Giáo án Mĩ thuật 2 (Cánh diều) - Chủ đề 3: Trang trí bằng chấm, nét lặp lại
BÀI 5: KHU VƯỜN VUI VẺ (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nhận biết được sự lặp lại của chấm, nét
- Sáng tạo được sự lặp lại của chấm, nét và chia sẻ cảm nhận
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù, góp phần hình thành, phát triển năng lực tính toán, khoa học (tìm hiểu tự nhiên), giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác, được biểu hiện như: nhận ra những chi tiết lặp lại ở một số động thực vật trong tự nhiên, biết ước lượng kích thước sản phẩm cá nhân phù hợp với sản phẩm nhóm và phối hợp với các bạn để tạo sản phẩm nhóm.
- Năng lực mĩ thuật:
+ Nhận biết được sự lặp lại của chấm, nét trên đối tượng quan sát. Nếu được đặc điểm của hình thức lặp lại đối xứng, lặp lại xen kẽ và liên hệ với những hình ảnh xung quanh.
+ Tạo được sản phẩm khu vườn vui vẻ có các hình ảnh được trang trí bằng chấm, riết lặp lại. Biết trao đổi, chia sẻ và phối hợp cùng bạn trong thực hành, sáng tạo sản phẩm.
+ Trưng bày, giới thiệu và chia sẽ được cảm nhận về sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm. Bước đầu thấy được sự lặp lại tìm thấy trong tự nhiên, trong đời sống và trên sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật 2 (Cánh diều) - Chủ đề 3: Trang trí bằng chấm, nét lặp lại

Ngày soạn: // Ngày dạy: // CHỦ ĐỀ 3: TRANG TRÍ BẰNG CHẤM, NÉT LẶP LẠI (4 TIẾT) BÀI 5: KHU VƯỜN VUI VẺ (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nhận biết được sự lặp lại của chấm, nét - Sáng tạo được sự lặp lại của chấm, nét và chia sẻ cảm nhận 2. Năng lực: - Năng lực chung: Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù, góp phần hình thành, phát triển năng lực tính toán, khoa học (tìm hiểu tự nhiên), giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác, được biểu hiện như: nhận ra những chi tiết lặp lại ở một số động thực vật trong tự nhiên, biết ước lượng kích thước sản phẩm cá nhân phù hợp với sản phẩm nhóm và phối hợp với các bạn để tạo sản phẩm nhóm. - Năng lực mĩ thuật: + Nhận biết được sự lặp lại của chấm, nét trên đối tượng quan sát. Nếu được đặc điểm của hình thức lặp lại đối xứng, lặp lại xen kẽ và liên hệ với những hình ảnh xung quanh. + Tạo được sản phẩm khu vườn vui vẻ có các hình ảnh được trang trí bằng chấm, riết lặp lại. Biết trao đổi, chia sẻ và phối hợp cùng bạn trong thực hành, sáng tạo sản phẩm. + Trưng bày, giới thiệu và chia sẽ được cảm nhận về sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm. Bước đầu thấy được sự lặp lại tìm thấy trong tự nhiên, trong đời sống và trên sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 3. Phẩm chất Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, trung thực, góp phần bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, tinh thần trách nhiệm, được biểu hiện như: khám phá vẻ đẹp của một số hình ảnh trong tự nhiên và sản phẩm mĩ thuật phục vụ đời sống có sự lặp lại của chấm, nét, hình, màu; thực hiện nhiệm vụ cả nhân phù hợp với nhiệm vụ của nhóm II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN 1. Học sinh: SGK, Vở thực hành, giấy màu, màu vẽ, bút chỉ, bút dạ, bút sáp màu, tây chỉ, hồ dán, kéo, bia giấy... 2. Giáo viên: SGK, SGV, Vở thực hành, giấy màu, kéo, bút chì; máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có). GV