Giáo án Mĩ thuật 2 (Cánh diều) - Chủ đề 4: Vui học với tranh in

BÀI 7: LÀM QUEN VỚI TRANH IN (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

+ Làm quen với tranh in, nhận biết được một số cách in đơn giản trong thực hành sáng tạo

+ Chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc; phát triển năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, được biểu hiện như: biết chuẩn bị vật liệu để thực hành; biết làm khuôn in để in tạo sản phẩm, biết xác định vị trí đặt khuôn in phù hợp với trang giấy Vở thực hành.

- Năng lực mĩ thuật:

+ Nhận biết được cách tạo sản phẩm tranh in bằng vật liệu sẵn có và cách in đơn giản. Bước đầu làm quen và tìm hiểu vẻ đẹp của tranh dân gian Đông Hồ, tác phẩm mĩ thuật sáng tạo bằng hình thức in.

+ Bước đầu biết sử dụng vật liệu sẵn có để làm khuôn in và vận dụng được cách in đơn giản để sáng tạo sản phẩm theo ý thích. Biết trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo.

+ Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

 

docx 29 trang canhdieu 18/08/2022 8780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 2 (Cánh diều) - Chủ đề 4: Vui học với tranh in", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật 2 (Cánh diều) - Chủ đề 4: Vui học với tranh in

Giáo án Mĩ thuật 2 (Cánh diều) - Chủ đề 4: Vui học với tranh in
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
CHỦ ĐỀ 4: VUI HỌC VỚI TRANH IN
BÀI 7: LÀM QUEN VỚI TRANH IN (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
+ Làm quen với tranh in, nhận biết được một số cách in đơn giản trong thực hành sáng tạo
+ Chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc; phát triển năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, được biểu hiện như: biết chuẩn bị vật liệu để thực hành; biết làm khuôn in để in tạo sản phẩm, biết xác định vị trí đặt khuôn in phù hợp với trang giấy Vở thực hành.
- Năng lực mĩ thuật:
+ Nhận biết được cách tạo sản phẩm tranh in bằng vật liệu sẵn có và cách in đơn giản. Bước đầu làm quen và tìm hiểu vẻ đẹp của tranh dân gian Đông Hồ, tác phẩm mĩ thuật sáng tạo bằng hình thức in.
+ Bước đầu biết sử dụng vật liệu sẵn có để làm khuôn in và vận dụng được cách in đơn giản để sáng tạo sản phẩm theo ý thích. Biết trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo.
+ Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
3. Phẩm chất 
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở Hồ một số phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm... ; bồi dưỡng, hình thành ở HS đức tính kiên trì ý thức tôn trọng được biểu hiện như: thực hiện được thao tác in để có sản phẩm theo ý thích; tận trong sự lựa chọn vật liệu, cách tạo hình khuôn in và sản phẩm của bạn
II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
1. Học sinh: SGK, Vở thực hành, giấy, màu vẽ, bút chỉ, tây chỉ, kéo và một số loại vật liệu theo ý tưởng DH của GV như: lõi giấy vệ sinh, lá cây, quả khế, quả su su
2. Giáo viên: SGK, SGV, Vở thực hành, giấy, bút chi, màu vẽ, khuôn in, hình ảnh minh hoạ, máy tính, máy chiếu (nếu có); một số tranh dân gian Việt Nam.
- GV sưu tầm: hình ảnh minh hoạ các bước vẽ, khắc, in làm tranh dân gian và vật liệu sẵn có ở địa phương để làm khuôn in; các loại củ, quả, gốc cây rau cải, cần tây, lá cây; lõi giấy vệ sinh, tăm bông; các vật dụng có bề mặt sản, đồ mây tre đan...
- Một số chuẩn bị khác, GV tham khảo gợi ý ở Hoạt động 4, Bài 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vài bài mới
b. Cách thức tiến hành: 
- Kiểm tra sĩ số HS; gợi mở HS chia sẻ sự chuẩn bị bài học.
