành; sản phẩm đã tạo được trong học kì 2, đồ dùng, vật liệu, sản phẩm mĩ thuật do GV đã hướng dẫn chuẩn bị (ở tiết học trước) phù hợp với ý tưởng dạy học của GV.
2. Giáo viên:SGK, SGV, Vở thực hành, đồ dùng, vật liệu, hình ảnh minh hoạ, máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vài bài mới
b. Cách thức tiến hành: 
- Kiểm tra sĩ số HS; gợi mở HS giới thiệu sản phẩm do mình tạo ra trong học kì 2 và mang đến lớp để trưng bày.
Tổ chức hoạt động khởi động, giới thiệu bài. Ví dụ: Vận dụng kĩ thuật DH "sơ đồ tư duy”
- GV tổ chức HS quan sát sơ đồ tư duy hình ảnh minh hoạ (nên đơn giản) các yếu tố: hình, khối; sắp xếp chấm, nét, hình, màu sắc tạo nhịp điệu và gợi mở 
+ Nêu tên những hình ảnh và liên hệ với nội dung đã học.
+ Kể tên sản phẩm đã tạo được liên quan đến nội dung hình ảnh 
- GV tóm tắt nội dung HS trả lời, liên hệ bài học. 
II. NHỮNG ĐIỀU MỚI MẺ
Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết
a. Mục tiêu: HS nhớ lại các chủ đề, bài học đã học
b. Cách thức tiến hành: 
- Sử dụng hình ảnh (tr. 77, 78)
+ GV hướng dẫn HS quan sát và giao nhiệm vụ: thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
+ GV gợi ý rõ hơn: Mỗi hình ảnh gợi cho em biết đã tìm hiểu và thực hành tạo sản phẩm gì, sản phẩm thể hiện yêu cầu nào?
- GV tổ chức HS trình bày kết quả thảo luận, kết hợp trình chiều hình ảnh và tạo sự tương tác giữa các nhóm HS.
Hoạt động 2: Thực hành sáng tạo
a. Mục tiêu: Các cách trưng bày sản phẩm mĩ thuật
b. Cách thức tiến hành
* Tổ chức HS trưng bày sản phẩm
GV tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Trưng bày theo nội dung chủ đề, bài học. 
- Trung bày sản phẩm 2D, 3D hoặc trình diễn.
- Trưng bày sản phẩm theo chủ đề: đồ dùng cá nhân, phương tiện giao thông, sinh hoạt,...
- Trưng bày theo nhóm học tập. 
- Trưng bày tại vị trí nhóm học tập hoặc trên bảng, trên 
* Hướng dẫn HS quan sát, giới thiệu sản phẩm và nội dung đã học 
- GV vận dụng kĩ thuật “bể cá” để tổ chức HS quan sát: quan sát lần lượt và tổng thể.
- GV tổ chức HS trao đổi, thảo luận nhóm (cặp, nhóm nhỏ, nhóm lớn,...).
- GV tổ chức nhóm HS trình bày kết quả thảo luận và nhận xét, bổ sung giữa các nhóm:
+ Tuỳ nội dung chia sẻ của HS, GV gợi mở, tạo sự tương tác giữa các nhóm HS trình bày với các HS trong lớp. 
+ GV gợi mở HS chia sẻ những điều các em thích chưa thích về các bài học
một số bài học một bài học cụ thể
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ
a. Mục tiêu: HS cảm nhận, chia sẻ về sản phẩm
b. Cách thức tiến hành 
- GV nêu vấn đề, gợi mở HS chia sẻ ý tưởng, sự mong muốn đưa sản phẩm vào sử dụng trong đời sống.
- GV hướng dẫn HS chọn sản phẩm để chia sẻ ý tưởng sử dụng. chọn sản phẩm của mình hoặc của bạn trong nhóm trong lớp. 
- GV tham khảo một số gợi ý dưới đây để gọi mở HS chia sẻ cá nhân hoặc nhóm:
+ Sản phẩm nào em thích nhất? Vì sao?
+ Em sẽ dùng sản phẩm của mình để làm gì?
+ Em đã học được những gì qua các chủ đề, bài học? 
- GV gợi ý HS đưa sản phẩm vào đời sống như:
+ Lựa chọn sản phẩm yêu thích để trưng bày tại lớp học văn phòng nhà trường, hành lang lớp học,...
+ Lựa chọn sản phẩm tặng thầy/cô, bạn bè...
+ Lựa chọn sản phẩm dự thi cấp trường với các lớp khác/ khối khác...
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS: HS sử dụng kiến thức đã học, làm một sản phẩm mĩ thuật bất kì
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm cá nhân, chia sẻ cảm nhận, nhận xét câu trả lời của HS.
VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS nắm được một số ứng dụng khác của sản phẩm hoặc cách trưng bày để sản phẩm hấp dẫn hơn. 
b. Cách thức tiến hành: 
- GV sử dụng tình huống có vấn đề, gợi mở HS chia sẻ ý tưởng trưng bày sản phẩm của mình, của nhóm hoặc sản phẩm 2D, 3D.
- GV giới thiệu thêm một số ứng dụng khác của sản phẩm hoặc cách trưng bày để sản phẩm hấp dẫn hơn. 
- GV tóm tắt nội dung chính của bài học; nhận xét kết quả học tập
- HS quan sát hình ảnh SGK và nhận nhiệm vụ
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS trình bày kết quả thảo luận
- HS lắng nghe GV giới thiệu
- HS quan sát và nhận xét
- HS chú ý theo dõi giáo viên hướng dẫn cách làm
- Học sinh thực hành.
- HS thực hiện từng bước theo GV hướng dẫn
- HS lắng nghe GV giới thiệu
- HS quan sát và nhận xét
- HS cảm nhận và chia sẻ
- Học sinh thực hành.
- HS thực hiện từng bước theo GV hướng dẫn
- HS chú y lắng nghe

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_2_canh_dieu_chuong_trinh_ca_nam.docx