sưu tầm hình ảnh/video hoặc sản phẩm là vật thật và vật liệu sẵn có ở địa phương (lá cây, các loại động vật, côn trùng, ong, bướm, chuồn chuồn, bọ dừa,...) có chấm, nét lặp lại để minh hoạ thêm cho bài học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vài bài mới b. Cách thức tiến hành: - Kiểm tra sĩ số HS; gợi mở HS chia sẻ sự chuẩn bị bài học. Tổ chức hoạt động khởi động, giới thiệu bài. - GV tổ chức trò chơi "Ai nhanh, ai nhiều” thời gian khoảng 3 phút - GV chuẩn bị: Các hạt ngũ cốc hoặc khuy áo... (làm chấm). - Nhiệm vụ: Sắp xếp và dán các hạt ngũ cốc hoặc khuy áo tạo các chấm nhau, khác nhau và sắp xếp các hạt ngũ cốc khuy áo tạo nét giống nhau, khác nhau trên bằng giấy A3 theo ý thích. + Đánh giá: số lượng các chấm, nét giống nhau khác nhau. + Sử dụng kết quả chơi: GV gợi mở nhóm HS giới thiệu những chấm giống nhau khác nhau, nét giống nhau khác nhau, từ đó GV kết hợp giới thiệu nội dung giống bài học, HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết a. Mục tiêu: b. Cách thức tiến hành: * Hình ảnh giới thiệu (tr.24, 25) - GV hướng dẫn HS quan sát và trả lời câu hỏi (tr.24). - GV gợi mở: Tìm chấm, nét, màu giống nhau trên mỗi hình ảnh và giải thích sự giống nhau của các chấm, nét, hình, màu là sự lặp lại trên mỗi hình ảnh. - GV tóm tắt ý kiến của HS, kết hợp giới thiệu rõ hơn về hình thức sắp xếp đối xứng hoặc xen kẽ ở mỗi hình ảnh: + Hình ảnh hàng rào: Các thanh gỗ giống nhau được gắn với nhau theo cách đặt chéo (giống nét thắng xiên), lặp lại một cách đều đặn. Màu vàng và màu nâu của các thanh gỗ được lặp lại về màu + Hình ảnh lá cây dừa nước: Cấu tạo của lá dừa nước, các phiến lá đối xứng qua trục dọc là sống lá và lặp lại nhiều lần, GV gọi mở những gần là giống như các nét thắng xiên được lặp lại và màu xanh của các các phiến lá cũng được lặp lại về màu. + Hình con bọ dừa: Con bọ dừa có các chấm màu trắng lặp lại ở phần đầu, chấm màu đen được lặp lại ở hai cánh. + Hình vải thổ cẩm: Các màu đen, đỏ, hồng, xanh lá cây được lặp lại theo các hình hoạ tiết. * Hình ảnh liên hệ thực tế (sưu tầm - nếu có/nên có) - GV giới thiệu, gợi mở HS nhận ra chấm, nét hoặc hình, màu lặp lại xen kẽ, lặp lại đối xứng. - GV tóm tắt nội dung Hoạt động 2: Thực hành sáng tạo a. Mục tiêu: HS tạo ra được các nét bằng các cách khác nhau b. Cách thức tiến hành - GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách thực hành * Lặp lại đối xứng (tr.25): + GV hướng dẫn HS quan sát hình minh hoạ và tìm hiểu, giới thiệu cách tạo sự lặp lại đối xứng. + GV giải thích rõ hơn biểu hiện của lặp lại đối xứng: Là sắp xếp chấm, nét giống nhau qua các trục ngang. + GV giới thiệu, thị phạm minh hoạ và giảng giải các bước, kết hợp tương tác với HS. Bước 1: Kẻ gấp giấy tạo các trục ngang, dọc, vẽ chấm hoặc tiết ở một bên của trục Bước 2: Vẽ chấm hoặc nét ở bên đối diện của trục. Bước 3: Vẽ thêm chi tiết hình ảnh giống nhau theo ý thích ở hai bên trục để tạo sự lặp lại đối xứng * Lặp lại xen kẽ (tr.26): + GV hướng dẫn HS quan sát hình minh hoạ và tìm hiểu, giới thiệu chấm, nét lặp lại xen kẽ. + GV giải thích rõ hơn biểu hiện của lặp lại xen kẽ. Là sắp xếp chim mát có hình thức khác nhau, đặt cạnh nhau nhiều lần. + GV giới thiệu, thị phạm minh hoạ (mời HS tham gia) cách sắp xếp tạo chấm, nét lặp lại xen