- Tổ chức hoạt động khởi động, giới thiệu bài: GV tổ chức HS hoạt động thêm thông qua trò chơi "Tiếp xúc GV chuẩn bị một số bài tập của HS hoặc ảnh chụp sản phẩm mỹ thuật thuộc các thể loại 30, 31, Yêu cầu HS phân loại mỗi sản phẩm vào cột được quy định sẵn (vẽ, xé cắt dán, in, nặn). 
- Nhiệm vụ: Mỗi HS trong nhóm phân loại một số hình thức đã được thực hành bức tranh 2D vào từng cột.
- Kết quả: Sản phẩm của mỗi nhóm bao gồm số lượng sản phẩm vào được xếp đúng vào từng cột. 
Đánh giá kết quả. Dựa trên các sản phẩm và khả năng quan sát, phối hợp giữa các thành viên trong nhóm. 
- GV dựa trên sản phẩm của các nhóm và gợi mở HS nhận ra sự khác nhau hình thức thể hiện liên hệ vào bài học. GV giới thiệu hình thức tạo hình 2D mới - Tranh in.
II. NHỮNG ĐIỀU MỚI MẺ
Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết
a. Mục tiêu: HS nhận biết được hình ảnh qua SGK
b. Cách thức tiến hành: 
- Sử dụng hình ảnh trực quan (tr.33) (Chăn trâu thổi sáo). 
+ GV hướng dẫn HS quan sát và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ GV gọi ý rõ hơn: Giới thiệu chi tiết, hình ảnh có ở mỗi hình trực quan.
+ GV nhận xét câu trả lời của HS, kết hợp giới thiệu bản khắc và bức tranh “Chăn trâu thổi sáo", giúp HS nhận biết khuôn in/ bản khắc và hình được in ra: Khuôn in bán khắc gỗ Làm từ gỗ mềm và vẽ hình cần thể hiện trên bề mặt, dùng một số công cụ như đào, đục, trổ, đục bỏ các phần không in trên bề mặt gỗ (để lại phần hình ảnh muốn in). Hình được in ra bức tranh. Sau khi trổ, đục bỏ phần không in trên mặt gỗ, và máu vào phần linh còn lại và úp bản khác khuôn in trên mặt giấy để in, hình vẽ sẽ thể hiện trên giấy và tạo bức tranh in.
+ GV giới thiệu hình ảnh sưu tầm minh hoạ thực hiện thao tác và khác in trong làm tranh dân gian Đông Hồ; kết hợp minh hoạ, giải thích hình ảnh in ngăn so với bản khắc bằng vật liệu làm khuôn in có hình đơn giản
+ GV giới thiệu thêm một số tranh dân gian Đông Hồ hoặc dòng tranh khác, nếu có thể, cung cấp cho HS bản khác và tranh đã in, giúp Hs bước đầu nhận biết đặc điểm của tranh khắc gỗ như: Nét bao quanh hình, hình vẽ rõ ràng, mảng màu phẳng. Tranh khắc gỗ là thể loại tranh được tạo ra, gián tiếp qua thao tác in
- Sử dụng hình ảnh vật liệu sẵn có làm khuôn in đơn giản (tr. 34). 
+ GV hướng dẫn HS quan sát và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ GV liên hệ nội dung giới thiệu ở trên và thị phạm minh hoạ để giúp HS hiểu rõ hơn cách tạo khuôn in và in để tạo sản phẩm.
- GV giới thiệu hình ảnh (hoặc vật thật) về một số loại rau, củ, quả, lá cây, đồ dùng làm khuôn in. Ví dụ: Các loại củ, quả có cạnh, múi; gốc các loại rau cải; các loại vỏ hộp giấy, lõi giấy vệ sinh, gân lá, đồng xu, đổ mây tre đan... để giúp HS thấy được khuôn in đơn giản sử dụng từ nhiều vật liệu, đồ dùng khác nhau.
- GV giới thiệu bức tranh khắc gỗ "Mùa xuân” của hoạ sĩ Nguyễn Thụ (tr. 34). 
+ GV gợi mở HS: Giới thiệu hình ảnh nhìn thấy rõ nhất trong tranh và một số chi tiết khác.
+ GV tóm lược ý kiến của HS và giới thiệu rõ hơn; Hoạ sĩ Nguyễn Thụ sinh năm 1930, ông nguyên là hiệu trưởng Trường Đại học Mĩ thuật Việt Nam từ năm 1985 đến năm 1994. Ông là một tác giả lớn của nền mĩ thuật Việt Nam. Ông sáng tác tác phẩm mĩ thuật bằng các chất liệu chính là lụa và khắc gỗ. Ông có tình yêu sâu sắc với cảnh vật và con người vùng núi Tây Bắc. Đặc biệt, đồng bào dân tộc Tây, Nùng, Thái luôn là đề tài trong tranh của ông. Bức tranh “Mùa xuân" được ông sáng tác năm 1961. Trong tranh, ông gợi ra khung cảnh mùa xuân với hình ảnh cây mận nở hoa trắng. Một cuộc sống thật thanh bình, hai mẹ con người dân tộc Tây đang ngồi trước hiện nhà
Hoạt động 2: Thực hành sáng tạo
a. Mục tiêu: HS biết sử dụng khuôn in và nắm được một vài cách in
b. Cách thức tiến hành
* GV dẫn HS tìm hiểu cách thực hành 
- Sử dụng hình ảnh: Tạo khuôn in bằng lõi giấy vệ sinh và cách in (tr35): 
+ GV hướng dẫn HS quan sát và nêu cách thực hành theo cảm nhận. 
+ GV nhận xét trả lời của HS và hướng dẫn, thị phạm minh họa dựa trên hình ảnh trong SGK và tương tác với HS:
Cách tạo khuôn in:
Bước 1: Vẽ nét tạo hình bằng bút chỉ trên lời giấy vệ sinh. Bước 2: Dùng kéo cắt theo nét bút chỉ để lược phần bỏ đi.
Bước 3: Bè ngang phần còn lại sau khi cắt, tạo khuôn in giống hình bông hoa 4 cảnh (GV gọi mở HS hoặc thị phạm, giới thiệu khuôn in hình ngôi sao 5 cánh, cạnh tròn, cạnh vuông, hoa 6 cánh,... theo ý thích)
Cách in:
Bước 1: Dùng bút lông về màu goát (hoặc màu nước) lên hình khuôn in vừa tao được. GV nhắc HS màu để in không được quá loãng, vẽ màu đều khắp bề mặt khuôn in. 
Bước 2: Úp phần khuôn in vừa vẽ màu lên mặt giấy (hoặc vãi, bìa...), nhắc khuôn in ra khỏi giấy và sản phẩm tranh in đã tạo được theo ý thích. GV nhắc HS khi in, nên giữ và ấn nhẹ khuôn in trên giấy vài giây để hình sau khi in được rõ ràng và đều màu trên mặt giấy.
- Sử dụng quả làm khuôn in, in tạo sản phẩm (tr.35) 
+ GV hướng dẫn HS quan sát và giới thiệu cách tạo sản phẩm theo cảm nhận.
+ GV nhận xét trả lời của HS và giới thiệu rõ hơn, kết hợp tương tác với HS: Tạo khuôn in từ các loại củ, quả: dùng dao cắt ngang sẽ tạo được khuôn in. Tuy vị trí cắt trên rau, củ quả mà khuôn in có kích thước khác nhau (GV minh hoạ hoặc giới thiệu mẫu cụ thể đã chuẩn bị). Cách sử dụng màu và cách in tương tự như thực hành với lõi giấy vệ sinh và hình minh hoạ trong SGK.
- Sử dụng hình ảnh minh hoạ in lá cây (tr.36):
+ GV hướng dẫn HS quan sát và giới thiệu cách thực hành theo cảm nhận 
+ GV nhận xét trả lời của HS và hướng dẫn, thị phạm minh hoạ kết hợp tương tác với HS:
Chuẩn bị dụng cụ gồm lá cây, màu sáp, giấy (không nên dùng giấy dày).