kẽ. Nếu có thể, GV ví dụ thêm một số cách sắp xếp chẩm, ng lặp lại xen kẽ như: xen kẽ đơn lẻ, xen kẽ các chấm, nét, giúp HS thấy được sắp xếp lặp lại xen kẽ bằng nhiều cách. Ví dụ: Lặp lại tự do - GV tổ chức HS tạo sản phẩm nhóm và gợi mở nội dung trao đổi, chia sẻ + GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS: Tạo hình khu vườn vui vẻ có hình ảnh, chi tiết thể hiện chấm, nết hoặc hình, màu lặp lại. + GV hướng dẫn HS thảo luận: Thống nhất lựa chọn hình ảnh thể hiện trong khu vườn của nhóm. Ví dụ: con vật biết bay/không biết bay, cây, hoa, lá, mây, trời, hàng rào, dòng sông, thuyền Phân công thành viên tạo hình ảnh chi tiết cho sản phẩm (hoặc mỗi thành viên tự lựa chọn). + GV hướng dẫn HS tạo sản phẩm cá nhân và trao đổi, thảo luận: Bước 1: Vẽ hình ảnh bằng bút màu hoặc bút chì (GV hướng dẫn HS vận dụng đồ dùng, vật liệu sẵn có để vẽ tạo hình ảnh như minh hoạt vẽ hình con cánh cam (tr26). Bước 2: Trang trí chấm, nết lặp lại xen kẽ hoặc đối xứng cho hình vẽ để tạo hình ảnh theo ý thích. Bước 3: Cắt hoặc xé hình ảnh vừa về và trang trí rời khỏi tờ/ trang giấy để tạo sản phẩm cử nhân + GV vận dụng hình ảnh giới thiệu trong Vở thực hành để gợi mở thêm y tưởng thực hành cho HS. - GV hướng dẫn nhóm HS sắp xếp sản phẩm cá nhân để tạo sản phẩm nhóm và trao đổi, thảo luận - GV hướng dẫn nhóm HS thực hiện: Bước 1: Thảo luận, thống nhất cách sắp xếp Bước 2: Sắp xếp nháp/thử (có thể) và thống nhất vị trí các hình ảnh trên khổ giấy Bước 3: Phân công thành viên dán hình ảnh trên khổ giấy và xây dựng nội dung giới thiệu - GV gợi mở HS thảo luận: Các thành viên cùng quan sát, trao đổi và thông nhất vẽ thêm hình ảnh hoặc trang trí thêm châm, nét lặp lại trên sản phẩm nhóm Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ a. Mục tiêu: HS cảm nhận, chia sẻ về sản phẩm b. Cách thức tiến hành - GV hướng dẫn HS trưng bày như sau: Sử dụng bục (bàn HSGV) để trưng bày sản phẩm - GV gợi ý HS chuẩn bị nội dung giới thiệu tham khảo gợi ý trong SGK và bổ sung thêm: tên sản phẩm, giới thiệu chi tiết hình ảnh thích nhất ở sản phẩm - GV tổ chức HS quan sát toàn bộ và lần lượt các sản phẩm kết hợp đại diện (hoặc toàn nhóm) lên trình bày, giới thiệu về sản phẩm và chia sẻ cảm nhân về các sản phẩm trong lớp. LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS: Nhận biết sự lặp lại trong hình ảnh GV đưa - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm cá nhân, chia sẻ cảm nhận, nhận xét câu trả lời của HS. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức hoàn thành bài tập GV đưa b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức HS quan sát hình ảnh minh hoạ (tr.27) và gợi mở HS nhận ra: tạo sản phẩm và trang trí lặp lại bằng chất liệu khác như: đất nặn, màu dạ,... - Tổng kết bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị bài tiếp theo - GV tóm tắt nội dung chính của bài học. GV nhắc HS: Xem trước Bài 6 và chuẩn bị đồ dùng, công cụ theo hướng dẫn ở mục Chuẩn bị. - HS tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên - HS trả lời dựa theo quan sát - HS quan sát hình ảnh - HS lắng nghe - HS quan sát hình minh họa - HS chú ý lắng nghe - HS chú ý quan sát, lắng nghe GV hướng dẫn - HS thảo luận, trao đổi theo nhóm - HS lắng nghe GV hướng dẫn - HS tạo sản phẩm cá nhân - HS chú ý lắng nghe lưu ý để - HS chú ý lắng nghe GV hướng dẫn - HS thảo luận theo nhóm - HS chia sẻ cảm nhận c - HS trưa bày sản phẩm - Đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm Ngày soạn: // Ngày dạy: // BÀI 6: HỘP BÚT THÂN QUEN (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Tạo được sản phẩm hộp bút có trang trí bằng chấm, nét lặp lại - Chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm 2. Năng lực: - Năng lực chung: Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù: vận dụng hiểu biết về đơn vị đo độ dài để ước lượng xác định kích thước khổ giấy phù hợp với kích thước của vật liệu dạng khối làm hộp bút; hoặc kích thước chiều cao, bề rộng/sâu của hộp bút làm từ giấy bìa - Năng lực mĩ thuật: + Nhận biết được đặc điểm của hộp bút và các chấm, nét trang trí lặp lại trên sản phẩm. Nêu được một số cách tạo sản phẩm hộp bút từ vật liệu sẵn có và trang trí chấm, nét, màu sắc lặp lại. + Tạo được hộp bút và sử dụng chấm, nét lặp lại để trang trí theo ý thích. Biết sử dụng công cụ an toàn và trao đổi, chia sẻ với bạn trong thực hành, sáng tạo sản phẩm. + Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm; bước đầu thấy được vẻ đẹp của sản phẩm được trang trí bằng chấm, nét lặp lại và ứng dụng của sản phẩm vào học tập, làm đẹp cuộc sống. 3. Phẩm chất Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: Trung thực, trách nhiệm, rèn luyện đức tính kiên trì, ý thức tôn trọng, được biểu hiện như: khéo léo thực hiện một số thao tác thực hành tạo sản phẩm và trang trí tôn trọng ý tưởng sáng tạo, cách sử dụng sản phẩm phục vụ đời sống của bạn và người khác. II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN 1. Học sinh: SGK, Vở thực hành; vật liệu dạng khối, bìa giấy, hồ dán, màu vẽ kẻo, giấy màu... 2. Giáo viên: SGK, SGV, Vở thực hành, giấy màu, màu vẽ, bìa giấy, kéo, hồ dán hình ảnh minh hoạ (hoặc sản phẩm nguyên mẫu) liên quan nội dung bài học; máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vài bài mới b. Cách thức tiến hành: - Kiểm tra sĩ số HS; gợi mở HS chia sẻ sự chuẩn bị bài học. - Tổ chức hoạt động khởi động, giới thiệu bài. Ví dụ: Vận dụng hình thức trắc nghiệm: “Nói đáp án đúng. * Nội dung: Xác định cách sắp xếp lặp lại của chấm, nét trên mỗi hình ảnh trục quan. - Chuẩn bị: Hình ảnh trực quan là một số hình lọ hoa (cắt, dán giấy hoặc vẽ, số lượng hình lọ hoa nhiều hoặc ít). Trên mỗi lọ hoa trang trí như sau: + Hình lọ hoa số 1: Trang trí chấm lặp lại xen kẽ, đối xứng. * Hình lọ hoa số 2: Trang trí nét lặp lại xen kẽ, đối xứng - Hình lọ hoa số 3: Trang trí chấm, nét lặp lại xen kẽ và đối xứng. * Hình lọ hoa số + Giấy A4 (hoặc A3): Trên giấy ghi hình thức sắp xếp chấm, nét tương ứng với mỗi lọ hoa và hình thức trang trí khác và thứ tự các lọ hoa (số thứ tự lọ hoa và hình thức sắp xếp trang trí trên lọ hoa cần có phương án nhiễu để khích lệ HS suy nghĩ, lựa chọn đáp án phù hợp). - Tổ chức HS thực hiện: * GV dán trên bảng hình các lọ hoa đã chuẩn bị. * GV phát cho các nhóm tờ giấy A4 hoặc A3 đã chuẩn bị, gồm thứ tự các lọ hoa và hình thức sắp xếp tương ứng với cách trang trí trên mỗi lạ hoa, trong đó cần bổ sung hình thức sắp các khác phương án nhiều. * GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS: Nối số thứ tự lọ hoa phù hợp với hình thức trang trí sắp xếp chấm, tiết trên lọ hoa - Đánh