Bước 1: Đặt lá trên mặt bàn/bảng, dùng mặt trái lên phía trên, đặt giấy lên trên lá. Tay trái giữ chặt giấy, tay phải dùng bút sáp chà đều theo hình lá và khắp bề mặt lá, nên ấn hơi mạnh tay để mẫu sau khi in trên mặt giấy rõ hơn.
Bước 2: Bỏ lá phía dưới giấy ra và sản phẩm tranh in tạo tử là cây đã hoàn thành. Kết thúc phần hướng dẫn: GV tóm tắt (kết hợp hình ảnh trực quan) và gợi mở HS chia sẻ ý tưởng thực hành
* Tổ chức HS thực hành và gợi mở nội dung trao đổi, thảo luận
GV vận dụng, lựa chọn hướng tổ chức HS thực hành như sau: 
+ Tổ chức HS trải nghiệm các hình thức in được giới thiệu trong SGK và hướng dẫn của GV 
+ Tổ chức HS chọn một hình thức hoặc kết hợp các hình thức để tạo sản phẩm cá nhân. 
+ Tổ chức HS tạo sản phẩm nhóm bằng một hình thức in hoặc kết hợp các hình thức in.
- GV gợi mở HS trao đổi, thảo luận trong thực hành.
- GV dựa trên hướng tổ chức để gợi mở HS nội dung trao đổi.
Ví dụ:
+ HS tạo sản phẩm cá nhân: Kết hợp thực hành với quan sát, học hỏi và trao đối với bạn. Ví dụ nội dung trao đổi lựa chọn vật liệu, hình thức và loại màu để in số lượng hình in nhiều hay ít, màu cơ bản hay màu khác...
+ HS tạo sản phẩm nhóm (nên tổ chức HS in trên kích thước giấy tương đương khổ A3): thảo luận và thống nhất lựa chọn vật liệu, hình thức, màu sắc; chọn hình lá cây hoặc phân công thành viên tạo khuôn in, thành viên thực hiện thao tác vẽ màu lên khuôn in, thành viên thực hiện thao tác in,...
GV gợi mở HS: Nếu kết hợp in chà màu sáp với in màu goát/màu nước thì nên chả trước, sau đó in màu lên chỗ giấy trống hoặc in chồng lên một phần hình đã chả. Ví dụ: hình minh hoạ sản phẩm (tr.36) và một số sản phẩm giới thiệu trong Vở thực hành.
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ
a. Mục tiêu: HS cảm nhận chia sẻ về sản phẩm
b. Cách thức tiến hành 
- GV tổ chức HS trưng bày: Tuỳ vào không gian lớp học, GV sử dụng hang hoặc đặt sản phẩm trên giá, treo trên dây thép ở quanh lớp học. 
- GV tổ chức HS giới thiệu và chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm
- GV tổ chức HS quan sát toàn bộ và lần lượt các sản phẩm, gợi mở HS trao đổi, chia sẻ trong nhóm. Nội dung trao đổi, chia sẻ tham khảo gợi ý trong SGK, kết hợp quá trình HS thực hành và sản phẩm cụ thể trong lớp. Ví dụ:
+ Em nhận ra cách in nào trên sản phẩm của bạn? 
+ Em/nhóm em đã sử dụng vật liệu và loại màu gì để tạo sản phẩm?
+ Em thích sản phẩm của ai? 
+ Sản phẩm của em có gì khác sản phẩm của các bạn? 
- Dựa trên sự trao đổi, chia sẻ của HS, GV đánh giá kết quả học tập, thực hành, kích thích HS nhớ lại quá trình thực hành tạo sản phẩm từ khuôn in bằng vật liệu và sử dụng hoạ phẩm sẵn có.
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS: HS tạo bức tranh bằng cách in 
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm cá nhân, chia sẻ cảm nhận, nhận xét câu trả lời của HS.
VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng sáng tạo sản phẩm tranh in bằng các hình 
b. Cách thức tiến hành: 
- GV tổ chức HS quan sát hình ảnh minh hoạ phần Vận dụng (tr.37) và gợi mở HS giới thiệu vật liệu, loại màu để tạo sản phẩm GV giới thiệu rõ hơn các hình như chà xát bằng bút chì trên đồ dùng mây đan; sử dụng màu goát để in hình gốc cây rau cải, in hình lá. 
- GV tổng kết, đánh giá ý thức, kĩ năng in, sản phẩm, ý tưởng sáng tạo, khả năng giao tiếp, hợp tác nhóm, trao đổi, chia sẻ. của HS và liên hệ bồi dưỡng phẩm ch ... giấy/Vở thực hành, vật liệu có bề mặt lồi/lõm (như xốp hơi). Các bước thực hành dựa trên hình minh hoạ trong SGK:
Bước 1: Dùng bút lông quét màu lên phần nổi của miếng xốp. GV gợi mở HS: nhưng miếng xốp hơi vào phần màu đã pha sẵn trên palet/khay/bát màu và nhắc HS màu pha không nên loãng quá
Bước 2: Đặt hướng bề mặt có màu của miếng xốp hơi xuống mặt giấy Vở thực hành, tay trái giữ chặt để miếng xốp không dịch chuyển, tay phải xoa nhẹ đều khắp bề mặt miếng xốp để hình sau khi in được rõ ràng, đều màu. Nhắc miếng xốp hơi ra khỏi mặt giấy Vở thực hành.
Bước 3: Dùng bút chì vẽ hình thân quả dứa/thơm trên giấy Vở thực hành vừa in và dùng kéo cắt.
Bước 4: Tạo thêm lá, cuống cho quả dứa bằng cách vẽ, xé/ cắt và dán thân, lá, cuống trên nền giấy có sẵn màu hoặc giấy trắng Sản phẩm in tạo hình quả dứa đã hoàn thành.
GV gợi mở HS tạo hình củ quả khác như: bắp ngô, bông lúa
- GV giới thiệu thêm một số cách in khác:
Ví dụ: Dùng ngón tay để in (sản phẩm của Bùi Hồng Hạnh, tr. 40). 
Bước 1: Dùng miếng mút xốp, thấm màu đã pha sẵn, ấn ngón tay vào miếng mút/xốp đã ngấm màu.
Bước 2: Ấn ngón tay có màu lên mặt giấy Vở thực hành, tạo hình đầu ngón tay lên giấy/vở. in lại nhiều lần, bằng các màu khác nhau và sắp xếp tạo hình bông hoa, con vật, bông lúa, bắp ngô
Bước 3: Dùng bút chỉ, bút màu vẽ nét xung quanh hình và in và sản phẩm hoàn thành. vẽ hình trước, sau đó in ngón tay vào hình đã vẽ
- GV gọi mở HS tham khảo thêm hình trong SGK (tr.40, 41) và hình được giới thiệu trong Vở thực hành, để giúp HS có thêm ý tưởng thực hành, sáng tạo.
* Tổ chức HS thực hành và trao đổi, chia sẻ
- GV tổ chức HS tạo sản phẩm cá nhân:
+ GV giao nhiệm vụ cho HS: Chọn cách in theo ý thích để sáng tạo sản phẩm hoa, quả theo ý thích. 
+ GV gợi mở HS: kết hợp in/chủ với cắt xé dán, vẽ, để tạo sản phẩm hoặc in rồi cắt xé các hình đã in, sắp xếp lại để tạo thành bức tranh theo ý thích.
- GV gợi mở HS trao đổi, chia sẻ trong thực hành: Ví dụ: Bạn chọn cách in nào? Bạn in hình hoa, quả gì? Bạn vẽ màu của hoa quả bằng màu cơ bản nào? Hoặc giới thiệu, chia sẻ ý tưởng sáng tạo của mình với bạn
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ
a. Mục tiêu: HS chia sẻ, cảm nhận, nhận biết đặc điểm ở mỗi bức tranh
b. Cách thức tiến hành 
- Tuỳ vào không gian lớp học, GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm. Ví dụ: Sử dụng bằng để dán, trưng bày bức tranh; sử dụng dây thép treo quanh lớp để trưng bày tranh.
- GV tổ chức HS quan sát toàn bộ và lần lượt các sản phẩm, gợi mở HS trao đổi
- Tuỳ vào khả năng cảm nhận và thời lượng dành cho nội dung hoạt động mà chia sẻ, định hướng HS trao đổi, chia sẻ dựa trên một số gợi ý (140)
- Dựa trên sự trao đổi, chia sẻ của HS, GV đánh giá kết quả thực hành, kích thích HS nhớ lại quá trình thực hành tạo sản phẩm từ khuôn in và màu, đồng thời liên hệ với thực tiễn, gợi mở HS liên tưởng đến sáng tạo các hình ảnh khác với cách in đơn giản. Bằng hình thức khác và liên hệ nội dung vận dụng trong SGK (sưu tầm thêm hình thức tạo hình khác chất liệu, vật liệu khác).
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS: Vẽ quả cam, quả xoài, quả chuối
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm cá nhân, chia sẻ cảm nhận, nhận xét câu trả lời của HS.
VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Tham khảo một số cách vẽ và sáng tạo thêm sản phẩm theo y thích
b. Cách thức tiến hành: 
- GV tổ chức HS quan sát hình ảnh minh hoạ và gợi mở HS nhận ra tạo thêm sản phẩm bằng cách sử dụng vật liệu sẵn có như: rau, củ, quả, lõi giấy vệ sinh... để làm khuôn in và in tạo sản phẩm có hình dạng, đường nét khác nhau. 
- GV giới thiệu thêm cách tạo khuôn in để in với mỗi sản phẩm như sau:
+ Tranh “Quả” của Thanh Huyền: kết hợp giữa in và vẽ, sau khi in quả, vẽ thêm lá bằng nét.
+ Tranh “In tranh” của Nguyễn Nam Sơn: Cắt tạo hình khuôn in pháo hoa từ lõi giấy vệ sinh, in trên giấy màu đen.
- GV tổng kết bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo
- HS quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi
- HS chú y lắng nghe GV giới thiệu
- HS chú y lắng nghe quan sát 
- Dưới sự gợi mở của GV, HS biết thêm một số loại hoa quả khác nhau
- GV chú y trả lời câu hỏi
- HS chu y quan sát GV thị phạm minh họa
- HS chú y lắng nghe GV giới thiệu
- HS chú y quan sát
- HS thực hành và trao đổi, chia sẻ
- HS trưng bày sản phẩm
- HS chia sẻ cảm nhận về các bức tranh 
- HS quan sát
- HS vẽ một số loại quả bằng các cách khác nhau
- Trưng bày sản phẩm 
- HS quan sát hình ảnh minh họa
- HS quan sát, tham khảo các cách vẽ khác
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
BÀI 9: CÙNG NHAU ÔN TẬP HỌC KÌ 1
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nêu và giới thiệu được: màu cơ bản; màu đậm, màu nhạt, sự lặp lại cuả chấm, nét và cách tạo sản phẩm tranh in với vật liệu sẵn có ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật
- Trưng bày và chia sẻ được cảm nhận về các sản phẩm đã sáng tạo trong học kì 1
2. Năng lực:
- Năng lực chung: 
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù, phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp, được biểu hiện như: cùng bạn trao đổi, trưng bảy, giới thiệu, nhận xét sản phẩm đã sáng tạo.
- Năng lực mĩ thuật:
+ Nếu và giới thiệu được các màu cơ bản, màu đậm, màu nhạt; sự lặp lại của chấm, nét; các hình thức tạo nét khác nhau và cách tạo sản phẩm tranh in bằng cách in đơn giản từ vật liệu sẵn có
+ Trưng bày được sản phẩm đã sáng tạo; giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận sản phẩm và các nội dung đã học trong học kì 1.
+ Chia sẻ được ý tưởng sử dụng sản phẩm vào đời sống thực tiễn.