giá kết quả: Thời gian hoàn thành, yêu cầu nếu trong thế. Sử dụng kết quả: Ôn nội dung Bài 5 và giới thiệu nội dung bài học. NHỮNG ĐIỀU MỚI MẺ Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết a. Mục tiêu: Nhận biết được sự trang trí lặp lại của các hộp bút b. Cách thức tiến hành: * Sử dụng hình ảnh (tr.28) - GV hướng dẫn HS quan sát và giao nhiệm vụ: Thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK - GV gợi ý rõ hơn: Ở mỗi hình hộp bút, chấm, nét được sắp xếp lặp lại xen kẽ hay đổi xung? Hoặc gợi nhắc lại biểu hiện của tính chất lặp lại xen kẽ, lặp lại đối xứng ở Bài 5. - GV phân tích rõ hơn sự lặp lại của chẩm, nét ở mỗi hình ảnh (nên tương tác với HS). * Sử dụng hình ảnh sưu tầm hoặc vật thật (nên có) - GV gợi mở HS nhận ra chấm, nét lặp lại đối xứng, xen kẽ (gợi mở thêm hình, màu) trên sản phẩm và giảng giải. - GV gợi mở HS quan sát lớp học, chỉ ra những chi tiết hình ảnh hoặc đồ dùng, đồ vật, được trang trí chấm, nét lặp lại xen kẽ, đối xứng Hoạt động 2: Thực hành sáng tạo a. Mục tiêu: HS tạo được hộp bút từ vật liệu bằng khối và trang trí bằng các chấm, nét lặp lại b. Cách thức tiến hành * Hướng dẫn cách tạo hộp bút và trang trí chấm, nét lặp lại (tr. 29, 30) - Sử dụng hình minh hoạ (tr.29): Tạo hộp bút từ vật liệu dạng khối và trang trí chấm, nét lặp lại: + GV hướng dẫn HS quan sát và thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK. + GV gợi ý rõ hơn: Nêu cách tạo hộp bút từ vật liệu dạng khối trụ, khối chữ nhật và cách tạo chấm, nét, hình trang trí, chỉ ra chi tiết hình trang trí xen kẽ đối xứng trên sản phẩm. + GV nhận xét câu trả lời của HS; kết hợp giải thích, gợi mở, hướng dẫn hoặc thị phạm minh hoạ Bước 1: Xác định kích thước của khổ giấy cần dán bao quanh vật liệu: chiều rộng tương đương chiều cao của vật liệu, chiều dài tương đương kích thước bao xung quanh thân vật liệu. Bước 2: Dùng kéo cắt khổ giấy vừa xác định, Bước 3: Vẽ hoặc cắt tạo các chấm, nét, hình để sắp xếp trang trí lặp lại hoặc xen kẽ theo ý thích. - Sử dụng hình minh hoạ (tr.30): Tạo hộp bút từ bìa giấy và trang trí chấm, nét lặp lại. GV hướng dẫn: Chuẩn bị: Giấy bìa màu trắng hoặc giấy có sẵn màu (tận dụng giấy bìa một mặt) và thực hiện các bước minh hoạ trong SGK: Bước 1: Xác định kích thước của hộp bút. + Chiều rộng (bề ngang) của mỗi mặt khối hộp + Chiều cao: Khoảng 6 – 7 cm, hoặc cao hơn, nhưng cần phù hợp với độ dài của đồ dùng học tập cần để vào hộp như: bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán,... + Đáy hộp: Tăng kích thước chiều cao mỗi mặt thân của khối hộp thêm 2 – 3 cm. Dùng bút chì kẻ phân chia phần này, Sau khi xác định kích thước như trên, GV hướng dẫn HS dùng kéo cắt một số chi tiết như hình (Bước 1) trong SGK. Bước 2: Gấp theo đường kẻ và dẫn tạo khối hộp. Bước 3: cắt, tạo kiểu dáng hộp bút theo ý thích. Tham khảo hình minh hoạ và trong SGK và bên cạnh. Bước 4: Trang trí chấm, nét lặp lại xen kẽ hoặc đối xứng theo ý thích. - Vận dụng hình ảnh trong Vở thực hành và hình ảnh/vật thật sưu tầm (nếu có) GV giúp HS nhận ra tạo hình hộp bút và trang trí chấm, nét lặp lại bằng nhiều cách; kết hợp gợi mở HS chia sẻ ý tưởng tạo sản phẩm (lựa chọn vật liệu cách tạo sản phẩm, sắp xếp chấm, nét trang trí lặp lại, * Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tập thảo luận, trao