3. Phẩm chất
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: yêu thiên nhiên, ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng ý thức tôn trọng, tính sáng tạo, trung thực được biểu hiện như: yêu thích, tôn trọng, bảo quản sản phẩm sáng tạo, liên hệ màu sắc, đường nét, hình dạng ở hình ảnh/chi tiết có trong sản phẩm với hình ảnh quen thuộc xung quanh, thẳng thắn nhận xét, trao đổi và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm,...
II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
1. Học sinh: SGK, Vở thực hành, sản phẩm đã tạo được trong học kì 1; đồ dùng, vật liệu, sản phẩm mĩ thuật theo hướng dẫn của GV ở các bài học trong học kì 1.
2. Giáo viên: SGK, SGV, Vở thực hành, đồ dùng, vật liệu, hình ảnh minh hoạ, máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vài bài mới
b. Cách thức tiến hành: 
- Kiểm tra sĩ số HS; Gợi mở HS giới thiệu sản phẩm do mình tạo ra trong học kì 1 và mang đến lớp để trưng bày.
- Tổ chức hoạt động khởi động, giới thiệu bài. Ví dụ: Vận dụng kĩ thuật DH tia chớp
GV lần lượt trình chiếu hình ảnh minh hoạ một số nội dung chính đã học ở học kì 1 (nên sử dụng hình ảnh đơn giản) như: chấm, nét, hình, màu cơ bản, màu đậm, màu nhạt, khuôn in và gợi mở HS chia sẻ về những bài đã học liên quan đến mỗi hình ảnh. (Không bắt buộc HS trả lời được hoặc đúng với từng bài học cụ thể).
- Tóm tắt nội dung trả lời của HS và liên hệ bài học.
II. NHỮNG ĐIỀU MỚI MẺ
Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết
a. Mục tiêu: Quan sát các bức tranh, liên hệ tới kiến thức đã học
b. Cách thức tiến hành:
- Sử dụng hình ảnh để HS quan sát (tr. 42, 43). GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ nếu trong SGK (tr.42, 43) (làm việc cá nhân hoặc trao đổi cặp/nhóm)
- GV gợi ý rõ hơn. Mỗi hình ảnh gợi cho em biết về nội dung bài học nào và giới thiệu sản phẩm đã tạo được ở bài học đó. (kết hợp thực hiện nhiệm vụ với sử dụng Vở thực hành).
- GV tổ chức HS trình bày kết quả trao đổi, kết hợp trình chiếu hình ảnh và tạo sự tương tác giữa HS (cá nhân, nhóm) như: nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn gợi nhắc rõ hơn nội dung của mỗi bài học như:
+ Chủ đề bài học.
+ Màu cơ bản, màu đậm, màu nhạt.
+ Hình thức tạo nét và sử dụng nét để tạo sản phẩm.
+ Chấm, nét lặp lại.
+ Tranh dân gian và một số cách in đơn giản.
- Kết thúc hoạt động, GV gợi nhắc lại những nội dung chính đã học, thực hành ở học kì 1 bằng sơ đồ tư duy, kết hợp hình ảnh minh hoạ đơn giản.
Hoạt động 2: Thực hành sáng tạo
a. Mục tiêu: Sử dụng các kiến thức đã học hoàn thiện 1 tác phẩm cá nhân 
b. Cách thức tiến hành 
Bước 1: Cả lớp thực hiện nhiệm vụ
GV tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Trưng bày theo nội dung chủ đề, bài học. 
- Trưng bày sản phẩm 2D, 3D.
- Trưng bày sản phẩm theo chủ đề: thiên nhiên, đồ vật, đồ chơi...
Bước 2: HS thực hiện theo nhóm/cá nhân
Trưng bày theo nhóm học tập.
- Trưng bày tại vị trí nhóm học tập hoặc trên bảng, trên giá 
Hướng dẫn HS quan sát sản phẩm và chia sẻ, giới thiệu bài học:
- GV vận dụng kĩ thuật bể cá để tổ chức HS quan sát.