đổi - HS thực hành tạo sản phẩm cá nhân. GV hướng dẫn HS: + Tham khảo, vận dụng cách tạo hộp bút minh hoạ trong SGK và trang trí lặp lại của chúm, nét theo ý thích. + Tham khảo hình ảnh một số sản phẩm (tr.31), hình ảnh giới thiệu trong Vở thực hành và liên hệ với những sản phẩm đã biết và cách trang trí trên sản phẩm. - HS thảo luận và chia sẻ trong thực hành: GV gợi ý một số nội dung sau: + Quan sát các bạn thực hành, học tập được điều gì từ bạn. Trao đổi, nêu câu hỏi và chia sẻ với bạn. Ví dụ: Chọn hình dạng vật liệu, màu các cách thực hành, cách sắp xếp lặp lại; màu đậm, màu nhạt; đặc điểm hình khối của vật liệu hộp bút; bày tỏ cảm xúc: thích/chưa thích về sản phẩm hoặc chi tiết nên sản phẩm của bạn, của mình; ý tưởng sử dụng sản phẩm (cho/tặng, đặt ở góc học tập,...). - GV tổ chức HS tạo sản phẩm nhóm: Tạo hộp bút hoặc hộp để sách, đồ dùng học tập chung của nhóm,.. và trang trí theo ý thích. Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ a. Mục tiêu: HS chia sẻ và cảm nhận về sản phẩm cá nhân hoặc của các bạn khác b. Cách thức tiến hành - GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm: GV hướng dẫn HS trưng bày theo nhóm hoặc theo kiểu dáng, hình thức thực hành, hoặc cách sắp xếp chấm, nét lặp lại. GV tổ chức HS nhận xét, chia sẻ cảm nhận, dựa trên một số gợi ý sau: + Đối chiếu với mục tiêu bài học, kết hợp tham khảo gợi ý trong SGK. + Quá trình thực hành, thảo luận và sản phẩm cụ thể của HS. + Gợi mở HS liên hệ vận dụng sản phẩm - GV nhận xét, đánh giá: Kết hợp nội dụng chia sẻ nhận xét của HS với quá trình học tập, kết quả thực hành của cá nhân/nhóm/toàn lớp LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS: Làm hộp bút bằng lõi giấy vệ sinh - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm cá nhân, chia sẻ cảm nhận, nhận xét câu trả lời của HS. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS sử dụng hình, chấm, nét, màu lặp lại để trang trí cho những đồ vật khác nhau b. Cách thức tiến hành: - GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh được giới thiệu trong SGK (tr31) v hình ảnh sưu tầm (nếu có). Gọi mở HS nhận ra: tạo sản phẩm dạng khối và trang trí chấm, nét lặp lại để làm đồ dùng hữu ích trong đời sống như: chậu cây, lo cắm hoa - GV tóm tắt nội dung chính của bài học, nhận xét kết quả học tập (chuẩn bị đồ dùng, vật liệu, mức độ tham gia các hoạt động học tập, ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo quản sản phẩm, công cụ, đồ dùng). - GV nhắc HS: Xem trước Bài 7 - HS chú y lắng nghe - HS quan sát hình ảnh do GV cung cấp - HS thực hiện theo các bước GV hướng dẫn - HS thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu - HS quan sát hình ảnh trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi của GV - HS chú y lắng nghe - HS quan sát thảo luận, trả lời câu hỏi SGK - HS chú y lắng nghe, quan sát - HS quan sát, chú y giáo viên hướng dẫn - HS quan sát - HS chú ý nghe GV hướng dẫn - HS chú ý lắng nghe GV hướng dẫn - HS chia sẻ với bạn và GV trong quá trình thực hành - HS trưng bày theo nhóm - HS chia sẻ cảm nhận về sản phẩm - HS làm hộp bút bằng lõi giấy vệ sinh - Trưng bày sản phẩm trước lớp - HS kể một số đồ vật trang trí - HS chú ý lắng nghe GV hướng dẫn
File đính kèm:
giao_an_mi_thuat_2_canh_dieu_chu_de_3_trang_tri_bang_cham_ne.docx