- GV tổ chức HS suy nghĩ cá nhân hoặc thảo luận nhóm (cặp, nhóm nhỏ, hóm lớn,...). Gợi ý nhiệm vụ (GV tham khảo một số gợi ý trong SGK (144):
+ Chỉ ra sản phẩm trưng bày thuộc nội dung bài học nào?
+ Giới thiệu màu cơ bản, màu đậm/nhạt trên một hoặc một số sản phẩm.
+ Giới thiệu hình thức cách tạo hình sản phẩm của mình hoặc của bạn?
+ Sản phẩm nào có chấm, nét lặp lại đối xứng, xen kẽ?
+ Sản phẩm nào em thích nhất? Vì sao? 
- Bài học nào em thích nhất? Vì sao?
+ Sản phẩm nào em chưa thích? Vì sao?
- Bài học nào em chưa thích? Vì sao?
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ
a. Mục tiêu: GV nêu vấn đề, gợi mở HS chia sẻ ý tưởng, sự mong muốn sử dụng sản phẩm
b. Cách thức tiến hành
- GV khích lệ HS chọn sản phẩm theo ý thích (của mình hoặc của bạn vào đời sống của nhóm) và chia sẻ ý tưởng sử dụng. Ví dụ một số gợi ý sau:
+ Em sẽ dùng sản phẩm nào để trưng bày trên bàn, góc học tập
+ Em sẽ dùng sản phẩm nào để treo trên tường tại góc học tập hoặc trên từng 5 nhà của mình lớp học hoặc hành lang của trường...?
+ Em sẽ dùng sản phẩm nào để làm đẹp cho bản thân hoặc tặng cho ai? 
+ Em muốn tăng sản phẩm nào cho ai? Vì sao?
VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: GV sử dụng tình huống có vấn đề, gợi mở HS chia sẻ thêm ý tưởng về sử dụng sản phẩm.
b. Cách thức tiến hành: 
Bước 1: HS làm việc cả lớp
- GV tham khảo gợi ý dưới đây để tổ chức HS thực hành (nếu điều kiện cho phép)
+ HS làm việc cá nhân: Lựa chọn nội dung bài học yêu thích (màu cơ bản; màu đậm, màu nhạt, chấm, nét lặp lại,...) và chủ để thể hiện (thiên nhiên, con người, đồ chơi, đồ dùng,...) để thực hành, tạo sản phẩm bằng hình thức: vẽ/in/nặn/cắt, xé/dán hoặc kết hợp vẽ, in, nặn, cắt, xé dán.
Bước 2: HS làm việc nhóm:
- Thảo luận, lựa chọn nội dung bài học yêu thích và chủ đề thể hiện để tạo sản phẩm bằng hình thức: về /in/nặn/cắt, xé dán hoặc kết hợp vẽ, in, nặn, cắt, xé dán.
- GV tổng kết bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo 
- GV tóm tắt nội dung chính của bài học, nhận xét ý thức, kết quả học tập trong học kì 1 của HS (cá nhân, nhóm HS).
- GV nhắc HS: Xem trước Bài 10 và chuẩn bị đồ dùng, công cụ theo hướng dẫn ở mục Chuẩn bị. 
- HS quan sát hình ảnh trong SGK
- HS trình bày kết quả trao đổi
- HS nhớ lại kiến thức đã học
- HS chú y nghe GV hướng dẫn
- HS thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân
- HS trả lời câu hỏi
- HS chọn sản phẩm theo y thích
- HS chia sẻ lí do vì sao thích sản phẩm đó và dùng để làm gì, tặng cho ai
- HS thảo luận, lựa chọn nội dung bài học yêu thích và chủ đề thể hiện để tạo sản phẩm bằng hình thức: về /in/nặn/cắt, xé dán hoặc kết hợp vẽ, in, nặn, cắt, xé dán.
- HS lắng nghe GV dẫn dắt bài học
- HS chú y lắng nghe

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_2_canh_dieu_chu_de_4_vui_hoc_voi_tranh_in.docx